1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

39 985 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 260,19 KB

Nội dung

Đề cương quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Câu 1: Nhiệm vụ và vai trò của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội? Trả lời : • Nhiệm vụ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Quy hoạch tổng thể phát triên kinh tế xã hội là chuyển tư duy chiến lược kinh tế xã hội của quốc gia thành những phương hướng hành động thực hiện những mục tiêu phát triển cụ thể trên lãnh thổ các cấp. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội có nhiệm vụ: Xáclậpcácluậnchứngkhoahọcvềphươnghướng,mụctiêupháttriển. Xây dựng cơ cấu kinh tế xã hội hợp lý Bố trí chiến lược trên địa bàn lãnh thổ. Xác định chương trình hoạt động, giải pháp tổ chức thực hiện • Vai trò của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là sự cụ thể hoá chiến lược kinh tế xã hội thành các chương trình phát triển và sự bố trí chiến lược làm căn cứ cho việc hoạch định các chính sách, xây dựng các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn, thiết lập các quy hoạch cơ sở và các dự án cụ thể. Quy hoạch tổng thể kinh Chính sách phát triển Chiến lược kinh tế xã hội (mục tiêu, Kế hoạch trung, ngắn hạn tế xã hội quốc gia chương trình phát triển, Quy hoạch cơ sở bố trí chiến lược). Dự án cụ thể Quy hoạch tổng thể đóng vai trò hướng dẫn và điều phối các loại hình quy hoạch lãnh thổ và quy hoạch ngành theo mục đích thống nhất của sự phát triển bền vững. Câu 2: Mục tiêu của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội? Trả lời : Mục tiêu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thực hiện các mục tiêu sau: a. Xây dựng cơ cấu kinh tế xã hội hợp lý Phát triển bền vững đất nước, đáp ứng những nhu cầu đời sống kinh tế văn hoá, xã hội của nhân dân trên cơ sở sử dụng tối ưu, tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên và nguồn lực kinh tế xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học, giữ vững và thiết lập cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, thể hiện ở các mặt sau: Nâng cao mức thu nhập của người dân. Nâng cao trình độ học vấn của người dân. Nâng cao tuổi thọ của người dân. Giảm bớt sự chênh lệch giữa giàu và nghèo của các tầng lớp nhân dân và giữa các vùng lãnh thổ. Bảo vệ môi trường. b. Tăng trưởng kinh tế Nâng cao đời sống nhân dân, từng bước phát triển nền kinh tế đủ sức hội nhập với xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá. c.Hợp tác quốc tế Tạo ra những điều kiện hợp tác có hiệu quả với các nước trong khu vực và trên thế giới, thể hiện ở các mặt: Hướng về xuất khẩu, phát triển kinh tế đối ngoại một cách thích hợp. Xây dựng địa bàn trọng điểm làm cơ sở cho việc xây dựng kinh tế mở và hợp tác quốc tế, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của vùng và quốc gia.

Trang 1

Đề cương quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Câu 1: Nhiệm vụ và vai trò của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời :

Nhiệm vụ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Quy hoạch tổng thể phát triên kinh tế - xã hội là chuyển tư duy chiếnlược kinh tế - xã hội của quốc gia thành những phương hướng hành độngthực hiện những mục tiêu phát triển cụ thể trên lãnh thổ các cấp

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội có nhiệm vụ:

-Xác lập các luận chứng khoa học về phương hướng, mục tiêu phát triển - Xây dựng cơ cấu kinh tế xã hội hợp lý

- Bố trí chiến lược trên địa bàn lãnh thổ

- Xác định chương trình hoạt động, giải pháp tổ chức thực hiện

Vai trò của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là sự cụ thể hoá chiếnlược kinh tế - xã hội thành các chương trình phát triển và sự bố trí chiếnlược

làm căn cứ cho việc hoạch định các chính sách, xây dựng các kế hoạch trung hạn

và ngắn hạn, thiết lập các quy hoạch cơ sở và các dự án cụ thể

Quy hoạch tổng thể kinh - Chính sách phát triểnChiến lược kinh tế - xã hội (mục tiêu, - Kế hoạch trung, ngắnhạn

tế xã hội quốc gia chương trình phát triển, - Quy hoạch cơ

sở bố trí chiến lược) - Dự án cụ thể

Quy hoạch tổng thể đóng vai trò hướng dẫn và điều phối các loạihình quy hoạch lãnh thổ và quy hoạch ngành theo mục đích thống nhất của

sự phát triển bền vững

Trang 2

Câu 2: Mục tiêu của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời :

