1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam

109 652 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 317,91 KB

Nội dung

Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam

Trang 1

Nghiên cứu khoa học sinh viên

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: Khái quát chung về chính sách ODA của Nhật Bản ………….5

1.1 Một số khái niệm về ODA 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Đặc điểm 6

1.1.3 Phân loại nguồn vốn ODA 10

1.2 Tổng quan về ODA của Nhật Bản 12

1.2.1 Lịch sử hình thành 12

1.2.2 Chính sách ODA của Nhật Bản 15

1.2.3 Quan điểm của Nhật Bản thể hiện qua Hiến chương ODA 18

CHƯƠNG II: Tác động của ODA Nhật Bản tới phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam……….21

2.1 Thực trạng ODA Nhật Bản tại Việt Nam 21

2.1.1 Vị trí của ODA Nhật Bản trong tổng thể nguồn viện trợ ODA tại Việt Nam 21

2.1.2 Quá trình hợp tác 23

2.1.3 Lợi ích và ảnh hưởng của Nhật Bản và Việt Nam trong việc cho vay và tiếp nhận ODA 25

2.1.4 ODA của Nhật Bản tại Việt Nam 29

Trang 2

Nghiên cứu khoa học sinh viên

2.1.5 Đặc điểm viện trợ chính thức ODA Nhật Bản cho Việt Nam 30

2.1.6 Tình hình giải ngân ODA của Nhật Bản 34

2.1.7 Tình hình quản lý và sử dụng vốn ODA Nhật Bản 35

2.2 Vai trò và tác động của ODA Nhật Bản tới phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 37

2.2.1 Thúc đẩy tăng trưởng 37

2.2.2 Cải thiện môi trường sinh hoạt và xã hội 54

2.3 Hỗ trợ cải cách thể chế, cải cách hành chính 64

2.3.1 Hoàn chỉnh luật pháp 64

2.3.2 Hỗ trợ cải cách hành chính 65

CHƯƠNG III: Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam……… 67

3.1 Triển vọng thu hút vốn ODA 67

3.1.1 Đánh giá tình hình ký kết và giải ngân 2006-2010 67

3.1.2 Nhu cầu về vốn ODA Nhật Bản của Việt Nam 68

3.1.3 Một số thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút vốn ODA Nhật Bản69 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản 76

3.2.1 Giải pháp về chính sách và thể chế 77

3.2.2 Giải pháp về quản lý 81

3.2.3 Giải pháp về đào tạo 84

3.2.4 Nên tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI và các nguồn tín dụng khác 86

Trang 3

Nghiên cứu khoa học sinh viên

KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 94

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNH-HĐH Công nghiệp hóa – HIện đại hóa

ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu ÁASEAN Association of Southeast Asian

Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

DAC The Development Assistance

FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoàiJBIC Japan Bank for International

Cooperation

Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

JETRO Japan External Trade

Organization

Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản

JICA Japan International

Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thứcODF Offcial Development Finance Hỗ trợ phát triển tài chínhOECD Organisation for Economic Co-

operation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Trang 5

Thứ tự Tên bảng, biểu đồ, sơ đồ TrangBảng 1 Số lượng vốn ODA của 5 nhà tài trợ song phương lớn nhấtqua các năm 12

Bảng 2

Vốn ODA cam kết được đưa ra tại Hội nghị Nhóm các Nhà tài trợ thường niên (tháng 12 hằng năm) cho Việt Nam (2004-2010)

21

Bảng 3 Tài trợ của Nhật Bản và các nước thuộc tổ chức DAC cho

Bảng 4

ODA Nhật Bản cam kết cho Việt Nam vay từ năm 1992 đến 2010 (Ký kết tại các hội nghị thường niên giữa hai quốc gia)

Biểu đồ 1 Xu hướng phân bổ vốn ODA song phương của Nhật Bản

Trang 6

1 MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hội nghị Nhóm tư vấn Các nhà tài trợ Việt Nam diễn ra tháng 11 năm

1993 tại Paris (Pháp) mở ra một trang sử mới, một bước ngoặt trong quan hệ hợptác phát triển của Việt Nam với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế (bao gồm cácquốc gia và tổ chức) Kể từ đó, nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (OfficialDevelopment Assistance – ODA) đã trở thành một nguồn lực quan trọng khôngthể thiếu trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta Nguồn vốn ODA đãgóp phần làm đổi thay diện mạo đát nước, cải thiện môi trường đầu tư và nângcao nguồn nhân lực Từ đó, nước ta đã đạt được những thành công ấn tượng.Nếu như trước Đổi mới, nền kinh tế chúng ta yếu kém, lạm phát phi mã (700%-800%/năm) thì nay sau 20 năm Đổi mới và mở cửa thu hút đầu tư, năm 2010chúng ta đã thoát khỏi danh sách các nước có thu nhập thấp, gia nhập vào hàngngũ các nước có thu nhập trung bình thấp Mức tăng trưởng kinh tế hằng nămthuộc nhóm cao và là một trong số ít các nước nhanh chóng vươt qua khỏi cuộckhủng hoảng kinh tế Điều đó đã chứng minh đường lối lãnh đạo đúng đắn củaĐảng và Nhà nước ta, trong đó có chính sách thu hút vốn đầu tư và tiếp nhận vốntài trợ ODA

Nguồn vốn ODA cam kết tính cả số vốn cam kết tại Hội nghị Nhóm tưvấn Các nhà tài trợ 2010 diễn ra tháng 12 vừa qua lên tới 64 tỷ USD Đây là mộtcon số khá ấn tượng và đặc biệt hơn Nhật Bản vẫn là quốc gia có số vốn cam kết

hỗ trợ lớn nhất Vốn ODA Nhật Bản đã vào Việt Nam từ năm 1992 và đến naylượng vốn đó không ngừng tăng, Nhật Bản và Việt Nam đã có nhiều ký kết vềvấn đề này để sự hợp tác ngày càng đạt hiệu quả cao hơn Nhìn lại chặng đường

Trang 7

gần 20 năm tiếp nhận vốn ODA từ Nhật Bản, chúng ta nhận thấy nguồn vốn Hỗtrợ phát triển chính thức của Nhật Bản đã góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh

tế - xã hội của Việt Nam Trong bối cảnh đó, nhận thấy cần thiết phải có một bàinghiên cứu về vai trò của nguồn vốn ODA Nhật Bản tới sự phát triển của Việt

Nam, chúng em quyết định chọn đề tài: “Vai trò của ODA Nhật Bản đối với sự

phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời gian qua”

2 Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức ODA cho ViệtNam đã có một số công trình trên nhiều khía cạnh và phương diện khác nhau và

đã đạt được những kết quả nhất định Tiêu biểu trong số đó là:

 “Giải ngân vốn Hỗ trợ chính thức – thực trạng và giải pháp” (2005), Luậnvăn Thạc sĩ, Nguyễn Thanh Hương, Khoa Kinh Tế - ĐHQGHN

 “Một số giải pháp quản lý sư dụng vốn vay ODA ở Việt Nam” (2006),Luận văn Thạc sĩ, Nguyễn Đình Hoan, Khoa Kinh tế - ĐHQGHN

 “Hỗ trợ phát triển chính thức ODA của Liên minh Châu Âu (EU) đối vớiphát triển của kinh tế-xã hội Việt Nam”, (2009), Luận văn Thạc sĩ, TrầnThị Thanh Huyền, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Nhìn chung, các đề tài đã tập trung làm rõ thực trạng và tác động củanguồn vốn ODA, đưa ra những vấn đề lý luận chung về ODA Tuy nhiên các đềtài này chưa đi sâu, tập trung vào nguồn vốn ODA của Nhật Bản và tác động của

nó tới phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam Bên cạnh đó, còn có rất nhiều bàinghiên cứu, bài báo, các website của các cơ quan chính phủ cũng như các tổchức trong và ngoài nước, các hội thảo bàn luận về ODA Từ đó, ta có thể thấyđược vai trò của nguồn vốn ODA nói chung và vốn ODA Nhật Bản nói riêng

Trang 8

Chính từ những vấn đề thực trạng trên nên bài nghiên cứu này sẽ tập trungnghiên cứu thực trạng thu hút và sử dụng cũng như vai trò của nguồn vốn ODANhật Bản tới sự phát triển của Việt Nam.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích, làm rõ tác động của ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế

xã hội Việt Nam

Đề tài sẽ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về ODA nói chung và vềODA của Nhật Bản nói riêng, phân tích vai trò của nguồn vốn này tới phát triểnkinh tế xã hội Việt Nam trên một số lĩnh vực cơ bản theo những chính sách ưutiên đầu tư của Nhật Bản cho Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của ODA Nhật Bản tới sựphát triển kinh tế xã hội Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Tác động của ODA Nhật Bản tới sự phát triển kinh tế

xã hội là một vấn đề rộng, Bài nghiên cứu khoa học chỉ đi sâu vào một số vấn đềchính như: tác động của ODA Nhật Bản tới phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, tăngcường hội nhập kinh tế quốc tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đào tạo nguồn nhânlực, thúc đẩy đầu tư trực tiếp và mở rộng đầu tư nước ngoài…

Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều tổ chức quốc tế và các quốcgia khác, Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn vốn ODA quan trọng dướinhiều hình thức đầu tư và hợp tác góp phần quan trọng trong phát triển hạ tầngkinh tế xã hội Đặc biệt, Nhật Bản là một nước sớm nối lại quan hệ và đầu tư vàoViệt Nam (năm 1992), hơn thế nữa nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam

Trang 9

chiếm tới 30% tổng vốn ODA vào Việt Nam Chính vì vậy, phạm vi nghiên cứucủa đề tài là từ năm 1992 đến nay.

