0
Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Sự hợp thức hóa hôn phố

Một phần của tài liệu HÔN NHÂN CÔNG GIÁO (Trang 40 -43 )

Hợp thức hóa là một thủ tục pháp lý, nhằm làm cho một đôi hôn phối vô hiệu thành hữu hiệu, nhưng không phải lúc nào cũng có thể áp dụng cho hết mọi trường hợp được. Khi giá thú của hai người bị coi là vô hiệu, nhưng họ vẫn muốn tiếp tục đời sống vợ chồng, họ có thể tự hợp thức hóa hoặc xin hợp thức hóa hôn phối của mình. Có hai thể thức hợp thức hóa: thủ tục đơn thường và thủ tục "điều trị tận căn".

1. Sự khác biệt giữa thủ tục đơn thường và điều trị tận căna. Thẩm quyền : a. Thẩm quyền :

- Trường hợp đơn thường : có thể chính đôi bạn tự tiến hành sự hợp thức hóa.

- Trường hợp điều trị tận căn : bắt buộc phải cần đến thẩm quyền của Giáo hội.

b. Thủ tục :

- Trường hợp đơn thường : cần phải lặp lại sự ưng thuận kết hôn. - Trường hợp điều trị tận căn : không cần lặp lại sự ưng thuận kết hôn. c. Hậu quả :

- Trường hợp đơn thường : hôn phối trở thành hữu hiệu kể từ lúc hợp thức hóa.

- Trường hợp điều trị tận căn : hôn phối trở thành hữu hiệu từ lúc ban cấp việc điều trị, nhưng nó có hiệu lực hồi tố. Gọi là điều trị tận căn, vì nó điều trị các hà tì tận gốc rễ, tức là tới cội nguồn của giá thú.

2. Hợp thức hóa đơn thường

Hôn nhân vô hiệu vì ba lý do : mắc ngăn trở tiêu hôn, hà tì của sự ưng thuận và hà tì của thể thức pháp định. Trên nguyên tắc, để hôn nhân có thể được hợp thức hóa cần phải chấm dứt lý do đã làm cho nó vô hiệu, tiếp đó cần phải lặp lại sự ưng thuận kết hôn. Việc lặp lại sự ưng thuận kết hôn có thể diễn ra bằng công thức. Thí dụ: anh có còn yêu em nữa không? Và đáp lại bằng cách gật đầu. Nhưng cũng có thể qua một hành động, như sự giao hợp với tình nghĩa ái ân vợ chồng.

Sau đây là thể thức hợp thức hoá dựa trên ba lý do của sự vô hiệu : a. Ðối với ngăn trở tiêu hôn (đ. 1156 - 1158)

- Ðiều kiện cần thiết là ngăn trở phải chấm dứt. Ngăn trở chấm dứt có thể là do thẩm quyền của Giáo hội chuẩn chước (như ngăn trở chức thánh, lời khấn dòng) hoặc do tự nó chấm dứt (như ngăn trở về tuổi tác, dây hôn phối). Tuy nhiên, có những ngăn trở không thể nào chuẩn chước được (như bất lực, thân thuộc trực hệ).

- Bước tiếp theo là cần phải lặp lại sự ưng thuận kết hôn. Nếu chỉ một người ý thức sự vô hiệu vì ngăn trở, thì chỉ cần người đó lặp lại sự ưng thuận (giả thiết rằng người kia chưa rút lại sự ưng thuận). Nếu cả hai đều biết, thì cả hai phải lặp lại sự ưng thuận. Hơn nữa, nếu ngăn trở ấy là công khai, nghĩa là có thể chứng minh ở tòa ngoài (đ. 1074), thì việc lặp lại sự ưng thuận cần phải theo thể thức pháp định 1 .

b. Ðối với sự hà tì ưng thuận (đ. 1159)

Trường hợp này xảy ra khi một người vô khả năng ưng thuận, hoặc đã không ưng thuận (như giả vờ), hoặc ưng thuận đã bị tổn thương (như đặt điều kiện, man trá, bị ép duyên). Ðể được hợp thức hóa, thì người đã không ưng thuận hay ưng thuận bị hà tì cần phải lặp lại sự ưng thuận. Nếu hà tì của sự ưng thuận có thể chứng minh ở tòa ngoài, thì việc lặp lại đó phải tiến hành theo thủ tục pháp định. Nếu không thể chứng minh , thì có thể làm cách kín đáo.

c. Ðối với sự hà tì thể thức pháp định (đ. 1160)

Sự hà tì thể thức pháp định không phải do hai người chưa bao giờ kết hôn, mà do những nguyên nhân khác, như người chứng hôn không có thẩm quyền, hoặc sự ủy quyền vô hiệu. Ðể được hợp thức hóa, cả hai vợ chồng cần phải lặp lại sự ưng thuận theo thể thức pháp định.

Thẩm quyền của Giáo hội có thể điều trị tận căn khi lý do của sự vô hiệu thuộc về luật Giáo hội: hôn nhân vô hiệu vì mắc ngăn trở thuộc giáo luật, hà tì thể thức pháp định. Do đó, không thể điều trị tận căn khi lý do của sự vô hiệu thuộc luật tự nhiên, cụ thể trong những trường hợp sau : vô hiệu vì hà tì ưng thuận 1 ; vì ngăn trở theo luật tự nhiên, bao lâu ngăn trở này chưa chấm dứt.

Khi được thẩm quyền Giáo hội chuẩn miễn cho thành sự, thì lập tức thành sự. Có thể điều trị tận căn cả khi một bên hoặc hai bên không biết đến. Nói cách khác, không cần phải là chính đôi vợ chồng đứng ra xin; nhưng có thể là một người nào đó biết lý do của sự vô hiệu, và tự ý đứng ra xin ban điều trị tận căn, miễn là giả thiết hai vợ chồng còn muốn sống chung với nhau. Như đã nói, điều trị tận căn có hiệu lực hồi tố, nghĩa là kể từ ngày cử hành hôn lễ.

Ðức Giám mục giáo phận có thể ban điều trị tận căn cho từng đôi hôn thú riêng rẽ, trừ các ngăn trở dành cho Tòa thánh (chức thánh, lời khấn trọn đời trong dòng tu thuộc luật Tòa thánh, mưu sát phối ngẫu, ngăn trở thuộc luật thiên định mà nay đã chấm dứt).

Tuy nhiên, việc hợp thức hóa không thể giải quyết tất cả mọi trường hợp được. Có những trường hợp rất nan giải như trường hợp một người bị chồng bỏ, bà đi lấy chồng khác và đã có con cái. Hôn nhân thứ hai này hoàn toàn vô hiệu và cũng không thể hợp thức hoá bao lâu người chồng trước còn sống. Hoặc trường hợp Tòa án giáo phận tuyên bố một bên chết, bên kia tái lập gia đình, nhưng thực ra không chết, thì hôn nhân sau thế nào? Dĩ nhiên hôn nhân sau không thành.

Một phần của tài liệu HÔN NHÂN CÔNG GIÁO (Trang 40 -43 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×