Tổng kết, biên soạn các tài liệu hướng dẫn và đào tạo.

Một phần của tài liệu Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 87 - 95)

Mở ra các khóa học đào tạo nâng cao năng lực quản lý của các cán bộ phải được tiến hành ở các cơ quan, địa phương. Cần mau chóng triển khai các quy định, thông báo của Chính phủ hay bộ về đến các địa phương và phải hướng dẫn

thực hiện. Vì nhiều quy định được ban hành ra nhưng ở mỗi cấp mỗi điạ phương lại áp dụng thi hành một kiểu, việc đó gây ra cản trở trong việc thi hành. Tổng kết lại các tài liệu về hướng dẫn xây dựng dự án, quản lý nguồn vốn ODA, cũng là một cách để rà soát lại các thủ tục liên quan đến vấn đề ODA, nhằm đảm bảo tính đồng nhất giữa các văn bản pháp lí và nhiệm vụ thực hiện của mỗi cơ quan chức năng.

3.2.4 Nên tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI và các nguồn tín dụng khác.

Các nguồn vốn bên ngoài chủ yếu chảy vào nước ta chủ yếu gồm có: ODA, tín dụng thương mại từ các ngân hàng, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI, viện trợ cho không của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và tín dụng tư nhân. Các dòng vốn quốc tế này có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Nếu không nhận được vốn ODA đủ mức cần thiết để cải thiện các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thì cũng khó để thu hút được các nguồn vốn FDI cũng như vay vốn tín dụng để mở rộng kinh doanh. Còn nếu chỉ tìm kiếm các nguồn ODA mà không tìm cách thu hút các nguồn vốn FDI và các nguồn tín dụng khác thì sẽ không có điều kiện tăng trưởng nhanh sản xuất, dịch vụ và sẽ không có đủ thu nhập để trả nợ vốn vay ODA.

_Tiểu kết_

Một nguồn vốn có nhiều, dồi dào đến đâu nếu không được sử dụng hợp lý thì cũng không có tác dụng mà còn là gánh nặng. Muốn thu hút và sử dụng quản lý hiệu quả cần có sự thống nhất giữa các đơn vị quản lý và những người trực tiếp sử dụng vốn, cần tinh giảm và nâng cao chất lượng ở mọi khâu làm việc để đặt hiệu quả tốt hơn nữa trong sử dụng vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam.

4 KẾT LUẬN

Trải qua gần 20 năm hợp tác, từ những nghiên cứu ở trên chúng ta có quyền khẳng định và tin rằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam rất có ý nghĩa với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian qua. Ngay cả trong những suy thoái kinh tế toàn cầu và ở tại Nhật Bản thì nguồn vốn ODA vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Điều này mang lại niềm tin trong tương lai khi mà cả hai phía Nhật Bản và Việt Nam đều nỗ lực để tăng cường hợp tác và sử dụng những đồng vốn viện trợ này một cách hiệu quả nhất.

Bài nghiên cứu khoa học này của chúng em đã cố gắng làm rõ những đóng góp của nguồn vốn ODA vào kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian qua, cố gắng cập nhật những số liệu mới nhất có thể để làm tài liệu cho những nhu cầu nghiên cứu khác cũng về vấn đề này. Bài nghiên cứu đi sâu vào những vấn đề chính sau:

• Đưa ra những thông tin tổng quan về vốn ODA Nhật Bản thông qua tìm hiểu về lịch sử ODA Nhật Bản và Hiến chương ODA. Qua đó đánh giá được vai trò của ODA Nhật Bản tới các nền kinh tế khác, trong đó có Việt Nam.

• Nhìn nhận những đóng góp của vốn ODA Nhật Bản dựa trên các chính sách lĩnh vực ưu tiên tại Việt Nam và dựa trên những thông tin thực tế về hiệu quả của các công trình, dự án, ý nghĩa về kinh tế - xã hội mà chúng mang lại cho người dân. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng thẳng thắn nhìn vào những thiếu sót và sai lầm còn mắc phải để có biện pháp khắc phục và xử lý sai phạm.