5 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng hệ thống phương pháp luận của Chủ nghĩa MácLê-nin, cụ thể là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phươngpháp tổng hợp so sánh và phương pháp thống kê số liệu để xử lý số liệu

6 Những đóng góp mới của Nghiên cứu khoa học

- Phân tích, làm rõ vai trò của ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế

xã hội Việt Nam

- Phân tích những cơ hội, thách thức thu hút ODA của Nhật Bản, từ đó dựbáo triển vọng ODA của Nhật Bản cho Việt Nam

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa tác động tích cự củaODA Nhật Bản tới phát triển kinh tế Việt Nam

7 Bố cục bài Nghiên cứu khoa học

Từ những mục tiêu và phạm vi nghiên cứu nói trên, để giải quyết tốt cácnhiệm vụ đề ra, bài nghiên cứu khoa học được trình bày gồm ba chương:

CHƯƠNG I: Khái quát chung về chính sách ODA của Nhật Bản

CHƯƠNG II: Tác động của ODA Nhật Bản tới phát triển kinh tế - xã hội

Việt Nam trong thời gian qua CHƯƠNG III: Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai

trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam

Ngoài ra bài nghiên cứu còn có các phần khác như: Mở đầu, Kết luận, Tàiliệu tham khảo…

Trang 10

CHƯƠNG I:

KHÁI QUÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH ODA CỦA NHẬT BẢN

1.1 Một số khái niệm về ODA

1.1.1 Khái niệm

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã ra đời và hình thành trong mộtthời gian dài và có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển của nhiều quốc gia vàkhu vực trên thế giới Thuật ngữ ODA được dùng chính thức lần đầu tiên vàonăm 1961 trong bản báo cáo của tổ chức DAC nhưng cho đến nay vẫn chưa cómột khái niệm thống nhất nguồn vốn ODA Mỗi tổ chức, mỗi quốc gia lại cónhững định nghĩa khác nhau về nguồn vốn này:

- ODA là tên gọi tắt của ba từ tiếng Anh Official Development Assistance

có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chínhthức

- Theo Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới (WB) xuấtbản tháng 6/1999 có đưa ra định nghĩa về ODA như sau: ODA là một phần củatài chính phát triển chính thức ODF (Tài trợ phát triển chính thức OffcialDevelopment Finance, viết tắt là ODF) là tất cả các nguồn tài chính mà chínhphủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang pháttriển), trong đó có yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với cho vay ưu đãi và phảichiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ thì gọi là ODA

- Tại Việt Nam, theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ pháttriển chính thức ban hành kèm theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày09/11/2006 của Chính Phủ thì ODA được định nghĩa như sau: “Hỗ trợ phát triểnchính thức (gọi tắt là ODA) được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà

Trang 11

nước hoặc Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ

là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liênquốc gia hoặc liên chính phủ”

Vì vậy, có thể hiểu một cách chung nhất: Viện trợ phát triển chính thức(ODA) là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãicủa chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức của Liên hợp quốc, các

tổ chức phi chính phủ dành cho nước nhận viện trợ nhằm hỗ trợ sự phát triển củanước này

1.1.2 Đặc điểm

Theo Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 cácnước giàu hàng năm phải trích 0,7% GNP của mình để thực hiện nghĩa vụ vớicác nước nghèo, kể từ năm 2000 tỷ lệ này tăng lên 1% GNP tuy nhiên con số nàyđược các nước thực hiện rất khác nhau(25)

Những chủ thể trong mối quan hệ cho vay, tiếp nhận vốn vay ODA gồm

có các nhà tài trợ (các quốc gia và tổ chức) và các quốc gia nhận viện trợ Các nhà tài trợ chính là Chính phủ các nước chủ yếu là các nước phát triển hoặc

tương đối phát triển, Tổ chức liên chính phủ (OECD-DAC), các tổ chức thuộcLiên hợp quốc (United Nations), các tổ chức tài chính quốc tế: IMF, WB, WTO(PRGF Trust, MIGA Multilateral Investment Guarantee Agency), các ngân hàngphát triển khu vực (AsDB Asian Development Bank, Afr.DB AfricanDevelopment Bank ) và các tổ chức phi chính phủ (NGOs)

Các nước nhận viện trợ: Là chính phủ các nước đang và kém phát triển.

Cá nhân và doanh nghiệp không được trực tiếp nhận ODA Chính phủ là ngườiđứng ra tiếp nhận ODA, nhận nợ với các nhà tài trợ như một khoản nợ quốc gia

Trang 12

và là người phải trả nợ, là người chịu trách nhiệm trước khoản nợ này ODAđược tính vào thu ngân sách do đó việc sử dụng vốn ODA cho một dự án cụ thểnào đó được coi là việc sử dụng vốn ngân sách (Tham khảo danh sách các quốcgia và vùng lãnh thổ nhận viện trợ ODA của DAC mới nhất, công bố 8/2009 tạiPhụ lục 2).

Với mục đích khi thực hiện Viện trợ ODA là góp phần vào sự phát triểncủa các nước đang và chậm phát triển nên có thể nhận thấy vốn ODA mangnhiều tính ưu đãi, mang lại lợi ích cho cả hai bên tham gia và cũng có các ràngbuộc nhất định Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của nguồn vốn ODA

Vốn ODA là nguồn vốn có tính ưu đãi: của các nước phát triển, các tổ

chức quốc tế đối với các nước đang và chậm phát triển.Với mục tiêu trợ giúp cácnước đang và chậm phát triển, vốn ODA mang tính ưu đãi hơn bất cứ nguồn tàitrợ nào khác Thể hiện:

 Khối lượng vốn vay lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD

Theo công hàm trao đổi giữa Đại sứ quán Nhật Bản và Bộ Kế hoạch - Đầu

tư, trong nửa đầu năm tài khóa 2009 (năm tài khóa 2009 kéo dài từ 01/04/2009đến 31/03/2010), Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam nguồn vốn vay phát triểnchính thức (ODA) trị giá 65 tỷ yên, tương đương với 650 triệu USD) (21)

 Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn dài,trong thời gian ân hạn, quốc gia nhận viện trợ chỉ phải trả lãi, chưa phải trả nợgốc Thời gian cho vay từ 25-40 năm, thời gian ân hạn từ 8-10 năm

Năm 2009, Nhật Bản cung cấp nguồn vốn ODA cho dự án tăng cườngnăng lượng hiệu quả của Việt Nam với lãi suất 0,25%, thời hạn 40 năm và 10năm ân hạn

 Vốn ODA có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% tổng số

Trang 13

vốn vay mà các nhà tài trợ cung cấp Đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ

và cho vay thương mại

Tổ chức OECD thường có phần viện trợ không hoàn lại chiếm tới 20-25%tổng vốn ODA

 Các khoản vay thường có lãi suất thấp, thậm chí không có lãi suất Lãisuất giao động từ 0,5% đến 5%/năm (trong khi lãi suất vay trên thị trường tàichính quốc tế là trên 7%/năm và hàng năm phải thoả thuận lại lãi suất giữa haibên)

Lãi suất của ODA Nhật bản dành cho Việt Nam thông thường là dưới 1%,

và lãi suất 0,2% là mức ưu đãi đặc biệt, ngoài ra còn có các mức lãi suất như1,1%, 1,3%, 0,75%,…

Nhìn chung, các nước cung cấp vốn ODA đều có những chính sách và ưutiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khảnăng kỹ thuật và tư vấn (về công nghệ, kinh nghiệm quản lý) Đồng thời, đốitượng ưu tiên của các nước cung cấp vốn ODA cũng có thể thay đổi theo từnggiai đoạn cụ thể

Vốn ODA thường kèm theo các điều kiện ràng buộc nhất định: Tùy theo

chính sách của các nước và tổ chức viện trợ, khối lượng vốn viện trợ và hìnhthức thực hiện viện trợ mà có những điều kiện ràng buộc đi kèm Những điềukiện ràng buộc này có thể là ràng buộc một phần và cũng có thể là ràng buộctoàn bộ về kinh tế, xã hội và thậm chí cả ràng buộc về chính trị Nói chung,những điều kiện đó đều nhằm mang lại lợi ích cho quốc gia viện trợ

Nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộcác ngành công nghiệp non trẻ và được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo

hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi

Trang 14

đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào nhữnglĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao (25)

Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũngthường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phùhợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo Bên nước tài trợ ODAthường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so vớichi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới Vínhư các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trảcho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (14)

Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặcbiệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ Cụ thể là nước cấp ODA buộc nướctiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sảnxuất

Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưngthông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý củanước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia giántiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.Ví dụ, vay của Nhật Bản thìphải sử dụng các nhà thầu của Nhật Bản, vật liệu xây dựng, thiết kế, tư vấn giámsát cũng phải của Nhật Bản

ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ: Vốn ODA không có khả năng đầu

tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vàoxuất khẩu thu ngoại tệ Bên cạnh đó nếu không có những chính sách quản lý, sửdụng hợp lý, kích thích tiến độ và đảm bảo chất lượng cho các dự án thì sẽ dẫnđến chất lượng của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ này kém hiệu quả,lợi ích mang lại thấp Do đó, có thể khiến các nước tiếp nhận nguồn vốn rơi vào

Trang 15

tình trạng nợ nần Hơn thế, khối lượng vốn vay tuy có tính ưu đãi (lãi suất thấp),nhưng tỷ giá giữa đồng tiền nước viện trợ và nước tiếp nhận viện trợ có thể tănglên khiến nước tiếp nhận viện trợ phải chịu thêm cả phần chênh lệch giữa tỷ giáhai nước.

Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá tính chéo của VND sovới JPY áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày21/8 đến 31/8/2010 là 1 JPY = 221,48 VND Trong khi đó, mức áp dụng tại thờiđiểm cuối năm 2009 (từ ngày 21/12 đến 31/12/2009) là 200,70 VND Như vậy,

tỷ giá tính chéo này đã tăng tới 10,35% trong khoảng thời gian so sánh nói trên,góp phần làm tăng giá trị nợ thực của Việt Nam với Nhật Bản(10)

Ở Việt Nam, tỷ lệ vay nợ so với thế giới còn thấp nhưng lại kém an toàn:

tỷ lệ vay nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm 40% GDP (sắp vượt ngưỡng antoàn của Ngân hàng Thế giới khuyến cáo là dưới 50% GDP)

Từ những phân tích về các đặc điểm của nguồn vốn ODA ở trên, ta có thếthấy nguồn vốn ODA vừa mang tính nhân đạo - xã hội do có phần viện trợkhông hoàn lại, tính kinh tế do có phần lãi suất ưu đãi và tính chính trị do kèmtheo các điều kiện ràng buộc Đồng thời ODA cũng không phải là một nguồnvốn cho không, mà là một một dạng vốn cho vay có ưu đãi và phải trả nợ

1.1.3 Phân loại nguồn vốn ODA

Tùy theo cách sử dụng, mục đích sử dụng và nghiên cứu mà người ta phânloại vốn Hỗ trợ phát triển chính thức ODA theo những cách khác nhau:

Trang 16

Sơ đồ 1: Phân loại vốn ODA

VỐN ODA

Tính chất

tài trợ

Phương thức cung cấp

hình thức chủ yếu của ODA

hỗ trợ cho các

dự án cụ thể.

ODA phi dự án:

thường

là hỗ trợ tài chính,

hỗ trợ hàng hóa, nhập khẩu và

hỗ trợ ngân sách

ODA song phương:

là ODA của chính phủ một nước cung cấp cho chính phủ nước tiếp nhận.

Hỗ trợ căn bản: Là

nguồn vốn cung cấp để xây dựng cơ

sở hạ tầng kinh tế,

xã hội

và môi trường.

ODA ràng buộc:

chịu sự hạn chế của nước tài trợ về lĩnh vực,

dự án và trong phạm vi một số công ty của nước tài trợ

ODA đa phương:

là nguồn vốn của các tổ chức quốc

tế cung cấp cho chính phủ nước tiếp nhận.

Hỗ trợ

kĩ thuật:

là nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công nghệ, xây dựng, phát triển thể chế…

ODA không ràng buộc:

không chịu sự ràng buộc từ nguồn

sử dụng hay mục đích sử dụng.

Trang 17

1.2 Tổng quan về ODA của Nhật Bản

1.2.1 Lịch sử hình thành

Chính sách hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản xuất phát từnhu cầu và chính sách bồi thường chiến tranh của Nhật Bản cho các nước sauchiến tranh Thế giới thứ II Sau đó khi nền kinh tế Nhật Bản đã phục hồi và pháttriển, Nhật Bản tham gia vào các Hiệp định và tổ chức thế giới thì Chính sáchODA được mở rộng ra các nước đang phát triển ở các khu vực khác nhau Hiệnnay Nhật Bản là một trong những quốc gia tài trợ vốn lớn trên thế giới Năm tàikhóa 2008, Nhật Bản là nhà tài trợ song phương lớn thứ năm thế giới với tổng sốvốn là 9,579 tỷ USD

Bảng 1: Số lượng vốn ODA của 5 nhà tài trợ song phương lớn nhất qua các năm (Tỷ USD)

Nguồn: Tổng hợp từ “Development Co-operation report 2010”( www.oecd.gov )

Chính sách ODA của Nhật Bản xuất phát từ chính sách hợp tác kinh tếlâu đời của Nhật Bản dựa trên các học thuyết về kinh tế của Fukuda và chínhsách ngoại giao kinh tế của Chính phủ Nhật Bản, mà đích đến đầu tiên chính làcác nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á, sau đó được mở rộng hơn

Chính sách ODA của Nhật Bản được chia làm 4 giai đoạn (28) :

 Giai đoạn 1945-1976: Giai đoạn hình thành và phát triển của ODANhật Bản bắt đầu thực hiện hợp tác kỹ thuật vào năm 1954 khi tham giavào Kế hoạch Colombo Từ năm 1954 đến năm 1976, Chính phủ Nhật Bản tíchcực phát triển hệ thống viện trợ của mình

Trang 18

Nền tảng của chính sách hỗ trợ tài chính Nhật Bản bắt đầu từ việc bồithường chiến tranh song song với hợp tác kinh tế với các nước châu Á Một sốnước nhận chương trình bồi thường chiến tranh và hợp tác kinh tế thời kỳ nàyvới Nhật Bản gồm có Philippines, Indonesia và Việt Nam Cộng Hòa (Nam ViệtNam) và những chương trình bồi thường khác cho Campuchia, Lào, TháiLan, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Micronesia.

Những năm đầu của thập niên 1960 thế kỷ trước, Nhật Bản bắt đầu mởrộng các khoản cho vay bằng đồng Yên, đánh dấu những bước đầu trong chươngtrình hợp tác kinh tế chính thức, không ràng buộc với chương trình bồi thườngchiến tranh của mình

Nhật Bản dần dần phát triển hệ thống các tổ chức nhằm thực hiện cácchương trình viện trợ hợp tác, mà một trong số đó là tiền thân của Cơ quan Hợptác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Nhật Bản tích cực tham gia vào các hoạt động củacác tổ chức quốc tế với vai trò một quốc gia tài trợ, nổi bật như khi Tổ chức Hợptác và Phát triển Kinh tế (OECD-DAC) được tổ chức lại (năm 1961), NhậtBản đã tham gia là một trong những các nước thành viên sáng lập Bên cạnh

đó, Nhật Bản còn đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập Ngân hàng Pháttriển Châu Á (ADB)

Từ cuối thập niên 1960 đến thập niên 1970 Nhật Bản đã có được uy tín tốttrên trường quốc tế là quốc gia góp phần mạnh mẽ vào phát triển kinh tế Xuấtphát từ bồi thường chiến tranh, Nhật Bản đã tăng không ngừng lượng vốn việntrợ và các hệ thống viện trợ trở nên đa dạng hơn Tổng lượng vốn viện trợ

là 115,8 triệu USD vào năm 1964 đã lên đến 1.104,9 triệu USD vào năm

1976 Nói cách khác, ODA của Nhật Bản đã tăng gấp 10 lần trong thời gian này

Trang 19

 Giai đoạn 1977-1991: Giai đoạn mở rộng các nước nhận vốn ODA ODA của Nhật Bản bước vào một kỷ nguyên mới vào tháng 7 năm 1976khi việc thanh toán bồi thường đã được hoàn thành Năm 1978, Nhật Bản đãcông bố một kế hoạch tăng gấp đôi vốn ODA của mình trong ba năm đầu củamục tiêu trung hạn Với những cam kết của mục tiêu đầu tiên, ODA của NhậtBản đã tăng đáng kể từ cuối những năm 1970 và trong suốt những năm

1980 Nhật Bản trở thành quốc gia tài trợ lớn thứ ba trong số các thành viên củaDAC vào năm 1983 và lớn thứ hai vào năm 1986

Trong giai đoạn này, sự phân bố địa lý của ODA Nhật Bản đã trở nên đadạng, tạo cho cơ hội lớn hơn để một loạt các khu vực khác ngoài châu Á, baogồm cả Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latinh, và Thái Bình Dương nhận nguồn việntrợ ODA từ Nhật Bản Trung Đông là khu vực có ưu tiên cao trong ODA củaNhật Bản Năm 1972, chỉ có 0,8% nguồn vốn ODA của Nhật Bản đã cung cấpcho Trung Đông, tuy nhiên, con số này đã tăng lên 24,5% vào năm 1977

