Tình hình sử dụng dược liệu phục vụ YHCT và công nghiệp dược

Một phần của tài liệu Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 50)

2. Thực trạng phát triển dược liệu ở Việt Nam

2.4.Tình hình sử dụng dược liệu phục vụ YHCT và công nghiệp dược

- Vai trò của dược liệu trong lĩnh vực y tế và trong nền kinh tế thị trường.

Dược liệu là nền tảng của ngành dược đã là chủ trương của Bộ Y tế từ nhiều năm qua. Trong thời kỳ bao cấp, dược liệu với phong trào thuốc nam đã khẳng định vị trí của nó đối với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo vệ Tổ quốc. Quốc tế luôn đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác dược liệu của nước ta thông qua Chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và Chương trình thuốc thiết yếu của Việt Nam.

Gần đây, thành công của việc sản xuất thuốc sốt rét từ cây Thanh cao hoa vàng Việt Nam đã chứng minh là nếu biết tổ chức và có những giải pháp thích hợp, dược liệu nước ta vẫn là con đường đưa ngành dược nước ta đón đầu được trong hội nhập và nó sẽ là thế mạnh của ngành dược.

Nghị quyết 46/NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị cũng xác định thế mạnh của ngành dược Việt Nam là dược liệu, và đề ra mục tiêu: Xây dựng ngành dược Việt Nam thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn. Phát triển mạnh công nghiệp dược, nâng cao năng lực sản xuất thuốc trong nước, ưu tiên các dạng bào chế kỹ thuật cao, quy hoạch và phát triển các vùng dược liệu, các cơ sở sản xuất nguyên liệu hóa dược.

Và gần đây nhất tại Quyết định 2166/QĐ-TTg ngày 20/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động về phát triển Y, dược cổ truyền Việt nam đến năm 2020. Qua những Nghị quyết, quyết định điển hình, đã thể hiện quan điểm của Đảng, nhà nước, cũng như khẳng định vai trò và tầm quan trọng của phát triển dược liệu, Y học cổ truyền trong giai nền kinh tế thị trường.

- Tình hình sử dụng dược liệu trong sản xuất thuốc:

Thuốc từ dược liệu là thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất và Thuốc đông y là thuốc từ dược liệu, được bào chế theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền của các nước phương Đông. Ở nước ta hiện nay, sản xuất thuốc từ dược liệu có 2 đối tượng sản

và tầm nhìn đến năm 2030”

xuất chính: Sản xuất tại bệnh viện (số chế phẩm sản xuất tại đây không cao và thường thay đổi tùy theo nhu cầu của bệnh viện) và Sản xuất thuốc tại các công ty, cơ sở sản xuất (bao gồm doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động theo Luật Doanh nghiệp để sản xuất thuốc từ dược liệu hoặc hợp tác xã và các cơ sở khác thực hiện các hoạt động liên quan đến sản xuất thuốc từ dược liệu), đây là nguồn cung cấp thuốc từ dược liệu chính cho các bệnh viện, người tiêu dùng, ...

Cả nước hiện có trên 130 loài cây thuốc đang được trồng và mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 15.600 tấn. Trong khi nhu cầu dược liệu trong nước là 59.548 tấn/năm gồm: phục vụ công nghiệp dược 20.110 tấn, hệ thống chữa bệnh bằng y học cổ truyền (YHCT) 18.452 tấn và xuất khẩu 20.986 tấn (đã bao gồm cả số lượng dược liệu phục vụ chưng cất tinh dầu và chiết xuất một số hợp chất tinh khiết).

- Tình hình sử dụng dược liệu trong YHCT:

Nhu cầu về dược liệu ngày càng gia tăng do hệ thống điều trị bằng phương pháp YHCT đã được WHO công nhận, số người có nhu cầu sử dụng dược liệu để chữa trị bệnh ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay khoảng 30% số bệnh nhân trong cả nước được khám và điều trị bằng y học cổ truyền (YHCT).

Tại các bệnh viện Y dược cổ truyền: Đa số các bệnh viện đã lựa chọn nguồn cung ứng từ các nhà thầu có uy tín, tính chuyên nghiệp cao, đồng thời thành lập hội đồng kiểm nghiệm chất lượng trước khi nhập thuốc vào bệnh viện. Do vậy, chất lượng dược liệu sử dụng trong Y học cổ truyền phần lớn đã được kiểm soát về chất lượng trước khi đem vào sử dụng.

Tại các khoa hoặc bộ phận y học cổ truyền trong bệnh viện đa khoa huyện hoặc trung tâm y tế sử dụng thuốc YHCT do thiếu cán bộ YDCT nên cung ứng vị thuốc YHCT có phần hạn chế. Nguồn thuốc Nam ở các địa phương chưa được thu hái và hạn chế sử dụng.

