3. Nội dung quy hoạch
3.1. Quy hoạch các vùng bảo tồn và khai thác dược liệu bền vững
a. Xác định các vùng khai thác, số loài có khả năng khai thác, đề xuất hướng khai thác và tái sinh bền vững.
và tầm nhìn đến năm 2030”
- Xác định được số vùng, diện tích và số lượng loài còn khả năng khai thác trong mỗi vùng;
- Dự tính được sản lượng mỗi loại dược liệu có thể khai thác được hàng năm tại mỗi vùng, xây dựng được kế hoạch và phương pháp khai thác hợp lý đảm bảo tái sinh và phát triển bền vững cây thuốc tại vùng khai thác, góp phần cung cấp nguồn dược liệu tự nhiên cho nhu cầu sản xuất và sử dụng khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền.
* Yêu cầu:
- Vùng khai thác tự nhiên không nằm trong vùng rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia;
- Đối tượng khai thác là các loài cây thuốc không nằm trong danh lục bảo tồn (không có tên trong các tài liệu: Nghị định số 32/NĐ-CP; CITES; Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam 2007 và Sách Đỏ Việt Nam – Phần II thực vật, 2007).
* Phương pháp xác định
- Căn cứ vào kết quả điều tra cây thuốc có giá trị sử dụng phổ biến mọc tự nhiên có khả năng tiếp tục khai thác ở Việt Nam;
- Căn cứ vào Quyết định số 1828 /QĐ-BNN-TCLN ngày 11/8/2011 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2010.
- Căn cứ vào nghiên cứu thực tế nhu cầu về dược liệu trên thị trường. - Căn cứ vào hiện trạng phân bố các loài dược liệu trên phạm vi cả nước. - Xác định lượng tăng trưởng hàng năm từng loài, tuổi khai thác, mùa khai thác, mùa tái sinh và phương thức tái sinh và các biện pháp tái sinh, để xác định trữ lượng khai thác không vượt quá lượng tăng trưởng hàng năm và bảo đảm được tái sinh tự nhiên, khai thác bền vững mà không khai thác quá vốn rừng. Đối với những loài cây khó tái sinh tự nhiên cần đề xuất biện pháp tác động tái sinh đối với từng hệ sinh thái rừng.
* Quy hoạch vùng và số lượng loài khai thác
Tại Quyết định số 1828/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/8/2011, thì hiện cả nước có tổng diện tích rừng tự nhiên là trên 10,3 triệu ha rừng tự nhiên. Trong đó có
và tầm nhìn đến năm 2030”
trên 8,3 triệu ha chủ yếu là rừng thứ sinh và một ít là rừng nguyên sinh thuộc rừng phòng hộ và rừng sản xuất có thể sử dụng vào khai thác dược liệu, phân bố rộng khắp trên cả nước. Căn cứ vào kết quả điều tra và bản đồ hiện trạng rừng của ngành Lâm nghiệp, về số lượng và sản lượng dược liệu tại mỗi cũng không cố định mà tuỳ thuộc vào diện tích rừng có cây thuốc mọc tập trung.
Căn cứ vào các nghiên cứu của Viện Dược liệu theo các Đề tài (KC-10), đã xác định ở Việt Nam hiện có 206 loài cây thuốc mọc tự nhiên có khả năng cho khai thác ở các mức độ khác nhau.
Song để đảm bảo quá trình tái sinh, sinh trưởng và phát triển tốt cho nguồn dược liệu tự nhiên và đáp ứng nhu cầu thực tế trên thị trường về sử dụng dược liệu, ... thì số lượng cây thuốc có thể khai thác tự nhiên trên cả nước không còn nhiều.
