Vấn đề giải ngân và vốn đối ứng

Một phần của tài liệu Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 83 - 84)

Việc tăng tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA Nhật Bản những năm gần đây của Việt Nam là một điều đáng mừng. Tuy nhiên so với tốc độ giải ngân của khu vực thì mức độ giải ngân vẫn còn thấp hơn (cụ thể đã trình bày ở mục 3.1.3.2. Khó khăn). Vì vậy, Việt Nam vẫn cần phải có nhưng biện pháp và chính sách nhằm tăng tiến độ giải ngân. Hiện nay, Ban Thư ký Trung ương Đảng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành xây dựng một khung cơ chế để các doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia vào quá trình giải ngân vốn ODA, cơ chế này xây dựng thành công thì tốc độ giải ngân ODA trong những năm tới sẽ thực sự hiệu quả.

Nghiên cứu của Tổ công tác ODA năm 2007 cho thấy chỉ cần tăng 1% giải ngân của nhóm 5 ngân hàng phát triển là sẽ có thêm 500 triệu USD vốn đầu tư cho giai đoạn 2006 - 2010, mỗi năm có thêm 100 triệu USD cho các dự án phát triển nhất là các dự án xoá đói giảm nghèo. Trong khi đó, nghiên cứu của WB cho thấy, một dự án đầu tư với nguồn vốn 100 triệu USD đưa vào cơ sở hạ tầng sẽ có 210 ngàn người được đưa ra khỏi danh sách người nghèo. Nếu tăng giải ngân từ 10 - 20% có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng thêm 0,3% trong vòng 5 năm. (20).

Trên đây là những con số của năm 2007, còn hiện nay khi lượng vốn ODA cam kết hàng năm giành cho Việt Nam đang ngày càng tăng thì hiệu quả mà việc đẩy mạng giải ngân nguồn vốn sẽ mang lợi cho kinh tế - xã hội nhiều ích lợi hơn.

Về vốn đối ứng phục vụ cho những công việc như khảo sát, thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng, xây lắp, quản lý dự án, nộp các khoản thuế theo luật định và tiền bảo hiểm...nhiều nơi không đủ khiến cho tiến trình thi công bị kéo dài, chậm trễ ảnh hưởng đến nhiều khâu về sau. Thời gian thi công bị giãn ra khiến tăng chi phí vào các khoản chưa dự tính được, ảnh hưởng đến vốn đầu tư vào công trình.

Tỷ lệ giải ngân vốn thấp, phân bổ vốn đối ứng chưa hợp lí do chưa có sự kết hợp giữa các Bộ, các ngành. Cần hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền, tinh giản các thủ tục và bộ máy chức năng để không làm tốn thời gian,tiền bạc ảnh hưởng đến các công trình.

3.2.2 Giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w