 Giai đoạn 1992-2002: Giai đoạn có sự thay đổi trong chính sách vàquan điểm của Nhật Bản (hình thành Hiến chương ODA năm 1992)

Tháng sáu năm 1992, Hiến chương ODA đã chính thức được công bố.Hiến chương bao gồm chính sách ODA của Nhật Bản, được trình bày một cáchtoàn diện từ các quan điểm trung hạn tới dài hạn:

Quan điểm đầu tiên là ODA của Nhật Bản được xuất phát từ quan điểm nhân đạo Thứ hai, ODA Nhật Bản được dựa trên các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa Nhật Bản và các nước đối tác Thứ ba, viện trợ của Chính phủ Nhật Bản tập trung vào bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế xã hội Thứ tư, Nhật

Bản coi trọng hỗ trợ giúp đỡ các nỗ lực của các nước đang phát triển vươn lêntheo hướng tăng trưởng phát triển

Trang 20

Hiến chương cũng thể hiện rằng châu Á sẽ tiếp tục là khu vực được ưutiên trong chính sách ODA Nhật Bản và các vấn đề toàn cầu luôn được chútrọng, chẳng hạn như vấn đề môi trường sẽ được nhiều sự quan tâm hơn

 Giai đoạn 2003 - nay: Những thay đổi đáp ứng thách thức của kỷnguyên mới (sự thay đổi của Hiến chương ODA)

Ngày 29 tháng 8 năm 2003, Nhật Bản đã được sửa đổi Điều lệ Trong Hiếnchương ODA lần đầu tiên trong 11 năm kể từ khi cho ra mắt bản Hiến chươngvào năm 1992 Mục đích của Hiến chương ODA mới là "đóng góp vào hòabình và phát triển của cộng đồng quốc tế, và từ đó góp phần giúp đảm bảo anninh và thịnh vượng của Nhật Bản"

Tổng kết lại, với 50 năm kinh nghiệm và những thành tựu đạt được, NhậtBản sẽ tiếp tục cung cấp ODA một cách hiệu quả hơn về mặt chiến lược, linhhoạt và minh bạch hơn trên cơ sở Hiến chương ODA mới được giới thiệu vàonăm 2003, trong bối cảnh sự thay đổi của toàn cầu

Nhiều quốc gia trên thế giới vẫn phải đối mặt với những thách thức và cần

hỗ trợ lớn hơn từ nguồn vốn ODA từ Nhật Bản và Nhật Bản luôn coi trọng tráchnhiệm cung cấp hỗ trợ này cho các nước đối tác của mình, trong khi xem xét các

hệ thống thực hiện, thủ tục, và thành quả của ODA và tối ưu hóa sự trợ giúp

1.2.2 Chính sách ODA của Nhật Bản

1.2.2.1 Chính sách ưu tiên theo lĩnh vực

Nhật Bản là quốc gia thực hiện đa dạng hóa các lĩnh vực viện trợ, đặc biệtđây đều là những vấn đề mang tính toàn cầu và có ý nghiã thực tế ODA NhậtBản phân theo lĩnh vực gồm có:

 Viện trợ khẩn cấp:

Trang 21

 Phòng chống và cứu trợ thiên tai

 Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs)

 Nước và vệ sinh môi trường

Nhật Bản trong Sách Trắng về ODA công bố năm 2009 đã tổng kết và đưa

ra rất nhiều các biện pháp cho từng nhóm vấn đề ưu tiên: xóa đói giảm nghèo,phát triển bền vững, giải quyết các vấn đề toàn cầu (lương thực, môi trường,thiên tai, tài nguyên và năng lượng) và vấn đề tái thiết hòa bình tại các khu vựcxung đột Trong số các vấn đề trên, Nhật Bản cũng dành rất nhiều quan tâm chocác vấn đề toàn cầu, trong số đó có chống biến đổi khí hậu Nhìn chung, các lĩnhvực mà nguồn vốn ODA tập trung hướng tới đều có ý nghĩa góp phần phát triển

và cải tạo cuộc sống cho nước nhận viện trợ, đặc biệt là các nước đang phát triển

và kém phát triển

Trang 22

1.2.2.2 Chính sách ưu tiên theo vùng địa lý

Nhật Bản luôn luôn chú trọng và ưu tiên đầu tư hỗ trợ ODA cho các nướcĐông Á và các nước thành viên ASEAN do mối quan hệ truyền thống, lâu dài và

sự gần gũi về địa lý, chính trị, kinh tế

Chính sách ODA của Nhật Bản cũng mở rộng tới các khu vực khác trênthế giới như: Châu Phi, Trung Đông, Châu Mỹ La Tinh, Đông Âu, Châu ĐạiDương Trong những năm gần đây thì nguồn vốn cho khu vực châu Á vẫn ở mứccao nhưng cũng đã giảm về tỷ lệ phần trăm trong tổng số vốn Chúng ta có thểnhận ra điều này khi quan sát vào biểu đồ dưới đây

Biểu đồ 1: Xu hướng phân bổ vốn ODA song phương của Nhật Bản theo vùng địa lý qua các năm

Nguồn: Bộ Ngoại giao Nhật Bản

Nhật Bản là một nhà tài trợ lớn, số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổtiếp nhận vốn ODA song phương của Nhật Bản lên tới con số 189 Năm tài khóa

2008, Nhật Bản đã cung cấp vốn ODA song phương cho hơn 140 quốc gia vàvùng lãnh thổ, con số này là 146 vào giai đoạn 2007-2008 và Nhật Bản không có

ý định giảm số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổ được nhận hỗ trợ trong

Trang 23

tương lai Trong đó, năm 2008 khu vực nhận được số vốn lớn nhất từ Nhật Bản

là Châu Á (58%), trong khi Trung Đông và Châu Phi nhận được lần lượt là 16%

và 15% Ở Châu Á, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia là ba quốc gia nhận đượcnguồn viện trợ lớn từ Nhật Bản, trung bình chiếm tới 20,9%/năm tổng vốn ODAtrong 10 năm qua(27)

1.2.3 Quan điểm của Nhật Bản thể hiện qua Hiến chương ODA

Từ năm 1954 đến năm 1992, sau một thời gian dài hợp tác và thực hiệnchính sách kinh tế ngoại giao về ODA, tháng 6 năm 1992, Quốc hội Nhật Bản đãthông qua Hiến Chương ODA Hiến Chương ODA góp phần tăng cường sự hiểubiết và thu hút sự hỗ trợ, giúp cho các quốc gia khác hiểu hơn về chính sáchODA Nhật Bản Hiến chương ODA là một sự đánh giá tổng hợp về chính sáchviện trợ của Nhật Bản dựa trên các kết quả đã đạt được, các kinh nghiệm và cácbài học rút ra từ các chương trình Hiến chương nhấn mạnh tập trung vào cáclĩnh vực: nhân đạo, bảo vệ môi trường, hỗ trợ các nỗ lực phát triển kinh tế củacác nước đang phát triển

Năm 2003, Nhật Bản đã có những thay đổi đầu tiên về bản Hiến chươngnày trên cơ sở phù hợp với những thách thức và điều kiện lịch sử mới Và hiệnnay, trong bối cảnh suy thoái khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Chính phủ và Quốchội Nhật Bản đã đưa ra những tín hiệu cho thấy muốn thay đổi một số điều trongHiến chương ODA (2003) cho phù hợp với điều kiện mới Nổi bật trong đó làviệc Nhật Bản muốn thay thế đồng Yên bằng đồng Đô la Mỹ trong việc cho vaynhằm hạn chế những tổn thất về kinh tế do sự chênh lệch về tỷ giá hối đoái vàđạt được hiệu quả hơn trong viện trợ

Trang 24

Nội dung cơ bản của Hiến Chương ODA (2003)

Chính sách cơ bản

Hiến chương ODA mới tập trung vào bảo vệ con người, môi trường sốngcũng như quyền của từng cá nhân Chính sách ODA cũng hướng sự quan tâmvào việc giúp đỡ những nỗ lực vươn lên của các nước đang và chậm pháttriển Những chính sách này bao gồm bảo đảm công bằng và bình đẳng giới , sửdụng kinh nghiệm, quan hệ đối tác và hợp tác với cộng đồng quốc tế của NhậtBản để giúp đỡ các quốc gia khác

Các vấn đề ưu tiên

Những vấn đề chính của ODA của Nhật Bản bao gồm giảm nghèo, tăngtrưởng bền vững, giải quyết các vấn đề toàn cầu, và hòa bình xây dựng, trong khitính đến khoảng cách ngày càng lớn giữa các cuộc xung đột giàu nghèo, chủngtộc và tôn giáo, các cuộc xung đột quân sự, vi phạm nhân quyền, đàn áp dân chủ,vấn đề môi trường và các bệnh truyền nhiễm