Mục tiêu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thực hiện các mục tiêusau:

a Xây dựng cơ cấu kinh tế - xã hội hợp lý

Phát triển bền vững đất nước, đáp ứng những nhu cầu đời sống kinh

tế - văn hoá, xã hội của nhân dân trên cơ sở sử dụng tối ưu, tiết kiệm, hợp

lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên và nguồn lực kinh tế xã hội, bảo tồn đadạng sinh học, giữ vững và thiết lập cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường,thể hiện ở các mặt sau:

- Nâng cao mức thu nhập của người dân

- Nâng cao trình độ học vấn của người dân

- Nâng cao tuổi thọ của người dân

- Giảm bớt sự chênh lệch giữa giàu và nghèo của các tầng lớp nhândân và giữa các vùng lãnh thổ

- Bảo vệ môi trường

b Tăng trưởng kinh tế

Nâng cao đời sống nhân dân, từng bước phát triển nền kinh tế đủ sứchội nhập với xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá

mở và hợp tác quốc tế, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của

Trang 3

vùng và quốc gia.

d Thiết lập một cấu trúc lãnh thổ

Từ toàn quốc đến cơ sở đảm bảo cho sự phát triển hài hoà giữa cácvùng, thể hiện ở các mặt:

- Cấu trúc cơ sở phải hội nhập và thích ứng với cấu trúc toàn quốc

- Cấu trúc toàn quốc phải quan tâm và tôn trọng những đặc thù của

cơ sở, mang lại lợi ích cho cả cơ sở và quốc gia

Câu 3: Yêu cầu của QHTTPTKT – XÃ HỘI?

2 Xây dựng các khu dân cư đảm bảo các điều kiện sinh sống, ăn ở,làm việc, học tập, y tế, văn hoá đáp ứng yêu cầu của mục tiêu phát triển conngười

3 Phát triển hệ thống giao thông đảm bảo cho sự cung cấp, lưuthông hàng hoá và sự đi lại, giao lưu của người dân trên toàn vùng lãnh thổ

4 Hỗ trợ các vùng kém phát triển (vùng sâu, xa, biên giới, hảiđảo ), đặc biệt về xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, trước hết là điềukiện giao thông và cung cấp năng lượng, ánh sáng, nước sạch, chợ, trườnghọc, trạm y tế

5 Đảm bảo mối quan hệ phát triển hài hoà với các vùng lãnh thổxung quanh, với cả nước, với các nước trong khu vực và trên thế giới Xâydựng các địa bàn trọng điểm với sự phát triển của kinh tế mở ở trong nước

và với nước ngoài, tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của cả vùng và cả

Trang 4

6 Khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý đi đôi với bảo vệ môitrường, sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững, đảmbảo cho sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế

7 Đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp vànông thôn theo hướng xây dựng các vùng nông sản hàng hoá chất lượngcao, xây dựng công nghiệp chế biến sản phẩm nông lâm ngư, duy trì và pháttriển các ngành nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm xuất khẩu có giátrị

8 Đảm bảo sự phát triển hài hoà hệ thống đô thị và mạng lưới dân cưnông thôn, nâng cao chất lượng các đô thị: từng bước lập lại sự phát triểncân bằng, ổn định về giao thông, cấp thoát nước, năng lượng và ánh sáng,

xử lý phế liệu, phế thải, hệ thống cây xanh và môi trường trong sạch, thẩm

mỹ hoá cảnh quan đô thị Nâng cao chất lượng các điểm dân cư nông thôn,trước hết là hệ thống cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội: điện, đường, trườnghọc, trạm y tế, nước sạch, văn hoá đồng thời từng bước xây dựng các thịtrấn gắn với các trung tâm sản xuất, cơ sở công nghiệp chế biến, trung tâmdịch vụ nông thôn

9 Bảo vệ, chăm sóc cảnh quan thiên nhiên và vùng rừng bảo tồnquốc gia, tôn tạo phát triển các khu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử vănhoá, các khu du lịch, an dưỡng, nghỉ ngơi, giải trí

10 Đáp ứng với yêu cầu về an ninh, quốc phòng

Câu4: Nguyên tắc cơ bản của QHTTPTKT – XÃ HỘI?

Trả lời:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phải thoả mãn yêu

cầu về khả năng tài nguyên và nhu cầu thị trường, đảm bảo lợi ích của cộngđồng và đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao

Trang 5

- Hài hoà, tương tác, hỗ trợ cùng phát triển đảm bảo hiệu quả kinh tế

- xã hội cho tổng thể

- Sự phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học côngnghệ

- Đảm bảo yêu cầu hiện đại và hội nhập khu vực, quốc tế

Ngoài ra, nguyên tắc chung trong việc lập quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội ở Việt Nam được quy định tại Điều 6 của Nghị định

số 92/2006/NĐ – CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 1 năm

2008 về việc sửa đổi ,bổ sung Nghị định số 92/2006/NĐ-CP như sau:

1) Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa chiến lược và kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội 5 năm của cả nước, giữa quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất

2) Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, vùng, cấptỉnh phải đảm bảo tính thống nhất Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -

xã hội phải đáp ứng yêu cầu về quốc phòng, an ninh Các Bộ, ngành,địa phương, các cơ quan chức năng có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, cungcấp những thông tin cần thiết cho cơ quan có trách nhiệm triển khai lậpquy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, tỉnh để trình cấp cóthẩm quyền phê duyệt."