• Nêu triển vọng và những biện pháp tăng cường thu hút vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam. Tuy là một đối tác chiến lược nhưng nếu Việt Nam không có những chính sách thông minh và hợp lý trong sử dụng và thu hút vốn thì nguồn vốn quan trọng này có thể giảm dần. Chính vì vậy, chủ động trong hợp tác, xây dựng lòng tin của đối tác và chiến lược thu hút vốn ODA là những

việc làm cần thiết lúc này, chỉ có như vậy chúng ta mới góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Trong bài nghiên cứu khoa học này, nhóm chúng em đã cố gắng đề cập tương đối tổng quát và cô đọng về đề tài đã chọn. Tuy nhiên, do khả năng và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên bài nghiên cứu có thể có nhiều điểm thiếu sót. Chúng em kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để em có thể nâng cao hơn hiểu biết của mình về vấn đề này.

5 TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Bảo Vân (09/12/2010), “Việt Nam được cam kết 7,9 tỷ USD vốn ODA”, Báo Sài Gòn giải phóng Online (http://www.sggp.org.vn/kinhte/2010/12/245400/)

(2) Công đoàn Tổng công ty Điện lực Việt Nam (14/04/2010), “TRUYỀN

THỐNG NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM”,

(http://www.congdoandlvn.org.vn/tabid/54/TopicId/94/ItemId/233/language/v i-VN/Default.aspx)

(3) Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), “ Chính sách hoạt động quốc gia

của vốn vay ODA tại Việt Nam”

(www.jica.go.jp/vietnam/english/office/others/pdf/old_jbic_02.pdf)

(4) Danh Đức (06/2010), “Những điều ít biết về ODA”,Báo Tuổi trẻ Online, (http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/386518/Nhung-dieu-it-biet-ve-

ODA.html)

(5) Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam (www.vn.emb-japan.go.jp)

(6) Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, “Chương trình hỗ trợ toàn diện giúp Việt

Nam ứng phó với biến đổi khí hậu do Nhật Bản và Pháp khởi xướng”, Đại sứ

quán Pháp tại Việt Nam ( http://www.ambafrance-vn.org/spip.php? article2555)

(7) Đinh Tịnh (2/3/2009), “3.510 tỷ đồng cải tạo mạng lưới giao thông ”, Báo điện tử Thời báo kinh tế Việt Nam

(http://vneconomy.vn/20090302102252762P0C10/3510-ty-dong-cai-tao- mang-luoi-giao-thong.htm)

(8) Hà Vy ( 18/10/2007), “VN đứng thứ 6 thế giới về hấp dẫn đầu tư ”, Báo điện tử Vnexpress ( http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2007/10/3b9fb5dc/)

(9) Kiều Giang (24/01/2011), “Năm 2011: Nhật Bản tiếp tục là nhà tài trợ song

Nam(http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx? co_id=30093&cn_id=444130#)

(10)Minh Đức (29/08/2010), “Tỷ giá giữa VND với Yên Nhật đã tăng 10%”, Báo điện tử Vneconomy (http://vneconomy.vn/20100829113748293p0c6/ty-gia- giua-vnd-voi-yen-nhat-da-tang-tren-10.htm)

(11)Minh Thúy (17/03/2010), “Tài trợ 15 tỷ Yên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Báo điện tử Thông tấn xã Việt Nam (http://www.vietnamplus.vn/Home/Tai- tro-15-ty-yen-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho/20103/37980.vnplus)

(12)M.TR (27/02/2006), “Khởi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn”, Báo Sài Gòn giải phóng

(http://www.sggp.org.vn/thoisu/nam2006/thang2/101876/)

(13)Ngọc Dung (06/07/2009), “Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trồng rừng ven biển”, Thông tấn xã Việt Nam (http://www.vietnamplus.vn/Home/Nhat-Ban-ho-tro- Viet-Nam-trong-rung-ven-bien/20097/9920.vnplus )

