0
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Một số định hướng chính cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 79 -79 )

1. Xây dựng và triển khai Dự án thành lập Viện nghiên cứu gen và giống cây thuốc chất lượng cao hoặc Trung tâm nghiên cứu nguồn gen và giống cây thuốc đặt tại Viện Dược liệu.

2. Triển khai thực hiện các Dự án xây dựng các vườn quốc gia bảo tồn và phát triển cây thuốc tại các địa điểm đã được quy hoạch.

3. Triển khai Dự án đầu tư, nâng cấp các cơ sở chiết xuất cao dược liệu đạt tiêu chuẩn quy mô công nghiệp để cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất thuốc.

4. Dự án nghiên cứu phát triển nguồn lực cho ngành dược liệu Việt Nam

* Dự án giai đoạn 2021 – 2030:

1. Dự án nghiên cứu sản xuất một số sản phẩm quan trọng từ dược liệu (Sản phảm chữa bệnh tâm thần; Sản phẩm chữa bệnh ung thư, nhiễm HIV)

2. Hoàn thành thực hiện các hạng mục dự án đã xây dựng

6. Một số định hướng chính cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 2030

- Triển khai xây dựng đề án “Chương trình quốc gia bảo tồn, phát triển nguồn dược liệu trong nước và các sản phẩm từ dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030”;

- Xây dựng hồ sơ 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường để trình Thủ tướng chính phủ ban hành cơ chế để khuyến khích đầu tư phát triển dược liệu trong nước;

- Xây dựng và phát triển các mô hình Thực hành tốt trồng và thu hái dược liệu (GACP) trên một số cây thuốc thuộc danh mục 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường.

- Triển khai xây dựng các đề án, đề tài nhằm phát triển dược liệu, tăng cường công tác quản lý chất lượng, kinh doanh, xuất nhập khẩu dược liệu, thuốc từ dược liệu;

- Tập trung sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý về dược liệu, thuốc từ dược liệu, ….

và tầm nhìn đến năm 2030”

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu trong nước.

- Pháp chế hóa chủ trương ưu tiên, khuyến khích sử dụng dược liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng trong các cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu thông qua các quy định cụ thể về hồ sơ đăng ký thuốc, tiêu chuẩn thực hiện GMP, hồ sơ về tiêu chuẩn chất lượng dược liệu, đấu thầu thuốc tại bệnh viện;

- Pháp chế hóa cơ chế và chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu khảo sát các vùng trồng thích hợp để hỗ trợ nông dân chuyển đối cơ cấu cây trồng, hỗ trợ kỹ thuật canh tác, tạo điều kiện bảo tồn và phát triển một số dược liệu trọng tâm có tính cạnh tra và hiệu quả kinh tế cao.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội dược liệu Việt Nam xây dựng các Chương trình thông tin về khoa học và thị trường dược liệu, quảng bá, xúc tiến thương mại dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu ở trong nước và ngoài nước.

- Phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Quốc Phòng và các cơ quan, ban ngành có liên quan triển khai mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng dược liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển trồng và sử dụng dược liệu trong nước, giảm tỷ lệ nhập khẩu dược liệu

- Pháp chế hóa chủ trương ưu tiên, khuyến khích sử dụng dược liệu, thuốc từ dược liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng trong các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT.

và tầm nhìn đến năm 2030”

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1. Đánh giá chung về tác động môi trường

Về môi trường đây là đề án có tính thân thiện môi trường cao vì các nguyên liệu và sản phẩm đều có nguồn gốc thiên nhiên, chính việc tạo vùng nguyên liệu sẽ góp phần cải thiện môi trường xanh.

Quá trình sản xuất nguồn dược liệu sạch là sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ - giải pháp sinh thái học cho sản xuất nông nghiệp được đặc trưng bởi tính an toàn, bền vững, chất lượng và sản lượng cao , đòi hỏi sự áp dụng lồng ghép kiến thức bản địa và công nghệ tiên tiến. Mỗi dược liệu có một vòng sinh trưởng khác nhau đòi hỏi những điều kiện đất đai, thổ nhưỡng khác nhau và từ đó đòi hỏi công nghệ chăm sóc khác nhau. Với dược liệu, yếu tố bản địa được thể hiện rõ nét hơn các loại rau quả vì nó ảnh hưởng nhiều đến tác dụng phòng chữa bệnh của dược liệu. Là sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ, việc sản xuất dược liệu sạch có luôn có những đặc trưng chủ yếu sau: Bảo vệ độ phì nhiêu lâu dài của đất (duy trì mức các chất hữu cơ, phát triển các hoạt động sinh học của đất); Cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bằng cách dùng các loại dinh dưỡng không tan được biến đổi nhờ các vi sinh vật ở đất và những dinh dưỡng ở đất do tưới tiêu đem lại; Tự tạo nitơ nhờ việc dùng các loại vi sinh vật cố định Nitơ cùng các loại cây họ Đậu; Có thể cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng từ việc bón dạng phân hữu cơ, hỗn hợp vô cơ-hữu cơ qua rễ hay dưới dạng hoà tan qua lá; Quản lý sâu, bệnh, cỏ chủ yếu dựa vào luân canh cây trồng, đa dạng sinh học, các chất diệt sâu bệnh sinh học và sử dụng những giống cây trồng, có độ kháng cao. Tất cả các yếu tố trên đều thuận lợi cho phát triển môi trường sống.

