Các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan chức năng có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, cung cấp những thông tin cần thiết cho cơ quan có trách nhiệm triển khai lập quy hoạch tổng thể phát tri
Trang 1Đề cương môn quy hoạch tổng thể PTKTXH Câu 1: Quy hoạch, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
*Khái niệm qh
-Quy hoạch là 1 quá trình nghiên cứu, phân tích thực trạng và tiềm năng để hoạch định 1 kế hoạch hành động cụ thể trong tương lai nhằm đạt được mục đích bằng con đường hiệu quả nhất
-Quy hoạch là sự bố trí, sắp xếp sử dụng 1 hay 1 nhóm tiềm năng nào đó cho 1 hay
1 nhóm mục đích nhất định 1 cách hiệu quả nhất, phù hợp với các điều kiện cụ thể của việc sử dụng tiềm năng đó trong hiện tại và tương lai
Quy hoạch là việc lựa chọn phương án phát triển và tổ chức không gian các đối
tượng kinh tế, xã hội và môi trường cho thời kỳ dài hạn trên lãnh thổ xác định, có tính tới các điều kiện của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
*Giải thích: tùy thuộc tư duy từng bạn đưa ra giải thích phù hợp (liên hệ)
Có nhiều ý kiến cho rằng, quy hoạch là 1 quá trình tư duy ly thuyết có quan hệ với từng sự vật, sự việc hình thành và thể hiện trong quá trình hoạt động thực tế Ý kiến khác cho rằng, quy hoạch là sự chuyển hoá các tư duy hiện tại thành những hoạt động trong tương lai Những tư duy mang tính hệ thống , logic và hiệu quả Như vậy trong quá trình quy hoạch thì đây là những khả năng trở thành hiện thực 1 cách tốt nhất , hữu hiệu nhất, bền vững và có tác động lâu dài
VD: Khi ta tiến hành xây 1 ngôi nhà, đầu tiên là phải tư duy ngôi nhà ( hình dáng , kích thước, ) và nó có hợp với ta hiện tại không Sau khi cân nhắc, tính toán để đáp ứng cho ngôi nhà mà ta mong đợi Việc xây nhà sẽ triển khai làm việc nào trước , cái nào cần thiết, biện pháp nào giảm tác động xấu xảy ra Những tư duy và tính toán đó được gọi là quy hoạch
*Quy hoạch tổng thể là việc luận chứng phát triển kinh tế- xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội hợp lý ( hay bố trí hợp lý kinh tế - xã hội ) theo ngành và lãnh thổ đề thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia
Quy hoạch phát triển bao gồm quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ
Quy hoạch lãnh thổ bao gồm quy hoạch vùng kinh tế - xã hội (hay còn gọi là vùng lớn), các vùng kinh tế trọng điểm, các lãnh thổ đặc biệt; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh) và huyện, quận, thị xã (gọi tắt là huyện)
Quy hoạch ngành bao gồm các quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật, quy hoạch sản
Trang 2Câu 2: Nhiệm vụ, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
Nhiệm vụ, vai trò
- Xác lập luận chứng khoa học về phương hướng, mục tiêu phát triển
- Xây dựng cơ cấu kinh tế xã hội hợp lý
- Bố trí chiến lược trên địa bàn lãnh thổ
- Xác định chương trình hoạt động, giải pháp tổ chức thực hiện
* Ý nghĩa và tầm quan trọng:
-Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế xã hội là tư duy chiến lược kinh tế - xã hội của quốc gia thành những phương hướng hành động thực hiện những mục tiêu phát triển cụ thể trên lãnh thổ các cấp
-Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội là sự cụ thể hóa chiến lược KT- XH thành các chương trình phát triển và sự bố trí chiến lược làm căn cứ cho việc hoạch định các chính sách , xây dựng các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn , thiết lập các quy hoạch cở sở và các dự án cụ thể
-Quy hoạch tổng thế đóng vai trò hướng dấn và điều phối các loại hình quy hoạch lãnh thể và quy hoạch theo mục đích thống nhất của sự phát triển bến vững
Câu 3: Mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc cơ bản của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
*Mục tiêu:
-Xây dựng cơ cấu kinh tế - xã hội hợp lý
+ Nâng cao mức thu nhập của người dân