(3) Kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội với bảođảm quốc phòng, an ninh; giữa yêu cầu trước mắt với lâu dài; gắn hiệu quả

bộ phận với hiệu quả tổng thể, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

(4) Bảo đảm tính khoa học, tính tiên tiến, liên tục và kế thừa; dựatrên các kết quả điều tra cơ bản, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các tiêuchí, chỉ tiêu có liên quan để xây dựng quy hoạch

(5) Phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 6

và hội nhập quốc tế.

Câu 5: Nội dung chủ yếu của Quy hoạch ngành, lĩnh vực?

Trả lời :

Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (gọi tắt là quy hoạch ngành) là

việc luận chứng, lựa chọn phương án phát triển và phân bố ngành hợp lýtrên phạm vi cả nước và trên các vùng lãnh thổ với sự tham gia của cácthành phần kinh tế

a Các loại ngành, lĩnh vực sau đây cần phải lập quy hoạch:

- Quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật:mạng lưới giao thông, vận tải; mạng lưới bưu chính viễn thông; hệ thốngthuỷ lợi và sử dụng tổng hợp nước (cấp nước, thoát nước); mạng lưới điện

- Quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng xã hội: giáo dục - đàotạo; y tế và chăm sóc sức khoẻ; văn hoá; thông tin; thể dục thể thao

- Quy hoạch các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh; xâydựng; công nghiệp; nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ sản; thương mại; tàichính - tín dụng; du lịch

- Quy hoạch các ngành thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ và bảo

vệ môi trường; khoa học và công nghệ; bảo vệ môi trường

- Quy hoạch các ngành thuộc lĩnh vực khác: quy hoạch sử dụng đất;quy hoạch các khu công nghiệp; quy hoạch các công trình quốc phòng; quyhoạch bảo vệ an ninh

- Quy hoạch phát triển các ngành sản phẩm chủ lực

b Một số nội dung chủ yếu của quy hoạch ngành, lĩnh vực:

Nội dung chủ yếu của quy hoạch ngành sản xuất kinh doanh.

- Phân tích, dự báo các yếu tố phát triển ngành, trong đó có phântích, dự báo đầy đủ yếu tố thị trường và yêu cầu về năng lực cạnh tranh củasản phẩm và dịch vụ

Trang 7

- Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố ngành trên cácvùng lãnh thổ Phân tích cơ cấu ngành, sản phẩm chủ lực, đầu tư, côngnghệ, lao động, tổ chức sản xuất.

- Xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân vàcác mục tiêu phát triển của ngành Phân tích cung cầu trên thế giới và khuvực; phân tích tình hình cạnh tranh trên thế giới và trong nước

- Luận chứng các phương án phát triển cơ cấu ngành, sản phẩm chủlực và các điều kiện chủ yếu đảm bảo mục tiêu quy hoạch được thực hiện(đầu tư, công nghệ, lao động)

- Luận chứng phương án phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ, nhất

là đối với các công trình then chốt và phương án bảo vệ môi trường

- Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất cácphương án thực hiện

- Xây dựng danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm, trong đó

có chia ra bước đi cho 5 năm đầu tiên; tổ chức thực hiện quy hoạch

- Thể hiện các phương án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trênbản đồ quy hoạch

Nội dung chủ yếu của quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng.

- Xác định nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội về cơ sở hạ tầngtrong từng giai đoạn lịch sử cụ thể

- Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kết cấu hạ tầngcủa khu vực tác động tới phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước trong thời

Trang 8

Nội dung chủ yếu của quy hoạch sản phẩm chủ lực.

- Xác định vai trò, nhu cầu tiêu dùng nội địa và khả năng thị trườngnước ngoài của sản phẩm

- Phân tích hiện trạng phát triển và tiêu thụ sản phẩm

- Dự báo khả năng công nghệ và sức cạnh tranh của sản phẩm

- Luận chứng các phương án phát triển và khuyến nghị phương ánphân bố sản xuất trên các vùng và các tỉnh

- Xác định các giải pháp, cơ chế, chính sách, phương hướng hợp tácquốc tế

- Thể hiện các phương án phát triển ngành trên bản đồ quy hoạch

Câu 6: Nội dung chủ yếu của QHTTPTKT – XÃ HỘI?

