Triển vọng thu hút vốn ODA

Một phần của tài liệu Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 70 - 79)

3.1.1 Đánh giá tình hình ký kết và giải ngân 2006-2010.

Trong giai đoạn 2006-2010 Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong vấn đề thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA.

Kết thúc năm tài khóa 2006, số vốn ODA mà Nhật Bản cam kết cho Việt Nam là 835,6 triệu USD và chỉ trong vòng 5 năm, đến năm 2010 số vốn cam kết đã lên đến 1,78 tỷ USD. Với tổng số vốn hơn 6,1 tỷ USD trong giai đoạn này, đã góp phần giúp Việt Nam phát triển trên nhiều lĩnh vực: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năng lượng điện, giao thông vận tải và bưu chính viễn thông, giáo dục và đào tạo, xóa đói giảm nghèo, y tế, môi trường,…

Ví dụ: Trong năm tài khóa 2010 (kết thúc ngày 31-3-2011), vốn vay của Nhật Bản cam kết cho Việt Nam lên tới gần 148,468 tỷ Yên (1,76 tỷ USD), dành cho các dự án : ba dự án ký trong tháng 5, tháng 6 năm 2010 trị giá 28,388 tỷ Yên, Ba dự án: xây dựng cầu Nhật Tân với trị giá 24,828 tỷ Yên (299 triệu USD), dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn II với trị giá 29,852 tỷ Yên (360 triệu USD) và Chương trình tín dụng hỗ trợ xóa đói giảm nghèo lần thứ 9 với trị giá 3,5 tỷ Yên (42,1 triệu USD) ký ngày 24/01/2011 (9), và ba dự án với tổng mức vốn khoảng 61,9 tỷ Yên (hơn 700 triệu USD) sẽ được ký kết vào 03- 2011: dự án xây dựng cảng Lạch Huyện, dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam đoạn Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đoạn TP Hồ Chí Minh - Dầu Giây.

Bên cạnh tổng lượng vốn cam kết khả quan thì tình hình giải ngân ODA từ tất cả các nhà tài trợ nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng cũng ngày càng được cải thiện. Mức giải ngân ODA năm 2010 tiếp tục tăng lên, dự kiến nguồn vốn ODA giải ngân trong năm 2010 ở mức khoảng 3,5 tỷ USD (tăng khoảng 30% so với kế hoạch giải ngân năm 2009). Trong đó, Nhật Bản là nhà tài trợ

song phương lớn nhất và luôn được ưu tiên giải ngân cao nhất. Từ năm 2006 đến 2008 tổng số vốn ODA Nhật Bản giải ngân được là 1,822 tỷ USD. Năm 2009, số vốn ODA Nhật Bản giải ngân tăng mạnh đạt tới 1.191,36 triệu USD. Đây là điều đáng mừng của Việt Nam và được Nhật Bản đánh giá cao.

Với những kết quả tương đối tốt về khả năng thu hút vốn cam kết và giải ngân nguồn vốn ODA Nhật Bản, chúng ta có thể hi vọng Nhật Bản và các quốc gia, tổ chức tài chính khác sẽ ngày càng tin tưởng Việt Nam hơn nữa và đầu tư nhiều hơn nữa cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

3.1.2 Nhu cầu về vốn ODA Nhật Bản của Việt Nam

Năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình thấp tuy nhiên vẫn đứng ở vị trí thấp trong số các nước thuộc cùng nhóm này, chính vì vậy nhu cầu về vốn ODA vẫn cao và nguồn vốn này vẫn rất quan trọng. Nhật Bản và Việt Nam sẽ trở thành đối tác quan trọng của nhau trong hoạt động viện trợ và nhận viện trợ ODA hơn nữa.

Theo dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7-7.5% và thực hiện khâu đột phát về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, trong đó tập trung vào hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị lớn… đòi hỏi phải huy động nhiều nguồn vốn tăng bình quân trên 16%/năm, đảm bảo tỷ lệ đầu tư so với GDP trong giai đoạn 5 năm 2011-2015 phải đạt tối thiểu 40%.

Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trong kế hoạch 5 năm theo giá thực tế dự kiến khoảng 290 tỷ USD. Trong đó: nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 70%, nguồn vốn nước ngoài chiếm khoảng 30%. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư huy động từ bên ngoài đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và vốn ODA vẫn tiếp tục

đóng vai trò quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư huy động từ bên ngoài, trong 5 năm 2011-2015 vốn ODA cam kết dự kiến phải đạt khoảng 32-34 tỷ USD, giá trị ODA tự ký kết mới vào khoảng từ 18-22 tỷ USD và thực hiện vốn ODA khoảng 15-17 tỷ USD. (1)

Có thể thấy nhu cầu về vốn ODA trong giai đoạn này là khá cao. Vì vậy để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm thu hút nguồn vốn này chúng ta cần phải nhận rõ được những cơ hội và thách thức trong việc thu hút vốn ODA Nhật Bản. Dưới đây là những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong công tác thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.

3.1.3 Một số thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút vốn ODA Nhật Bản

3.1.3.1Thuận lợi của Việt Nam trong thu hút vốn ODA của Nhật Bản

Mối quan hệ song phương Việt-Nhật ngày càng ổn định, phát triển tốt đẹp:

Việt Nam và Nhật Bản là hai nước thuộc khu vực châu Á, có nhiều nét tương đồng về địa lý tự nhiên và đời sống văn hóa - xã hội nên từ nhiều thế kỷ qua, đã có các mối quan hệ giao lưu, phát triển trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa…Từ năm 1993 đến nay, đã có nhiều cuộc thăm chính thức lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước. Về phía Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản và phái đoàn chính phủ chính thức sang thăm Việt Nam 5 lần. Đến nay, Nhật Bản luôn là nước tích cực ủng hộ công cuộc đổi mới của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới; vận động Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) giúp Việt Nam về kỹ thuật, các ngân hàng, các quỹ tài chính quốc tế, khu vực tài trợ cho công cuộc tái thiết đất nước Việt Nam sau chiến tranh. Nhật Bản luôn coi trọng quan hệ hợp tác toàn diện và tin cậy vào đối tác Việt Nam, mong muốn

Việt Nam ủng hộ Nhật Bản trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc...

Tuy nhiên mối quan hệ ngày càng khăng khít đó không chỉ dựa trên sự tương đồng về địa lý văn hóa mà còn do lợi ích có được khi hai nước hợp tác với nhau. Ngay trong bài phát biểu của ngài Hiyoshi - Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam đã nhận định rõ tầm quan trọng của Việt Nam trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong tương lai không xa “Việt Nam sẽ là nước đóng vai trò quan trọng về mặt chính trị và kinh tế trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương ở đầu thế kỷ XXI này” [Theo: Hiyoshi Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam (1991), chính sách

của Nhật Bản ở Đông Nam Á. Tạp chí QHQT, số 9 ]. Từ lâu, Nhật Bản đã nhận

thức rõ tầm quan trọng của Việt Nam trong chiến lược Đông Nam Á của mình. Sự ổn định chính trị và hợp tác quốc gia trong khu vực có ý nghĩa tích cực đối với mục tiêu và lợi ích chiến lược của Nhật Bản. Việt Nam lại là một phần của ASEAN, rất có lợi cho Nhật Bản. Còn nhờ hợp tác với Nhật Bản, Việt Nam cũng ngày càng mở rộng quan hệ với nhiều nước và tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế, thương mại thế giới.

Quan hệ Việt- Nhật hiện nay là cơ sở cần thiết để thúc đẩy mở rộng hợp tác kinh tế và đầu tư phát triển nguồn vốn ODA trong tương lai: Tháng 11-1992,

Chính phủ Nhật Bản là nước phát triển đầu tiên tuyên bố nối lại viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam. Kể từ khi nối lại viện trợ cho đến 3/2010, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ song phương lớn nhất, đạt tổng cộng 1557 tỷ Yên (18), và luôn có xu hướng tăng qua các năm tài chính. Quan hệ tốt đẹp với Nhật Bản đã tạo tiền đề cho Việt Nam thu hút được sự quan tâm đầu tư của các nước, các tổ chức như: ADB, WB, EU, Mỹ…