+Nâng cao trình đồ học vấn của người dân
+Nâng cao tuổi thọ của người dân
+Giảm bớt sự chênh lệch giữa giàu và nghèo của tầng lớp nhân dân và giữa các vùng lãnh thổ
-Tăng trưởng kinh tế
+Nâng cao đời sống nhân dân, từng bước phát triển nền kinh tế đủ sức hội nhập với xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa
-Hợp tác quốc tế
+Hướng về xuất khẩu , phát triển kinh tế đối ngoại 1 cách thích hợp
+Xây dựng địa bàn trọng điểm làm cơ sở cho việc xây dựng kinh tế mở và hợp tác quốc tế, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của vùng và quốc gia
-Thiết lập 1 cấu trúc lãnh thổ
+ Cấu trúc cơ sở phải hội nhập và thích hợp với cấu trúc toàn cầu
Trang 3+ Cấu trúc toàn quốc phải quan tâm và quan trọng những đặc thù của cơ sở, mang lại lợi ích cho cả cơ sở và quốc gia
*Yêu cầu:
- Xây dựng và phát triển không ngừng cấu trúc lãnh thổ theo hệ thống toàn
quốc – vùng – tỉnh – huyện – xã đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu bền vững
- Xây dựng các khu dân cư đảm bảo các điều kiện sống , ăn ở , làm việc , học
tập , y tế , văn hóa đáp ứng yêu cầu của mục tiêu phát triển con người
- Phát triển hệ thống giao thống đảm bảo cho sự cung cấp , lưu thông hàng hóa
và sự đi lại, giao lưu của người dân trên toàn vũng lãnh thổ
- Hỗ trợ các vùng kém phát triển ( vùng sâu , vùng xa , biên giới , hải đảo ) ,
đặc biệt về xây dựng cơ sở hà tầng kinh tế , xã hội, trước hết là điều kiện giao thông , cung cấp năng lượng , nước sạch , chợ , trường học , trạm y tế
- Đảm bảo mối quan hệ phát triển hài hòa với các vùng lãnh thổ xung quanh ,
với cả nước, với các nước trong khu vực và trên thế giới Xây dựng các địa bàn trọng điểm với sự phát triển của kinh tế mở ở trong nước và với nước ngoài , tạo ra động lực thúc đẩy của cả vùng và cả nước
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý đi đôi với bảo vệ môi trường , sử
dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững, đảm bảo cho sự tăng trưởng
ổn định của nền kinh tế
- Đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng xây dựng các vùng nông sản hàng hóa chất lượng cao, xây dựng
công nghiệp chế biến sản phẩm nông lâm ngư Duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống tạo ra nhứng sản phẩm xuất khẩu có giá trị
- Đảm bảo sự phát triển hài hòa hệ thống đô thị và mạng lưới dân cư nông thôn , nâng cao chất lượng các đô thị Từng bước lập lại sự phát triển cân bằng , ổn
định về giao thông , cấp thoát nước , năng lượng và ánh sáng, xử lý phế liệu , phế thải , hệ thống cây xanh và môi trường trong sạch, làm điểm mỹ quan đồ thị Nâng cao chất lượng các điểm dân cư nông thôn trước hết là hệ thống cơ sở hạ tầng , kinh tế
xã hội như điện , đường , trạm y tế , nước sạch, văn hóa xã hội Đồng thời , từng bước xây dựng các thị trấn gắn với trung tâm sản xuất , cơ sở công nghiệp chế biến , trung tâm dịch vụ nông nghiệp
- Bảo vệ , chăm sóc cảnh quan thiên nhiên và các khu bảo vệ tồn quốc gia Tôn tạo và phát triển các khu danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử văn hóa , các khu di tích, an dưỡng, nghỉ ngơi , giải trí
- Đáp ứng với các yêu cầu về an ninh , quốc phòng
*Nguyên tắc cơ bản:
Trang 4- Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa chiến lược và kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm của cả nước, giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, vùng, cấp tỉnh phải đảm bảo tính thống nhất Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phải đáp ứng yêu cầu về quốc phòng, an ninh Các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan chức năng
có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, cung cấp những thông tin cần thiết cho cơ quan có trách nhiệm triển khai lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, tỉnh để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt."
- Kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữa yêu cầu trước mắt với lâu dài; gắn hiệu quả bộ phận với hiệu quả tổng thể, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
- Bảo đảm tính khoa học, tính tiên tiến, liên tục và kế thừa; dựa trên các kết quả điều tra cơ bản, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các tiêu chí, chỉ tiêu có liên quan để xây dựng quy hoạch
- Phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
- Cơ quan được giao nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phải đồng thời lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình lập quy hoạch
Câu 4: Bản chất của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội:
*Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực:
Các loại ngành , lĩnh vực sau đây cần phải lập quy hoạch
- Quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạng tầng kinh tế - Kỹ thuật
- Quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng xã hội
- Quy hoạch các ngành thuộc lĩnh vực sx kinh doanh; xây dựng; công nghiệp , nông nghiệp , lâm nghiệp , thủy sản , thương mại , tài chính – tín dụng , du lịch
- Quy hoach các ngành thuộc lĩnh vực KT công nghệ và bảo vê môi trường , khoa học và công nghệ , bảo vệ môi trường
- Quy hoach các ngành thuộc lĩnh vực khác: quy hoạch sử dụng đất ; quy hoạch các khu công nghiệp , các công trình quốc phòng , quy hoạch bảo vệ an ninh
- Quy hoạch phát triển các ngành sản phẩm chủ yếu
*Nội dung chủ yếu của QHPT các ngành sản xuất kinh doanh
- Phân tích , dự báo các yếu tố phát triển ngành , trong đó có phân tích , dự báo đầy đủ yếu tố thị trường và yêu cấu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ
Trang 5- Phân tích , đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ Phân tích cơ cấu ngành , sản phẩm cơ cấu ngành, sản phẩm chủ yếu , đầu tư, công nghệ , lao động, tổ chức sản xuất
- Xác định vị trí , vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân và các mục tiêu phát triển của ngành Phân tích cung cầu trên thế giới và khu vực; phân tích tình hình cạnh tranh trên thế giới và trong nước
- Luận chứng các phương án phát triển cơ cấu ngành , sản phẩm chủ yếu và các điều kiện chủ yếu đảm bảo mục tiêu quy hoạch được thự hiện ( đầu tư, công nghệ , lao động)
- Luận chứng phương án phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ, nhất là đối với các công trình then chốt và phương án bảo vệ môi trường
- Xác định các giải phát về cơ chế , chính sách và đề xuất các phương án thực hiện
- Xây dựng danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính toán cân đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện, trong đó có chia ra bước đi cho 5 năm đầu tiên , tổ chức thực hiện quy hoạch
- Thể hiện các phương án quy hoạch phát triển các ngành thuộc kết cấu hạ tầng
*Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển các ngành thuộc kết cấu hạ tầng
- Xác định nhu cầu của PT kinh tế - xã hội
- Dự báo tiến bộ khoa học , công nghệ và phát triển kết cấu hạ tầng của khu vực tác động tới phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước trong thời kỳ quy hoạch
- Luận chứng các phương án phát triển kết cấu hạ tầng trên phạm vị cả nước và các vùng lãnh thổ
- Luận chứng các giải pháp , công trình ưu tiên đầu tư và tổ chức thực hiện
*Nội dung chủ yếu của quy hoạch sản phẩm chủ yếu
- Xác định vai trò, nhu cầu tiêu dùng nội địa và khả năng thị trường nước ngoài của sản phẩm
- Phân tích hiện trạng phát triển và tiêu thụ sản phẩm
- Dự báo khả năng công nghệ và sức cạnh tranh của sản phẩm
- Luận chứng các phương án phát triển và khuyến nghị phương án phân bố sản xuất trên các vùng và các tỉnh
- Xác định các giải phát , cơ chế , chính sách , phương hướng họp tác quốc tế
- Thể hiện các phương án quy hoạch phát triển ngành , lĩnh vực trên bản đồ quy hoạch
*Quy hoạch lãnh thổ:
* Phân loại QHTT PT KTXH lãnh thổ bao gồm:
Trang 6- QHTT PT KTXH của cả nớc.
- Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm, các lãnh thổ đặc biệt (gọi chung là QHTT PT KTXH vùng, gọi tắt là quy hoạch vùng)
- QHTT PT KTXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh)
- QHTT PT KTXH thành phố, thị xã và huyện, quận thuộc tình (gọi chung QHTT
PT KTXH)
* Nội dung QHTT PT KTXH theo lãnh thổ:
a Phân tích, đánh giá và dự báo các yếu tố phát triển lãnh thổ
b Xác định vị trí, vai trò của vùng đối với nền kinh tế quốc dân cả nớc, từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển vùng
c Lựa chọn phơng án phát triển kết cấu hạ tầng
d Lựa chọn phơng án phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân c trong vùng
e Luận chứng các giải pháp thực hiện quy hoạch
Câu 5: Trình bày mục đích, yêu cầu, nội dung chủ yếu của công tác “phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường và diều kiện kinh tế xã hội”
mục đích:
- Chỉ ra những nhân tố cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội Xác định điểm xuất phát nền tảng về điều kiện tự nhiên của địa phương
- Đánh giá hiện tiềm năng và những tác động của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường đến phát triển kinh tế xã hội
Yêu cầu
- Phân tích và làm rõ các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, làm cơ sở cho việc xây dựng phương án khai thác sử dụng, đáp ứng các mục tiêu phát triển của từng địa phương
- Dự báo khả năng khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở cho việc xây dựng phương án khai thác sử dụng, đáp ứng các mục tiêu phát triển của từng địa phương
Nội dung( tóm tắt lại những ý chính của phần dưới này thôi)
a Các yếu tố chủ yếu sẽ được phân tích, đánh giá
- Các yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu Đó là những yếu tố của tự nhiên sẽ tác động vào mọi hoạt động có ý thức của con người Bản thân nó có thể tạo ra những thuận lợi hoặc cũng có thể cản trở, gây khó khăn cho những hoạt động tạo ra sản phẩm của loài người
Trang 7- Tài nguyên đất: tài nguyên đất của hành tinh chúng ta có thể hiểu là toàn bộ lớp
vỏ trái đất cùng bề phủ ngoài của nó, mà ở đó thực vật, vi sinh vật và cả con người có thể sinh sống được Đất đai không những là nguồn cung cấp năng lưọng mà còn là môi trường sống, quyết định đến sự tồn tại của loài người và thế giới động vật , thực vật, visinh Hiện nay, toàn bộ đất đai tốt nhất trên thế giới đã được con ngUời tác động vào Tuy nhiên, có đến hàng triệu ha đất canh tác trên thế giới đã bị sử dụng sai mục đích Hàngnăm, đất trồng trọt trên thế giới bị thoái hoá từ 5-7 triệu ha Song song
là sự bùng nổ dân số đã tác động đến môi trường, sự khai thác độ phì nhiêu của đất quá mức đã làm cho đất ngày càng thoái hoá, cạn kiệt, diện tích đất canh tác ngày càng giảm sút trầm trọng
- Tài nguyên nước và thuỷ văn: trữ lượng nước trên Trái đất khoảng 1,45 tỷ km3 Trong đó, nước ngọt chiếm 35 triệu km3, nước dùng được không quá 3 triệu km3, nước mưa có khoảng 105.000 km3, còn lại hầu hết là nước mặn ở các địa phương Ngày nay, con người tác động quá mạnh vào tự nhiên làm cho khí hậu toàn cầu thay đổi hiện tượng hiệu ứng nhà kính phát huy tác dụng và hậu quả của nó là nước biển dâng lên, nước mưa tăng lên nhưng lượng nước ngầm giảm đi đáng kể Hơn nữa, việc xâydựng các hồ chứa nước, ngăn đập…đã làm phá vỡ hệ thống dòng chảy, gây suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước
Lượng chất thải độc hại thậm chí cả chất thải phóng xạ cũng được đưa vào môi trường nước làm cho mức độ ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng hơn Ô nhiễm nguồn nước có thể làm cho chuỗi thức ăn bị tích tụ sinh học và phóng đại sinh học các chất độc, rất có hại cho động vật và con người
- Tài nguyên rừng: ngay từ khi nền nông nghiệp nguyên thuỷ ra đời thì con người bắt đầu can thiệp vào tài nguyên rừng Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, trước nguy cơ thiếu gỗ và các nguồn lâm sản, tầng lớp quý tộc đã hạn chế việc phá rừng
- Tài nguyên rừng ngoài việc cung cấp cho con người gỗ và các loại lâm sản nó còn là lá phổi của trái đất, điều tiết khí hậu, bảo vệ tài nguyên đất, nước, ngăn chặn sự
ô nhiễm thoái hoá và còn có tác dụng phục hồi các nguồn tài nguyên bị phá huỷ Như vậy,rừng vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị bảo vệ môi trường
- Thảm thực vật và quần thể vật nuôi: đó là yếu tố sinh học trong môi trường sống gồm có 3 thành phần quan trọng là động vật, thực vật và vi sinh vật
- Tài nguyên biển và thuỷ sản: với hơn 3.200 km bờ biển chạy suốt chiều dài đất
- Tài nguyên khoáng sản: tài nguyên khoáng sản trong tự nhiên có nguồn gốc vô
cơ hay hữu cơ và đại đa số nằm trong lòng đất Sự hình thành của nó có liên quan đến cácquá trình địa chất trong suốt hàng triệu năm Trong thời gian dài, con người đã tìm hiểu và thấy được ý nghĩa quan trọng của các loại khoáng sản Điều này đã thu hút
Trang 8con người vàoviệc khai thác các loại khoáng sản mạnh mẽ hơn và dẫn tới nguy cơ bị cạn kiệt như cácloại quặng, than đá, dầu lửa, khí đốt…Các loại khoáng sản là cơ sở để phát triển cácngành công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất các loại vật liệu như công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thuỷ tinh, sành sứ Trong số 16 loại khoáng sản chủ yếu được sản xuất trên thế giới hiện nay, các nước đang phát triển dẫn đầu thế giới về sản xuất bô xít, phốt phát và chiếm tỷ trọng lớn về sản xuất coban, cromit, thiếc, đồng Trong khi đó, các nước công nghiệp phát triển cung cấp các loại khoáng sảnchủ yếu như kiềm, lưu huỳnh, quặng sắt, niken và kẽm…
- Tài nguyên du lịch: cảnh quan, các di tích lịch sử văn hoá và tài nguyên nhân văn phục vụ cho phát triển du lịch
- Vấn đề môi trường và dự báo tác động môi trường trong thời kỳ quy hoạch
Trong từng yếu tố trên, cần phân tích đánh giá để làm rõ thực trạng khai thác và sửdụng các nguồn tài nguyên trên trong 10 năm qua và dự báo khả năng có thể khai thác sử dụng trong thời kỳ quy hoạch và những khó khăn, thách thức đặt ra khi khai thác các tiềmnăng đó
Để phân tích, đánh giá và dự báo khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần phân tích đánh giá cụ thể ở các mặt sau:
- Vị trí địa lý kinh tế - chính trị: mô tả vị trí của vùng quy hoạch về phạm vi hành chính, tọa độ địa lý, vị trí tương đối, thể hiện cụ thể:
+ Phân tích đánh giá vị trí thể hiện rõ được vai trò của vùng quy hoạch về kinh tế,
xã hội, an ninh quốc phòng trong 10 năm qua và dự báo vai trò này trong giai đoạn quyhoạch sắp tới và có thể tính tới vai trò xa hơn để có chiến lược dài hơn