Trả lời:

I.PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN LỰC TÁCĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường

1.2 Đặc điểm dân số, dân cư, nguồn nhân lực

1.3 Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội

1.4 Phân tích, đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động đến sự phát triển(bối cảnh kinh tế quốc tế, mối quan hệ kinh tế xã hội trong nước và liênvùng

II LUẬN CHỨNG QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG PHÁTTRIỂN-

2.1 Luận chứng các quan điểm phát triển và mục tiêu tổng quát

2.2 Luận chứng các mục tiêu phát triển cụ thể cho từng giai đoạn quyhoạch

2.3 Luận chứng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, các phương án tăng trưởngkinh tế và lựa chọn cơ cấu đầu tư

III LUẬN CHỨNG PHƯƠNG HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁTTRIỂN CÁC NGÀNH VÀ CÁC LĨNH VỰC

Trang 9

3.1 Phương hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu

3.2 Phương hướng phát triển các lĩnh vực xã hội và môi trường

IV QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN (QUY HOẠCHVÙNG LÃNH THỔ

4.1 Quy hoạch phát triển không gian chung (phân bố lãnh thổ)

4.2 Quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị và hệ thống điểm dân cư nôngthôn

4.3 Luận chứng phương hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

4.4 Quy hoạch bảo vệ môi trường thiên nhiên và cảnh quan

4.5 Quy hoạch sử dụng đất

V LUẬN CHỨNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN, CÁC DỰ

ÁN ĐẦU TƯ VÀ BƯỚC ĐI TỪNG GIAI ĐOẠN 5 NĂM

5.1 Xác định bước đi theo giai đoạn 5 năm phát triển kinh tế -xã hội

5.2 Xác định chương trình và dự án đầu tư triển khai xây dựng theotừng giai đoạn

VI NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰCHIỆN MỤC TIÊU QUY HOẠCH

6.1 Đề xuất các giải pháp về vốn

6.2 Đề xuất các giải pháp về đảm bảo nguồn nhân lực

6.3 Đề xuất các giải pháp về chính sách khuyến khích áp dụng côngnghệ mới

6.4 Đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách điều hành vĩ mô Đề xuất cácgiải pháp về điều hành và thực hiện quy hoạch

Câu 7: Phân tích các nội dung chủ yếu về điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên trong QHTTPTKT – XÃ HỘI ?

Trang 10

định điểm xuất phát nền tảng về điều kiện tự nhiên của địa phương.

- Đánh giá tiềm năng và những tác động của các điều kiện tự nhiêntài nguyên thiên nhiên và môi trường đến phát triển kinh tế xã hội

Yêu cầu của nội dung này là:

- Phân tích và làm rõ các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên làm cơ

sở cho việc xây dựng phương án khai thác sử dụng, đáp ứng các mục tiêuphát triển của từng địa phương

- Dự báo khả năng khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên trên phục

vụ cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Nội dung chủ yếu bao gồm:

a Các yếu tố chủ yếu sẽ được phân tích, đánh giá:

- Các yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, đó lànhững yếu tố của tự nhiên sẽ tác động vào mọi hoạt động có ý thức của conngười Bản thân nó có thể tạo ra những thuận lợi hoặc cũng có thể cản trở,gây khó khăn cho những hoạt động tạo ra sản phẩm của loài người

Để biện minh cho những hành động của con người tác động vào tựnhiên, có ý kiến cho rằng: lao động kết hợp với thiên nhiên là nguồn gốccủa mọi của cải, thiên nhiên cung cấp vật liệu cho lao động còn lao độngthì biến những của cải đó thành vật phẩm

Song sự kết hợp trên luôn có lợi hay không? thực ra người ta quênmất một điều “cần cù cộng với ngu xuẩn sinh phá hoại” Do đó, mà họ đã

cố tình can thiệp vào giới tự nhiên theo sự cần cù riêng của mình

- Tài nguyên đất: tài nguyên đất của hành tinh chúng ta có thể hiểu làtoàn bộ lớp vỏ trái đất cùng bề phủ ngoài của nó, mà ở đó thực vật, độngvật, vi sinh vật và cả con người có thể sinh sống được

- Tài nguyên nước và thuỷ văn: trữ lượng nước trên trái đất khoảng

Trang 11

1,45 tỷ km3, trong đó nước ngọt chiếm 35 triệu km3, nước dùngđược không quá 3 triệu km3, nước mưa có khoảng 105.000 km3, còn lạihầu hết là nước mặn ở các đại dương.