Kinh tế Việt Nam và Nhật Bản tăng trưởng một cách lạc quan và nhanh chóng: Đây chính là cơ sở cụ thể và thuyết phục để Nhật Bản tin tưởng đầu tư

vào Việt Nam. Gần 20 năm phát triển (1992-2010) tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN liên tục giữ ở mức cao, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1992-2008 là 7,56%/năm. Cụ thể là GDP năm 2010 đã đạt tốc độ tăng trưởng 6,7%, cao hơn kế hoạch đề ra 0,2%. Đây là một thành tựu lớn của nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới. So với các năm 2008 và 2009, GDP của năm 2010 cũng có tăng trưởng tiến bộ: GDP của năm 2008 chỉ đạt 6,18% và GDP của năm 2009 là 5,32%. (17).Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong khi tốc độ tăng dân số được kìm hãm, đã dẫn đến mức thu nhập GDP bình quân trên đầu người mỗi năm một tăng. Đến năm 2010 Việt Nam đã trở thành một nước có mức thu nhập trung bình: Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.200 USD. Tuy nhiên theo ông Motonori nói, theo phân cấp của ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam vẫn thuộc diện có thứ bậc thấp trong các nước thu nhập trung bình khác như Thái Lan, Indonesia. Bên cạnh đó, Nhật Bản từ năm 1992 đến nay vẫn quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, nhất là khi tự do hóa thương mại ASEAN sẽ mở rộng vào năm 2015, Việt Nam cần phải nâng cấp hạ tầng mạnh mẽ hơn nữa.

Về phía Nhật Bản, tốc độ tăng trưởng năm 2010 vừa qua cũng đã có triển vọng nhiều . Theo Japan Times,Bộ Thương mại Nhật Bản cho biết: Năm 2010, thặng dư thương mại của nước này đạt 6.770 tỷ Yên (82 tỷ USD), tăng 153,4% so với 2009. Trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 24,4%, đạt 67.410 tỷ Yên (820 tỷ USD), kim ngạch nhập khẩu tăng 17,7 %, đạt 60.640 tỷ Yên (738 tỷ USD). Đây là lần đầu tiên trong vòng 3 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản tăng trưởng.(19)

Tốc độ giải ngân dần được cải thiện và được đánh giá cao: Năm 2009, tỷ lệ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản đạt hơn 1 tỷ USD, bằng 13,8% tỷ lệ vốn ODA Nhật Bản cam kết tài trợ cho Việt Nam. Đây là con số giải ngân cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay và cũng là cao nhất so với các nước nhận ODA từ Nhật Bản. Theo ông Hồ Quang Minh vụ trưởng vụ kinh tế đối ngoại – Bộ kế hoạch và đầu tư :Năm 2008 Việt Nam giải ngân được 2,253 tỷ USD vốn ODA và năm 2009 đạt con số kỷ lục là 4,1 tỷ USD (bao gồm cả các khoản giải ngân nhanh). Với con số này, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản đánh giá cao mức độ giải ngân vốn ODA của Việt Nam trong năm 2009. Đây cũng là lý do để các nhà tài trợ cam kết tài trợ ODA cho Việt Nam mấy năm nay luôn theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước, và đặc biệt ấn tượng là năm 2010 với số vốn ODA cam kết lên tới 8.036 tỷ USD. Năm 2010, dự kiến Việt Nam sẽ giải ngân khoảng 3,5 tỷ USD vốn ODA.

Môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng cải thiện: Theo điều tra của

JETRO, Việt Nam đứng thứ sáu trong danh sách các nền kinh tế mà giới doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng hoạt động bán hàng trong vòng ba năm tới. Ngày 25/3/2010, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) Yasuo Hayashi khẳng định môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang trở nên thân thiện hơn. Đó là nhờ Chính phủ Việt Nam đã tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI , ODA thông qua việc thực hiện nhiều chính sách và luật có tính thực tiễn. Bên cạnh đó là giá công nhân rẻ và công nhân có tay nghề cao ngày càng tăng.

Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cả về Kinh tế, Chính trị, Xã hội, Văn hóa, Giáo dục… Đặc biệt có nền ổn định chính trị, không ngừng nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Tiến trình hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam vào

nền kinh tế thế giới và khu vực diễn ra sôi động, với bước ngoặt là việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

3.1.3.2Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi làm tăng triển vọng thu hút đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam thì cũng tồn tại rất nhiều khó khăn. Đó là:

Năng lực quản lý còn yếu kém, sự trì trệ trong việc triển khai dự án khiến dự án kéo dài, chậm phát huy hiệu quả : Mặc dù đã có chủ trương, chính sách và

những định hướng về thu hút và sử dụng ODA ở tầm vĩ mô, song một số Bộ, ngành và địa phương còn chậm triển khai thành các chương trình, dự án cụ thể nên thường bị động và chưa phát huy hết vai trò làm chủ trong hợp tác với nhà tài trợ. Việc phối hợp vốn ODA với các nguồn vốn khác trên phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn lãnh thổ chưa tốt, làm giảm hiệu quả sử dụng ODA.

Khả năng giải ngân còn chậm so với mức bình quân của thế giới: Là một

trong những nguồn lực nước ngoài có ý nghĩa quan trọng, những chậm trễ trong các khâu chuẩn bị, tổ chức thực hiện, theo dõi và đánh giá dự án ODA dẫn đến mức giải ngân bình quân hàng năm mới chỉ đạt hơn 70% so với kế hoạch dự kiến đã khiến nguồn vốn này chưa phát huy được hết tác dụng tích cực của nó. Mức giải ngân chưa đạt được kế hoạch đề ra, nhất là vốn vay của các Ngân hàng phát triển như JBIC (Nhật Bản), tỷ lệ giải ngân của tài khoá 2001 là 9,8%, tài khoá 2002 là 7,2% và khoảng từ 10% đến 12% cho tài khoá 2003, thấp hơn tỷ lệ giải ngân trung bình là 15%/năm ở các nước tiếp nhận khác trong khu vực. Trong trường hợp của WB, tỷ lệ giải ngân vốn vay năm 2003 đạt 14,3%, tăng so với mức 12,1% của các năm trước đó nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của khu vực là 18%.Trong tháng 3/2010, việc giải ngân chỉ đạt 16% trong khi tỷ lệ giải

ngân trung bình của khu vực là 23%. Tình hình giải ngân vốn vay ưu đãi của nhóm các ngân hàng khác như: ADB, AFD và KfW cũng đều thấp hơn kế hoạch đề ra. Mức giải ngân vốn ODA thấp đã khiến cho hiệu quả các dự án giảm mạnh, đồng thời cũng khiến cho các nhà tài trợ giảm sự tin tưởng vào Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công cuộc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (24).

Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà làm chậm việc lên kế hoạch dự án và phê duyệt dự án: Những thủ tục về đấu thầu, đền bù, giải phóng mặt bằng… vẫn

mất rất nhiều thời gian. Cụ thể, khi có kế hoạch chuẩn bị đầu tư hoặc triển khai thực hiện dự án, các sở, ngành, ban quản lý dự án địa phương lại ngồi chờ thông báo, hướng dẫn của các bộ, ngành. Những công đoạn về thủ tục trình, phê duyệt không ăn khớp nhau đã kéo dài quá trình đầu tư, thực hiện các dự án ODA, thường kéo dài tử 2-3 năm.

Ví dụ như năm 2010, hàng loạt các dự án giao thông lớn sử dụng vốn ODA của JICA (Nhật Bản) đang triển khai bị chậm tiến độ so với kế hoạch mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác giải phóng mặt bằng chậm và các thủ tục hành chính rườm rà. Trong đó có thể điểm mặt nhiều dự án lớn sau: Nhật Tân, Thanh Trì, QL3 mới Hà Nội- Thái Nguyên, Tín dụng ngành GTVT để cải tạo cầu yếu, khôi phục cầu QL1A - giai đoạn 3 (Cần Thơ - Cà Mau), nâng cao an toàn đường sắt 44 cầu tuyến Hà Nội- TP.HCM, vành đai III Hà Nội giai đoạn 2 Mai Dịch- Bắc Linh Đàm, đường nối từ sân bay Nội Bài- Nhật Tân, phát triển cảng Cái Mép - Thị Vải...

Một phần của tài liệu Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w