Các khu vực ưu tiên

Nhật Bản đặt ưu tiên vào châu Á, khu vực này đóng một vai trò quantrọng trong an ninh và thịnh vượng của ODA Nhật Bản Hơn nữa, các lĩnh vực

và mục tiêu ưu tiên được hỗ trợ tích cực từ chiến lược của Nhật Bản đang là tìnhhình thực trạng kinh tế xã hội ở châu Á Những thay đổi trong nhu cầu về ODAcủa Nhật Bản tại các nước đối tác ưu tiên này luôn được xem xét nghiêm túc

Nguyên tắc thực hiện ODA

Các nguyên tắc thực hiện ODA của Nhật Bản trong Hiến chương ODAmới về cơ bản theo những điều lệ cũ ODA được thực hiện bằng cách xem xétmột cách toàn diện nhu cầu của nước tiếp nhận viện trợ, tình hình kinh tế xã hộicủa quốc gia đó và quan hệ song phương với Nhật Bản Các nước tiếp nhận

Trang 25

ODA được sàng lọc, lựa chọn từ quan điểm khác nhau Chúng bao gồm duy trì

sự cân bằng giữa phát triển, bảo tồn môi trường và tránh sử dụng quân sự

Xây dựng và thực hiện chính sách ODA

Quá trình xây dựng và thực hiện chính sách ODA được tập trung xem xét,hoàn thiện thông qua các cuộc thảo luận và tiếp nhận kiến nghị trong quá trìnhthực hiện cải cách chính sách ODA

Với mục tiêu thống nhất và xây dựng các chính sách ODA, Chính phủNhật Bản đã tăng cường tham vấn chính sách với các nước tiếp nhận, tăng cườngchức năng của các cơ quan đại diện (trong quá trình hoạch định chính sách vàthực hiện), phối hợp ở mức độ rộng lớn hơn với các thực thể liên quan đến việntrợ phi chính phủ, tăng cường sự tham gia của người dân và những tổ chứckhác(28)

_TIỂU KẾT_

Nhật Bản là một trong những quốc gia tham gia thực hiện vốn Hỗ trợ pháttriển chính thức ODA sớm trên thế giới Với hơn 50 năm kinh nghiệm của mình,quốc gia này vẫn không ngừng mở rộng những chính sách ODA mới nhằm hỗtrợ và giúp đỡ ngày càng nhiều hơn các quốc gia nhác thực hiện mục tiêu thiênniên kỷ và góp phần làm cho nền kinh tế thế giới phát triển

Trang 26

2 CHƯƠNG II:

TÁC ĐỘNG CỦA ODA NHẬT BẢN TỚI PHÁT TRIỂN

KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Thực trạng ODA Nhật Bản tại Việt Nam

2.1.1 Vị trí của ODA Nhật Bản trong tổng thể nguồn viện trợ ODA tại Việt

Nam

Hiện nay, Việt Nam có 51 nhà tài trợ song phương và đa phương, trong đó

có 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương Các nhà tài trợ nàyđều có các chiến lược hoặc chương trình hợp tác trung hạn về phát triển hợp tácViệt Nam Thông qua 18 Hội nghị CG thường niên từ năm 1993 đến 2010, tổngvốn cam kết lên tới 64,316 tỷ USD, trong đó năm cao nhất là 8,063 tỷ USD bấtchấp tình hình nền kinh tế các nhà tài trợ khủng hoảng suy thoái (khủng hoảngkinh tế thế giới năm 2008) Trong số các nhà tài trợ, Nhật Bản nổi lên là nhà tài

trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam

Bảng 2: Vốn ODA cam kết được đưa ra tại Hội nghị Nhóm các Nhà tài trợ thường niên (tháng 12 hằng năm) cho Việt Nam (2004-2010)

(Triệu USD)

12/2004 12/200

5

12/200 6

12/200 7

12/200 8

12/200 9

12/201 0

Tỷ lệ phần

Nguồn: Tổng hợp từ Website Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(*) : Số vốn này không tính tới nhà tài trợ Nhật Bản vì lúc đó đang tạm ngưng cung cấp ODA cho Việt Nam

Trang 27

Cùng với sự tăng vốn của các nhà tài trợ khác thì Nhật Bản cũng khôngngừng tăng cường nguồn vốn ODA cho Việt Nam Nếu như nhìn vào tỷ lệ vốnODA Nhật Bản trong tổng số vốn ODA của Việt Nam ta sẽ nhận thấy có sựgiảm sút song nếu nhìn vào số lượng 51 nhà tài trợ của Việt Nam thì chúng ta sẽthấy rằng tỷ lệ đó là không nhỏ Nhật Bản chỉ là một nhà tài trợ song phươngnhưng quy mô vốn luôn cao, gần bằng với số vốn của các nhà tài trợ đa phươnglớn cho Việt Nam: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á(ADB), Liên minh Châu Âu (EU) Trong khi đó số lượng vốn ODA các nhà tàitrợ song phương khác chỉ chiếm một phần nhỏ, điều này cho thấy tỷ lệ và số vốnODA của Nhật Bản vào Việt Nam là không nhỏ.

Hiện nay, ngay cả khi Việt Nam đã thoát khỏi danh sách các quốc gia cóthu nhập thấp, các nhà tài trợ đa phương và song phương khác đều có ý địnhgiảm vốn ODA cho Việt Nam thì Nhật Bản vẫn tăng liên tục vốn ODA của mìnhvào Việt Nam Điều này có thể được lý giải là do: Việt Nam tuy đã là nước cómức thu nhập trung bình thấp nhưng còn kém xa các nước khác trong cùngnhóm, chính vì vậy mà Việt Nam vẫn cần nhận được hỗ trợ từ các nhà tài trợ.Một phần khác có lẽ do chính mối hợp tác lâu dài và nền văn hóa gần gũi đãkhiến cho Nhật Bản chú trọng hơn tới Việt Nam Nhận thấy được vai trò củaNhật Bản rất to lớn, Việt Nam đã và đang nỗ lực để sử dụng tốt nguồn vốn này

Tuy nhiên trận động đất và sóng thần kinh hoàng diễn ra trung tuần tháng3/2011 vừa qua đã làm giảm sức mạnh của nền kinh tế lớn Nhật Bản Đối vớiViệt Nam, nếu như nhà tài trợ lớn là Nhật Bản tạm dừng hoặc cắt giảm vốn thìchúng ta có thể sẽ vấp phải những gặp khó khăn trong nguồn vốn để duy trì các

dự án dang dở và thực hiện những dự án mới theo tiến độ Trước tình hình đó,những bàn luận và đánh giá về vấn đề tương lai của các dòng vốn ODA và FDI

Trang 28

của Nhật Bản đã được đưa ra, có nhiều ý kiến trái ngược nhau nhưng nhìn chung

là thái độ lạc quan ODA Nhật Bản được dự báo sẽ vẫn thực hiện theo đúng sốvốn cam kết tuy có thể chậm trễ về tiến độ, việc duy trì cho vay nhằm phát huytầm ảnh hưởng của nước này không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều quốc giakhác Họ cũng sẽ tài trợ và đầu tư vào xây dựng sản xuất công nghiệp của NhậtBản tại nước ngoài để tránh những thiệt hại do thảm họa tương tự gây ra trongtương lai Đây là một cơ hội cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam nếumuốn tăng cường thu hút nguồn vốn ODA cho phát triển Đó là những suy nghĩlạc quan, nhưng nếu sự việc xảy ra ngược lại thì đây là một thách thức cho ViệtNam khi mất đi nguồn vốn tài trợ lớn nhất Nhận thức được khó khăn đấy, chúng

ta phải bắt tay vào hoạch định kế hoạch ngay từ bây giờ để không gây mất cânbằng và khủng hoảng cho nền kinh tế Việt Nam

2.1.2 Quá trình hợp tác

Chương trước đã trình bày những nét cơ bản nhất về nguồn vốn hỗ trợODA của thế giới và Nhật Bản, cũng phải nhấn mạnh thêm rằng vốn ODA có vaitrò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của những quốc gia nhận việntrợ Việt Nam chúng ta cũng rất quan tâm tới nguồn vốn này nhưng do sự khácbiệt về lịch sử và chính trị so các quốc gia khác nên mối quan hệ về viện trợODA của Nhật Bản vào Việt Nam cũng có những bước phát triển khác Tùy vàoquan điểm của mỗi cá nhân và cách tiếp cận vấn đề mà người nghiên cứu cócách phân chia các thời kỳ trong quá trình hợp tác khác nhau Ở đây, dựa theocuốn: Quan hệ Nhật Bản - ASEAN chính sách và tài trợ ODA (Nhà xuất bảnkhoa học xã hội - Ngô Xuân Bình,1999)(15) mà chia làm hai giai đoạn chính:

Trang 29

Thời kỳ trước năm 1992 (trước khi kết thúc chiến tranh lạnh - 1989) và Thời kỳnối lại hợp tác và trở thành đối tác chiến lược sau năm 1992.