- Tài nguyên rừng: ngay từ khi nền nông nghiệp nguyên thuỷ ra đờithì con người bắt đầu can thiệp vào tài nguyên rừng Tài nguyên rừng ngoàiviệc cung cấp cho con người gỗ và các loại lâm sản nó còn là lá phổi củatrái đất, điều tiết khí hậu, bảo vệ tài nguyên đất, nước, ngăn chặn sự ônhiễm thoái hoá và còn có tác dụng phục hồi các nguồn tài nguyên bịphá huỷ Như vậy rừng vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị bảo vệ môitrường

- Thảm thực vật và quần thể vật nuôi: đó là yếu tố sinh học trong môitrường sống gồm có 3 thành phần quan trọng là động vật, thực vật và visinh vật

- Tài nguyên biển và thuỷ sản: với hơn 3200 km bờ biển chạy suốtchiều dài đất nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong vận tảibiển Hoạt động nuôi và đánh bắt thuỷ hải sản cũng có ý nghĩa to lớn, vừatạo ra nguồn thu nhập, vừa là nguồn dinh dưỡng của đa số nhân dân Một

số sinh vật biển như cá, tôm, cua, sò, hến có giá trị cao trên thị trường thếgiới Trữ lượng hải sản cho phép mỗi năm đánh bắt khoảng 1,5 triệu tấn cá

và 5-6 vạn tấn tôm Các vùng ven biển còn có điều kiện thuận lợi phát triểnnghề làm muối, trồng cói, sản xuất các sản phẩm từ cói Ngoài ra bãi biển,cảnh quan biển tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình dịch vụ

du lịch Đây là nguồn lực quan trọng trong chiến lược phát triển của ViệtNam vì có vị trí thuận lợi, có bờ biển dài và rất đẹp như biển Nha Trang,Vũng Tàu, vịnh Hạ long, các vịnh, các vùng bảo tồn biển

- Tài nguyên khoáng sản: tài nguyên khoáng sản trong tự nhiên có

Trang 12

nguồn gốc từ vô cơ hay hữu cơ và đại đa số nằm trong lòng đất, sự hìnhthành của nó có liên quan đến các quá trình địa chất trong suốt hàng triệunăm Trong thời gian dài con người đã tìm hiểu và thấy được ý nghĩa quantrọng của các loại khoáng sản, nó đã thu hút con người vào việc khai tháccác loại khoáng sản mạnh mẽ hơn và dẫn tới nguy cơ bị cạn kiệt như cácloại quặng, than đá, dầu lửa, khí đốt

Các loại khoáng sản là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệpkhai thác, công nghiệp sản xuất các loại vật liệu như công nghiệp luyệnkim, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thuỷ tinh, sành sứ Trong số

16 loại khoáng sản chủ yếu được sản xuất trên thế giới hiện nay, các nướcđang phát triển dẫn đầu thế giới về sản xuất bô-xít, phốt phát và chiếm tỷtrọng lớn về sản xuất coban, cromit, thiếc, đồng Trong khi đó các nướccông nghiệp phát triển cung cấp các loại khoáng sản chủ yếu như kiềm, lưuhuỳnh, quặng sắt, niken và kẽm

- Tài nguyên du lịch: cảnh quan, các di tích lịch sử văn hoá và tàinguyên nhân văn phục vụ cho phát triển du lịch

- Vấn đề môi trường và dự báo tác động môi trường trong thời kỳquy hoạch

Trong từng yếu tố trên, cần phân tích, đánh giá để làm rõ thực trạngkhai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trên trong 10 năm qua và dự báokhả năng có thể khai thác sử dụng trong thời kỳ quy hoạch và những khókhăn, thách thức đặt ra khi khai thác các tiềm năng đó

Để phân tích, đánh giá và dự báo khả năng khai thác các nguồn tàinguyên thiên nhiên cần phân tích đánh giá cụ thể ở các mặt sau:

- Vị trí địa lý kinh tế - chính trị: mô tả vị trí của vùng quy hoạch vềphạm vi hành chính, toạ độ địa lý, vị trí tương đối thể hiện cụ thể:

+ Phân tích đánh giá vị trí thể hiện rõ được vai trò của vùng quy

Trang 13

hoạch về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trong 10 năm qua và dự báovai trò này trong giai đoạn quy hoạch sắp tới và có thể tính tới vai trò xahơn để có chiến lược dài hơi.

