0
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Thực trạng về nguồn dược liệu thiên nhiên

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 30 -30 )

2. Thực trạng phát triển dược liệu ở Việt Nam

2.1. Thực trạng về nguồn dược liệu thiên nhiên

- Số lượng loài, vùng phân bố tập trung, số lượng các loài

+ Trong số hơn 12.000 loài thực vật ở Việt Nam, thì có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc. Trong đó có nhiều loài dược liệu quý về công dụng chữa bệnh lẫn giá trị về mặt kinh tế.

+ Vùng phân bố tập trung: Cây thuốc được phân bố rộng khắp trên cả nước, vùng phân bố chịu nhiều ảnh hưởng yếu tố khí hậu và đặc tính sinh trưởng phát triển của các loài cây thuốc. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn là nơi có địa hình núi cao, nơi tập trung nhiều quần thể rừng (khu vực miền núi phía Bắc; phía tây các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, ...; Các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, An Giang; ...)

+ Số lượng các loài khai thác: Theo số liệu điều tra sơ bộ, do tình trạng khai thác tràn lan và ồ ạt trước đây hiện trên cả nước số lượng loài cây thuốc có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít. Trên cả nước hiện còn khoảng 206 loài cây thuốc có giá trị có thể khai thác tự nhiên, điều đó cho thấy sự giảm sút nghiêm trọng về số lượng loài và khả năng khai thác dược liệu trên cả nước.

- Công tác bảo tồn ở Việt Nam

Với các nguồn thông tin có được về sự phân bố và tình trạng khai thác sử dụng, hiện nay đã có danh sách những loài cây thuốc diện quí hiếm hoặc đang bị suy giảm nghiêm trọng ở Việt Nam. Trong nguồn cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam đã ghi nhận 144 loài, thuộc 55 họ thực vật là những cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt Nam, bởi các lý do sau:

+ Là những cây thuốc thuộc diện vừa quí về giá trị sử dụng, vừa quí về giá trị nguồn gen do hiếm gặp hoặc là loài đặc hữu.

+ Do giá trị sử dụng cao nên thường xuyên bị tìm kiếm khai thác, dẫn tới tình trạng bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.

+ Một số loài hiếm gặp, hiện chưa bị sức ép bỏi khai thác sử dụng, nhưng môi trường sống đang bị hủy hoại nên nguy cơ bị rủi ro cũng rất cao.

Xét theo tiêu chuẩn của IUCN,2001 về các tiêu chí để đánh giá tình trạng bị đe dọa đối với các loài với các cấp độ: CR (Critically Endangered)- Đang cực

và tầm nhìn đến năm 2030”

kỳ bị nguy cấp; EN (Endangered)- Đang bị nguy cấp; VU (Vulnerable)- Sắp bị nguy cấp. Thì mức độ các loài cần được bảo tồn của Việt Nam được đánh giá như sau:

+ CR: 18 loài. Điển hình là sâm vũ điệp (Panax bipinnatifidus), tam thất hang (P. stipuleanatus), hoàng liên (Coptis Chnensis và C. quinquesecta), thanh mộc hương (Aristolochia tuberosa), biến hóa núi cao (Asarum Balansae), ba gạc (Rauvolfia Serpentina)…

+ EN: 42 loài. Tiêu biểu là các loài Sâm ngọc linh (Panax Vietnamensis), Hoàng liên gai (Berberis Julianae và B.wallichiana), Hoàng tinh vòng (Polygonatum kingianum), bát giác liên (Podophyllum tonkinense), các loài mọt lá (Nervilia spp)…

+ VU: 84 loài. Tiêu biểu là các loài trong nhóm bảy lá một hoa (Paris spp), đảng sâm (Codonopsis javanica), tục đoạn (Dípacus asper), một số loài trong nhóm loài bình vôi (Stephania spp)…

- Thực trạng công tác bảo tồn, khai thác dược liệu tự nhiên.