Qua đó, Đề án định hướng quy hoạch vùng khai thác và số lượng loài khai thác trong giai đoạn tới như sau:
+ Số lượng cây dược liệu tự nhiên có thể khai thác: 42 loài như Sa nhân; Mã tiền; Hà thủ ô; Vàng đắng; Chiêu Liêu; Diệp hạ châu; ... đảm bảo cung cấp cho thị trường khoảng 2.500 tấn dược liệu/năm (Chi tiết các loài cây có ở phần phụ biểu của đề án)
+ Vùng khai thác tự nhiên: Quy hoạch 8 vùng khai thác theo vị trí địa lý bao gồm: 1.Vùng Tây Bắc; 2.Vùng Đông Bắc; 3.Vùng Đồng bằng Sông Hồng; 4.Vùng Bắc Trung Bộ; 5.Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ; 6.Vùng Tây Nguyên; 7.Vùng Đông Nam Bộ và 8.Vùng Tây Nam Bộ, cụ thể như sau:
+ Vùng 1: Vùng Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình) Dược liệu tự nhiên của vùng có khả năng cho khai thác gồm 17 loài bao gồm: Bách bộ, Cầu đằng, Cẩu tích, Chân chim, Chè dây, Cốt khí củ, Củ mài, Củ chóc, Hạ khô thảo, Hy thiêm, Kim ngân, Nhân trần, Quế rừng, Sa nhân, Táo mèo, Thảo quyết minh, Thổ phục linh và Khúc khắc với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 540 tấn/năm. (Chi tiết xem phần phụ lục 01)
- Vùng 2: Vùng Đông Bắc (Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai và một phần của Thái Nguyên, Bắc Giang)
và tầm nhìn đến năm 2030”
Dược liệu tự nhiên của vùng có khả năng cho khai thác gồm 22 loài bao gồm: Bách bộ, Bình vôi, Bồ bồ, Cầu đằng, Cẩu tích, Chân chim leo, Chè dây, Củ mài, Củ chóc, Dây đau xương, Hoàng đằng, Hy thiêm, Kim ngân, Nhân trần, Quế rừng, Sa nhân, Táo mèo, Thảo quyết minh, Thiên niên kiện, Thạch và thủy xương bồ, Thổ phục linh và Kim cang với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 555 tấn/năm. (Chi tiết xem phần phụ lục 01)
- Vùng 3: Vùng Đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định và Vĩnh Phúc)
Dược liệu tự nhiên của vùng có khả năng cho khai thác gồm 4 loài bao gồm: Bồ công anh, Cà gai leo, Chè vằng, Dây đau xương với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 80 tấn/năm. (Chi tiết xem phần phụ lục 01)
- Vùng4: Vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh).
Dược liệu tự nhiên của vùng có khả năng cho khai thác gồm 17 loài bao gồm: Bách bộ, Bình vôi, Bồ công anh, Cà gai leo, Chân chim, Củ chóc, Dây đau xương, Dừa cạn, Hà thủ ô trắng, Hoàng đằng, Hương phụ biển, Thạch – Thủy xương bồ, Quế rừng, Sa nhân, Thảo quyết minh, Thiên niên kiện, Thổ phục linh và Kim cang với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 330 tấn/năm. (Chi tiết xem phần phụ lục 01)
- Vùng5: Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Dược liệu tự nhiên của vùng có khả năng cho khai thác gồm 12 loài bao gồm: Bách bộ, Cốt toái bổ lá to, Cà gai leo, Hà thủ ô trắng, Hoàng đằng, Hương phụ biển, Thảo quyết minh, Thổ phục linh, Mã tiền, Thiên môn, Tràm và Vàng đắng với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 225 tấn/năm. (Chi tiết xem phần phụ lục 01)
Vùng 6: Vùng Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng).
Dược liệu tự nhiên của vùng có khả năng cho khai thác gồm 12 loài bao gồm: Bách bộ, Cẩu tích, Chè dây, Chiêu liêu, Chua chát, Cốt toái bổ lá to, Hà thủ ô trắng, Hoàng đằng, Mã tiền, Sâm bố chính, Thảo quyết minh và Vàng đắng với sản lượng khai thác khoảng 328 tấn/năm. (Chi tiết xem phần phụ lục 01)
và tầm nhìn đến năm 2030”
- Vùng 7: Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Tây Nam Bộ (An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang; Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh).