+ Đánh giá vị trí trong mối quan hệ với các vùng khác và với quan

hệ quốc tế Phân tích đánh giá rõ khả năng mở cửa với các vùng và vớiquốc tế thông qua ảnh hưởng của vị trí địa lý như tác động của vị trí cửakhẩu, vị trí ven biển

- Đánh giá các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Phân tích đánh giá các yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiênphục vụ phát triển sản xuất công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựngkết cấu hạ tầng và tổ chức lãnh thổ Trong các thời kỳ 10 năm, 5 năm cácyếu tố tự nhiên đã đáp ứng được cho các nhu cầu sản xuất vật chất như thếnào? như các yếu tố khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và các nguồn tài nguyên

đã tạo ra nguồn lực đầu vào của sản xuất, tạo ra không gian lãnh thổ chomọi hoạt động Bên cạnh đó cũng phải tính tới khả năng của các yếu tố tựnhiên này trong các thời kỳ tiếp theo có thể 10 năm, 20 năm hoặc xa hơn,

từ đó áp dụng phương thức sản xuất hợp lý đảm bảo các yếu tố tự nhiênluôn luôn ổn định và bền vững

+ Các nguồn tài nguyên về nhân văn phục vụ phát triển du lịch - dịch

vụ Phân tích đánh giá bản sắc dân tộc, truyền thống, những lối sống tốt đẹpcần được phát huy Hệ thống những di tích lịch sử danh lam thắng cảnh cầnđược phân tích đánh giá ý nghĩa và ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xãhội thông qua những vấn đề cụ thể như tạo điều kiện để phát triển các loại

du lịch, dịch vụ phục vụ cho sản xuất và cho xã hội

+ Khả năng nguồn nước phục vụ phát triển công nghiệp và sinh hoạtđối với khu vực ven biển Là vùng mà nguồn nước nhất là nước sạch hạnchế do ảnh hưởng của nước biển và thuỷ triều Đất đai và nước ở vùng này

Trang 14

thường xuyên bị xâm mặn, nguồn cung cấp nước sạch cũng bị ô nhiễm donước thải của các vùng thượng lưu và thành phố Như vậy vấn đề nướcphục vụ cho sản xuất công nghiệp như chế biến thuỷ hải sản, đóng tàu, cáccông nghiệp khác và nước sạch cho sinh hoạt của vùng ven biển hải đàocần phải được xem xét phân tích đánh giá về trữ lượng, chất lượng và sựphân bố của nguồn nước.

+ Đánh giá tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của vùng và khảnăng phối hợp phát triển của vùng với các vùng khác và với quốc tế Thểhiện mối quan hệ thống nhất trong phạm vi toàn quốc, khu vực và trên thếgiới Đánh giá những lợi thế và hạn chế về tài nguyên thiên nhiên trong bốicảnh hợp tác và cùng phát triển theo xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá.Bên cạnh đó phải xác định được khả năng khai thác sử dụng các nguồn tàinguyên thiên nhiên bền vững trong điều kiện hợp tác phát triển với quanđiểm không lệ thuộc, cùng có lợi Như vậy đánh giá được mối quan hệgiữa sản xuất với nguồn nguyên liệu với cơ sở không gian và điều kiệnhình thành sản xuất

+ Đánh giá tiềm năng quĩ đất: tiềm năng đất đai cho các mục tiêuphát triển kinh tế xã hội của vùng thể hiện ở 2 vấn đề sau:

Thứ nhất là khả năng có thể khai thác mở rộng diện tích cho các mụcđích sử dụng, đặc biệt là mở rộng diện tích cho sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp Như vậy nguồn đất dự trữ có thể khai thác được xem xét đánh giá

và sử dụng các biện pháp hợp lý để đưa vào khai thác sử dụng cụ thể nhưđất bãi ven sông, đất trống đồi núi trọc Bên cạnh đó khả năng mở rộngcác loại đất phi nông nghiệp cũng cần được xem xét đánh giá thể hiện ở qui

mô, vị trí các công trình có thể được mở rộng diện tích

Thứ hai là xem xét đánh giá tới khả năng thâm canh của đất, đâychính là đánh giá chất lượng của đất đai Cần đánh giá mức độ thích hợp

Trang 15

của các loại hình sử dụng đất có tính ưu việt sẽ được lựa chọn trong tươnglai với các đơn vị đất đai được xây dựng từ các bản đồ đơn tính như loại đấttheo phát sinh, thành phần cơ giới, địa hình, chế độ tưới, chế độ tiêu Mức độ chi tiết của việc đánh giá này tuỳ theo yêu cầu và theo phạm vidiện tích của vùng quy hoạch như cấp xã thì phải xây dựng chi tiết, cấphuyện thì có mức khái quát hơn, cấp tỉnh khái quát, đối với cả nước chỉ ởmức tổng quát.