Nhằm đẩy lùi nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên dược liệu trong tự nhiên, trong 10 năm trở lại đây, với nhiều cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện để các cơ quan, các nhân, tổ chức chủ động thực hiện chủ trương nghiên cứu khoa học gắn với phát triển nguồn dược liệu, tiêu biểu có một số nghiên cứu đã có tác động tích cực đến phát triển dược liệu như:

+ Cục bảo vệ môi trường (2004) đã xuất bản tài liệu “Đa dạng sinh học và bảo tồn” trong đó có đề cập nhiều tới sự suy thoái đa dạng sinh học và phân tích các nguyên nhân, với nhiều nguyên nhân do con người gây ra. Đồng thời công trình cũng đề cập nhiều tới công tác bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học, đưa ra chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, xác định các hành động ưu tiên cho bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

+ Trong báo cáo kỹ thuật của Trung tâm Đa dạng sinh học và An toàn sinh học thuộc Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (2009) về “Bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm của hệ sinh thái núi đá vôi ở xã Thái Phìn Tùng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” triển khai từ năm 2003-2009 đã điều tra phát hiện làm tiêu bản được 17 loài quý hiếm, nhân giống bằng hạt cho 3 loài, thử nghiệm nhân giống bằng hom thành công cho 7 loài.

và tầm nhìn đến năm 2030”

+ Về phía Viện dược liệu: Đã phối hợp các địa phương đánh giá tiềm năng và hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu được triển khai hiệu quả, qua đó phát triển một số dược liệu, bài thuốc và xây dựng danh lục cây thuốc cho các tỉnh làm căn cứ quy hoạch phát triển. Đến nay đã giúp địa phương xây dựng được danh lục cây thuốc (gần 4.000 loài) và động vật làm thuốc (408 loài); Danh lục các loài cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng (144 loài) và danh lục cây thuốc có khả năng khai thác. Đây là những dẫn liệu quan trọng phục vụ công tác khai thác, sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tiêu biểu như: khôi phục cây Sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam và Kon Tum; phát triển và hướng dẫn khai thác bền vững loài Ngũ vị tử mọc hoang ở Kon Tum; phát triển loài Sa nhân tại Quảng Nam và Thái Nguyên tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc; Phát triển cây Chè đắng tạo ra các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản; nghiên cứu sử dụng cây Mắc mật, phát triển cây Hồi; xây dựng vùng trồng năm cây thuốc (Đương quy, Ba kích, Thảo quả, Bạch truật, Diệp hạ châu đắng) tại Cao Bằng...

Thông qua các dự án bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc đã được xây dựng, mạng lưới bảo tồn được phát triển trong cả nước, trải dài trên bảy vùng sinh thái nông nghiệp, chín vùng sinh thái lâm nghiệp. Đưa một số cây thuốc có nguy cơ bị mất giống và bị tuyệt chủng về mức độ an toàn, thậm chí đã phát triển thành hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Tình hình tổ chức khai thác, thu mua dược liệu và vấn đề quản lý

+ Tình trạng khai thác quá mức đang đặt nguồn dược liệu quý trong nước đứng trước nguy cơ cạn kiệt: Một trong những nguyên nhân cạn kiệt là do việc khai thác chưa đi đôi với bảo tồn. Trong khai thác truyền thống, việc thu hái dược liệu không tuân thủ theo mùa, vụ và tuổi của cây. Những cây chưa đủ tiêu chuẩn bao giờ cũng được để lại cho mùa sau. Thế nhưng, có thể vì tính thương mại, hối thúc từ thị trường và sự thiếu kiến thức, thiếu sự hướng dẫn đầy đủ khiến người dân hiện mới chỉ chú trọng việc thu hái mà quên mất việc tái tạo, bảo tồn dược liệu. Tại một số tỉnh như Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Thanh Hóa… tình trạng người dân đổ xô vào rừng tìm cây dược liệu quý mang đi bán cho tư thương sau đó bán sang Trung Quốc ngày càng gia tăng mạnh làm nguồn dược liệu bị suy giảm nghiêm trọng.

+ Thu mua dược liệu: Đối với dược liệu trong nước, việc thu mua chủ yếu tập trung thông qua các thương lái, một số ít theo đơn đặt hàng của các nhà máy

và tầm nhìn đến năm 2030”

sản xuất dược liệu; Đối với dược liệu nhập nội thông qua cửa khẩu thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, ... và một số hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu của các bệnh viện trên cả nước.

+ Quản lý khai thác và thu mua dược liệu: Thực tế cho thấy công tác quản lý khai thác dược liệu hiện còn lỏng lẻo, các dược liệu quý hiếm đang bị khai thác bừa bãi, hiện chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu; Dược liệu vốn rất khó khăn trong kiểm soát chất lượng, chủ yếu dựa vào cảm quan, kinh nghiệm. Nhưng việc thu mua chủ yếu thông qua lái buôn làm trung gian vì thế rất khó khăn cho kiểm soát chất lượng vì sẽ không biết rõ được nguồn gốc chính xác

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 30 -30 )

×