Y tế, sức khỏe

Một phần của tài liệu Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 59 - 61)

Theo Viện Khoa học Dân số - Giáo dục và Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, trong hơn 10 năm qua, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng từ 0,539 điểm (xếp thứ 120/174 nước năm 1995) lên 0,709 điểm (xếp thứ 109/174 nước), tuy nhiên chỉ số HDI của Việt Nam còn thấp so với các nước phát triển. Bên cạnh đó, dù tuổi thọ bình quân của nước ta đạt khá cao là 71,3 tuổi so với mức thu nhập của nền kinh tế nhưng theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới thì tuổi thọ bình quân khỏe mạnh lại rất thấp, chỉ đạt 58,2 tuổi và xếp thứ 116/174 nước trên thế giới.

Về công tác chăm sóc người dân, theo thống kê của Bộ Y tế năm 2007 cả nước có 1.063 bệnh viện, với 144.129 giường bệnh, tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân là 17,3. Tình trạng các bệnh viện quá tải diễn ra thường xuyên từ tuyến huyện, tuyến tỷnh và cả Trung ương. Tính trên 100.000 dân thì tỷ lệ số dân được chăm sóc bởi các dịch vụ y tế ở các thành thị cao gấp 3 lần so với nông thôn.

Những con số trên cho thấy vấn đề y tế nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sự chênh lệch giữa các vùng miền cao, vấn đề cơ sở vật chất còn thiếu

thốn. Thông qua nguồn vốn ODA, Nhật Bản đã tiến hành nhiều dự án nhằm giúp Việt Nam cải thiện chất lượng y tế, nâng cao sức khỏe của người dân Việt Nam.

• Năm 2003 khi dịch SARS bùng phát ở Việt Nam, rồi tiếp đến là dịch cúm gia cầm đã ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và kinh tế người dân cũng như gây tổn thất cho ngân sách Chính phủ. Chính phủ đã phải bỏ ra khá nhiều tiền của để giúp người dân phòng tránh lây lan dịch bệnh, giúp đỡ nông dân vực lại đàn gia cầm sau dịch. Để hạn chế tác hại của các bệnh dịch, “Dự án Phát triển nâng cao năng lực” cho Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã được tiến hành. Dự án nhằm giúp kiểm soát các bệnh truyền nhiễm mới phát sinh và đang phát triển lại ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008 do JICA trợ giúp đã giúp xây dựng hệ thống phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp 2 và cấp 3. Các phòng thí nghiệm An toàn sinh học cấp 3 này được xem là cấp có độ an toàn sinh học cao nhất tại Việt Nam. Mới gần đây ngày 26/1/2011 Dự án “Tăng cường năng lực cho mạng lưới phòng xét nghiệm về bảo đảm an toàn sinh học và xét nghiệm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm” được ký kết giữa Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Dự án trị giá 350 triệu Yên (tương đương 4,2 triệu USD) sẽ được triển khai cho mạng lưới phòng xét nghiệm trong vòng 5 năm, bắt đầu từ tháng 2/2011.

• Hiện nay, một thực trạng cần quan tâm là chất lượng y tế của Việt Nam không đồng đều, có quá ít bệnh viện hay trạm y tế có khả năng đầy đủ để phục vụ chăm sóc sức khỏe của người dân. Các bệnh viện còn thiếu cơ sở và trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh khiến cho người dân thường vượt cấp, vượt tuyến, đến khám ở các bệnh viện Trung ương mỗi khi có bệnh. Điều này gây nên tình trạng thiếu giường bênh, thiếu bác sĩ, y tá ở các

bệnh viện tuyến trên, trong khi các bệnh viện tuyến dưới lại không có bệnh nhân. Do đó, dự án phát triển các bệnh viện tỉnh và khu vực đã bắt đầu thực hiện từ năm 2006 do JICA tài trợ với số vốn 1.805 triệu Yên nhằm bước đầu giải quyết tình trạng trên. Dự án được tiến hành ở 3 tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Tĩnh.

• Một dự án cũng rất đáng chú ý là: Chương trình “Chăm sóc sức khỏe trẻ em Việt Nam” năm 2003 đã thông qua nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, BộY tế và Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia cũng vừa tiếp nhận một lượng vaccine sởi và dụng cụ tiêm chủng trị giá 620 triệu yên

(tương đương 8 triệu USD hay 120 tỷđồng) của Nhật Bản.

Sự giúp đỡ từ phía Chính phủ Nhật Bản đã giúp Việt Nam có khả năng thực hiện được một số mục tiêu thiên niên kỉ về sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đẩy lùi các bệnh dịch lan truyền.

Một phần của tài liệu Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 59 - 61)