Vụ tham nhũng tại PMU 18 năm 2005 làm một lượng lớn số tiền vốn ODA của các nhà tài trợ vào các công trình giao thông bị thất thoát, biến thành tài sản của một số cá nhân có chức quyền, rồi đến sự cố PCI về đưa hối lộ đã khiến Nhật Bản ngừng cung cấp vốn ODA cho Việt Nam trong một thời gian. Phản ứng của Nhật Bản chính là hồi chuông cảnh báo về nạn tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam. Ngày 23/02/2009, Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam với điều kiện Việt Nam cam kết chống tham nhũng.
Như vậy chống tham nhũng là việc làm cần giải quyết thật nhanh chóng, triệt để, đảm bảo lòng tin của các nhà đầu tư dành cho Việt Nam. Ngày 01/06/2006 Luật phòng chống tham nhũng của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực, văn bản pháp luật thì đã có nhưng làm thế nào để điều luật có hiệu quả trong thực tế. Tiến hành rà soát lại các thủ tục liên quan đến hành chính mà trước hết là liên quan đến doanh nghiệp, người dân như: thuế hải quan, xuất nhập khẩu, đầu tư, xây dựng, chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, hộ khẩu, điện, nước... Khuyến khích và đề cao sự tham gia, phát hiện các hành vi tham nhũng trong bộ máy hành chính của người dân, mọi tổ chức, báo chí và cộng đồng. Xử lí nghiêm khắc các hành vi tham nhũng các dự án. Kiểm tra chất lượng hoạt động của các dự án không phân biệt giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
3.2.3 Giải pháp về đào tạo