+ Đánh giá vị trí trong mối quan hệ với các vùng khác và với quan hệ quốc tế Phân tích đánh giá rõ khả năng mở cửa với các vùng và với quốc tế thông qua ảnh hưởngcủa vị trí địa lý như tác động của vị trí cửa khẩu, vị trí ven biển…
- Đánh giá các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Phân tích đánh giá các yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng và tổ chức lãnh thổ Trong các thời kỳ 10 năm, 5 năm các yếu tố tự nhiên đã đáp ứng được cho cácnhu cầu sản xuất vật chất như thế nào Bên cạnh đó, cũng phải tính tới khả năng các yếu tố tự nhiên này trong các thời kỳ tiếp theo có thể 10 năm, 20 năm hoặc
xa hơn Từ đó, áp dụng phuơng thức sản xuất hợp lý đảm bảo các yếu tố tự nhiên luôn luôn ổn định và bền vững
Trang 9+ Các nguồn tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch - dịch vụ: phân tích, đánh giá bản sắc dân tộc, truyền thống, những lối sống tốt đẹp cần được phát huy, hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…
+ Khả năng nguồn nước phục vụ phát triển công nghiệp như chế biến thuỷ hải sản,đóng tàu, các công nghiệp khác và nước sạch cho sinh hoạt của vùng ven biển, hải đảo cần phải được xem xét, phân tích, đánh giá về trữ lượng, chất lượng và sự phân bố
+ Đánh giá tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của vùng và khả năng phối hợp phát triển của vùng với các vùng khác và với quốc gia Thể hiện mối quan hệ thống nhất trong phạm vi toàn quốc, khu vực và trên thế giới Đánh giá những lợi thế và hạn chế
về tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh hợp tác và cùng phát triển theo xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá Bên cạnh đó, phải xác định được khả năng khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững trong điều kiện hợp tác phát triển với quan điểm không lệ thuộc, cùng có lợi Đánh giá được mối quan hệ giữa sản xuất và nguồn nguyên liệu với cơ sở không gian và điều kiện hình thành sản xuất
+ Đánh giá tiềm năng quỹ đất: tiềm năng đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội của vùng thể hiện ở hai vấn đề sau
Thứ nhất là khả năng có thể khai thác mở rộng diện tích cho các mục đích sử dụng, đặc biệt là mở rộng diện tích cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp Như vậy, nguồn đất dự trữ có thể khai thác được xem xét, đánh giá và sử dụng các biện pháp hợp lý để đưa vào khai thác sử dụng, cụ thể như đất bãi ven sông, đất trống đồi núi trọc…Bên cạnh đó, khả năng mở rộng các loại đất phi nông nghiệp cũng cần được xem xét đánh giá thể hiện ở quy mô, vị trí các công trình có thể được mở rộng diện tích
Thứ hai là xem xét đánh giá tới khả năng thâm canh của đất Đây chính là đánh giá chất lượng của đất đai Cần đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất
có tính ưu việt sẽ được lựa chọn trong tương lai với các đơn vị đất đai được xây dựng
từ các bản đồ đơn tính như loại đất theo phát sinh, thành phần cơ giới, địa hình, chế
độ tưới, chế độ tiêu…Mức độ chi tiết của đánh giá này tuỳ theo yêu cầu và theo phạm
vi diện tích của vùng quy hoạch Việc đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở cho việc xây dựng phương hướng sửdụng đất và phương hướng phát triển của các ngành các lĩnh vực trong tương lai