Trước năm 1992, Nhật Bản đã từng thực hiện viện trợ cho Việt Nam tuynhiên số lượng vốn ít Năm 1972, Nhật Bản khẳng định sẽ thực hiện viện trợ cho

cả hai miền Nam – Bắc Việt Nam Năm 1975, Việt Nam thống nhất, Nhật Bản

đã viện trợ không hoàn lại lần đầu tiên cho nước Việt Nam thống nhất 8,5 tỷ yênthông qua cung cấp máy móc thiết bị Trong thời kì trước năm 1992 này, viện trợ

từ Nhật Bản cho Việt Nam nhiều lần bị gián đoạn do ảnh hưởng của chính sách

Mỹ tới Nhật Bản và do tình hình thế giới, cuộc chiến tranh lạnh đã làm đóngbăng nguồn vốn tài trợ vào Việt Nam từ Nhật Bản Tuy nhiên, Nhật Bản khôngđóng băng hoàn toàn mà kể từ năm 1979 đến trước khi nối lại viện trợ ODA toàndiện năm 1992, Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì sự giúp đỡ nhân đạo cho nước ta

dù với số lượng nhỏ Theo các nhà phân tích thì khoản tài trợ này mang ý nghĩaduy trì mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước nhằm tạo điều khiện thuận lợi hơncho việc nối lại hợp tác khi cục diện thế giới thay đổi

Bảng 3: Tài trợ của Nhật Bản và các nước thuộc tổ chức DAC cho Việt Nam thời kỳ 1978-1991 (Triệu USD)

Nguồn: (15)

Dựa vào Bảng 3, ta nhận thấy lượng tài trợ nhân đạo vào Việt Nam thời kỳnày thực sự rất nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam trong giai đoạnsau chiến tranh, đang khôi phục và xây dựng lại đất nước, dường như có sự giảm

Trang 30

dần cùng với sự gia tăng của những căng thẳng quốc tế và khu vực liên quan tớiViệt Nam (mối quan hệ Mỹ - Liên Xô, Trung Quốc – Mỹ, Trung Quốc – Liên

Xô và việc Việt Nam giúp Cam-pu-chia chống lại nạn diệt chủng Khơ-me đỏ đãgây nghi ngại cho nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á) Mức tài trợ thấpnhất là 0,3 triệu USD năm 1987 chỉ chiếm xấp xỉ 0,33% tổng tài trợ từ các quốcgia thuộc DAC; và con số cao nhất cũng chỉ là 38,7 triệu USD vào năm 1979chiếm 16,8% tổng tài trợ

Từ năm 1992 tới nay, Nhật Bản chính thức nối viện trợ cho Việt Nam vàlần này thì nguồn vốn ODA vào Việt Nam không ngừng tăng Nhật Bản là nướcđầu tiên thực hiện viện trợ ODA cho Việt Nam và đã góp phần khai thông dòngvốn này vào Việt Nam Những điều trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với sựphát triển của kinh tế xã hội Việt Nam trong gần 20 năm qua Việt Nam từ mộtnước bị bao vây cấm vận nay đã có tiếng nói và vị thế trên trường quốc tế

2.1.3 Lợi ích và ảnh hưởng của Nhật Bản và Việt Nam trong việc cho vay

Nhật Bản xây dựng chính sách ODA cho Việt Nam mang tính nhất quán

và lâu dài và nằm trong chính sách ODA của nước này tới khu vực Đông Nam

Trang 31

Á Thông qua hoạt động cung cấp ODA cho Việt Nam, Nhật Bản sẽ có nhữnglợi ích lâu dài cho nền chính trị, kinh tế của mình:

 Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa

 Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi ở Việt Nam cho các công ty NhậtBản

 Gây ảnh hưởng đối với nền kinh tế Việt Nam

 Ràng buộc về chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với Nhật Bản và

sự ủng hộ của Việt Nam với Nhật Bản trên trường quốc tế

Các khoản vay ODA mang lại rất nhiều lợi ích cho Nhật Bản, đây chính làkhoản đầu tư sinh lợi hiệu quả và có độ an toàn cao Thứ nhất, dù ODA của NhậtBản có khá nhiều ưu đãi song không phải là nhỏ Tính chung các dự án triển khai

từ năm 1992 đến 2009, mức lãi suất 1% (11 dự án) chiếm 16,4%, mức 1,8% (29

dự án) chiếm 43,2%, mức 2,3% (17 dự án) chiếm 25,3% Ngoài ra còn có một sốcác dự án khác với những mức lãi suất 1,3%, 2,1% Dựa vào những con sốnày, thì khoản nợ mà Việt Nam phải trả trong tương lai là không nhỏ Đây sẽ lànguồn lợi nhuận lớn cho Nhật Bản trong tương lai Thứ hai, vốn ODA còn manglại món lợi cho Nhật Bản từ việc cung cấp thiết bị cho các đơn đặt hàng cũngnhư trực tiếp tham gia thực hiện dự án Thông qua đó, Việt Nam tiêu thụ sảnphẩm cho các nhà sản xuất Nhật Bản, và Nhật Bản lại nhận được một khoản tiềnlớn từ Việt Nam Trên danh nghĩa thì các dự án ODA vay của Nhật Bản ở ViệtNam được đấu thầu quốc tế nhưng do những yêu cầu cao trong kỹ thuật nênphần lớn các nhà trúng thầu lại là các công ty Nhật Bản Rõ ràng nhờ vốn vayODA mà các công ty Nhật Bản có cơ hội làm ăn và chính thức bước vào thịtrường Việt Nam, hơn thế đây còn là hình thức kinh doanh với sự an toàn cao

Tuy nhiên không phải lúc nào ODA cũng mang lại hoàn toàn các lợi ích

Trang 32

mà nó cũng tiềm ẩn những bất lợi cho chính quốc gia cho vay tài trợ Những dự

án không được điều tra, kiểm định và đầu tư kĩ lưỡng sẽ là con dao hai lưỡi tớichính nền kinh tế và chính trị Nhật Bản Nó làm mất uy tín và ảnh hưởng tớinguồn vốn trong nước cho kinh tế Chính phủ Nhật Bản sẽ vấp phải những phảnđối từ người dân trong nước khi họ biết rằng những đồng tiền thuế của họ bị thấtthoát và không được sử dụng hiệu quả

có vị trí địa – chính trị rất quan trọng, là cửa ngõ vào khu vực Đông Dương vàĐông Bắc Á, có những tuyến đường biển quan trọng của thế giới đi qua, mangtrong mình ý nghĩa kinh tế to lớn Thêm vào đó, những thành công của Việt Namtrong phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lạiniềm tin cho Chính phủ Nhật Bản Từ khi tiếp nhận nguồn vốn viện trợ ODA,Việt Nam đã đạt được những hiệu quả trong:

 Phát triển cơ sở hạ tầng

 Thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và thuhút đầu tư nước ngoài

 Phát triển nguồn nhân lực và con người

 Cải thiện và bảo vệ môi trường

Đây là những lợi ích cơ bản mà ODA Nhật Bản nói riêng và ODA nói

Trang 33

chung mang lại cho Việt Nam

Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những nước tiếp nhận ODA lớn vàtrong tương lai, Nhật Bản sẽ thu về một khoản lợi nhuận lớn từ chính Việt Nam,khi đó chúng ta phải đối mặt với những khoản nợ lớn Nếu không có nhữngchính sách và chiến lược vay ODA khoa học, sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho cácngành công nghiệp trong nước khi nhận viện trợ ODA thì đây sẽ là món nợ vàgánh nặng cho nền kinh tế nước ta, nó có thể làm khủng hoảng và phá sản nềnkinh tế Chúng ta vẫn còn đó bài học từ chính nước láng giềng Indonesia Nướcnày trong suốt một thời gian dài là nước nhận viện trợ ODA lớn nhất trong khuvực Đông Nam Á nhưng người Indonesia dường như chỉ đi vay chứ không nghĩtrả nợ Điều đó dẫn tới tình trạng là sau 6 năm (1992-1998), nợ ODA của nướcnày từ 30% GDP tăng lên 128% GDP, gấp hơn 2,5 lần con số mà WB khuyếncáo (4) Khi khủng hoảng kinh tế năm 1997 nổ ra, Indonesia không tránh khỏi bịlôi vào và nền kinh tế Indonesia nhanh chóng suy sụp khiến cho các khoản nợngày một tăng thêm, dẫn tới không có khả năng chi trả, phá sản nền kinh tế, bất

ổn về chính trị xã hội Những khoản bồi thường chiến tranh của Nhật Bản choIndonesia bị chính các nhà nghiên cứu Nhật Bản chỉ trích Thay vì bồi thường đểmang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Indonesia thì các khoản tiền nàylại làm cho một số ngành sản xuất của Indonesia phá sản, những công trình xâydựng như khách sạn, nhà nghỉ, khu mua sắm không thiết thực với nước này lúcbấy giờ Từ những sự việc trên của Indonesia chúng ta cũng phải thận trọng hơn

vì tính hai mặt của nguồn vốn này Hơn nữa, thất thoát, lãng phí nguồn vốn ODA

do quản lý cũng là một khó khăn cần giải quyết Bên cạnh đó, nhận vốn ODAcòn khiến chúng ta bị ràng buộc về nhiều mặt kinh tế, chính trị và ngoại giao.Các công ty và thị trường Việt Nam bị chi phối bởi các công ty Nhật Bản