Việc đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở cho việc xây dựng phướnghướng sử dụng đất và phương hướng phát triển của các ngành các lĩnh vựctrong tương lai

+ Hiện trạng và dự báo khả năng sử dụng tài nguyên khoáng sản: xácđịnh số lượng và trữ lượng các loại khoáng sản có trong vùng Khảo sátđánh giá việc khai thác các loại khoáng sản hiện nay, ý nghĩa của việc khaithác với phát triển kinh tế xã hội thể hiện ở việc cung cấp nguyên liệu chocông nghiệp, đóng góp nguồn lực tài chính cho phát triển của địa phương

Đánh giá số lượng và trữ lượng các loại khoáng sản có thể khai thác

sử dụng trong tương lai Đây là cơ sở định hướng quy hoạch các ngànhcông nghiệp khai thác, công nghiệp chế tạo gắn với các nguồn khoángsản của địa phương Bên cạnh đó việc đánh giá nguồn khoáng sản còn tạo

ra nguồn lực để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu của địa phương trongtương lai

+ Hiện trạng và dự báo khả năng sử dụng tài nguyên rừng: xác địnhdiện tích rừng, trữ lượng gỗ và các loại lâm sản Đánh giá khả năng khaithác rừng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương Đánh giákhả năng trồng rừng, phục hồi diện tích rừng chặt phá làm tăng độ che phủ

và nâng cao chất lượng rừng

Bên cạnh đó cần đánh giá độ che phủ của rừng liên quan đến các vấn

Trang 16

đề bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước và bảo vệ không khí

+ Hiện trạng và dự báo khả năng sử dụng tài nguyên biển và venbiển: xác định việc khai thác sử dụng tài nguyên biển của địa phương baogồm đánh bắt thuỷ hải sản ven bờ, xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản ven bờ, khaithác bờ biển, cảnh quan biển trong việc phát triển du lịch dịch vụ, dịch vụhàng hải Bên cạnh đó đánh giá khả năng khai thác sử dụng tài nguyên biểntrong tương lai của vùng nghiên cứu thể hiện khả năng có thể khai thácthuỷ sản ở vùng nước nông, vùng nước sâu, phát triển dịch vụ biển và khảnăng phát triển dịch vụ hàng hải Với điều kiện biển của Việt Nam thì pháttriển dịch vụ biển là hết sức quan trọng nhằm phát triển và chuyển dịch cơcấu kinh tế vùng ven biển Hiện nay công nghiệp du lịch đã được các nướctrên thế giới phát triển rất mạnh nhưng ở nước ta còn rất khiêm tốn, đây làtiềm năng lớn để khai thác phát triển trong tương lai

b Phân tích, đánh giá về thực trạng môi trường và những vấn đề đặt

ra trong quy hoạch:

Trong những năm vừa qua các vùng đã và đang tập trung phát triểnkinh tế, khai thác các nguồn lực phục vụ cho các mục tiêu phát triển Tuynhiên việc khai thác sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên là nguy cơ gâytổn thất cho môi trường làm cho môi trường đứng trước nguy cơ suy thoái

Trong nội dung này cần tập trung phân tích, đánh giá chất lượng môitrường và công tác quản lý, giám sát môi trường với các vấn đề sau đây:

- Môi trường nước và những vấn đề đặt ra: đánh giá chất lượng, trữlượng nguồn nước của vùng nghiên cứu, khả năng đáp ứng yêu cầu của sảnxuất và đời sống của hiện tại và tương lai Đánh giá khả năng gây ra ônhiễm nguồn nước từ hoạt động sản xuất của địa phương như sử dụng phânhoá học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, nước thải cácnhà máy xí nghiệp và các khu công nghiệp, nước thải sinh hoạt của khu

Trang 17

vực nông thôn và khu vực đô thị.

- Môi trường không khí và những vấn đề đặt ra: đánh giá môi trườngkhông khí thể hiện chất lượng, nguồn gây ra ô nhiễm không khí Đánh giálượng bụi trong không khí thông qua việc vận chuyển đất đá, khí thải củacác nhà máy xí nghiệp

- Môi trường công nghiệp và đô thị: ngoài việc đánh giá về nguồnnước, không khí, đất đai, cần đánh giá môi trường công nghiệp và đô thịbao gồm những vấn đề như tiếng ồn, cảnh quan kiến trúc đô thị, môi trườngsống công nghiệp và đô thị liên quan tới công nghiệp hoá và đô thị hoá tạivùng nghiên cứu

- Môi trường rừng và cây xanh: độ che phủ và tỷ lệ cây xanh cầnphải được đánh giá để xác định khả năng bảo vệ môi trường đất, môitrường nước, môi trường không khí

- Môi trường sinh thái tổng hợp theo lãnh thổ (khu đô thị, khu côngnghiệp, khu du lịch , khu vực nông thôn): đánh giá môi trường sinh tháitổng thể có ý nghĩa trong công tác quy hoạch vì phải xác định các vùngtrong môi trường tổng hợp có mối quan hệ tác động qua lại với nhau tức làphát triển của một vùng phải đạt trọng hệ sinh thái tổng hợp chứ khôngphải là các chỉ tiêu môi trường độc lập

Câu 8: Nội dung phân tích đánh giá đặc điểm dân số, nguồn nhân lực trong QHTTPTKT – XÃ HỘI?

