Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống hội tụ tinh hoa của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian Việt Nam như điêu khắc, hội họa truyền thống, sáng tác các tích trò
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
HÀ NỘI - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thế hệ nghệ nhân phường rối nước Nam Chấn (Nam Định) đã thường xuyên giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS TSKH
Vũ Minh Giang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả thực hiện và hoàn
chỉnh luận văn
Mặc dù đã cố gắng để hoàn thiện, song luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được góp ý quý báu của thầy cô
Nguyễn Thị Nhung
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung được trình bày trong luận văn này là kết
quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GS TSKH
Vũ Minh Giang
Kết quả nghiên cứu này là hoàn toàn trung thực và không hề trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bố
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2014
Nguyễn Thị Nhung
Trang 51
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3 Phương pháp tiếp cận và tính mới của đề tài 7
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
6 Phương pháp nghiên cứu 9
7 Dự kiến đóng góp của luận văn 9
8 Cấu trúc luận văn 10
NỘI DUNG 11
Chương 1: NAM CHẤN TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 11
1.1 Đặc trưng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ 11
1.1.1 Đặc trưng văn hoá vật chất 14
1.1.2 Đặc trưng văn hoá tinh thần 15
1.2 Vị trí Nam Trực trong vùng đồng bằng Bắc Bộ 18
1.3 Vùng đất Nam Chấn (huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định) 23
1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 23
1.3.2 Điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái 23
1.3.3 Dân cư và đặc trưng văn hóa 24
Chương 2: NGHỆ THUẬT RỐI NƯỚC VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 29 2.1 Lịch sử hình thành và tồn tại của rối nước 32
2.1.1 Lịch sử hình thành 32
2.1.2 Quá trình tồn tại, phát triển 35
2.2 Các trung tâm rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ 38
2.2.1 Cơ sở rối nước chuyên nghiệp 38
Trang 62
2.2.2 Phường rối nước dân gian 40
2.2.3 Các phường rối nước dân gian trên đất Nam Định 43
2.3 Đặc trưng chung của nghệ thuật rối nước Việt Nam 47
2.3.1 Mặt nước là sân khấu biểu diễn 48
2.3.2 Thủy đình là hình tượng đặc trưng 50
2.3.3 Quân rối là hình tượng nghệ thuật 51
2.3.4 Kỹ thuật diễn rối 53
2.3.5 Tễu là nhân vật điển hình 55
2.3.6 Có sự hỗ trợ của âm nhạc, ánh sáng 57
2.3.7 Là sản phẩm của cư dân nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ 58
Chương 3: SẮC THÁI RỐI NƯỚC PHƯỜNG NAM CHẤN 62
3.1 Nghệ thuật rối nước Nam Chấn 62
3.1.1 Lịch sử ra đời và quá trình tồn tại 62
3.1.2 Kỹ thuật chế tạo quân rối và thiết kế sân khấu 66
3.1.3 Kỹ thuật diễn rối và các tích trò 71
3.1.4 Hệ thống âm thanh, ánh sáng 74
3.1.5 Rối nước Nam Chấn với lễ hội cổ truyền làng Bàn Thạch 75
3.2 Nét đặc sắc của rối nước Nam Chấn 77
3.2.1 Truyền thống lâu đời, tồn tại liên tục với các nghệ nhân tự làm rối 77
3.2.2 Phường rối đầu tiên có nữ giới tham gia 80
3.2.3 Phường rối có số lượng tích trò nhiều nhất 83
3.3 Thực trạng của rối nước Nam Chấn 89
3.3.1 Tổ chức phường rối 89
3.3.2 Cách thức truyền nghề của phường rối 92
3.3.3 Quản lý của chính quyền và khả năng xã hội hóa 94
3.4 Một số đề xuất bảo tồn và phát huy nghệ thuật rối nước Nam Chấn 108
3.4.1 Khôi phục, bảo tồn các tích trò cổ 97
Trang 73
3.4.2 Đổi mới đề tài, sáng tạo các tích trò mới phản ánh cuộc sống đương
đại 97
3.4.3 Thúc đẩy rối nước Nam Chấn tham gia hoạt động du lịch văn hóa 99
3.4.4 Hỗ trợ tài chính và tôn vinh các nghệ nhân rối nước 100
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 112
Trang 84
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Múa rối nước là loại hình nghệ thuật độc đáo, một sáng tạo riêng có
của người Việt Nó chứa đựng trong mình nhiều giá trị tinh thần và vật chất của văn hóa Việt Nam tích lũy được trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước Múa rối nước là nghệ thuật của người nông dân vừa gần gũi lại vừa linh thiêng, là biểu tượng cho ước mơ của cả cộng đồng Chính vì thế, tìm hiểu về múa rối nước cũng chính là tìm hiểu về văn hóa Việt Nam
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống hội tụ tinh hoa của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian Việt Nam như điêu khắc, hội họa truyền thống, sáng tác các tích trò, âm nhạc dân gian và diễn xướng dân gian… Nói cách khác, trong số các di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam thì múa rối nước là một trong những loại hình đặc sắc và tiêu biểu của người Việt đồng bằng Bắc Bộ
1.2 Ý nghĩa khoa học: Trong xã hội Việt Nam ngày nay với sự “áp
đảo” của nhiều loại hình hiện đại, rối nước nói riêng và các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian nói chung bị phai nhạt, lu mờ ngay trên chính “cái nôi” sản sinh ra nó Các thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay không mấy ai mặn mà với rối nước - nét văn hoá cổ truyền độc đáo Vốn hiểu biết về múa rối nước
vì thế ngày càng “cạn kiệt” Nhiều phường rối dân gian cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam trong đó có rối nước Nam Chấn (Nam Trực, Nam Định) giờ cũng mất dần chỗ đứng trước làn sóng hiện đại Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá này đang được đặt ra vô cùng cấp thiết
Một khía cạnh quan trọng nữa đó là: Các phường rối nước sau một thời gian phục hồi có xu hướng biến đổi giống nhau Ngày nay, nhu cầu mở rộng giao lưu ngày càng cao, các phường rối không giữ “bí quyết nghề” đồng thời không còn nhiều nghệ nhân thuộc thế hệ trước nên dẫn đến tình trạng các
Trang 95
phường rối na ná giống nhau về: quân rối, cách điều khiển, các tích trò… mà không giữ được sắc thái riêng của từng phường rối như trước kia Vì thế, nghiên cứu góp phần tìm ra đặc trưng của rối nước Nam Chấn là điều cần thiết, góp phần nâng cao nhận thức, bảo tồn, phát huy nghệ thuật rối nước
1.3 Ý nghĩa thực tiễn: Dưới góc độ du lịch, múa rối nước là sứ giả của
văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế, thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của đông đảo bạn bè năm châu Hiện nay, múa rối nước Việt Nam là một loại hình tiêu biểu của văn hóa dân gian dân tộc Việt - một loại hình có một không hai trên thế giới Đặc biệt, múa rối nước là một trong những di sản đang được Việt Nam xây dựng hồ sơ đệ trình để UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại
1.4 Là người con của mảnh đất Nam Định, bản thân lại có niềm yêu
thích đặc biệt với nghệ thuật múa rối nước cổ truyền của dân tộc và với mong muốn góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy loại
hình nghệ thuật đặc sắc này tôi đã chọn đề tài: “Nghệ thuật rối nước trong
không gian văn hóa Nam Chấn” làm đề tài luận văn Thạc sĩ
mà không có lý luận
Từ thế kỷ XX trở về trước, nghiên cứu về nghệ thuật múa rối nước bị
bỏ ngỏ Từ những năm 70 của thế kỷ XX, múa rối nước bắt đầu trở thành đề tài nghiên cứu của các học giả Có thể dẫn ra đây một số công trình tiêu biểu:
- Nguyễn Huy Hồng (1987), Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình, Ty
Thông tin văn hóa Thái Bình
Trang 106
- Nguyễn Huy Hồng (1974), Nghệ thuật múa rối Việt Nam, Nxb Văn hóa
- Tô Sanh, (1976), Nghệ thuật múa rối nước, Nxb Văn hoá
- Lý Khắc Cung, (2006), Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam, Nxb Văn
hoá Thông tin
Nhân dịp chào mừng kỉ niệm 1000 Thăng Long - Hà Nội, nghệ nhân Lê Văn Ngọ (Nhà hát múa rối Thăng Long) cùng các cộng sự đã nghiên cứu đề
tài khoa học: “Bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Thăng
Long - Hà Nội” Kết quả nổi bật sau 2 năm nghiên cứu của đề tài là đã thu
thập tư liệu, khảo sát một số phường múa rối dân gian, hệ thống được các tích trò rối nước để Nhà hát múa rối Thăng Long nghiên cứu, xây dựng chương trình phong phú, hấp dẫn hơn Đồng thời cũng chính là cơ sở để bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước, đề ra những phương hướng, giải pháp cho
