Sự thỏa thuận hôn nhân

Một phần của tài liệu HÔN NHÂN CÔNG GIÁO (Trang 36 - 38)

I. Những điều kiện để cử hành hôn nhân thành sự

B. Sự thỏa thuận hôn nhân

Sau khi đã trình bày các ngăn trở hôn nhân, tức điều kiện thứ nhất, chúng ta bước sang điều kiện thứ hai: sự thỏa thuận kết hôn.

Giáo luật bàn đến những yếu tố căn bản của sự ưng thuận hôn nhân, cũng như những hà tì của nó, nghĩa là những khuyết điểm khiến cho sự ưng thuận bất thành. Giáo luật dự trù sự chuẩn chước các ngăn trở hoặc thể thức cử hành; nhưng theo điều 1057, thì sự thỏa thuận là yếu tố cấu thành hôn nhân, nên không một quyền lực nhân loại nào có thể thay thế hay chuẩn miễn.

1. Vô khả năng (đ. 1095) : những người sau đây kết hôn không thành vì thiếu khả năng ưng thuận: người đần độn, mất trí, thiếu nhận thức trầm trọng về nghĩa vụ và quyền lợi thiết yếu của việc trao ban và đón nhận trong hôn nhân.

2. Dốt sinh lý (đ. 1096) : người dốt nát về việc sinh hoạt vợ chồng. Ví dụ nghĩ rằng chỉ nằm ngủ chung giường là có con cái.

3. Lầm lẫn (đ. 1097) :

- Người bị lầm lẫn về căn cước của người phối ngẫu. Ví dụ muốn cưới cô em, nhưng lại bị đánh tráo cô chị.

- Người bị lầm lẫn về đặc tính tư cách trực tiếp và chính yếu, đến nỗi nói được là ảnh hưởng đến chính căn cước của người đó. Ví dụ muốn cưới anh đó là bác sĩ để chăm sóc cho bệnh nan y của mình, nhưng cưới về thì không phải.

4. Man trá (đ. 1098) : Ai kết hôn do một sự lường gạt được bày ra vì mưu chước để cho mình ưng thuận, nếu sự lường gạt ấy liên hệ đến một tư cách của người bạn, mà tự nó, tư cách này có thể làm phiền nhiễu nặng nề cuộc sống chung của vợ chồng, thì sự kết hôn vô hiệu. Ví dụ kẻ nghiện ma túy mà nói là chỉ bị ốm đói.

5. Dốt pháp lý (đ. 1099) : người lầm lẫn hiểu rằng phép hôn phối không cần phải duy nhất và bất khả phân ly (đ. 1056), cũng không cần có phẩm giá bí tích (đ. 1055), và muốn làm hôn phối loại như vậy mà thôi (để sau này có thể bỏ dễ dàng). Cần phân biệt hiểu và muốn. Hiểu mà không làm thì không sao, muốn và làm mới vô hiệu.

6. Giả vờ (đ. 1001):

- Người nói lời ưng thuận bề ngoài mà trong lòng thì không ưng thuận hôn phối đó.

- Người khi kết hôn mà muốn loại trừ phép hôn phối (ví dụ coi hôn phối chỉ là thủ tục pháp lý để có cơ sở thừa kế tài sản), hoặc loại trừ một yếu tố chủ chốt của phép hôn phối (ví dụ tính duy nhất và bất khả phân ly), hoặc loại trừ một đặc tính chủ chốt của phép hôn phối (ví dụ không chấp nhận có con cái).

7. Ðặt điều kiện (đ. 1102) : người đặt điều kiện cho tương lai thì kết hôn bất thành. Ðây là sự thỏa thuận bị ràng buộc với sự thành tựu của một yếu tố khác. Giáo luật cũng chấp nhận sự thỏa thuận với điều kiện, nhưng phải xin phép Bản quyền địa phương.

8. Bị ép duyên (đ. 1103) : Hôn phối sẽ vô hiệu nếu được kết lập vì bạo lực hay sợ hãi trầm trọng do một duyên cớ ngoại tại, cho dù không chủ ý trực tiếp gây ra, nhưng để thoát khỏi nó, người ta bị bó buộc đành phải lựa chọn kết hôn.

Một phần của tài liệu HÔN NHÂN CÔNG GIÁO (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w