3. Nội dung quy hoạch
3.4. Quy hoạch các kênh cung ứng từ Trung ương đến địa phương
Kinh doanh dược liệu trong nước hiện tập trung chủ yếu ở Hà Nội (Phố Lãn Ông, quận Hoàn Kiếm và xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm), Tp. Hồ Chí Minh (chủ yếu ở quận 5, quận 6, nơi tập trung cộng đồng người Hoa), tại một số cửa khẩu biên giới giáp ranh với Trung Quốc (chủ yếu ở Lạng Sơn) và rải rác ở các địa phương trong nước. Thực tế cho thấy các cơ sở kinh doanh buôn bán dược liệu là các hộ kinh doanh với địa điểm kinh doanh chật chội, không đáp ứng đủ diện tích và các điều kiện bảo quản dược liệu, không có kho bảo quản hoặc kho bảo quản được xây dựng không đạt tiêu chuẩn và không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, người tham gia trực tiếp buôn bán dược liệu chưa có bằng cấp chuyên môn theo quy định, kinh doanh chủ yếu theo kinh nghiệm. Dược liệu thường được chất đống, không đủ giá kệ và có khi không được ghi nhãn mác trên bao bì theo quy định. Việc sơ chế và chế biến dược liệu cũng còn nhiều bất cập do không đủ diện tích để phơi sấy, quá trình sơ chế và chế biến không đúng quy trình gây ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu và hiệu quả điều trị của thuốc.
Để quá trình cung ứng nguồn dược liệu từ trung ương đến địa phương, chúng tôi xin đề xuất hình thành xây dựng 04 trung tâm kinh doanh, cung ứng dược liệu trên cả nước gồm:
1. Trung tâm kinh doanh tại Hà Nội;
2. Trung tâm kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh). 3. Trung tâm kinh doanh tại Lạng Sơn và
4. Trung tâm kinh doanh tại Đà Nẵng
Trung tâm kinh doanh, cung ứng dược liệu được tổ chức như mô hình chợ, tuy nhiên tập trung thành khu vực chung có đủ điều kiện để sơ chế, chế biến dược liệu. Các quầy kinh doanh dược liệu phải đạt tiêu chuẩn để bảo quản dược liệu. Đây là một giải pháp mang tính đột phá và cần thiết hiện nay, nhằm đảm bảo chất lượng dược liệu và kiểm tra được nguồn gốc dược liệu. Từ đó tạo được lòng tin cho khách hàng, thúc đẩy kinh doanh dược liệu phát triển.
và tầm nhìn đến năm 2030”