đề án xây dựng Trung tâm bảo tồn và phát triển nghệ thuật rối nước Thăng Long - Hà Nội Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả thì hiện nay ở đồng bằng Bắc Bộ có 15 phường rối dân gian, trong đó có 04 phường rối cạn Bên cạnh đó có hai trung tâm biểu diễn rối nước chuyên nghiệp là nhà hát múa rối Trung ương và nhà hát múa rối Thăng Long
Gần đây nhất là công trình nghiên cứu “Nghệ thuật múa rối nước Việt
Nam” do Giáo sư Hoàng Chương chủ biên với sự cộng tác của: TS.NSƯT
Đoàn Thị Tình, NSƯT Đặng Ánh Ngà, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm Ngoài việc
bổ sung nhận thức chung về nghệ thuật múa rối nước, công trình này đã chú trọng đến định hướng phát triển múa rối nước Việt Nam hiện nay với 3 công tác trọng tâm là: sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn
Trong số các công trình nghiên cứu rối nước không thể không thể đến
luận án “Sự phục hồi của rối nước vùng đồng bằng Bắc Bộ” (2012) của Vũ Tú
Quỳnh (Viện Văn hóa) Lấy mốc Đổi mới năm 1986, với hai trường hợp rối nước Đào Thục (Đông Anh - Hà Nội) và rối nước Phú Đa (Thạch Thất - Hà
Trang 117
Nội), công trình này lý giải và chứng minh sự phục hồi của rối nước dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ sau Đổi mới Với việc tham khảo những thay đổi của hai phường rối dân gian Phú Đa và Đào Thục của công trình này, tác giả có thêm
cơ sở để so sánh đối chiếu với phường rối Nam Chấn (Nam Trực - Nam Định)
Bên cạnh đó còn một số kết quả nghiên cứu được công bố qua hàng trăm bài viết trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Văn hóa dân gian và tạp chí Du lịch tỉnh Nam Định Trong các bài viết đó, có bài đề cập đến rối nước Nam Chấn
Ở đề tài khoa học này, kế thừa thành tựu của các tác giả đi trước, tác giả
đi sâu khai thác, tìm hiểu đặc điểm, nét đặc sắc của rối nước phường Nam Chấn (Nam Trực - Nam Định) so với rối nước dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ
3 Phương pháp tiếp cận và tính mới của đề tài
Ngoài ra, tác giả luận văn còn vận dụng phương pháp của một số lĩnh vực khác như văn hóa học, nghệ thuật học:
Văn hóa học: Đối tượng nghiên cứu - nghệ thuật múa rối nước là một sản phẩm văn hóa sông nước tiêu biểu trong hệ thống các di sản văn hóa của châu thổ Bắc Bộ nói riêng và của Việt Nam nói chung
Nghệ thuật học: Xem xét nghệ thuật múa rối nước với tư cách là loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống độc đáo và đặc sắc của Việt Nam
Trang 128
Bên cạnh đó, tác giả còn áp dụng phương pháp nghiên cứu so sánh để tiến hành đối sánh những đặc điểm của nghệ thuật múa rối nước Nam Chấn (đặc điểm về lịch sử hình thành, nghệ thuật tạo quân rối, nghệ thuật biểu diễn, quân rối, tích trò…) trên nền chung là nghệ thuật rối nước Bắc Bộ
3.2 Tính mới của đề tài
Đóng góp mới của đề tài là cung cấp những thông tin sâu và phân tích
từ tiếp cận khu vực học, chỉ ra sắc thái riêng của phường rối Nam Chấn trên tương quan đối sánh với đặc điểm của nghệ thuật múa rối nước của đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam
Có thể nói, nghiên cứu về nghệ thuật múa rối nước ở Việt Nam nói chung thì có khá nhiều công trình nghiên cứu Đó là công trình của các tác giả: Huy Hồng, Tô Sanh, Lý Khắc Cung… như đã thống kê ở trên, tuy nhiên nghiên cứu cụ thể về phường rối Nam Chấn cho đến thời điểm hiện tại chưa
có, hơn nữa lại nghiên cứu ở góc độ tìm kiếm sắc thái thì có thể khẳng định chưa có công trình nào triển khai
Bên cạnh đó, đề tài có giá trị ứng dụng thực tế: Nghiên cứu và tìm ra nét riêng của phường rối nước Nam Chấn góp phần tích cực trong công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật rối nước Nam Chấn
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích
4.1.1 Khẳng định những nét đặc trưng của rối nước phường Nam
Chấn trong nền nghệ thuật múa rối nước cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ
4.1.2 Góp phần giới thiệu và quảng bá cho du khách và người quan
tâm về phường rối dân gian này
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tôi dự kiến thực hiện những nhiệm vụ sau:
4.2.1 Tìm hiểu nguồn gốc hình thành và quá trình tồn tại của phường
rối Nam Chấn
Trang 139
4.2.2 Chỉ ra sự độc đáo của rối nước Nam Chấn so với đặc điểm chung
của nghệ thuật múa rối nước vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam
4.2.3 Tìm hiểu thực trạng của múa rối nước Nam Chấn hiện nay và
một số đề xuất bảo tồn, phát triển nghệ thuật múa rối nước phường Nam Chấn (Nam Trực, Nam Định)
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật múa rối nước của phường rối dân
gian Nam Chấn ở Nam Trực, Nam Định
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nghiên cứu nghệ thuật rối nước phường Nam Chấn thuộc
xã Nam Chấn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
Thời gian: Từ khi nghệ thuật múa rối nước phường Nam Chấn được
hình thành đến nay
6 Các nguồn tài liệu
Nguồn tư liệu được tập hợp để xây dựng nên luận văn này là các sách báo, tạp chí, thư tịch và đặc biệt là tài liệu điền dã thu thập được trong quá trình nghiên cứu thực địa Trên cơ sở tư liệu đã được tập hợp, tiến hành xử lý
và chọn lọc tài liệu liên quan phục vụ cho đề tài
Một trong những tài liệu quan trọng là lời kể của những nghệ nhân ở phường rối nước dân gian Nam Chấn và những khán giả yêu thích bộ môn
nghệ thuật này
Tất cả những tư liệu thu thập được đều được xử lý theo các phương pháp khoa học thích hợp
7 Dự kiến đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài này, tác giả dự kiến những đóng góp sau:
7.1 Phương pháp tiếp cận mới khi nghiên cứu trường hợp: một phường
rối dân gian
Trang 1410
7.2 Trên cơ sở nghiên cứu so sánh sẽ chỉ ra đặc trưng, làm rõ nét đặc
trưng của rối nước Nam Chấn so với đặc điểm chung của rối nước đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam
7.3 Đề xuất, kiến nghị cho việc tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn và phát
huy giá trị của rối nước Nam Chấn, rối nước Việt Nam trong xã hội hiện đại ngày nay
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được cấu trúc làm 3 chương:
Chương 1: Nam Chấn trong không gian văn hóa đồng bằng Bắc Bộ Chương 2: Nghệ thuật rối nước vùng đồng bằng Bắc Bộ
Chương 3: Sắc thái rối nước phường Nam Chấn
Trang 1511
NỘI DUNG Chương 1: NAM CHẤN TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
1.1 Đặc trưng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ
GS Ngô Đức Thịnh đã nhận xét: "Trong các sắc thái phong phú và đa
dạng của văn hóa ở Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ được coi là một vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc" [58, tr 48] Sự độc đáo và đặc sắc ấy thể hiện ở mọi
mặt trong cuộc sống của cư dân Bắc Bộ Nhưng điều đó do đâu mà có? Tất yếu không thể phủ nhận rằng chính ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của Bắc Bộ đã góp phần làm nên những sắc thái của vùng
Xét về điều kiện tự nhiên, vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ có vị trí địa
chính trị và địa văn hóa rất đặc biệt Vị trí vừa tiềm ẩn nguy cơ trở thành mục tiêu xâm lược của các thế lực muốn bành trướng xuống vùng Đông Nam Á đồng thời lại thuận lợi cho việc giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Điều này đã được chứng minh trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam với những cuộc đấu tranh chống xâm lược và giao lưu các
nền văn hóa trên thế giới…
Đồng bằng Bắc Bộ có đặc trưng cơ bản là thấp và bằng phẳng Tuy nhiên, sự bằng phẳng đó chỉ là tương đối vì địa hình thực tế là núi xen kẽ
đồng bằng hoặc thung lũng, dốc thoải từ tây bắc xuống đông nam “Địa hình
châu thổ có nhiều ô trũng, nghiêng từ tây bắc (phía đỉnh châu thổ) xuống đông nam (phía biển) Ở Việt Trì và Sơn Tây, độ cao của đồng bằng lên tới 12
- 16m, có chỗ cao đến 18 - 25m như trên bậc thềm phù sa cũ nhưng dải đất duyên hải từ Hải Phòng về đến Ninh Bình, độ cao trung bình chỉ còn trên dưới 1m” [55, tr 318]
Khí hậu vùng Bắc Bộ cũng khác so với những vùng khác; khí hậu thay đổi thất thường, vừa mưa bão xong vẫn có thể gặp hạn hán, gió mùa đông bắc
Trang 1612
vừa lạnh vừa ẩm, gió mùa hè nóng và ẩm… Đây là vùng duy nhất ở Việt Nam
có dạng khí hậu bốn mùa với một mùa đông thực sự: “Trong tất cả các đồng
bằng của cả nước thì đồng bằng sông Hồng là nơi duy nhất có mùa đông lạnh
[55, tr 319].
Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, lượng mưa nhiều (trên 2500mm/năm) Thêm vào đó là mạng lưới sông ngòi dày đặc (trong đó các sông lớn thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình) cùng với ảnh hưởng của độ nghiêng tây bắc
- đông nam khiến cho các con sông bị dồn ứ, gây nên tình trạng lũ lụt Theo các
chuyên gia địa lý thì: "Vào mùa mưa, nước từ khắp các vùng đất cao đều tụ tập
vào vùng trũng, mực nước có thể dâng lên cao đến vài ba mét làm cho mặt nước sông và mặt nước đồng không còn phân biệt được” [55, tr 135] Chính vì
vậy mà trong quá trình chinh phục và khai thác đồng bằng, phát triển kinh tế, người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ luôn gắn với yếu tố nước Và chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lý ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước vừa có cái chung của văn minh khu vực vừa có cái riêng độc đáo của châu thổ Bắc Bộ
Trong quá trình chinh phục đồng bằng châu thổ sông Hồng, người Việt
đã tạo nên “nền văn minh sông Hồng” rực rỡ Đặc trưng nổi trội của văn minh sông Hồng là những giá trị gắn với nước Để chinh phục đồng bằng và phát triển nghề trồng lúa nước, từ xa xưa cư dân đồng bằng Bắc Bộ đã đắp các đê sông, đê biển trên cơ sở những sống đất cao tự nhiên khiến cho “đồng bằng sông Hồng bị chặn đứng trong quá trình bồi đắp tự nhiên của nó” Và chính
sự thích nghi với thiên nhiên này đã tạo ra sự khác biệt giữa văn hóa đồng bằng Bắc Bộ và các vùng khác trong cả nước
Bắc Bộ còn có nhiều sông ngòi, mương máng nên người dân ở đây cũng chú ý đến việc khai thác thủy sản Câu thành ngữ: nhất canh trì, nhì canh
Trang 1713
viên, ba canh điền (nhất thả cá ao, nhì làm vườn, ba làm ruộng) phản ánh cho chúng ta thấy rõ điều này Cùng với cây lúa, ở vùng đồng bằng Bắc Bộ còn nhiều loại cây phù hợp với chất đất và khí hậu từng mùa
Một đặc điểm nữa không thể không kể đến khi nói tới vùng đồng bằng Bắc Bộ đó là hiện tượng “đất chật người đông” Mảnh đất màu mỡ của khu vực đồng bằng góp phần tạo nên mật độ đông đúc của cư dân Và với sản xuất nông nghiệp, thời gian nhàn rỗi khá nhiều, người nông dân ở đây đã làm thêm những nghề thủ công Ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ có đến hàng trăm nghề thủ công với những người thợ có tay nghề cao trong đó có nhiều nghề tồn tại
và phát triển lâu đời như nghề gốm, đúc đồng, nghề dệt, nghề thêu…
Những người nông dân ở đây sống quần tụ thành làng với tính cộng đồng cao được duy trì và đảm bảo bởi “sức mạnh” của các hương ước, khoán ước Ở làng Việt Bắc Bộ đó có các mối quan hệ thân tộc, láng giềng
cố kết và bền chặt, vai trò cá nhân thiếu chỗ đứng và thay vào đó là sự “bằng vai phải vế”, sống “cào bằng”, bình quân Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những công trình chung như đình làng, chùa làng, ao làng, giếng làng…
mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tín ngưỡng tâm linh thông qua những lễ hội, hoạt động văn hóa - nghệ thuật… cùng với những chuẩn mực xã hội, đạo đức Chính những đặc điểm ấy của làng Việt Bắc Bộ đã góp phần tạo ra những đặc điểm riêng của vùng văn hóa Bắc Bộ
Như vậy, với những yếu tố tự nhiên, điều kiện môi trường xã hội đã ảnh hưởng đến phương thức sản xuất và sinh hoạt của con người vùng đồng bằng Bắc Bộ Từ đó góp phần hình thành các đặc trưng văn hóa của con người nơi đây Các đặc trưng văn hóa đó không chỉ giới hạn trong những lĩnh vực của đời sống vật chất mà còn ở cả đời sống tinh thần
Trang 1814
1.1.1 Đặc trưng văn hoá vật chất
Văn hoá ẩm thực: Cư dân Việt trên châu thổ Bắc Bộ vẫn như mô hình bữa
ăn của người Việt trên các vùng đất khác: cơm + rau + cá nhưng thành phần cá chủ yếu là các loại cá nước ngọt Với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ, bữa ăn của người Việt Bắc Bộ đã tăng thành phần thịt và mỡ, đặc biệt là trong tiết trời mùa đông nhằm giữ nhiệt năng cho cơ thể Các gia vị có tính chất cay, chua, đắng ít xuất hiện trong bữa ăn của người dân Bắc Bộ Ẩm thực Bắc Bộ với hương vị riêng thể hiện rõ trong việc dùng nước mắn và những hương vị tự nhiên như gừng, tỏi, hành, nghệ, rau thơm… Tiêu biểu cho ẩm thực đồng bằng châu thổ Bắc Bộ chính là thủ đô Hà Nội với phở, bún thang, bún chả… và các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì…
Văn hoá cư trú: Đối với vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhà ở của người dân
thường được xây dựng một cách chắc chắn, xung quanh có sự hiện diện của ao,
sân, vườn… Nhà ở truyền thống ở đồng bằng Bắc Bộ chính là nhà vì kèo: “Nhà
ở của cư dân Việt Bắc Bộ thường là loại nhà không có chái, hình thức nhà vì kèo phát triển Nguyễn Khắc Tụng đã thống kê được 10 loại nhà vì kèo khác nhau Ngôi nhà ở đồng bằng Bắc Bộ thường sử dụng vật liệu nhẹ nhưng cũng tiếp thu kĩ thuật và sử dụng các vật liệu bền như xi măng, sắt thép” [58, tr 63]
Để ứng xử với khí hậu người dân thường làm nhà hướng Nam, trồng cây theo kinh nghiệm “trước cau sau chuối”; trồng cây lá rậm, lá to như cây chuối ở mặt nhà phía bắc để ngăn gió lạnh vào mùa đông, cản mặt trời vào mùa hè và trồng cây thân cao như cây cau ở phía nam để không ngăn gió mát mùa hè cũng như không che nắng chiếu vào mùa đông Có thể thấy, người dân Bắc Bộ thường xây dựng ngôi nhà theo kiểu bền chắc, quy mô, hòa hợp với tự nhiên
và ngày nay thì mỗi ngôi nhà còn có thêm những đồ dùng tiện nghi
Văn hoá trang phục: Trang phục là một nhu cầu tất yếu, là một trong ba
yêu cầu quan trọng của đời sống vật chất là ăn, ở, mặc Trang phục truyền
Trang 1915
thống của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn, thích ứng với thiên nhiên, trong đó nổi bật là việc ưa sử dụng những gam màu nâu, màu đen
“Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá tọa, áo cánh màu nâu sồng Đàn
bà cũng chiếc váy thâm, chiếc áo nâu khi đi làm Ngày hội hè, lễ tết thì trang phục này có khác hơn: đàn bà với áo dài mớ ba mớ bảy, đàn ông với chiếc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen.” [67, tr 254]
Trang phục cũng được thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử, ảnh hưởng của giao lưu và tiếp biến văn hóa Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, trang phục của người Việt Bắc Bộ đã có nhiều thay đổi nhưng không mất
đi nét truyền thống, luôn có sự hài hòa với thiên nhiên nhiệt đới
Di sản vật thể khác: Văn hóa châu thổ Bắc Bộ có rất nhiều di tích khảo
cổ, di sản văn hóa Những đền, đình, chùa, miếu, phủ, điện… phổ biến rộng khắp các làng quê Bắc Bộ Nhiều di tích nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà
cả ở nước ngoài như đền Hùng, kinh thành Cổ Loa, cố đô Hoa Lư, Hoàng Thành Thăng Long, Phố Hiến, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Hương, chùa Tây Phương… Sự hiện diện của những giá trị đó góp phần khẳng định vị trí, vai trò của vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tựu chung lại, đặc trưng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ thể hiện sự chinh phục, biến đổi và thích nghi với điều kiện tự nhiên, môi trường của vùng
1.1.2 Đặc trưng văn hoá tinh thần