Ngoài ra, việc phát triển trồng rừng nguyên liệu dược liệu hình thành nên nhiều vùng chuyên canh và tạo nên đặc trưng cảnh quan cho từng vùng miền, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

Tuy nhiên, phát triển dược liệu cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với môi trường. Như chúng ta đã biết, nguồn cây dược liệu trong rừng tự nhiên chiếm hơn 90% dược liệu Việt Nam, là nguồn tài nguyên có thể tái tạo được,

và tầm nhìn đến năm 2030”

nhưng trong quá trình phát triển của thị trường và nhu cầu về nguồn nguyên liệu ngày càng tăng, nếu không có sự quản lý chặt chẽ, khai thác hợp lý sẽ dẫn tới nguồn tài nguyên này trở nên cạn kiệt và có nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng. Chính vì thế cần phải có chính sách quản lý, khai thác, tái tao cụ thể nguồn dược liệu tự nhiên trên phạm vi cả nước.

2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Một số ít loài cây thuốc trong tự nhiên, trong quá trình nuôi trồng sản xuất có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường đất, nước, không khí, ... Chính vì thế, quá trình đi vào nuôi trồng cụ thể cần nghiên cứu kỹ về đặc điểm các loài cây trồng, địa hình, vị trí của các khu vực dự kiến quy hoạch để giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng đến môi trường sống.

Do nhu cầu sử dụng các loại dược liệu làm thuốc ngày càng tăng, do khai thác liên tục trong nhiều năm không chú ý đến bảo vệ và tái sinh, cộng với nhiều nguyên nhân khác đã làm cho nhiều vùng phân bố bị thu hẹp đáng kể, thậm chí bị biến mất. Chính vì vậy, nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần có các giải pháp sau:

- Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng do nạn khai thác ồ ạt và nạn phá rừng làm nương rẫy đã dẫn đến tình trạng nguồn dược liệu Việt Nam bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều loại đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

- Chú trọng các giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm của các Vườn quốc gia và khu bảo tồn: Thực tế cho thấy lâu nay đa số dân cư ở vùng ven rừng thường nghèo và sống phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi từ rừng. Để giảm thiểu áp lực đối với nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường rừng, việc chú trọng tăng cường áp dụng các giải pháp dựa vào thị trường trong quản lý tài nguyên đồng thời chú trọng các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư cũng được các quốc gia hết sức quan tâm.

- Lồng ghép vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) vào trong chính sách, quy hoạch và công tác quản lý tài nguyên và môi trường; xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, thảm họa, chống sạt lở, bảo vệ dân cư, ứng phó với BĐKH toàn cầu.

và tầm nhìn đến năm 2030”

CHƯƠNG 6: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU

1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách phát triển dược liệu

- Phân công đầu mối quản lý và trách nhiệm cụ thể của các bộ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trong công tác quản lý và phát triển dược liệu.

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ rõ ràng về quỹ đất, thuế, nguồn vốn nhằm giúp các doanh nghiệp, nông dân hình thành và phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nuôi trồng” GAP-WHO đối với các dược liệu trong quy hoạch.

- Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu trong nước, tập trung vào các dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường.

- Tập trung sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý về dược liệu, thuốc từ dược liệu, xây dựng quy chế đăng ký lưu hành sản phẩm đặc thù đối với dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu phù hợp với thực tiễn và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy thị trường tiêu dùng thuốc Đông dược.

- Xây dựng chính sách sử dụng nguồn vốn ngân sách, bảo hiểm y tế tại các tuyến điều trị theo định hướng tăng dần tỷ trọng các thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu sản xuất trong nước.

- Rà soát danh mục các cây, con, khoáng vật làm thuốc để ban hành danh mục cấm khai thác, hạn chế khai thác vì mục đích thương mại hoặc quy định tạm thời không xuất khẩu dược liệu để bảo vệ nguồn tài nguyên dược liệu trong nước. - Để thực hiện tốt công tác quản lý trên, cần thiết phải tăng cường vai trò quản lý nhà nước của Bộ Y tế , muốn vậy, phải kiện toàn bộ máy quản lý từ TW đến địa phương đủ điều kiện và năng lực để thực thi nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến dược liệu.