Trang 34

2.1.4 ODA của Nhật Bản tại Việt Nam

Viện trợ chính thúc song phương của Nhật Bản được thực hiện theo bahình thức sau: Hợp tác vốn vay, Hợp tác viện trợ không hoàn lại và Hợp tác kỹthuật Để liên kết thực hiện các hình thức ODA đó, bốn cơ quan là Đại sứ quánNhật Bản tại Việt Nam, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàngHợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản(JETRO) đã hình thành “Tổ công tác về ODA” Ngoài ra, khi thực hiện ODA,song song với thực hiện dự án phù hợp với kế hoạch phát triển của Việt Nam,Nhật Bản chú trọng việc hợp tác viện trợ với các nhà tài trợ có liên quan

Sơ đồ 2: Phân loại ODA Nhật Bản

Nguồn: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam

Hợp tác vốn vay là hình thức cho vay của chính phủ đối với chính phủ

các nước đang phát triển với các điều kiện cho vay mềm dẻo hơn như lãi suấtthấp và thời hạn vay dài Tại Việt Nam, hợp tác vốn vay chủ yếu dùng cho xâydựng cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, điện lực, phát triển nông thôn Hợptác vốn vay do Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) thực hiện

Hợp tác viện trợ không hoàn lại là việc trao tặng vốn cho chính phủ các

nước đang phát triển mà không kèm theo nghĩa vụ hoàn trả Mục đích chính củahợp tác viện trợ không hoàn lại là đáp ứng cho những nhu cầu căn bản của conngười (nâng cao mức sống cho tầng lớp người dân nghèo đói nhất), đào tạo nhân

ODA của

Chính Phủ

Nhật Bản

Hợp tác song phương

Hỗ trợ thông qua các tổ chức quốc tế

Hợp tác vốn vay

Hợp tác viện trợ không hoàn lại Hợp tác kỹ thuật

Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC)

Đại sứ quán Nhật Bản

Cơ quan Hợp tác Quốc

tế Nhật Bản (JICA)

Trang 35

lực và xây dựng cơ sở hạ tầng Hợp tác viện trợ không hoàn lại do Bộ ngoại giao

thực hiện, trong đó các dự án hợp tác viện trợ không hoàn lại cho địa phương và

hợp tác viện trợ không hoàn lại hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ (NGOs) của

Nhật Bản do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam thực hiện

Hợp tác kỹ thuật là hình thức cử chuyên gia, nghiên cứu phát triển,

chương trình đào tạo, cung cấp thiết bị nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển đào

tạo nguồn nhân lực và xây dựng thể chế Hợp tác kỹ thuật của Chính phủ Nhật

Bản phần lớn do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện(5)

2.1.5 Đặc điểm viện trợ chính thức ODA Nhật Bản cho Việt Nam

2.1.5.1 Quy mô của ODA được duy trì ổn định với khối lượng khá lớn

Như đã trình bày ở phần trên, Nhật Bản là nước đã tích cực hỗ trợ phát

triển tài chính để góp phần khai thông mối quan hệ của Việt Nam với các tổ chức

tài chính quốc tế chủ chốt vào cuối năm 1992 Từ đó đến nay, mặc dù nền kinh

tế Nhật Bản có những giai đoạn gặp nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ Nhật Bản

luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam

Bảng 4: ODA Nhật Bản cam kết cho Việt Nam vay từ năm 1992 đến 2010

(Ký kết tại các hội nghị thường niên giữa hai quốc gia)

(triệu Yên – năm tài khóa)

79.330 79.330 43.636 90.820 95.078 97.853 83.201 145.613 148.468 (*) 1.586.132

(*): Tính cả 3 dự án sắp được ký kết vào cuối tháng 3 năm 2011

Nguồn: Tổng hợp từ Website: Bộ ngoại giao Nhật Bản

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)

Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC)

Trang 36

Tổng vốn ODA cam kết được ký giữa Nhật Bản và Việt Nam là 1.586.132

triệu Yên, đây quy mô vốn viện trợ rất lớn Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào con số

tổng kết cuối cùng thì còn rất nhiều điều bị bỏ qua Dựa vào bảng trên, ta thấy

trong suốt quá trình từ năm 1992-2010, có những giai đoạn kinh tế Nhật Bản suy

thoái, Nhật Bản cắt giảm viện trợ ODA cho các nước hay những vụ việc tham

nhũng bị phanh phui cũng kiến cho nguồn vốn vào Việt Nam có ít nhiều biến

động Điều này cũng rất dễ hiểu bởi lẽ ODA không phải là vốn cho không mà

việc lựa chọn viện trợ vào đâu cũng là những tính toán cẩn trọng và kỹ lưỡng của

các nhà quản lý, ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế của nước tài trợ Hiện nay, vốn

ODA Nhật Bản đang có những bước tăng mạnh mẽ vào Việt Nam, điều này thể

hiện ở số vốn cam kết 2 năm tài khóa 2009 và 2010 rất cao và đều tăng (năm

2009 là 145.613 triệu Yên và năm 2010 là 148.468 triệu Yên) Nó cũng thể hiện

đúng xu hướng của quy mô vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam là ổn định và có

chiều hướng tăng

Ngoài lượng vốn được ký kết hàng năm theo định kỳ thì lượng vốn thực tế

mà Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam còn cao hơn và củng ổn định ở cả ba loại

hình viện trợ Những dòng vốn này không chỉ góp phần phát triển đất nước mà

còn tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia

Bảng 5: Viện trợ phát triển chính thức ODA của Nhật Bản cho Việt Nam từ

năm 2002 đến 2009 (triệu Yên – năm tài khóa)

Nguồn: Website Bộ Ngoại giao Nhật Bản

Trang 37

2.1.5.2 Tập trung chủ yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng và các vấn đề xã hội

Dựa trên các văn bản ký kết giữa hai nước, nguồn vốn ODA của Nhật Bản

vào Việt Nam hướng tập trung vào 5 lĩnh vực: 1.Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế 2.Xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực 3.Phát triển nông nghiệp và hạ tầng nông thôn 4.Phát triển giáo dục đào tạo và

y tế 5.Bảo vệ môi trường Trong đó đặc biệt chú trọng tới xây dựng cơ sở hạ

tầng bao gồm: xây dựng nhà máy điện, xây dựng giao thông (đường xá, cầucống, cảng), hạ tầng đô thị… Bên cạnh đó các khoản viện trợ không hoàn lại vàhợp tác quy mô nhỏ: xây dựng trường học, cải tạo bệnh viện, cung cấp trangthiết bị thí nghiệm, các chương trình chăm sóc y tế và kế hoạch hóa gia đình.Trong khoản vay ODA của Nhật Bản cho Việt Nam các dự án điện lực và giaothông luôn đứng ở vị trí ưu tiên với số lượng các dự án và tỷ trọng vốn lớn Việccác khoản vay đầu tư cho các dự án hạ tầng là một đặc điểm chung của các nướcđang phát triển khi tiếp nhận viện trợ ODA của Nhật Bản, và Việt Nam cũng làmột trong số đó Việc tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng không chỉ nhằm cải tạo

và xây dựng cơ sở vật chất cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

mà đây cũng là một điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài FDI

2.1.5.3 Tốc độ tăng ODA kéo theo sự tăng nhanh tốc độ FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) của Nhật Bản vào Việt Nam.

Tính đến năm 2002, Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam với con số vốnthực hiện là 3,161 tỷ USD Con số này chỉ xấp xỉ 40% so với ODA tính đến thờiđiểm đó, có những thời điểm mức đầu tư FDI cao nhưng quy mô đầu tư vẫn thấphơn so với ODA Bên cạnh đó, nếu khối lượng vốn ODA tăng lên và duy trì khá

ổn định thì đầu tư FDI của Nhật Bản lại thất thường, có năm đạt trên một tỷ USD

Trang 38

thì có năm lại giảm mạnh Tuy nhiên nhìn chung trong một thời gian dài thì sốlượng vốn đầu tư FDI đã có xu hướng tăng nhờ môi trường kinh tế thuận lợi dovốn ODA tạo ra

Bảng 6: Bảng số liệu về ODA và FDI Nhật Bản vào Việt Nam

từ năm 2004 dến 2010 (triệu USD – năm tài khóa)

Ngu ồn:

Website Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam

Website Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO)

2.1.5.4 Hiệu quả của nguồn vốn ODA đối với nền kinh tế ngày một tăng

Hiệu quả vốn ODA góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đấtnước, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa mà Đảng và Nhà nước

đã đề ra Vốn ODA đáp ứng một nguồn quan trọng trong nhu cầu về nguồn vốntài chính