Cùng với các di sản văn hóa vật thể, các di sản văn hóa phi vật thể của đồng bằng Bắc Bộ cũng rất đa dạng và phong phú Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ dồi dào, đặc sắc với thần thoại, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, truyện
cười, truyện trạng… Mỗi thể loại đều mang nét riêng của Bắc Bộ
Sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, tín ngưỡng của cư dân lúa nước rất đa dạng Các thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn dân gian mang sắc thái vùng đậm
nét Đó là hát quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát chầu văn, hát chèo, múa
Trang 2016
rối… Nghệ thuật rối nước là sản phẩm văn hoá bản địa dân tộc Việt, phát triển
ở hầu hết các làng xã quanh kinh thành Thăng Long và nhiều phường rối ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ Chèo là loại hình tiêu biểu của sân khấu truyền thồng Việt Nam Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo (thế kỷ X) sau được phổ biến rộng rãi ra toàn bộ vùng đồng bằng Bắc Bộ Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc Đến trước thế kỷ XX đã hình thành những chiếng chèo nổi tiếng: Chiếng chèo Nam (Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình); Chiếng chèo Đông (Hưng Yên, Hải Dương); Chiếng chèo Đoài (gồm Hà Đông, Sơn Tây) Hiện nay, rất nhiều địa phương trong vùng vẫn tồn tại những chiếu chèo hay làng chèo hoặc phát triển lên thành các đoàn chèo địa phương Hát trống quân trong những ngày hội là cách làm quen và ướm lòng nhau của các chàng trai, cô gái Hát xẩm vốn là một hình thức hát rong cổ truyền của những người khiếm thị, rất phổ biến ở các bến đò, các chợ hay những nẻo đường Hát ru là một hình thức ca hát cô đúc cái tinh túy, cái thần của nghệ thuật âm nhạc và thi ca Độc đáo nữa là hát chầu văn, đây là hình thức
lễ nhạc trong nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ Tứ phủ - tín ngưỡng dân gian bản địa của Việt Nam Trung tâm của hát văn là Nam Định và một số vùng quanh Hà Nội
Nói đến văn hóa Bắc Bộ còn phải kể đến những sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh Những tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ nghề v.v… có mặt trên hầu khắp các làng quê Bắc
Bộ Các tín ngưỡng này tiềm ẩn trong tâm thức con người và tồn tại trong lễ hội mà thường là lễ hội mùa xuân và lễ hội mùa thu, “xuân thu nhị kỳ” Có hàng nghìn lễ hội trong vùng: từ những lễ hội mang tính chất lịch sử, tưởng nhớ đến các danh nhân như lễ hội Đền Trần (Nam Định) gắn với di tích của Trần Hưng Đạo và các vua Trần), lễ hội đền Cổ Loa (Hà Nội) gắn với truyền thuyết về An Dương Vương), lễ hội Hai Bà Trưng (đền Đồng Nhân, Hà Nội),
Trang 2117
hội đền vua Đinh (Ninh Bình) tưởng nhớ đến hiến công của vua Đinh Tiên Hoàng)… đến những lễ hội mang tính chất tâm linh như lễ hội Phủ Giầy (Vụ Bản - Nam Định), lễ hội chùa Thầy (Quốc Oai - Hà Nội)…
Tất cả lễ hội ấy lúc đầu đều là các lễ hội nông nghiệp Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ được ví như một bảo tàng văn hóa tổng hợp, lưu giữ khá nhiều sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp Với cư dân làng Việt
Bắc Bộ, lễ hội đúng như nhận xét của GS Ngô Đức Thịnh đó là “môi trường
cộng cảm về văn hóa, công mệnh về mặt tâm linh”
Bên cạnh những sáng tác dân gian, theo GS Đinh Gia Khánh châu thổ
Bắc Bộ còn là “nơi phát sinh nền văn hóa bác học” Sự phát triển của giáo
dục, truyền thống trọng người có chữ trở thành nhân tố tác động tạo ra tầng lớp trí thức ở Bắc Bộ Trong đó, trải qua một thời gian dài, Thăng Long với vai trò
là một kinh đô cũng đảm nhận vị trí một trung tâm giáo dục Truyền thống giáo
dục, hiếu học đó được khẳng định: “Trong thời kì Đại Việt, số người đi học, thi
đỗ ở vùng đồng bằng miền Bắc tính theo tỉ lệ dân số thì cao hơn rất nhiều so với các nơi khác Trong lịch sử 850 năm (1065 - 1915) khoa cử dưới các triều vua, cả nước có 56 trạng nguyên thì 52 người là ở vùng đồng bằng miền Bắc”
[67, tr 256] Thời hiện đại, GS Ngô Đức Thịnh nhận xét: “Với đội ngũ trí thức
thời hiện đại, ở đây không chỉ là nơi đầu mối các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học (90% các viện nghiên cứu và 64% các trường đại học), mà đội ngũ trí thức cũng tập trung đông đảo nhất, chiếm 57% tổng số trí thức cả nước” [58, tr 65] Sự phát triển của giáo dục đã tạo ra sự phát triển của văn
hóa bác học với lực lượng trí thức đông đảo Đội ngũ này tiếp nhận vốn văn hóa dân gian, vốn văn hóa bác học Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây để tạo ra dòng văn hóa bác học
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ còn là vùng văn hóa cội nguồn của văn hóa Trung Bộ, Nam Bộ Từ vùng đất cội nguồn Bắc Bộ, văn hóa Việt phát
Trang 2218
triển ở mọi vùng khác Bản thân văn hóa là một yếu tố động, luôn luôn biến đổi theo cả chiều không gian và thời gian Một yếu tố không thể không xem xét khi nghiên cứu các vùng văn hóa là sự đan xen và giao thoa giữa các yếu tố văn hóa của các vùng kế cận nhau Văn hóa của vùng chịu tác động và ẩn chứa những nét văn hóa từ những vùng văn hóa khác trong khu vực, trên thế giới
Có thể khẳng định vùng châu thổ Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại, là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng Long - Hà Nội Đặc trưng văn hóa vùng Bắc Bộ là kết quả của quá trình đấu tranh, thích nghi, biến đổi với
tự nhiên với sự nổi bật của yếu tố nước đồng thời không tách khỏi môi trường
xã hội với những yếu tố văn hóa truyền thống luôn được gìn giữ, nâng niu
1.2 Vị trí Nam Trực trong vùng đồng bằng Bắc Bộ
Huyện Nam Trực ngày nay là một phần của huyện Nam Chân, Thượng Nguyên và Giao Thủy đầu thế kỷ XIX Huyện Nam Chân là một trong các huyện thuộc phủ Thiên Trường (phủ này được đặt từ đời Trần, thời thuộc Minh đổi làm Phụng Hóa, đời Lê lấy lại tên Thiên Trường, thời Tự Đức đổi làm Xuân Trường, bao gồm 4 huyện Mỹ Lộc, Thượng Nguyên, Nam Chân và Giao Thủy) Huyện Nam Chân xưa là huyện Tây Chân Thời Lê Trung Hưng năm 1682 đổi thành huyện Nam Chân Năm Minh Mạng thứ 14 (1833) chia huyện Nam Chân thành hai huyện Nam Chân và Chân Ninh (huyện Trực Ninh ngày nay), đời Thành Thái đổi Nam Chân thành Nam Trực [65, tr 32] Đầu thế kỷ XX huyện Nam Trực (khi đó đã sáp nhập cả một phần huyện Giao Thủy) gồm 9 tổng với 96 xã thôn (Bái Dương, Cổ Da, Cổ Nông, Duyên Hưng Thượng, Đỗ Xá, Nghĩa Xá, Liên Tỉnh, Sa Lung, Thi Liệu)
Năm 1968, hai huyê ̣n Nam Trực và Trực Ninh sát nhâ ̣p thành huyê ̣n Nam Ninh Ngày 26/2/1997, thực hiê ̣n Nghi ̣ đi ̣nh 19/NĐ - CP của Chính phủ,
Trang 23Vị trí Nam Trực nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, thuộc dải duyên hải hạ châu thổ sông Hồng - vùng đất trẻ nhất trong toàn bộ các đất phù sa của sông Hồng Đây là một trong số 9 huyện của tỉnh Nam Định (9 huyện tính từ bắc xuống nam là Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng) Huyện Nam Trực là cửa ngõ phía nam thành phố Nam Đi ̣nh , phía bắc tiếp giáp thành phố Nam Đi ̣nh , phía nam giáp huyện Trực Ninh , phía đông giáp huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình ), phía tây giáp huyê ̣n Vu ̣ Bản và huy ện Nghĩa Hưng, có sông Hồng và sông Đào chảy qua