Dược liệu tự nhiên của vùng có khả năng cho khai thác gồm 7 loài bao gồm: Cốt toái bổ lá to, Hà thủ ô trắng, Nhân trần tây ninh, Sen, Thiên môn, Tràm và Vàng đắng với sản lượng khai thác khoảng 370 tấn/năm. (Chi tiết xem phần phụ lục 01)
* Giải pháp khai thác bền vững dược liệu tự nhiên
- Xây dựng danh lục loài khai thác
Với mục đích đảm bảo tái sinh tự nhiên và không gây ra các tác động lớn đối với hệ sinh thái, việc khai thác cây thuốc mọc tự nhiên trong các vùng rừng đã được quy hoạch cần kết hợp với các yêu cầu về GCP – WHO, tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:
- Khai thác đúng loài (chính xác về tên khoa học) và loài cây thuốc được khai thác không nằm trong Danh sách các loài cần bảo tồn ở Việt Nam (Danh lục Đỏ cây thuóc Việt Nam, Sách đỏ Việt Nam - Thực vật, danh sách các loài thực vật rừng quý hiếm cần được bảo vệ trong Nghị định số 32/2006/NĐ - CP của Thủ tướng Chính phủ và trong Danh mục CITES Việt Nam đã tham gia ký kết).
- Trong trường hợp cây thuốc khai thác để xuất khẩu có thể phải xin giấy phép hay giấy xác nhận của cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh hoặc trung ương.
- Trước khi tiến hành khai thác phải xây dựng được kế hoạch khai thác, bao gồm danh sách tên các loài cây thuốc sẽ khai thác; khai thác ở vùng quy hoạch nào; khối lượng khai thác đối với mỗi loài (không vượt quá 20 - 30% tổng trữ lượng tự nhiên hiện có...); Hậu quả của việc khai thác không gây tác động mạnh tới môi trường sống cũng như toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên của khu vực...
- Việc khai thác cây thuốc phải thực hiện theo quy trình khai thác đối với từng loài khác nhau.
và tầm nhìn đến năm 2030”
- Đảm bảo cán bộ có chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật khai thác hợp lý cho người tham gia thu hái dược liệu tư nhiên, đồng thời giám sát quá tình khai thác cây thuốc của người dân.
- Xây dựng quy trình khai thác cây thuốc đảm bảo tái sinh tự nhiên:
Căn cứ vào đặc điểm sinh thái, sinh trưởng phát triển và khả năng tái sinh của mỗi loài cây thuốc để xây dựng quy trình khai thác phù hợp và duy trì được sự tái sinh tự nhiên của loài đó.
Quy trình khai thác dược liệu đối với mỗi loài cây thuốc gồm có các nội dung cơ bản sau:
- Tên cây thuốc (tên thông dụng, tên gọi theo các địa phương và dân tộc) - Tên khoa học chính xác của loài /thứ (var); Đồng danh (synonym); họ thực vật - Tiêu chuẩn cây khai thác (tuổi cây, hình dạng, kích thước...)
- Thời vụ khai thác thích hợp (có hàm lượng hoạt chất cao nhất, tránh được mùa hoa và quả non, thích hợp tái sinh cây chồi...)
- Phương pháp khai thác/thu hái: phải đảm bảo tái sinh tự nhiên loài cây thuốc (phải mô tả được cụ thể phương pháp thu hái như cách cắt cành, cách chặt cả cây chừa lại phần gốc thích hợp cho tái sinh chồi; cách đào và lấy rễ hoặc củ; cách chừa lại một số chùm hoa, quả nếu lấy hoa, quả; cách chừa lại một số cây trưởng thành cũng như tỷ lệ giữa cây đực/cái (hoa khác gốc) để tiếp tục gieo giống tự nhiên
- Phương pháp chế biến sơ bộ dược liệu đã khai thác/thu hái được gồm: + Cách/kỹ thuật phơi sấy, vận chuyển, đóng gói ;
+ Quy cách dược liệu, cách đóng gói
+ Kiểm tra và cấp giấy xác nhận về chất lượng dược liệu + Cách vận chuyển dược liệu đến nơi tiêu thụ
và tầm nhìn đến năm 2030”
+ Tập trung lựa chọn bảo tồn những loài cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng, các loại cây quý hiếm, không phát triển tràn lan các loài cây đã bị thoái hóa về gen.
