Hỗ trợ cải cách thể chế, cải cách hành chính.

Một phần của tài liệu Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 67 - 69)

ODA không chỉ đóng góp lớn trong phát triển kinh tế ở Việt Nam mà thông qua các chính sách nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn này đã thúc đẩy việc cải cách hành chính và thể chế. Với những nước mà ở đó chính phủ thực hiện những chính sách vững chắc phân bổ hợp lý các khoản chi tiêu và cung cấp dịch vụ có hiệu quả cao thì hiệu quả chung của viện trợ là lớn. Ngược lại, ở những nước mà Chính phủ và nhà tài trợ không đồng nhất quan điểm trong việc chi tiêu, hiệu quả lại thấp thì các nhà tài trợ cho rằng cách tốt nhất là giảm viện trợ và tăng cường hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách và xây dựng thể chế cho đến khi các nhà tài trợ thấy rằng viện trợ của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển. Theo như Trưởng đại diện JICA ông Tsuno Motonori, Việt Nam đang trên đà hội nhập sâu rộng và tăng trưởng mạnh, vì thế vấn đề cải cách thể chế càng trở nên quan trọng hơn. Nhật Bản sẵn sàng cung cấp những chuyên gia, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ vốn để giúp Việt Nam hoàn thành khung thể chế.

2.3.1 Hoàn chỉnh luật pháp.

Từ năm 1996 đến này JICA đã triển khai hợp tác trong lĩnh vực luật pháp và tư pháp tại Việt Nam. Nhật Bản đã giúp đỡ Việt Nam hoàn thành nhiều bộ luật quan trọng như: Bộ luật Dân sự 2005, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 do Bộ Tư pháp Việt Nam chủ trì soạn thảo. Các bộ luật trên đã được soạn thảo nhờ sự hỗ trợ của dự án : “Hỗ trợ kỹ thuật cải cách hệ thống Luật pháp và Tư pháp” do Đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ Tư pháp Việt Nam, Tòa Án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Liên đoàn Luật sư Việt Nam ký kết . Dự án này được bắt đầu từ năm 2007. Trong giai đoạn I, các chuyên gia Nhật Bản đã giúp Bộ Tư pháp Việt Nam soạn

thảo Luật Thi hành Án Dân sự và Luật Bồi thường Nhà nước. Hai Bộ Luật này đã được Quốc hội Việt Nam phê duyệt và ban hành vào năm 2008 và 2009. Từ những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn I, Việt Nam và Nhật Bản thống nhất tiếp tục giai đoạn II của dự án, được thực hiện trong vòng 4 năm từ tháng 4/2011, với khoản ngân sách hơn 4 triệu USD do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Hơn thế chương trình hợp tác trong lĩnh vực này được mở rộng nhanh chóng, không chỉ tập trung vào công tác soạn thảo văn bản pháp luật mà còn chú ý đến tăng cường năng lực chuyên gia luật pháp và cán bộ tư pháp trung ương và địa phương với nhiều cơ quan đối tác khác nhau. Dự án “hỗ trợ hợp tác kỹ thuật về hoàn chỉnh luật pháp với bộ tư pháp” giai đoạn 3 ( 7/2003) đã chú trọng việc đào tạo các cán bộ của Bộ Tư Pháp Việt Nam, xây dựng các cơ quan đào tạo, thống nhất các cán bộ như: luật sư, chánh án, kiểm sát viên.

2.3.2 Hỗ trợ cải cách hành chính.

Để điều chỉnh tốt các chính sách về thu hút, quản lý thì cần phải có một hệ thống hành chính đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả hơn. Chính phủ Nhật Bản cho rằng Việt Nam cần cố một bộ máy hành chính hoàn thiện hơn nữa nhằm hoàn chỉnh môi trường kinh doanh.

Từ năm 1998 đến nay, chính phủ Nhật Bản liên tục hợp tác kỹ thuật với Việt Nam về mặt nhân sự của các cơ quan hành chính. Hỗ trợ của Nhật Bản cho Việt Nam không phải là hỗ trợ cho thiết lập khung chính sách như kế hoạch dài hạn về cải cách hành chính , mà giới thiệu cho Việt Nam về chế độ của Nhật Bản như quản lý nhân sự đối với công chức, chế độ tiền lương, chế độ đào tạo hoặc

những góp ý về chính sách cụ thể cho Bộ Nội vụ Việt Nam.

Để thực hiện được hỗ trợ trên một cách hiệu quả chính phủ Nhật Bản chú trọng nâng cao quy mô và xu hướng viện trợ các dự án:

- Về quy mô, viện trợ cho Việt Nam, chính phủ Nhật Bản đánh giá tình hình thực hiện các hạng mục, mức độ đạt được so với mục tiêu đặt ra: môi trường thể chế, chính sách để quyết định quy mô viện trợ.

- Về xu hướng viện trợ cho các ngành, thông qua đối thoại chính sách với chính phủ Việt Nam Nhật bản cố gắng chuyển phương pháp đề nghị sang một hình thức cao hơn là phương pháp đối thoại.

_Tiểu Kết_

Chương 2 đã trình bày và phan tích những nội dung cơ bản nhất về vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam, qua đó muốn thể hiện được những gì mà vốn ODA Nhật Bản đã góp phần cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm qua. Nguồn vốn này không chỉ góp phần làm cho Việt Nam phát triển mà còn làm tăng cường hợp tác giữa hai quốc gia.

3 CHƯƠNG III:

Một phần của tài liệu Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 67 - 69)