Đặc điểm vị trí của Nam Trực: Nếu như Nam Định có thể chia thành hai
vùng địa lý tự nhiên là vùng đồng bằng bãi bồi sông không còn chịu tác động của biển và vùng châu thổ hiện tại còn chịu tác động của biển [66, tr 147] thì Nam Trực thuộc vùng đồng bằng bãi bồi sông không còn chịu tác động của biển
Trang 2420
Vì thế, Nam Trực có những nét riêng khác với phần châu thổ chịu ảnh hưởng của biển như Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy là những huyện thuộc vùng châu thổ hiện tại còn chịu tác động của biển Khí hậu Nam Trực nói chung và vùng đồng bằng không chịu tác động của biển nói riêng có nền nhiệt lượng thấp hơn châu thổ hiện tại, số giờ nắng trong năm dưới 1700 giờ; tổng lượng nhiệt độ trong năm và lượng bốc hơi cũng thấp, tổng nhiệt dưới
8600oC Về mặt thủy văn, vùng Nam Trực cũng nhận được nhiều nước và phù
sa của sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ hơn
Mặt khác, trong sáu cảnh địa lý của đất Nam Định, huyện Nam Trực nằm trong địa phận của cảnh quan bãi bồi cao trong đê Sáu cảnh quan đó là:
- Cảnh quan bãi bồi ngoài đê sông
Trang 2521
- Cảnh quan bãi bồi thấp úng trong đê sông
- Cảnh quan bãi bồi cao trong đê sông
- Cảnh quan châu thổ hiện tại trong đê biển
- Cảnh quan bờ biển hiện tại ngoài đê biển
- Cảnh quan châu thổ ngầm biển nông
Phía bắc và phía nam Nam Trực là vùng trũng thích hợp cho viê ̣c trồng lúa nước Vùng đồng bãi chạy dọc theo đê sông Đào dài 15,2 km ở phía tây huyê ̣n và theo đê sông Hồng 14,5 km phía đông huyê ̣n thì thuận lợi cho viê ̣c phát triển rau màu và nghề trồng dâu nuôi tằm Với nền tảng của cảnh quan là các bãi bồi phù sa sông cao nên đất đai ở đây rất phì nhiêu Điều đó tạo cho
Nam Trực có: “độ ổn định cao nhất trong số 6 cảnh quan trong tỉnh, điều
kiện khai thác thuận lợi, cho nên nơi đây là nơi mà mật độ dân cư nông thôn cao hơn cả (chỉ sau thành phố Nam Định)” [66, tr 159]
Bên cạnh đó, điều kiện nhiệt ẩm cũng thuận lợi, số giờ nắng từ 1650 -
1700 giờ/năm, tổng nhiệt độ 8550 - 8600oC Trong mùa đông xuân có khoảng
2 - 3 tháng khô do lượng mưa tháng có thấp hơn lượng bốc hơn tháng, còn về
hè - thu thì luôn thừa thãi
Huyện có diện tích là 161,71 km2 với dân số 208014 người (2008)
Như vậy, mật độ dân số trung bình của Nam Trực là 1286 người/ km2 (so với mật độ dân số trung bình của tỉnh Nam Định 1211 người/ km2 thì cao hơn) Tộc người sinh sống ở đây chủ yếu là người Kinh, theo hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo
Sự phát triển kinh tế của huyện gắn liền với kinh tế nông nghiệp và sự phát triển của những làng nghề thủ công nghiệp Tỉnh Nam Định vốn nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của đồng bằng Bắc Bộ nên huyện Nam Trực cũng không nằm ngoài đặc điểm đó Ở Nam Trực sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối sớm và cũng là nơi có truyền thống sản
Trang 2622
xuất tiểu thủ công nghiê ̣p , với nhiều làng nghề tiêu biểu như nghề rèn Vân Chàng (xã Nam Giang), nghề đúc đồng ở Đồng Quỹ (xã Nam Tiến), nghề làm bánh kẹo ở Thượng Nông (xã Bình Minh ), nghề trồng cây cảnh Vi ̣ Khê (xã Nam Điền), nghề làm đèn ông sao ở Báo Đáp (xã Hồng Quang ), nghề trồng dâu nuôi tằm ở Nam Thắng , nghề mô ̣c ở Nam Cường… Nam Tr ực là mảnh đất giàu truyền thống hiếu học, đây là quê hương của trạng nguyên Nguyễn Hiền, Vũ Tuấn Chiêu, Trần Vạn Bảo Đó là 3 trong tổng số 5 vị trạng nguyên
của tỉnh Nam Định và là 3 trong 49 trạng nguyên nước Việt
Nam Trực được biết đến với những di tích tiêu biểu như chùa Đại Bi (thị trấn Nam Giang), đền Din (xã Nam Dương), đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền (xã Nam Thắng), đình Hát (xã Hồng Quang), làng nghề cây cảnh Vị Khê (xã Nam Điền), làng nghề đúc đồng Đồng Quỹ (xã Nam Tiến ) cùng các lễ hội đặc sắc: hội chợ Viềng Nam Giang, hội chùa Bi, hội đền Din, hội đình Hát, hội đền Y Lư Xin xem thông tin chi tiết trong bảng dưới đây:
2
Hội chợ Viềng 7 - 8/1 Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và Thị trấn
Nam Giang, huyện Nam Trực
3 Lễ hội chùa Bi 20 - 23/1 Thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực
4 Hội đền Y Lư 8 - 10/2 Xã Nam Hoa, huyện Nam Trực
5 Hội đền Xám 17 - 20/8 Xã Hồng Quang, huyện Nam Trực
6 Hội đền Din 1 - 10/12 Xã Nam Dương, huyện Nam Trực Đặc biệt, huyện Nam Trực nổi tiếng với loại hình nghệ thuật dân gian
đặc sắc là rối nước Nam Chấn, rối cạn Nam Giang cùng với đó là đặc sản phở
Giao Cù, kẹo lạc Thượng Nông
Trang 2723
Như vậy, Nam Trực nằm ở vị trí vùng hạ châu thổ sông Hồng đồng thời
là cảnh quan bãi bồi cao trong đê của tỉnh Nam Định nên ngoài những điều kiện chung của vùng, của tỉnh còn tạo cho diện mạo huyện Nam Trực có sự đông đúc, náo nhiệt của làng mạc và các khu dân cư
1.3 Vùng đất Nam Chấn (huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định)
1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Xã Nam Chấn (nay là xã Hồng Quang) nằm ở phía đông bắc của huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định; phía bắc giáp xã Nam Vân, Nam Toàn, Nam Mỹ, phía nam giáp xã Nam Hoa, Nam Hùng, Nam Cường, phía đông giáp xã Điền
Xá, Nam Hồng, Tân Thịnh, phía tây giáp xã Nam Toàn và Nam Cường
Xã Nam Chấn tiền thân là xã Lạc Chử: “Ngày 15 tháng 10 năm 1952
Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 224-TTg… đổi tên xã Lạc Chử thành xã Nam Chấn” [65, tr 32]
Lạc Chử được thành lập từ năm 1947 trên cơ sở sáp nhập 4 xã: Lạc Đạo, Cổ Chử, Đạo Nghĩa (thuộc tổng Đỗ Xá, huyện Nam Trực) và Lạc Na (thuộc tổng Cổ Gia, huyện Nam Trực)
Xã Lạc Đạo gồm các xóm: Trại Xám (Lạc Đạo Trại), Mả Râm, Trại Làng, Đông, Nguốn, Chiền, Giang, Đậu, Thị
Xã Cổ Chử gồm các xóm: Dứa (Cổ Chử), Mộng Lương, Mộng Giáo, Rạch
Xã Đạo Nghĩa gồm các xóm: Dứa (Đạo Nghĩa), Thự, Hậu Phú
1.3.2 Điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái
Nằm trong vùng đất được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ của sông Hồng, Nam Chấn có tổng diện tích tự nhiên là 1055,28ha, trong đó diện tích đất
Trang 2824
canh tác là 759,77ha (diện tích hai vụ lúa là 699,86ha, diện tích nuôi trồng thủy sản là 24.05ha)
Có chung đặc trưng với vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, khí hậu
Nam Trực nói chung và khí hậu ở Nam Chấn nói riêng thuộc kiểu "khí hậu chí
2 tháng Riêng vùng ven biển có "khí hậu chí tuyến gió mùa ẩm, có mùa đông
Về địa hình, vùng đất Nam Chấn xưa, Hồng Quang nay được nhận xét
là vùng bãi bồi thấp “Dạng bãi bồi thấp… tập trung chủ yếu ven sông Hồng
và sông Nam Định, sông Ninh Cơ ở chỗ mới tách ra từ sông Hồng, thuộc các
xã Nam Mỹ, Nam Toàn, Hồng Quang, Nam Thắng, Tân Thịnh, Trực Chính, Trực Nghĩa, Phương Định” [66, tr 160]
Về giao thông, xã có quốc lộ 21 đi qua với chiều dài gần 1.5km và đường Châu Thành bắt đầu từ cầu Vòi chạy qua xã tới Nam Cường dài 2,7km Các trục đường liên thôn trong xã đều được nối với các đường nói trên tạo nên mạng lưới giao thông đường bộ liên hoàn, đảm bảo việc đi lại của nhân dân Bên cạnh đó, sông Châu Thành chạy qua địa phận của xã với chiều dài 4,3 km nối liền với hệ thống mương máng nội đồng, hình thành mạng lưới thủy lợi, thuận lợi cho việc tưới tiêu cho đồng ruộng và giao thông đường thủy