2. Nhóm giải pháp về đầu tư, tài chính và tín dụng

- Nhà nước đầu tư trực tiếp vào công tác nghiên cứu, tuyển chọn và sản xuất giống cây thuốc phục vụ công tác nuôi trồng và phát triển dược liệu ở quy mô lớn; đầu tư cho công tác bảo tồn, bảo vệ và tái sinh dược liệu.

và tầm nhìn đến năm 2030”

- Đầu tư nguồn lực vào việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho công tác nghiên cứu tại các vùng dược liệu trọng điểm, đào tạo và huấn luyện, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, truyền thông và xuất bản, công nghệ, quy hoạch, xây dựng vùng nuôi trồng dược liệu; Đầu tư cho doanh nghiệp xây dựng mô hình hợp tác bốn nhà; Đầu tư theo cách cấp đất, cấp vốn không hoàn lại, cho vay dài hạn không lãi suất và miễn thuế,... tùy thuộc vào từng dự án cụ thể; Các hoạt động kết gắn chặt chẽ và lâu dài với địa phương, chính quyền địa phương đóng vai trò lớn tạo điều kiện hỗ trợ các dự án thành công.

- Đầu tư có trọng điểm xây dựng, nâng cấp các cơ sở chiết xuất dược liệu, sản xuất nguyên liệu dược, nghiên cứu sản xuất các dạng thuốc bào chế dùng cho trẻ em và người già, tạo nguồn dược liệu sản xuất các thuốc chữa bệnh có tỷ trọng cao vẫn đang nhập khẩu; tập trung đầu tư các sản phẩm quốc gia.

3. Nhóm giải pháp về nghiên cứu, chuyển giao và tiếp nhận KH công nghệ

- Kết hợp chặt chẽ nguồn lực về con người và trang thiết bị của ngành dược với nguồn lực của các Bộ, ngành, các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu khoa học khác để nghiên cứu về dược liệu và thuốc từ dược liệu, gắn quá trình nghiên cứu với thực tiễn nuôi trồng dược liệu, thực tiễn sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất thuốc.

- Thống kê, nghiên cứu, sưu tầm, kế thừa các bài thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc trong cộng đồng; tìm kiếm, khai thác, sử dụng dược liệu mới, làm sáng tỏ cơ sở khoa học của các vị thuốc, các bài thuốc đông y.

- Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chủ động chuyển giao các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật và dây chuyền thiết bị mới, tiên tiến để chiết xuất cao dược liệu theo tiêu chuẩn, tinh chế các sản phẩm từ dược liệu thành nguyên liệu dùng trong nghiệp dược và trong các ngành hoá học các hợp chất tự nhiên.

- Phát triển , nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học - công nghệ về bào chế thuốc, công nghệ sinh học để phục vụ sản xuất các thuốc mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành từ khâu nuôi trồng, khai thác đến chế biến, sử dụng dược liệu trong sản xuất thuốc, khám chữa bệnh và các ngành khác (sản xuất thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, công nghiệp chiết xuất).

- Đề xuất với cấp có thẩm quyền để xem xét, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động chuyển giao, tiếp nhận, làm chủ và ứng dụng công nghệ để sản xuất

và tầm nhìn đến năm 2030”

nguyên liệu dược liệu làm thuốc cũng như các hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu các sản phẩm dược liệu.

4. Nhóm giải pháp về phát triển và đào tạo nguồn nhân lực

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác dược liệu từ khâu nuôi trồng đến khai thác đến chế biến, sử dụng. Đào tạo chuyên ngành sau đại học hoặc các chương trình đào tạo phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu c ủa doanh nghiệp, tổ chức.

- Đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực dược, thực hiện cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ để khắc phục sự mất cân đối nguồn nhân lực dược giữa các vùng, đặc biệt chú ý bảo đảm đủ nhân lực cho các vùng khai thác dược liệu lớn, các dự án trọng điểm phát triển.

- Tăng cường giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực biển phục công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý tài nguyên, môi trường; Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về biển để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

5. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế

- Thực hiện các đề tài, dự án hợp tác với các quốc gia, tổ chức, cá nhân khoa học nước ngoài, các nhà khoa học Việt kiều để nghiên cứu bảo tồn nguồn gen, giống cây thuốc, xây dựng các vườn cây thuốc quốc gia;

- Tăng cường hợp tác đa phương và song phương với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức ngân hàng quốc tế và Chính phủ các nước đã và đang có chính sách hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam về duy trì đa dạng sinh học. Chủ động xây

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 79 -79 )

×