Việc vẫn còn tồn tại nạn tham nhũng trong các dự án ODA là do công tác theo dõi đánh giá chưa chặt chẽ, thống nhất. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của các chương trình, dự án chúng ta cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau: xây dựng kho dữ liệu chính thức về các chương trình, dự án ODA phục vụ công tác theo dõi, đánh giá và phân tích việc sử dụng nguồn vốn này; Thể chế hoá công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA trong các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 131/2006/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA; Xây dựng cơ chế đảm bảo việc theo dõi và giám sát từ phía cộng đồng, góp phần thực hiện các biện pháp phòng chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng .
Một trong những hoạt động đánh giá chung nổi bật và thành công nhất theo đúng tinh thần của Tuyên bố Pari và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ là
Chương trình đánh giá chung Việt Nam - Nhật Bản do JBIC (nay là JICA), Bộ
KH&ĐT và các cơ quan liên quan phía Việt Nam phối hợp thực hiện. Những lợi ích mang lại từ hoạt động đánh giá chung này bao gồm một quy trình đánh giá chuẩn mực được xây dựng, các đối tượng thụ hưởng được huy động tham gia rộng rãi và năng lực của đánh giá của Việt Nam được nâng cao,… và điều này đã giúp cho các bên có được những báo cáo đánh giá chất lượng cao với những bài học kinh nghiệm và khuyến nghị quý báu đối với Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản cho các dự án ODA tương tự trong tương lai.