Như vậy, với địa hình bằng phẳng, phù sa màu mỡ, nguồn nước phong phú là những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho thâm canh trong nông nghiệp đồng thời hình thành nên khu dân cư, làng mạc đông đúc ở địa phương
1.3.3 Dân cư và đặc trưng văn hóa
Hiện nay xã có tổng số 3637 hộ gia đình với tổng dân số là 13944 người (theo báo cáo tổng kết năm 2013 của xã) Như vậy, mật độ dân số của
xã là 1322 người/km2 Dân số đông đã tạo sức ép nhiều mặt đối với kinh tế,
Trang 29Thủ công nghiệp: Nếu chỉ sử dụng lao động trong nông nghiệp thì địa
phương vẫn còn rất nhiều lao động dư thừa, nhất là vào những lúc nông nhàn
Để giải quyết tình trạng dư thừa lao động, khắc phục tính mùa vụ trong sử dụng lao động nông nghiệp, xã cũng như những địa phương khác của vùng rất phổ biến các làng nghề Nhân dân trong xã có một số nghề thủ công cổ truyền như: Nhuộm, dệt vải, làm hoa giấy ở Báo Đáp, làm tương, hàng sáo ở Lạc Đạo… Bên cạnh đó, hiện nay có xu hướng phát triển nghề thủ công sản xuất các mặt hàng hoa nhựa và trồng hoa, cây cảnh và điều này đã đem lại nguồn thu đáng kể cho nhiều hộ gia đình
Trên nền tảng văn hóa lúa nước, các sáng tạo văn hóa khác đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của kinh tế nông nghiệp, xã hội nông thôn và cư dân nông dân Do vậy, đặc trưng văn hóa của Nam Chấn cũng không nằm ngoài đặc trưng của vùng
Thương nghiệp: Trên địa bàn xã có hai chợ là chợ Hóp và chợ Xám
được hình thành từ thời phong kiến Chợ Hóp được họp vào mỗi buổi chiều nên còn gọi là chợ Hôm Chợ Xám được họp tại xóm Thị (Lạc Đạo), sau đó
do nhu cầu họp chợ ngày càng đông nên từ năm 1977 chợ được mở rộng quy
mô Chợ là nơi giao lưu, buôn bán, trao đổi của người dân không chỉ trong xã
mà còn cả ở các xã lân cận
Tôn giáo tín ngưỡng: Phát huy truyền thống của dân tộc, nhân dân nơi
đây coi trọng truyền thống thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ Theo thống kê của
xã, tính đến năm 2013, xã có 8 ngôi đền và 23 từ đường dòng họ Nổi tiếng nhất còn có Đình Xám Đình Xám hay còn gọi là đình Hát ở thôn Lạc Đạo xã
Trang 3026
Hồng Quang huyện Nam Trực là di tích thờ Phụ dực quốc chính Thượng tướng quân Trần Minh Công Trần Minh Công tên thật là Trần Lãm, sinh ngày 18 tháng 8 (không rõ năm), cha là Trần Đức, mẹ là Lâm Thị Quê gốc của ông vốn
ở Quảng Đông (Trung Quốc), dời về phương nam vào thời Ngô Vương Quyền (939 - 944) cùng gia đình làm nghề đánh cá tại cửa biển Bố Hải (Thái Bình)
Lễ hội đình Xám được tổ chức vào ngày 17 đến 19 tháng 8 âm lịch hàng năm Hội đình Xám ngoài những màn rước kiệu, tế lễ long trọng còn có các cuộc thi đấu vật, bắt vịt, chọi gà, múa rối nước, bơi chải, biểu diễn trống chèo và thi hát… Đình Xám là một trong những di tích lịch sử - văn hóa có nhiều giá trị ở Nam Định Ngôi đình là sản phẩm thể hiện công sức sáng tạo của một tập thể nhân dân lao động, là một chứng tích lịch sử mang dấu ấn dân tộc Tại đây chúng ta không chỉ được tham gia vào lễ hội mang đậm sắc thái dân gian truyền thống của dân tộc mà còn cảm nhận được những thành tựu nghệ thuật, phong cách tạo hình của một thời kỳ lịch sử Đình được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng công nhận Di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1964
Hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Công giáo được du nhập và phát triển mạnh từ rất sớm trên địa bàn xã Hiện nay, đạo Phật trong xã có 9 chùa: Ba
Xã, Lạc Na, Dứa, Mộng Lương, Rạch, Trại Xám, Mả Râm, Phúc Lâm và xóm
10 với khoảng 51% dân số chịu ảnh hưởng Công giáo trên địa bàn xã hiện tại
có 1 nhà thờ xứ Báo Đáp và 12 nhà thờ họ (Hậu Phú, Lạc Na, Thự, Mộng Giáo, Dọc, xóm 1, xóm 2, xóm 5, xóm 7, xóm 8 và xóm 9) với số tín đồ chiếm 49% dân số của xã
Văn hóa - giáo dục: Nhân dân Hồng Quang nói riêng, Nam Trực và
Nam Định nói chung còn nổi tiếng với truyền thống hiếu học Qua các triều đại phong kiến đã có rất nhiều người đỗ đạt cao tiêu biểu như ông Trần Văn
Bảo (Xóm Dứa): “Ông đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng
Nguyên) năm Canh Tuất (1550) Ông từng được cử đi sứ và làm đến chức
Trang 31Hiện nay nhân dân trong xã tích cực xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng nông thôn mới Năm 2012 trên địa bàn xã, số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đã lên tới 80%, có 10/29 thôn, xóm có nhà văn hóa, đường làng ngõ xóm từng bước được mở rộng khang trang, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, nhân dân có ý thức chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như các quy định của địa phương và tích cực hưởng ứng tham gia phong trào
*Tiểu kết chương 1
Có thể nói, vùng đất Nam Chấn, Nam Trực hay rộng hơn là vùng đồng bằng Bắc Bộ với đặc điểm tự nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, nước nhiều hơn đất, ao hồ, sông suối phổ biến là những nét đặc trưng Cùng với đó là môi trường văn hóa mang tính bề dày lịch sử với những sinh hoạt lễ hội, đình đám, tín ngưỡng, các loại hình nghệ thuật độc đáo… của cư dân nông nghiệp
Trang 3228
Vùng đất Nam Chấn là một điển hình cho điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng Bắc Bộ với nguồn nước dồi dào, nhiều ao hồ và sự đông đúc, quần tụ của dân cư nông nghiệp cùng vai trò quan trọng của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế Mỗi vùng đất đều có sự tác động qua lại giữa điều kiện tự nhiên và con người và đó chính là nhân tố tạo nên đặc trưng văn hóa, sáng tạo văn hóa
Và tất yếu có một thực tế không thể phủ nhận đó là con người sống trong điều kiện, môi trường như thế nào thì sẽ sáng tạo ra các giá trị văn hóa gắn liền với môi trường đó Và đối với người dân Việt cổ đó là những sáng tạo văn hóa gắn liền với yếu tố nước Yếu tố NƯỚC gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao động của người nông dân nơi đây, nó cũng chính là dấu ấn văn hóa mang tính vùng miền, tính địa phương Yếu tố nước tạo ra những sáng tạo văn hóa, đặc trưng văn hóa của Nam Chấn, Nam Trực và của vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam
Dấu ấn của một vùng văn hóa mà “nước là yếu tố quan trọng hàng đầu
trong tự nhiên của châu thổ Đối với đồng bằng châu thổ đã ổn định, người ta không thể không chú ý đến hiện tượng nước quá thừa vào mùa mưa lũ và mối quan hệ giữa nó với sự phá rừng và quá trình xói mòn ở vùng thượng lưu”
[55, tr 151] Như vậy, yếu tố nước không chỉ tạo nên ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế mà còn tạo nên diện mạo văn hóa, đặc trưng văn hóa Chính
từ yếu tố nước này đã góp phần tạo ra những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng quan trọng đối với con người nơi đây
Trang 3329
Chương 2: NGHỆ THUẬT RỐI NƯỚC VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Múa rối là loại hình nghệ thuật ra đời sớm và có ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Nghệ thuật rối bắt nguồn từ những trò chơi với việc sử dụng con rối diễn trò, đóng kịch trên sân khấu còn người điều khiển được che kín Căn
