Môi trường và xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 63 - 67)

Môi trường ở Việt Nam đã bị ảnh hưởng do khai thác các khoáng sản không có quy hoạch, rác thải do công nghiệp thải ra chưa được quản lý chặt chẽ, những dòng sông ô nhiễm ngày càng nặng nệ, ngày càng nhiều diện tích rừng bị chặt phá, bỏ hoang. Đời sống những người dân còn quá phụ thuộc vào thiên nhiên sẽ gặp khó khăn. Không chỉ vậy, ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thậm chí là để lại hậu quả di chứng cho thế hệ sau. Việt Nam đã tích cực tăng cường các biện pháp quản lý, ngăn chặn, hạn chế tác động xấu đến môi trường sống đồng thời cải thiện môi trường sống của người dân. Sẻ chia khó khăn với Việt Nam, JICA cũng đã có một số dự án để cải thiện môi trường và mức sống của người dân.

• Dự án trồng rừng trên đất cát ven biển Nam Trung Bộ đã thực hiện xong giai đoạn một ở hai tỉnh Quảng Nam và Phú Yên với mức vốn là 1.3 tỷ Yên (23). Dự án nhằm giảm lượng cát bay và ảnh hưởng của gió đối với cuộc sống của người dân, bảo vệ đất canh tác và khu dân cư, không chỉ vậy dự án còn mục đích nữa là đem lại thu nhập cho những người dân còn gặp khốn khó ở vùng này qua việc trồng rừng. Tiếp nối thành công của giai đoạn I, giai đoạn II được tiến hành ở hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi với số vốn viện trợ không hoàn lại do JICA hỗ trợ là 534 triệu Yên (13).

• Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu: Hiện nay như chúng ta cũng đã thấy Trái đất đang dần ấm lên, hiện tượng băng tan ở hai cực khiến nước biển dâng lên, ảnh hưởng tới các quốc gia ở ven biển. Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề từ hiện tượng này. Thiên tai, khí hậu khắc nghiệt diễn ra thường xuyên ở khu vực Miền Trung đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên khắp cả nước. Chương trình hỗ trợ toàn diện giúp Việt Nam ứng

phó với biến đổi khí hậu do Nhật Bản và Pháp khởi xướng đã bắt đầu tiến hành từ năm 2010 với hỗ trợ 130 triệu USD trong đó Nhật Bản đóng góp 110 triệu USD (6).

• Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo: với mong muốn cải thiện dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao đời sống người dân, Nhật Bản thông qua nguồn vốn viện trợ không hoàn lại đã hỗ trợ 4 triệu USD cho dự án “An ninh lương thực cho người dân bị thiệt thòi”, giúp họ mua phân bón, cây trồng phục vụ cho nông nghiệp. Chương trình tín dụng hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cùng với sự hỗ trợ vốn từ phía JICA của Nhật bản và Ngân hàng Thế giới (WB) năm nay đã tiến hành lần thứ 9,

mức cho vay từ phía JICA vẫn ổn định ở mức 3.5 tỉ Yên trong một tài khóa.

Bảng 8: Hiệu quả của Chương trình xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam thời kỳ 1993 – 2008 (Đơn vị: %) 1993 1998 2002 2004 2006 2008 Tổng thể 58,1 37,4 28,9 19,5 16,0 14,5 Đông Bắc Bộ 86,1 62,0 38,4 29,4 25,0 24,3 Tây Bắc Bộ 81,0 73,4 68,0 58,6 49,0 45,7 ĐB Sông Hồng 62,7 29,3 22,4 12,1 8,8 8,1 Bắc Trung Bôi 74,5 48,1 43,9 31,9 29,1 22,6 Nam Trung Bộ 47,2 34,5 25,2 19,0 12,6 13,7 Tây Nguyên 70,0 52,4 51,8 33,1 28,6 24,1 Đông Nam Bộ 37,0 12,2 10,6 5,4 5,8 3,5

ĐB Sông Cửu Long 47,1 36,9 23,4 15,9 10,3 12,3

Nguồn: Website Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)