+ Kết hợp giữa cắm mốc quy hoạch 3 loại rừng để quy hoạch vùng dược liệu được khai thác tự nhiên.
+ Xây dựng mô hình HTX dược liệu: Là hình thành tổ chức sản xuất thuốc, phát triển kinh tế tập thể để thống nhất được phương thức thu hái, chế biến đúng kỹ thuật, thực hiện được việc phát triển nuôi trồng dược liệu có kế hoạch,...
+ Tạo sự kết hợp giữa các công ty dược và cộng đồng người dân: Sự hợp tác kinh doanh giữa các công ty dược liệu với các hộ gia đình tham gia nuôi trồng cây thuốc sẽ tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm từ cây thuốc. Thông qua đầu tư vốn cho nhân dân chủ động tự trồng cây thuốc tại nhà, giảm bớt việc thu hái từ thiên nhiên; Hỗ trợ đầu tư các dây chuyền kỹ thuật cho việc sơ chế, bảo quản cây thuốc sau thu hoạch kết hơp đào tạo tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng, thu hái, sơ chế bảo quản.
b. Xây dựng hệ thống Vườn Quốc gia cây thuốc Việt Nam * Mục đích
- Xây dựng Vườn cây thuốc cấp Quốc gia là nơi tập trung, bảo tồn và trồng (mới) nhiều loài cây thuốc, được thu thập ở nhiều địa phương khác nhau (bao gồm cả một số cây thuốc nội nhập).
- Là nơi bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen cây thuốc, cây có nguy cơ tuyệt chủng và đang bị đe dọa, là những loài ưu thế về sinh thái của khu vực. Là nơi cung cấp nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác chọn lọc giống dược liệu có chất lượng, cung cấp giống cho khu vực và các khu vực khác.
* Yêu cầu
- Vườn phải được quy hoạch và thiết kế đảm bảo tính khoa học và có mỹ quan. Cây thuốc được trồng trước hết phải phù hợp với đặc điểm sinh thái của loài theo dạng sống của cây và theo các họ thực vật. Trong các họ thực vật mới trồng theo nhóm công dụng làm thuốc. Vườn cây thuốc sẽ trở thành một công
và tầm nhìn đến năm 2030”
viên quốc gia, đáp ứng thuận lợi cho công tác học tập, nghiên cứu khoa học, tham quan và du lịch.
* Phương pháp xác định
- Địa hình, khí hậu: Địa hình tương đối bằng phẳng, đối với khu vực miền núi có độ cao khoảng 600 - 800m trở xuống, có khí hậu tương đối ôn hòa thích hợp với nhiều loại cây trồng.
- Về diện tích: Diện tích đủ rộng, khoảng từ 100 - 300 ha, có mặt bằng để xây dựng cơ sở làm việc, phòng thí nghiệm, nhà lưới, nhà kinh và khu dịch vụ (từ 10 -15 ha). Diện tích còn lại có thể là núi đất và núi đá vôi thấp để quy hoạch trồng các loại cây thuốc. Đặc biệt ở đây phải có nguồn nước hoặc lý tưởng nhất là có dòng suối tự nhiên chảy qua.
- Là địa điểm thuận lợi về giao thông, thuận lợi về điện nước, gần các khu du lịch và có ưu thế cảnh quan du lịch, là nơi có điều kiện tập hợp được các nhà khoa học sống và làm việc. Là nơi thuận lợi nhất để phục vụ cho phát triển vùng nuôi trồng dược liệu của khu vực.
* Quy hoạch Vườn cây thuốc
- Trong giai đoạn quy hoạch, dự kiến sẽ xây dựng 03 vườn cây thuốc cấp quốc gia đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn quốc tế, ngoài ra kiện toàn và nâng cấp hệ thống các vườn cây thuốc hiện có. Tổng số loài cây thuốc sẽ trồng và bảo tồn trên 3.000 loài. Bên cạnh các Vườn cây thuốc quốc gia sẽ xây dựng vườn cây thuốc vệ tinh để trồng những loài cây thuốc giá trị khác (dự kiến mỗi vườn có diện tích khoảng 50ha).