(14)Ngọc Mai (23/02/2011), “ODA vay được là vay – Tư duy nguy hiểm!”, Báo Efinace Tài chính điện tử, http://www.taichinhdientu.vn/Home/ODA-vay- duoc-la-vay--Tu-duy-nguy-hiem/20112/106715.dfis)

(15)Ngô Xuân Bình (1999), “Quan hệ Nhật Bản - ASEAN chính sách và tài trợ

ODA”, Nhà xuất bản khoa học xã hội

(16)Nguyên Hà (17/04/2010) , “Vốn cho đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Có thể

hơn mức 55,853 tỷ USD ”, Báo điện tử Thời báo kinh tế Việt Nam

http://vneconomy.vn/20100417064932158P0C9920/von-cho-duong-sat-cao- toc-bac-nam-co-the-hon-muc-55853-ty-usd.htm

(17)Nguyệt Hà (31/12/2010), “10 sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tiêu biểu”, Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

(http://baodientu.chinhphu.vn/Home/10--su-kien-van-hoa-the-thao-du-lich- tieu-bieu/201012/57652.vgp)

(18)Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2010), “Nhật Bản nâng mức vốn ODA cho Việt Nam

lên mức kỷ lục”, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản/Viet Nam – Japan business forum, số 2-2010

(19)Nguồn tổng hợp (13/02/2011), “Triển vọng tăng trưởngkinh tế Nhật Bản”, Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt

Nam(http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx? cn_id=445911&co_id=30127)

(20)Phước Hà (06/2007),“Giải ngân ODA chậm, các nhà tài trợ than phiền”, Báo Vietnamnet (www.vietnamnet.vn)

(21)Thanh Bình (2009), “ODA Nhật Bản dành cho VN lớn nhất từ trước đến nay”, Báo điện tử Việt Nam (http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2009/10/3ba14f0c/)

(22)Trần Hà - Chí Sơn (16/11/2010), “ Cơ hội mới cho các doanh nghiệp tư

nhân”, Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam (http://vtv.vn/article/get/co-

hoi-moi-cho-cac-doanh-nghiep-tu-nhan---72b75cb539.html)

(23)T. Hà (07/07/2006), “Nhật Bản tiếp tục viện trợ hơn 1 tỉ Yên cho hai dự án

giáo dục”, Báo Tuổi trẻ Online (http://tuoitre.vn/Giao-duc/149056/Nhat-

Ban-tiep-tuc-vien-tro-hon-1-ti-yen-cho-hai-du-an-giao-duc.html )

(24)TS.Phạm Thị Túy (2005), “Giải ngân nguồn vốn ODA vẫn ở mức thấp-

Nguyên nhân và giải pháp khắc phục”,(Số 3/2005), Website Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn)

(25)Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương – Trung tâm Thông tin - tư liệu (2010), “Nâng cao hiệu quả của nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính

thức(ODA) tại Việt Nam”

(26)Website Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại ( 22/11/2007), “Vài nét về Nhiệt điện

Phả Lại ”,

(http://www.ppc.evn.vn/Home/News/tabid/54/TopicId/2/language/vi- VN/Default.aspx )

Tài liệu Tiếng Anh

(27)OECD (December 28, 2008), “THE PARIS DECLARATION Evaluation of the Implementation of the Paris Declaration: Case Study of Japan Final Report”, www.oecd.gov

(28)Ministry of Foreign Affairs of Japan (2004), 50 Years of Japan's ODA, www. mofa.go.jp

(29)Ministry of Foreign Affairs of Japan, Japan’s ODA White Paper 2010, 2009, 2008, 2007, 2006, 2005, 2004,( www. mofa.go.jp )

Các Website:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (www.mpi.gov.vn)

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam (www.vn.emb-japan.go.jp) Bộ Ngoại giao Nhật Bản (www.mofa.go.jp)

Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (www.jica.go.jp) Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (www.jbic.go.jp) Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (www.jetro.go.jp) Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (www.oecd.gov)

6 PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w