cứ theo phương thức điều khiển có 5 loại hình múa rối:
- Loại điều khiển từ dưới lên
- Điều khiển từ trên xuống
- Điều khiển ngang
- Rối sân khấu đen (Nhật Bản)
- Rối nước (Việt Nam)
Nếu như căn cứ vào môi trường, không gian sân khấu biểu diễn thì nghệ thuật múa rối được chia làm hai loại:
- Nghệ thuật múa rối nước
- Nghệ thuật múa rối cạn
Nghệ thuật múa rối nước là loại hình nghệ thuật lấy mặt nước làm sân khấu biểu diễn, dùng động tác hình thể của quân rối để thể hiện hành động của nhân vật trên sân khấu Các nghệ nhân gọi việc làm của quân rối là múa
và việc làm của mình là giật trò Các hành động của quân rối như đi lại, giơ
tay, xoay người, gật đầu… được kiểm tra qua những khe hở của tấm mành
Múa rối nước là một nghệ thuật diễn xướng độc đáo của Việt Nam, có thể coi là sáng tạo gắn với làng quê Việt Nam, là niềm tự hào của những cư dân trồng lúa nước, sống trên môi trường sông nước Giống với các loại hình nghệ thuật rối khác, rối nước là nghệ thuật dân gian, gắn bó chặt chẽ với những sinh hoạt dân dã, thân quen nơi làng quê Việt Rối nước là một hợp phần đặc sắc của văn hóa làng, “sống” với ao làng và được dân làng yêu thương Điểm khác với các loại hình nghệ thuật múa rối cạn như rối tay, rối que, rối dây… có thể
Trang 3430
thấy ở nhiều nước với trình độ điêu luyện, múa rối nước chỉ tồn tại ở Việt Nam Chính vì thế, rối nước không chỉ khẳng định được vị trí trong sân khấu múa rối nước nhà mà còn chiếm giữ vị trí “độc tôn” của sân khấu rối thế giới Báo chí
nước ngoài đã khẳng định: “Múa rối nước Việt Nam đã trả lại cho nhân loại một
di sản văn hóa vinh quanh mà trước đây nó bị nằm trong lãng quên” [10, tr 39]
Với hình ảnh đặc trưng là chú Tễu, nghệ thuật múa rối Việt Nam là loại hình nghệ thuật duy nhất của sân khấu múa rối thế giới
Nếu như ở rối cạn, con rối là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất thì ở rối nước sự phối hợp của cả hai yếu tố: rối và nước Đặc trưng của loại hình nghệ thuật rối nước này là có múa, có rối và có nước Tên gọi “múa rối nước”
có lẽ bởi thế mà thành
Hình thức biểu diễn: Hình thức múa rối nước cổ truyền Việt Nam
chính là hình thức múa rối trên ao, hồ Sàn biểu diễn là mặt nước ở một phía của ao, hồ; ba bên dành cho khán giả ngồi xem Con rối nước thường được làm bằng gỗ chui từ dưới lên hoặc lách mành đi ra từ trong buồng trò rối nước Múa rối nước hiện nay còn được biểu diễn trong các bể chứa lưu động Người điều khiển rối nước được giấu kín trong buồng trò, đứng ngâm mình dưới nước, cho hai tay xuống nước, luồn qua tấm mành để điều khiển con rối cử động theo ý mình bằng hai cách: trò dây và trò sào Giật trò là điều khiển quân rối nước ngoài sân khấu cử động bằng máy sào, máy dây giấu kín dưới mặt nước; là đứng ngâm nửa mình trong bùn nước, sau các tấm mành che cửa buồng trò đưa đẩy, kéo giật, nâng, ấn… các sào, các dây làm chuyển động bàn máy khiến các quân rối đi lại, giơ tay, xoay người, gật
đầu… trên sân khấu mặt nước
Một số định nghĩa về nghệ thuật múa rối nước
Trong cuốn “Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam”, tác giả Tô Sanh đưa
ra định nghĩa như sau: “Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu
mà chỗ diễn của con rối là mặt nước ao, hồ hay bể rộng” [47, tr 37]
Trang 3531
Theo tác giả Diệp Đình Hoa trong sách “Làng Nguyễn”, NXB Khoa
học xã hội Hà Nội (1994): “Múa rối nước là nghệ thuật diễn xướng dân gian
độc đáo của người nông dân trồng lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng Một sản phẩm văn hóa kết tinh của óc sáng tạo, trí thông minh và tài khéo léo của ông cha ta, đời đời kế tiếp nhau và lưu truyền đến ngày nay”
Như vậy, căn cứ vào đặc trưng loại hình, hình thức biểu diễn và các định nghĩa trên, ta có thể khẳng định về loại hình nghệ thuật múa rối nước
Việt Nam như sau: Múa rối nước là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian
truyền thống lấy mặt nước làm sân khấu, là nơi cho con rối diễn trò, đóng kịch Người điều khiển giấu mình trong buồng trò và điều khiển con rối bằng dây hoặc sào Múa rối nước là bộ môn nghệ thuật sân khấu nước kỳ lạ, độc đáo, đặc sắc chỉ có ở Việt Nam
Vị trí rối nước trong kho tàng rối quốc tế
Đối với thế giới, múa rối nước Việt Nam được xem như một “đặc sản” Thực tế hiện nay, các nghệ sỹ múa rối Việt Nam đã đưa chú Tễu cùng những
“cô cậu” ngộ nghĩnh từ đồng ruộng Việt Nam đi biểu diễn khắp năm châu Với những trò diễn vui nhộn, hấp dẫn, rối nước Việt Nam đã chinh phục khán giả nước ngoài và khẳng định là nghệ thuật có một không hai trên thế giới Cùng với sự hội nhập, nghệ thuật múa rối nước đang dần phát triển hòa nhập với hơi thở của thời đại Múa rối nước Việt Nam đã tham gia nhiều Festival văn hóa
nghệ thuật trong nước cũng như trên thế giới và đều được đánh giá cao
Ở tầm quốc tế, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết:
“Khi được xem múa rối Việt Nam, các đại sứ hay tùy viên văn hóa ở Việt Nam
đều mong muốn được đưa rối của Việt Nam sang nước của họ để giới thiệu Hiện nay trong các ngày văn hóa, tuần văn hóa Việt Nam ở nước ngoài chúng tôi đều đưa rối đi để giới thiệu và đi đến đâu cũng để lại ấn tượng Đó là một điều đáng mừng cho múa rối Việt Nam” [77]
Trang 3632
Quá trình đi lưu diễn ở nhiều quốc gia, múa rối nước đã gây được ấn tượng mạnh mẽ Có rất nhiều lời đánh giá cao dành cho rối nước Việt Nam:
“Những con rối nước Việt Nam - Những thiên thần của đồng ruộng Việt Nam
lần đầu tiên rời bỏ sông Hồng tiến về sông Sen bắt Pari và cả thế giới hiểu rằng ngoài nền văn minh của mình còn nền văn minh khác nữa…” “Hãy đến xem múa rối nước để có dịp chiêm ngưỡng một kỳ quan nghìn tuổi Đây mới
là nghệ thuật dân gian đích thực…” [4, tr 85]
Trong nhiều năm qua múa rối nước Việt Nam đã khẳng định vị trí trên trường quốc tế bằng việc giành liên tiếp những giải thưởng cao quý của Liên hoan múa rối và thường được chọn là tiết mục đinh của nhiều Festival trên thế giới… Tại Liên hoan múa rối Quốc tế lần thứ 2 vào ngày 9/9/2010 diễn ra tại Nhà hát Âu Cơ (Hà Nội), hai chương trình rối nước chào mừng Đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội của Nhà hát múa rối Thăng Long và tiết mục chuyển thể từ truyện dân gian nước ngoài “Andersen” của Nhà hát múa rối Việt Nam đã xuất sắc giành 2 huy chương vàng [71] Đồng thời rối nước Việt Nam được rất nhiều quốc gia hâm mộ, trân trọng và mời sang lưu diễn Nghệ thuật múa rối cổ truyền Việt Nam đã khẳng định vị trí của mình và đến với khán giả khắp các châu lục giúp họ hiểu được văn hóa, con người Việt Nam
2.1 Lịch sử hình thành và tồn tại của rối nước
2.1.1 Lịch sử hình thành
Con người ở môi trường nào thì sáng tạo ra trò chơi gắn liền với môi trường đó Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, môi trường nhiệt đới với nguồn nước phong phú và đó là yếu tố thuận lợi cho nghệ thuật múa rối nước
ra đời Vùng đồng bằng Bắc Bộ cơ bản là thấp và bằng phẳng, người Việt khi
chinh phục đồng bằng đã phải đối mặt với tình trạng thừa nước: “Cuộc sống
của người nông dân châu thổ Bắc Bộ thường bị khốn đốn vì thừa nước chứ không phải thiếu nước” Rối nước bắt nguồn từ những trò chơi, từ nghệ thuật