Trả lời :

* Nội dung phân tích đánh giá đặc điểm dân số, nguồn nhân lực:

Phân tích, đánh giá và dự báo quy mô, chất lượng dân số và nguồnnhân lực; những vấn đề xã hội Tập trung vào 4 lĩnh vực sau:

- Phân tích, đánh giá quá trình biến đổi về số lượng và chất lượngdân số trong 10 năm qua và những yếu tố tác động đến biến đổi số lượng và

Trang 18

chất lượng dân số trong thời gian tới Dự báo quy mô và chất lượng dân sốđến năm 2015, 2020, 2030

- Phân tích, đánh giá đặc điểm dân cư và tình hình phân bố dân cư,ảnh hưởng của đặc điểm dân cư và phân bố dân cư, các yếu tố văn hoá,nhân văn đến phát triển kinh tế của vùng quy hoạch thời gian vừa qua và

dự báo tác động của nó đến phát triển kinh tế trong thời gian tới

- Phân tích, đánh giá về quá trình biến đổi số lượng và chất lượngnguồn nhân lực; tình hình khai thác và sử dụng nguồn nhân lực, tác độngcủa nó đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương Dự báo quy

mô và chất lượng nguồn nhân lực cho thời kỳ quy hoạch

- Phân tích, dự báo vấn đề xã hội có liên quan chặt chẽ tới dân sốnhư vấn đề văn hoá, lối sống, thẩm mỹ, phong tục tập quán, bản sắc dântộc

Để làm rõ những nội dung trên, có thể sử dụng những chỉ tiêu đểđánh giá:

- Qui mô, cơ cấu dân số: xác định dân số qua các thời kỳ 5 năm, 10năm, 20 năm, cơ cấu theo độ tuổi, theo giới tính Như vậy đánh giá được sốlượng, sự diễn biến về tính chất dân số Đối với các nước đang phát triểnchủ yếu là cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào và ngược lại cácnước phát triển thì cơ cấu dân số già ảnh hưởng tới lực lượng lao độngtrong các ngành Cơ cấu giới tính phản ảnh chất lượng nguồn lao động và

nó còn ảnh hưởng tới sự phát triển xã hội trong tương lai

- Dân số thành thị, dân số nông thôn: phản ánh cơ cấu thành thị nôngthôn, đối với các nước, các vùng phát triển thì tỷ lệ dân số đô thị cao Nhưvậy chỉ tiêu này cùng phản ánh sự phát triển của vùng thể hiện sự tiếp cậnvới điều kiện sồng ở đô thị với người dân Hiện nay hiện tượng di dân từnông thôn ra thành thị diễn ra ở hầu hết các nước đang phát triển Nguyên

Trang 19

nhân của sự di dân về lý thuyết dựa vào mô hình Todaro có hai giả thuyếtsau:

Thứ nhất, giả thuyết rằng di dân chủ yếu là một hiện tượng kinh tế

mà đối với cá nhân người di dân có thể là một quyết định hoàn toàn hợp lýcho dù có tình trạng thất nghiệp ở thành thị

Thứ hai, quyết định di cư phụ thuộc vào sự chênh lệch thu nhập

“dự kiến” sẽ có được chứ không phải là thu nhập thực tế giữa nông thôn vàthành thị Chênh lệch thu nhập “dự kiến” được xác định bởi sự tác động qualại của 2 yếu tố: đó là chênh lệch về đồng lương thực tế giữa nông thôn -thành thị và xác suất thành công trong tìm việc làm ở thành thị Người laođộng trong hiện tại và tương lai sẽ di cư nếu thu nhập “dự kiến” có đượctrong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị cao hơn thu nhập hiện có ởnông thôn

- Mật độ dân số: các vùng đồng bằng thường có mật độ cao hơnmiền núi phản ánh được mức độ khai thác sử dụng tài nguyên, chủ yếu làđất đai của vùng Ngoài ra mật độ dân số còn phản ánh những vấn đề xã hội

có liên quan Những vùng đất chật người đông thì những vấn đề xã hội môitrường như an ninh trật tự, vấn đề văn hoá, xử lý rác thải phức tạp hơn ởvùng có mật độ dân cư thấp

- Tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế quốc dân: sự chuyển dịch cơcấu lao động phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng

- Năng suất lao động: xác định được thu nhập và mức sống trên đầungười thông qua phương thức sản xuất và trình độ, tay nghề của người laođộng Như vậy năng suất lao động phản ánh hai vấn đề đó là bản thânngười lao động như trình độ, tay nghề, phân công và vấn đề áp dụng khoahọc trong sản xuất

- Tuổi thọ bình quân: phản ảnh đời sống vật chất tinh thần của người

Ngày đăng: 26/06/2016, 21:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w