Tại các trạm y tế xã, phường thuốc sử dụng từ dược liệu chủ yếu là thuốc Nam và việc kê đơn bốc thuốc còn hạn chế do trình độ cán bộ YHCT tại các trạm y tế còn hạn chế.

và tầm nhìn đến năm 2030”

Tại báo cáo tổng kết chính sách quốc gia về YDCT năm 2010, thống kê số lượng dược liệu trong các cơ sở khám chữa bệnh công lập dùng trong năm khoảng từ 37 – 52 tấn, trung bình 42 tấn dược/năm.

- Đánh giá tình hình sử dụng dược liệu để sản xuất thực phẩm chức năng.

Trên thị trường thực phẩm chức năng ở Việt Nam, 66,6% thị phần là một ưu thế không nhỏ của thực phẩm chức năng nội. Thế mạnh của nước ta là nguồn dược liệu dồi dào. Vì vậy, những năm gần đây nhiều nhà khoa học, các hãng dược, viện nghiên cứu của Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc… đã đến Việt Nam hợp tác thực hiện các chương trình truy tìm hoạt chất trị liệu từ cây cỏ.

Nguồn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng là các cây cỏ, động vật (nhất là cây cỏ nhiệt đới ở Đông Nam Á, Đông Á, Phi châu, châu Đại Dương và Nam Mỹ). Nước ta với nguồn cây cỏ, động vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại đặc hữu, có nhiều tiềm năng để tham gia vào việc sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng, nhằm cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và có khả năng xuất khẩu nhiều sản phẩm sang thị trường Nhật Bản, Bắc Mỹ và Tây Âu. Có thể nói rằng bột thịt cóc, quả gấc là 2 thực phẩm chức năng cổ truyền, đặc hữu và có giá trị đích thực của Việt Nam. Hiện nay các sản phẩm chứa Saponin cây Tật lê (có tác dụng tăng cường chức phận sinh dục và tăng sinh lực cho nam và nữ), Curcumin từ nghệ, các sản phẩm của linh chi… là những sản phẩm sản xuất trong nước được thị trường chấp nhận và tín nhiệm, các sản phẩm của Tật lê đã được xuất khẩu sang Nhật và châu Âu.

- Các nhu cầu sử dụng khác:

Dược liệu hiện nay không chỉ phục vụ cho riêng ngành dược mà còn phục vụ cho nhiều ngành khác nữa như mỹ phẩm hay lương thực thực phẩm. Chỉ đơn cử như ngành mỹ phẩm, hiện người ta có xu hướng trở lại với thiên nhiên, hương liệu nhân tạo không còn được ưa chuộng bởi sử dụng lâu dài sẽ độc với người sử dụng. Hay như nhiều đơn vị sản xuất mì ăn liền rất cần nguyên liệu xả để làm gia vị trong khi xả cũng được dùng chiết xuất tinh dầu, hay như hồi, quế vừa là gia vị vừa là thuốc chữa bệnh vừa là hương liệu của ngành mỹ phẩm. Việc sử dụng thảo mộc

và tầm nhìn đến năm 2030”

tươi cũng phổ biến ở Italia và Tây Ban Nha, và đang tăng sự phổ biến ở những nước khác như Hà Lan, Pháp, Anh và Bỉ. Các đồ uống từ thảo mộc, đặc biệt là chè thảo mộc cũng đang trở nên phổ biến.

- Dự báo tổng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và nhu cầu xuất khẩu.

Hoàn thành việc quy hoạch phát triển dược liệu Việt Nam và song song là Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hoá dược và công nghiệp dược (Theo Chiến lượng phát triển Công nghiệp dược Việt Nam, đến năm 2014, tất cả các doanh nghiệp có chức năng sản xuất dược phẩm phải đạt tiêu chuẩn GMP WHO). Sẽ đảm bảo chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến, sản xuất thuốc từ dược, bình ổn giá cả thị trường dược phẩm trên cả nước.

Dự báo đến năm 2020, sẽ chủ động được 80% nguyên liệu cho công nghiệp dược trong nước, sản xuất trên 2.500 sản phẩm đông dược (tăng 13,6% so với năm 2011). Đáp ứng 90% nhu cầu về dược liệu và thuốc từ dược liệu cho sử dụng, điều trị bệnh trong nhân dân và trong các bệnh viện từ trung ương đến địa phương. Giá trị sản xuất thuốc trong nước đến năm 2020 đạt trên 2,7 tỷ USD và đến năm 2030 đạt trên 4 tỷ USD (trong đó dược liệu và sản phẩm từ dược liệu chiếm khoảng 30 %)

Một phần của tài liệu Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 50)