Hỗ trợ cải cách doanh nghiệp Nhà nước, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực tư nhân

Một phần của tài liệu Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 42 - 45)

vừa và nhỏ và khu vực tư nhân

Vốn là một nguồn động lực quan trọng để phát triển mà bất kì loại hình doanh nghiệp nào cũng cần. Khi nguồn vốn ODA bắt đầu vào Việt Nam đó chính là một cơ hội mới cho các doanh nghiệp của chúng ta phát triển và hội nhập. Là quốc gia hỗ trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, thế nên chúng ta không thể phủ nhận lợi ích mà Chính phủ Nhật Bản đã đem đến cho Việt Nam.

Năm 2006, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), ngoài những lợi ích mà hội nhập kinh tế Thế giới mang đến cho kinh tế Việt Nam, chúng ta không khỏi đối mặt với những thách thức đi kèm do những hạn chế về quy mô nhỏ, chi phí sản xuất cao, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm chưa cao và thiếu mạng lưới phân phối, tiếp thị nên các doanh nghiệp của chúng ta rất khó tiếp cận trực tiếp được với thị trường nước ngoài và cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài ngay trên chính thụ trường Việt Nam.

Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lực lượng chiếm tới gần 97% số lượng các doanh nghiệp ở Việt Nam (theo thống kê năm 2009), thiếu vốn, thiếu công nghệ, khó tuyển dụng nhân tài là những khó khăn thường gặp nhất. Để giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đẩy mạnh việc sản xuất, năm 2003 chương trình SMEFP (Small & Medium Enterprise Finance Program) là chương trình phối hợp giữa Ngân hàng Á Châu (ACB) với Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các ngân hàng tại Việt Nam. Đây là nguồn vốn trung dài hạn với lãi suất hấp dẫn. Kì hạn trả vốn, lãi linh hoạt theo khả năng trả nợ của mỗi doanh nghiệp. Vốn này sẽ được các doanh nghiệp dùng để mua sắm máy móc thiết bị; phương tiện vận tải, đầu tư xây dựng nhà xưởng, nhà kho ... Chương trình SMEFP đã thực hiện 2 giai đoạn, giai đoạn I trị giá 4 tỷ Yên, giai đoạn II trị giá 6,1 tỷ Yên, giai đoạn 3 đang được tiến hành với số vốn tín dụng là 15 tỷ Yên (11). Đã có rất nhiều doanh nghiệp hưởng lợi từ chương trình này. Ngoại trừ việc các doanh nghiệp có những đồng vốn dài hạn vô cùng quý giá, giúp các doanh nghiệp chịu khó đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, họ còn nhận được sự hỗ trợ kĩ thuật từ phía các trung tâm, cơ sở mà phía Nhật Bản hợp tác như trung tâm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội.

Trong giai đoạn III của chương trình sẽ tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Dự án phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam của Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đang được tiến hành. Dự án sẽ tập trung phát triển những ngành có thế mạnh như dệt may, cơ khí, giấy...

Khu vực doanh nghiệp tư nhân hiện nay đóng góp tới gần 40% GDP, và đang ngày càng khẳng định rõ vị trí quan trọng trong tiến trình tăng trưởng kinh tế của nước nhà. Chỉ trong 10 năm trở lại đây, số lượng doanh nghiệp tư nhân

cũng đã tăng 16 lần với quy mô vốn tăng gấp 10 lần. Tốc độ phát triển của doanh nghiệp tư nhân đã vượt hàng chục lần so với bất kỳ khu vực kinh tế nào tại Việt Nam (22). Và để tiến xa hơn thì cái mà các tập đoàn kinh tế tư nhân Việt Nam còn thiếu là đồng vốn. Nếu được tiếp cận với nguồn vốn ODA Nhật Bản thì các doanh nghiệp tư nhân phần nào giảm bớt được nỗi lo thiếu vốn. Tháng 02/2010 khi kết luận về việc tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã yêu cầu cần có cơ chế để doanh nghiệp của tư nhân được vay vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) như các doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp tư nhân khi sử dụng nguồn vốn ODA họ sẽ có được hưởng lợi rất nhiều như sử dụng nguồn vốn dài hạn, lãi suất thấp, tham gia vào các dự án quy mô hơn, tiếp cận với nền khoa học công nghệ và quản lý của nước ngoài. Với một tập thể năng động như khu vực cho các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam tiến nhanh trên con đường hội nhập kinh tế toàn cầu.

Tiếp cận với ODA tốt nhất có lẽ đó chính là các doanh nghiệp, tập đoàn quốc doanh. Khi nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đang phát triển ở nước ta, Nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo, vì thế mà các doanh nghiệp Nhà nước luôn được ưu tiên trong các dự án có sử dụng vốn ODA. Với sự hỗ trợ lớn từ phía Chính phủ, các doanh nghiệp Nhà nước đã phát huy được vai trò của mình trong những năm vừa qua. Đóng góp GDP khoảng 35% (2010), góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước ta.

Nguồn vốn ODA nói chung và đối với Việt Nam nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vốn ODA giúp các doanh nghiệp trong nước củng cố thêm được nguồn lực, từ đó nắm bắt những cơ hội đầu tư, nhằm phát triển quy mô và mở rộng sức ảnh hưởng của mỗi doanh nghiệp. Như vậy, ODA đã thúc đẩy tiềm lực kinh tế bên trong mỗi doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 42 - 45)