Chương trình Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo của nước ta cũng đã có những kết quả ban đầu tốt đẹp. Tỷ lệ hộ nghèo đói đã giảm, trên cả nước tỷ lệ này giảm 4 lần (từ 58,1% xuống 14,5% ) trong vòng 15 năm (1993-2008). Ở một số vùng

con số này đã giảm đáng kể, khu vực Đông Nam Bộ giảm 10,57 lần trong cùng thời gian, khu vực đồng bằng Sông Hồng giảm 7,74 lần. Tuy nhiên không phải mọi vùng đều có mức giảm cao như vậy. Một số vùng như Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ do kinh tế kém phát triển, thiên tai và điều kiện sống khó khăn nên công tác xóa đói giảm nghèo còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đói giảm thấp (Bảng 8). Thiết nghĩ, đây vẫn là một vấn đề cần được quan tâm và trợ giúp nhiều từ các cơ quan trong nước cũng như các nhà tài trợ nước ngoài.

Dù hỗ trợ mạnh mẽ từ phía nước bạn nhưng chúng ta cũng mong muốn sẽ tận dụng tốt những đồng vốn đó ngay trong hiện tại để giảm gánh nặng cho thế hệ tương lai. Kinh tế Việt Nam đang đi lên và sẽ còn tiếp tục phát triển nhờ sự trợ giúp từ nguồn vốn ODA, một ngày nào đó chúng ta giàu, mạnh, sẽ không còn quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay được từ nước ngoài.

Trên đây là một số vai trò chính của ODA Nhật Bản đối với kinh tế xã hội, bài nghiên cứu chỉ mới đưa ra một số dự án tiêu biểu để nhìn thấy tác động trên thực tế, còn dưới đây là bảng thống kê để có cái nhìn tổng quát hơn và dễ dàng hơn để nhận ra những đóng góp của ODA Nhật Bản cho kinh tế - xã hội Việt Nam, thấy rõ xu hướng đầu tư tài trợ vào từng nhóm lĩnh vực của vốn ODA Nhật Bản.

Bảng 9: Phân tích các khoản cam kết theo nhóm ngành, lĩnh vực và năm (1992-2007) (triệu Yên)

Tài khóa Ngành

1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001

Điện / Khí - 29.135 38.411 24.962 55.831 25.529 25.630 - 29.027 15.594 Giao thông vận tải - 20.669 8.383 38.038 7.739 29.605 46.370 59.867 33.240 58.720

Viễn thông liên lạc - - - - 1.997 11.930 - 21.414 - -

Thủy lợi và phòng chống lũ lụt - - - - - - - - 437 - Nông-Lâm-Ngư nghiệp - - - - - - - - - - Khai thác và sản xuất - - - - - - 4.000 - - - Dịch vụ xã hội - - 6.406 7.000 15.433 17.936 12.000 - 8.200 - Vốn vay hàng hóa 45.500 2.500 4.800 - - - - 20.000 - - Tổng 45.500 52.304 58.000 70.000 81.000 85.000 88.000 101.281 70.904 74.314 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng Tỉ lệ theo ngành Tài khóa Ngành 21.689 55.851 4.433 29.421 30.307 10.906 396.726 31,7 2% Điện / Khí 11.788 20.171 67.904 27.409 39.181 49.395 518.479 41,4 5%

Giao thông Vận tải

19.497 - - 0 3.602 58.440 4,6

7%

Viễn thông liên lạc

- - - 4.874 5.311 0,4

3%

Thủy lợi và phòng chống lũ lụt

- - - - - 0,

00%

Nông – Lâm – Ngư nghiệp

- - 6.146 - 10.146 0, 81% Khai thác và Sản xuất 26.356 3.308 1.517 26.616 19.488 34.052 178.312 14, 26% Dịch vụ Xã hội - - 2.000 2.500 2.500 3.500 83.300 6, 66% Vốn vay hàng Hóa 79.330 79.330 82.000 90.820 95.078 97.853 1.250.714 1 00% Tổng

Một phần của tài liệu Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 63 - 67)