+ Hiện trạng và dự báo khả năng sử dụng tài nguyên khoáng sản: xác định sốlượng
và trữ lượng các loại khoáng sản có trong vùng Khảo sát, đánh giá việc khai thác các loại khoáng sản hiện nay, ý nghĩa của việc khai thác với phát triển kinh tế-xã hội thể hiện ở việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, đóng góp nguồn lực tài chính cho phát triển của địa phương Đánh giá số lượng và trữ lượng các loại khoáng sản có thể
Trang 10khai thác sử dụng trong tương lai Đây là cơ sở định hướng quy hoạch các ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế tạo…gắn với các nguồn khoáng sản của địa phương Bên cạnh đó, việc đánh giá nguồn khoáng sản còn tạo ra nguồn lực để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu của địa phương trong tương lai
+ Hiện trạng và dự báo khả năng sử dụng tài nguyên rừng: xác định diện tích rừng, trữ lượng gỗ và các loại lâm sản Đánh giá khả năng khai thác rừng phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương Đánh giá khả năng trồng rừng, phục hồi diện tích rừng chặt phá làm tăng độ che phủ và nâng cao chất lượng rừng Bên cạnh đó, cần đánh giá độ che phủ rừng có liên quan đến các vấn đề bảo vệ đất chống xói mòn bảo
vệ nguồn nước và bảo vệ không khí
+ Hiện trạng và dự báo khả năng sử dụng tài nguyên biển và ven biển: xác định việc khai thác sử dụng tài nguyên biển của địa phương bao gồm đánh bắt thuỷ hải sản ven bờ, xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản ven bờ, khai thác bờ biển, cảnh quan biển trong việc pháttriển du lịch dịch vụ, dịch vụ hàng hải Bên cạnh đó, đánh giá khả năng khai thác sử dụng tài nguyên biển trong tương lai của vùng nghiên cứu, thể hiện khả năng
có thể khai thác thủy sản ở vùng nước nông, vùng nước sâu, phát triển dịch vụ biển và khả năng phát triển dịch vụ hàng hải
b Phân tích, đánh giá về thực trạng môi trường và những vấn đề đặt ra trong quy hoạch
Trong những năm vừa qua, các vùng đã và đang tập trung phát triển kinh tế, khai thác các nguồn lực phục vụ cho các mục tiêu phát triển Tuy nhiên, việc khai thác sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên là nguy cơ gây tổn thất cho môi trường, làm cho môi trường đứng trước nguy cơ suy thoái Trong nội dung này, cần tập trung phân tích, đánh giá chất lượng môi trường và công tác quản lý, giám sát môi trường với các vấn đề sauđây:
- Môi trường nước và những vấn đề đặt ra: đánh giá chất lượng, trữ lượng nguồn nước của vùng nghiên cứu, khả năng đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống của hiện tại và tương lai Đánh giá khả năng gây ra ô nhiễm nguồn nước từ hoạt động sản xuất của địa phương như sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, nuớc thải các nhà máy xí nghiệp và các khu công nghiệp, nước thải sinh hoạt của khu vực nông thôn và khu vực đô thị
- Môi trường không khí và những vấn đề đặt ra: đánh giá môi trường không khí thể hiện chất lượng, nguồn gây ra ô nhiễm không khí Đánh giá lượng bụi trong không khí thông qua việc vận chuyển đất đá, khí thải của các nhà máy xí nghiệp
- Môi trường công nghiệp và đô thị: ngoài việc đánh giá về nguồn nước, khôngkhí, đất đai, cần đánh giá môi trường công nghiệp và đô thị bao gồm những vấn đề