Trang 3733
tạo hình của người lao động Họ là những con người “chân lấm tay bùn”, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, sống và gắn bó với nước ngay từ trong “bụng mẹ” Nguồn nước là thứ không thể thiếu đối với một cộng đồng nông nghiệp
Đó là yếu tố quan trọng hàng đầu: Nhất lúa, nhì phân, tam cần, tứ giống nên
có thể nói nước gắn bó với người nông dân Việt thân thiết vô cùng Họ sống, lao động, sinh hoạt… đều gắn liền với nước và ngay cả khi vui chơi, giải trí
cũng không tách khỏi yếu tố nước Rối nước manh nha từ trong công cuộc trị
thủy - một trong bốn họa nguy hiểm hàng đầu đó là thủy (nước), hỏa (lửa), đạo (trộm), tặc (giặc) [28, tr 46] Nước luôn là yếu tố gần gũi, thân quen,
quan trọng bậc nhất nhưng cũng chứa đựng cả sự thiêng liêng
Yếu tố nước luôn gắn liền với mỗi người dân đất Việt và đối với nghệ thuật rối nước, những người dân Việt cổ đã thành công không chỉ trong việc cải tạo thiên nhiên, bắt nó làm ra hạt gạo nuôi sống mình mà còn phục vụ cho đời sống tinh thần
Trên thế giới có nhiều cộng đồng sinh sống bằng nghề nông, những quốc gia với diện tích nước lớn nhưng múa rối nước với sân khấu mặt nước đặc sắc và độc đáo này xuất hiện duy nhất ở Việt Nam Những con rối thô sơ của nghệ thuật tạo hình ban đầu trong những trò chơi tự phát đã dần được hoàn thiện với trình độ tinh vi và nghệ thuật hơn đem lại một loại hình nghệ thuật đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn bởi sự kỳ diệu và biến hóa
Như vậy, có thể khẳng định bên cạnh điều kiện tự nhiên thì tài năng, trí tuệ và óc sáng tạo của cư dân nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ là yếu tố quyết định cho sự ra đời của nghệ thuật rối nước Việt Nam Nói cách khác, môi trường lúa nước là điều kiện cần, tài năng sáng tạo của người nông dân là điều kiện đủ cho sự ra đời của nghệ thuật múa rối nước có một không hai này
Thời điểm ra đời
Thời điểm chính xác về ra đời của múa rối nước cho đến nay vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải Những giả thuyết mà các nhà nghiên cứu đặt ra hiện
Trang 3834
nay chưa có đủ tư liệu khoa học để khẳng định Điều này cũng dễ hiểu khi mà xưa kia rối nước thường bí truyền trong các tổ chức phường hội và đất nước lại trải qua thời gian dài bị chiến tranh tàn phá
Tính đến thời điểm hiện nay, các nhà nghiên cứu hàng đầu như Nguyễn Huy Hồng, Tô Sanh đều khẳng định nghệ thuật múa rối của dân tộc đã khá phát triển dưới thời Lý (1010 - 1225) Minh chứng cho điều này bia Sùng Thiện Diên Linh dựng năm 1121 đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1128) tại chùa Đọi (Phủ Lý - Hà Nam) Văn bia do Thượng thư Nguyễn Công Bật soạn với việc miêu tả một buổi lễ long trọng nhân dịp kỉ niệm ngày sinh vua cha do vua Lý Nhân Tông tổ chức trong đó có biểu diễn múa rối:
Thả Rùa Vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn…
Phơi mai để lộ bốn chân, dưới dòng sông lờ lững Rùa vàng liếc mắt nhìn bờ
Hé môi phun nước Ngửa trông dải mũ nhà vua Cúi xét bàn trời lồng lộng Trông vách núi cheo leo Dàn nhạc Thiền réo rắt Cửa động mở ra
Thần tiên xuất hiện Đều là giáng điệu Thiên cung
Há phải phong tư trần thế Các nàng vươn tay nhỏ, dâng khúc Hồi phong Nhăn mày thúy, ca ngợi vận đẹp
Chim quý từng đàn ca múa
Các con thú chạy loăng quăng Người đi hái củi, thợ săn giương cung… [28, tr 39]
Trang 3935
Sự phát triển của trò rối thể hiện: diễn đã có lời và có động tác:
“Nàng tiên từ trên không sa xuống Cất lên tiếng hát véo von
Ca ngợi công đức đầu tiên của vị vua hiền” [46, tr 57]
Như vậy, từ thế kỷ XI, nghệ thuật múa rối đã rất thịnh hành và có một trình độ khá cao Điều này giúp ta nhận định múa rối nước đã có từ trước đó thế kỷ IX, X Hay có thể sớm hơn nữa như ý kiến của GS Trần Quốc Vượng:
“Tại chùa Pháp Vân (Bắc Ninh) có di chỉ về múa rối nướcvào cuối thế kỷ II, đầu thế kỷ III” [9, tr 14]
2.1.2 Quá trình tồn tại, phát triển
Có thể khẳng định rằng múa rối nước ra đời ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam Trải qua hàng nghìn năm tồn tại, rối nước vẫn chưa đi xa khỏi nơi phát tích của mình Các phường rối dân gian truyền thống đều tập trung quanh kinh thành Thăng Long, đó là ở các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương,
Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh…
Múa rối nước là nghệ thuật truyền thống của dân tộc Việt Nam, quá trình tồn tại, phát triển của nghệ thuật này được chia làm các thời kỳ như sau:
Thời kỳ thứ nhất: Múa rối nước mang tính chất trò chơi
Rối nước còn là một hình thức trò chơi của nhân dân lao động, thợ thủ công, nông dân, không phổ biến rộng mà hoạt động trong phạm vi vài gia đình, một vài dòng họ, một vài địa phương
Thời kỳ thứ hai: Rối nước thành một trò diễn xướng được chuyên môn hóa với việc thành lập phường, hội rối nước
Đó là khi múa rối nước từ một nhóm người chơi rối tiến lên một phường, một gánh và bắt đầu diễn ở địa phương đông người xem, lan rộng ra ngoài xóm làng và được nhiều vùng lân cận biết đến Ở thời kỳ này đình, chùa, cung đình cũng biết đến, múa rối nước diễn trong những ngày hội, ngày
Trang 4036
lễ lớn Phong trào lan rộng từ các vùng có nhiều cơ sở múa rối nước hoạt động, tiến đến các địa phương xa hơn và lan rộng hầu như khắp đồng bằng miền Bắc Đã có những cuộc gặp gỡ, thi đấu, tranh tài giữa các phường rối với nhau Nội dung tiết mục chủ yếu vẫn là phản ánh sinh hoạt đời sống nông thôn với các tiết mục lệ thuộc vào kỹ xảo Trong thời kỳ này các phường hội ganh đua nhau, giấu nghề, giữ bí mật, ráo riết tìm những trò hay, tiết mục lạ
để đem lại vinh dự cho phường rối của mình
Thời kỳ thứ ba (1945 - 1954): Thời kỳ đình trệ
Đây là thời kỳ chống thực dân Pháp, phường rối có nơi bị đình đốn, có nơi hoạt động nhỏ giọt Diễn rối nước nặng về phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến, nhẹ về doanh thu Nhiều quân rối bị giặc đốt cháy, con rối mất, phường rối tan chỉ có một số ít là còn tồn tại Tiết mục về lễ giáo phong kiến
bị bãi bỏ dần, tiết mục lịch sử sản xuất và chiến đấu tăng lên
Thời kỳ thứ tư (1954 - 1986): Manh nha phục hồi và tồn tại “cầm chừng”
Thời kỳ lập lại hòa bình ở Đông Dương 1954, các phường rối nước cổ truyền được phục hồi, phục vụ nhân dân địa phương là chủ yếu Năm 1956 Đoàn múa rối Trung ương được thành lập, là mốc quan trọng cho nghệ thuật múa rối Việt Nam
Thời kỳ này đã tổ chức một số liên hoan, hội diễn trao đổi kinh nghiệm
về múa rối nước, những kịch bản rối nước đầu tiên từ trò tiến lên chuyện của
Nhà hát múa rối Trung ương: Thi hóa Rồng, Trần Hưng Đạo bình Nguyên đã
thể hiện những bước đầu trong công việc nghiên cứu phát triển và nâng cao tiết mục rối nước Các phường rối hay chính là các đoàn múa rối nước địa phương: Nam Chấn (Nam Định), Vĩnh Bảo (Hải Phòng), Nguyên Xá (Thái Bình)… đã có nhiều buổi diễn phối hợp, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm… Múa rối nước được quan tâm phát triển: Phòng triển lãm chuyên đề về nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Việt Nam do nhà nghiên cứu Tô Sanh sưu tầm,