Bên cạnh đó, vốn ODA còn góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và chươngtrình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam Tính từ năm 1992 đến nay đã có rấtnhiều những dự án về điện lực và giao thông được triển khai Theo số liệu thống

kê thì đến năm 2007, tổng vốn ODA ở lĩnh vực Điện/Khí chiếm tới 31,72% vàlĩnh vực Giao thông vận tải chiếm 41,45% tổng vốn ODA Nhật Bản Một sốcông trình lớn như nhiệt điện Phú Mỹ (tổng vốn 3 giai đoạn: 75.859 triệu Yên),thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi (tổng 5 gói dự án nhỏ là 53.074 triệu Yên), nhiệtđiện Phả Lại (tổng vốn 4 giai đoạn và vốn hỗ trợ dịch vụ tư vấn kỹ thuật là72.826 triệu Yên)… Về giao thông vận tải, các dự án đã sửa chữa và nâng cấpnhiều tuyến đường quốc lộ, trong đó tổng vốn ODA để sửa chữa, cải tạo cáccông trình cầu đường trên Quốc lộ 1 là 54.438 triệu Yên (Chi tiết xem tại Phụ

Trang 39

lục số 1) Các dự án xây dựng cải tạo giao thông cầu cống: cải tạo cảng HảiPhòng, dự án đường hầm đèo Hải Vân Trên thực tế các dự án điện lực và giaothông đã phát huy tốt tác dụng, làm thay đổi bộ mặt đất nước và giải quyết vấn

đề thiếu điện trong sản xuất và sinh hoạt Các dự án về giáo dục, phát triển nhânlực, nông thôn đã cải tạo cuộc sống khó khăn và nâng cao chất lượng giáo dụccho người dân Việt Nam

Tuy nhiên ODA không chỉ giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội cho ViệtNam mà còn mang lại nhiều lợi ích cho Nhật Bản như đã phân tích ở trên Nógóp phần đảm bảo an ninh và sự phát triển thịnh vượng của Nhật Bản

2.1.6 Tình hình giải ngân ODA của Nhật Bản

Việt Nam luôn nhận thức rằng vốn ODA cam kết tăng là tín hiệu đángmừng trong hợp tác nhưng đó mới chỉ là những cam kết ủng hộ mang tính chínhtrị và ngoại giao còn biến những đồng vốn quan trọng ấy thành của cải và tài sản

để phát triển đất nước mới là điều quan trọng Chính vì vậy, giải ngân các khoảnvay ODA là một vấn đề được quan tâm và chú trọng Việc nhanh chóng giảingân các khoản vay vừa đảm bảo cho tiến độ các dự án được thực hiện đúng,vừa tạo niềm tin cho phía nhà tài trợ

Sau những vụ việc chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn ODA nói chung vàODA Nhật Bản nói riêng, chúng ta đang nỗ lực và cố gắng nhiều hơn trong côngtác giải ngân Kết quả của những nỗ lực đó có thể nhận thấy qua số vốn ODAcủa Nhật Bản mà Việt Nam giải ngân trong năm 2009 đạt 1.191,36 triệu USD,đây là con số lớn nhất trong suốt quá trình hợp tác giữa hai quốc gia bởi lẽ năm

2002 chúng ta chỉ giải ngân được 241,42 triệu USD , năm 2003 đạt 347,43 triệuUSD Số vốn giải ngân trong các thời kỳ trước còn thấp và chưa được chú trọng

Trang 40

thực hiện Qua bảng 7, xu hướng tăng số vốn giải ngân của Nhật Bản giai đoạn

2002 – 2009 thể hiện rõ rệt Lượng vốn giải ngân tăng lên trong từng loại hìnhvốn ODA và đặc biệt là nguồn vốn vay hợp tác (vốn vay đồng Yên) tăng mạnh,năm 2009 tăng gần gấp đôi so với năm 2008

Bảng 7: Giải ngân vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam trong giai đoạn 2002-2009 (Triệu USD – năm dương lịch)

Nguồn: Tổng hợp từ Website Bộ ngoại giao Nhật Bản

Japan’s Official Development Assistance White Paper 2010, 2009,2008,2004,2003

Cũng có thể coi đây là những tín hiệu tốt đẹp để tạo lòng tin không chỉ củanhà tài trợ Nhật Bản mà còn của nhiều nhà tài trợ, nhằm thu hút vốn ODA trongbối cảnh mà các quốc gia và tổ chức đang giảm dần quy mô vốn

2.1.7 Tình hình quản lý và sử dụng vốn ODA Nhật Bản

Cả hai phía chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đang nỗ lực tiến hành cácbiện pháp nhằm nâng cao tính minh bạch trong quản lý các dự án có vốn ODA.Đặc biệt trong giai đoạn 2007-2009, Chương trình đánh giá chung Việt Nam –Nhật Bản (VJJEP), một chương trình hợp tác ba năm giữa Bộ Kế hoach và Đầu

tư với JICA Đây là một nỗ lực đặc biệt, tập trung vào đánh giá các dự án đầu tư

Năm Vốn vay hợp tác

(Vốn vay đồng Yên)

Viện trợ không hoàn lại

Hợp tác kỹ thuật

Ngày đăng: 03/04/2013, 17:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(1) Bảo Vân (09/12/2010), “Việt Nam được cam kết 7,9 tỷ USD vốn ODA”, Báo Sài Gòn giải phóng Online (http://www.sggp.org.vn/kinhte/2010/12/245400/) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Việt Nam được cam kết 7,9 tỷ USD vốn ODA”
(2) Công đoàn Tổng công ty Điện lực Việt Nam (14/04/2010), “TRUYỀN THỐNG NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM”,(http://www.congdoandlvn.org.vn/tabid/54/TopicId/94/ItemId/233/language/vi-VN/Default.aspx) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “TRUYỀN THỐNG NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM”
(3) Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), “ Chính sách hoạt động quốc gia của vốn vay ODA tại Việt Nam”(www.jica.go.jp/vietnam/english/office/others/pdf/old_jbic_02.pdf) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Chính sách hoạt động quốc gia của vốn vay ODA tại Việt Nam”
(4) Danh Đức (06/2010), “Những điều ít biết về ODA”,Báo Tuổi trẻ Online, (http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/386518/Nhung-dieu-it-biet-ve-ODA.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những điều ít biết về ODA”,Báo Tuổi trẻ Online
(6) Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, “Chương trình hỗ trợ toàn diện giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu do Nhật Bản và Pháp khởi xướng”, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam ( http://www.ambafrance-vn.org/spip.php?article2555) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chương trình hỗ trợ toàn diện giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu do Nhật Bản và Pháp khởi xướng”
(7) Đinh Tịnh (2/3/2009), “3.510 tỷ đồng cải tạo mạng lưới giao thông ”, Báo điện tử Thời báo kinh tế Việt Nam(http://vneconomy.vn/20090302102252762P0C10/3510-ty-dong-cai-tao-mang-luoi-giao-thong.htm) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “3.510 tỷ đồng cải tạo mạng lưới giao thông ”
(8) Hà Vy ( 18/10/2007), “VN đứng thứ 6 thế giới về hấp dẫn đầu tư ”, Báo điện tử Vnexpress ( http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2007/10/3b9fb5dc/) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “VN đứng thứ 6 thế giới về hấp dẫn đầu tư ”
(9) Kiều Giang (24/01/2011), “Năm 2011: Nhật Bản tiếp tục là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Năm 2011: Nhật Bản tiếp tục là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam”

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT (Trang 2)
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ - Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ (Trang 2)
Bảng 4 - Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam
Bảng 4 (Trang 3)
Sơ đồ 1: Phân loại vốn ODA - Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam
Sơ đồ 1 Phân loại vốn ODA (Trang 14)
Hợp tác vốn vay là hình thức cho vay của chính phủ đối với chính phủ - Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam
p tác vốn vay là hình thức cho vay của chính phủ đối với chính phủ (Trang 32)
Bảng 6: Bảng số liệu về ODA và FDI Nhật Bản vào Việt Nam - Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam
Bảng 6 Bảng số liệu về ODA và FDI Nhật Bản vào Việt Nam (Trang 36)
Bảng 6: Bảng số liệu về ODA và FDI Nhật Bản vào Việt Nam - Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam
Bảng 6 Bảng số liệu về ODA và FDI Nhật Bản vào Việt Nam (Trang 36)
Bảng 7: Giải ngân vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam trong giai đoạn 2002-2009                                                                 (Triệu USD – năm dương lịch) - Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam
Bảng 7 Giải ngân vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam trong giai đoạn 2002-2009 (Triệu USD – năm dương lịch) (Trang 38)
Bảng  7:  Giải ngân vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam trong giai đoạn  2002-2009                                                                  (Triệu USD – năm dương lịch) Năm Vốn vay hợp tác - Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam
ng 7: Giải ngân vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam trong giai đoạn 2002-2009 (Triệu USD – năm dương lịch) Năm Vốn vay hợp tác (Trang 38)
Bảng 9: Phân tích các khoản cam kết theo nhóm ngành, lĩnh vực và năm (1992-2007) (triệu Yên) - Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam
Bảng 9 Phân tích các khoản cam kết theo nhóm ngành, lĩnh vực và năm (1992-2007) (triệu Yên) (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w