Trong những năm qua chúng ta đã thấy đầu tư nước ngoài là nguồn vốn quan trọng của Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngày 17/10/2007, Báo cáo Đầu tư thế giới (WIR) 2007 do Diễn đàn Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố có 11% tập đoàn xuyên quốc gia khẳng định Việt Nam sẽ là điểm đầu tư hấp dẫn nhất của họ trong những năm tới. Theo đó, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 6 trong 141 nền kinh tế được khảo sát về triển vọng thu hút đầu tư, sau Trung Quốc (52%), Ấn Độ (41%), Mỹ (36%), Nga (22%) và Brazil (12%) (8).
Với nguồn vốn lớn nhận được từ các nhà tài trợ, Việt Nam cần phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn ODA, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ODA vì nhiều nhà đầu tư tiềm năng họ cần thấy được kết quả và lợi nhuận hấp dẫn trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Ngày 07/04/2003, Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đã thống nhất và quyết định thực hiện “Sáng kiến chung Nhật Bản - Việt Nam” nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam. Hai bên đã cùng nhau thỏa thuận kế hoạch hành động, nhằm tăng sức cạnh tranh cho về kinh tế, đưa nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, đuổi kịp các nước láng giềng phát triển hơn. Với sự chung tay của Chính phủ hai nước và có cả các doanh nghiệp Nhật Bản, sáng kiến này đã được đưa ra nhằm cải thiện các vướng mắc về quy chế đầu tư, các thủ tục hành chính , các vấn đề
như Phát triển, thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài vào công nghiệp phụ trợ;
Xây dựng chiến lược và quy hoạch cho các ngành công nghiệp cơ bản; Mở rộng hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài (dịch vụ một cửa cho Đầu tư nước ngoài).
Ngày 10/12/2010, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã tổ chức cuộc họp cấp cao “Ủy ban Đánh giá và Xúc tiến Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản” tổng kết 2 năm tình hình thực hiện Kế hoạch hành động “Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản” (giai đoạn III). Với khoảng thời gian thực hiện chương trình là 6 năm, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể theo hướng phù hợp với thực tế nước ta, phù hợp với thông lệ quốc tế, những vướng mắc về thủ tục ngày càng giảm.