Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Một phần của tài liệu Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 56 - 59)

Vai trò của FDI đối với công cuộc CNH – HĐH đất nước là rất quan trọng. Với các dự án FDI khi được đầu tư vào Việt Nam, họ không chỉ mang theo vốn mà kèm theo đó là nhân lực, công nghệ. Nhờ đó chúng ta trực tiếp nhận được sự

đổi thay về bề mặt bên ngoài nhờ sự tăng trưởng của nền kinh tế, ngoài ra chúng ta còn có thể học hỏi, tiếp thu được khoa học, kỹ năng quản lý.

Do ở các nước đang phát triển như nước ta, tình trạng cơ sở hạ tầng kinh tế còn thấp khiến các nhà đầu tư thường hay băn khoăn lo ngại về lợi nhuận thu được nếu đầu tư, nên hiệu quả thu hút đầu tư FDI không cao. Nhưng chính nhờ thu hút được một lượng vốn lớn từ nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản nên tác động lan tỏa từ hiệu quả vốn ODA khi tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút FDI.

2.2.2 Cải thiện môi trường sinh hoạt và xã hội

2.2.2

2.2.2.1 Giáo dục

CNH - HĐH là quá trình tất yếu trong sự nghiệp xây dựng đất nước, là quá trình mà bất cứ quốc gia nào cũng phải trải qua để xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Từ thực tế của một số nước phát triển tiêu biểu trên thế giới ta thấy quá tình này có mối quan hệ sấu sắc với sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Để tiến hành sự nghiệp CNH - HĐH phải sử dụng năng lực, kinh nghiệm, tài trí của con người để chế tạo ra và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống, xây dựng xã hội tiến bộ văn minh. Giáo dục góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cũng như những phẩm chất cần có để làm chủ tri thức, làm chủ các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại bắt nhịp được với yêu cầu của xã hội. Viêt Nam đã coi “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, dù rất quan tâm nhưng Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc phổ cập giáo dục, đưa trẻ em trong độ tuổi đến trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục. Cùng với sự trợ giúp đắc lực của các tổ chức quốc tế như UNDP,

WB,… các quốc gia bạn bè như Australia, Canada, Nhật Bản, Việt Nam đã và đang cải thiện chất lượng giáo dục.

Nhật Bản là một quốc gia rất coi trọng tri thức, họ đã quan tâm đến giáo dục từ rất sớm và kết quả mà giáo dục mang lại đã thể hiện qua sự thán phục của cả thế giới đối với Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới II, giai đoạn 1954- 1973 với sự phát triển “thần kỳ”. Mang đến Việt Nam kinh nghiệm, lòng nhiệt tình và sự trợ giúp về vốn ODA, Nhật Bản đã giúp cải thiện chất lượng giáo dục Việt Nam.

• Đối với các trường tiểu học thì Nhật Bản và Ngân hàng thế giới là

là hai nhà tài trợ lớn nhất cho lĩnh vực này với mức giải ngân khoảng 4 triệu USD trong năm 2005. Dự án "Xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất các trường tiểu học khu vực miền núi phía Bắc", Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã hoàn thành xây dựng 26 trường gồm 235 phòng học với tổng số tiền là 776 triệu Yên. Xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất các trường tiểu học khu vực miền núi phía Bắc giai đoạn II” với số tiền 511 triệu yên. Đây là số tiền do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại. Như vậy, trong 6 năm kể từ năm 2000 đến năm 2006 tổng số tiền viện trợ của chuỗi dự án này lên tới hơn 3 tỷ yên .

• Có lẽ các dự án ODA của Nhật bản dành cho giáo dục chủ yếu hướng vào các trường Đại học của Việt Nam, điều đó chứng tỏ Nhật Bản có mong muốn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho chúng ta. Một số dự án đầu tư vào các trường Đại học như “ Xây dựng năng lực giáo dục và nghiên cứu tại trường Đại học Nông nghiệp” trị giá 778 triệu Yên, Dự án Tăng cường năng lực của ITSS (kỹ năng Công nghệ thông tin) Giáo dục tại Đại học Bách Khoa Hà Nội…

Các dự án giáo dục của Nhật Bản dành cho Việt Nam không chỉ là xây dựng cơ sở hạ tầng, trường học, khu vui chơi mà còn nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên. Các nhà đầu tư đã chú ý, quan tâm đến các khu vực vùng sâu, vùng xa, mang lại cơ hội học tập cho các em nhỏ nghèo không có điều kiện học tập. Bên cạnh đó, các dự án còn hướng vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với định hướng phát triển của Giáo dục Việt Nam. Các dự án dành cho giáo dục thường là các dự án ODA viện trợ không hoàn lại, nó thực sự sẽ đem lại hạnh phúc cho người dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 56 - 59)