Tuy nhiên trong cuộc hội thoại không phải tất cả những gìmuốn diễn đạt người ta đều có thể nói ra trực tiếp hiển ngôn mà nhiều lúcngười nói sử dụng cách nói hàm ý đòi hỏi người nghe phải
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Yến đã hướng dẫn để em hoàn thành khóa luận này.
Nhân dịp khóa luận được công bố, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, phòng Đào tạo, thư viện, sự động viên cổ vũ của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Tiếng Việt, cảm ơn tập thể K49 ĐHSP Ngữ Văn đã ủng hộ em trong suốt quá trình làm khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 04 năm 2012
Người viết
Phùng Thị Anh Ngọc
Trang 2MỤC LỤC
Trang MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phương pháp nghiên cứu 2
3.3 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Mục đích nghiên cứu 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Những đóng góp của khóa luận 3
6.1 Về mặt lí luận 3
6.2 Về mặt thực tiễn 4
7 Cấu trúc của khóa luận 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 5
1.1 Lí thuyết hội thoại 5
1.1.1.1 Các đơn vị lưỡng thoại 5
1.1.1.2 Các đơn vị đơn thoại 6
1.1.2 Các quy tắc hội thoại 7
1.1.2.1 Quy tắc luân phiên lượt lời 7
1.1.2.2 Các phương châm hội thoại 7
1.1.3 Hành động nói 10
1.1.3.1 Đích ngôn trung 11
1.1.3.2 Điều kiện may mắn 12
1.1.3.3 Các cách thực hiện hành động nói 12
1.1.3.4 Phân loại hành động nói 13
1.2 Lí thuyết về hàm ý hội thoại 14
1.2.1 Nhận diện hàm ý 14
1.2.1.1 Ngữ cảnh – một điều kiện để sử dụng phát ngôn có hàm ý 15
Trang 31.2.1.3 Phân biệt hàm ý và tiền giả định 20
1.2.2 Phân tích hàm ý 22
1.2.2.1 Hàm ý hội thoại liên quan đến phương châm về lượng 22
1.2.2.2 Hàm ý hội thoại liên quan đến phương châm về chất 23
1.2.2.3 Hàm ý hội thoại liên quan đến phương châm về quan hệ 25
1.2.2.4 Hàm ý hội thoại liên quan đến phương châm cách thức 26
1.2.2.5 Hàm ý hội thoại liên quan đến phương châm lịch sự 28
1.2.3 Tiểu kết chương 29
CHƯƠNG 2: HÀM Ý HỘI THOẠI TRONG MỘT SỐ TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI 31
2.1 Phân tích truyện "Khoe của" 31
2.3 Phân tích truyện "Ngửi văn" 35
2.4 Phân tích truyện "Để chúng khỏi lạc đàn" 38
2.5 Phân tích truyện "Đậu phụ cắn" 39
2.6 Phân tích truyện "Văn hay" 41
2.7 Phân tích truyện "Trả lời vắn tắt" 43
2.8 Phân tích truyện "Vẽ mặt khi vay tiền" 45
2.9 Phân tích truyện “Da mặt dày” 47
2.10 Phân tích truyện “Cây bất ở bể Đông” 49
2.11 Tiểu kết chương 51
KẾT LUẬN 53
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người, làcông cụ của tư duy Con người muốn trao đổi nhận thức, tình cảm của mìnhđến người khác không thể không qua ngôn ngữ Trong một cuộc giao tiếp cácnhân vật tham gia giao tiếp có sự tác động qua lại lẫn nhau để cùng hướng vềmột mục đích nhất định
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ vàcũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác Các hình thức hànhchức khác của ngôn ngữ đều được giao tiếp dựa vào hình thức hoạt động cănbản này Hội thoại không chỉ diễn ra trong đời sống hằng ngày mà còn có trongtác phẩm văn học Tuy nhiên trong cuộc hội thoại không phải tất cả những gìmuốn diễn đạt người ta đều có thể nói ra trực tiếp (hiển ngôn) mà nhiều lúcngười nói sử dụng cách nói hàm ý đòi hỏi người nghe phải tự suy ra qua phátngôn để hiểu được nội dung mà người nói muốn truyền đạt; tức là người nói đã
vi phạm nguyên tắc cộng tác, khi đó hàm ý hội thoại xuất hiện Cuộc thoại xuấthiện hàm ý sẽ tạo ra nhiều điều lí thú trong giao tiếp
Hơn nữa, truyện cười dân gian là một bộ phận quan trọng của Văn họcdân gian Việt Nam, được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn ở nhàtrường Phổ thông và Đại học Trong mỗi truyện cười dân gian Việt Nam, việcdùng hàm ý trong các cuộc thoại xuất hiện khá phổ biến Vì vậy, khám phá hàm
ý trong một số truyện cười vừa góp phần làm sáng tỏ đặc tính cơ bản của hàm ýhội thoại, vừa lí giải về thi pháp nghệ thuật trong truyện cười dân gian ViệtNam Đây là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực, giúp chúng ta họctập tốt hơn
Từ lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Hàm ý trong một số truyện
Trang 5nghiên cứu của đề tài sẽ trở thành một tài liệu hữu ích cho các bạn sinh viên yêuthích bộ môn văn học, đặc biệt là truyện cười dân gian Việt Nam.
2 Lịch sử vấn đề
Trong cuộc sống hằng ngày, tiếng cười góp phần không nhỏ làm cho cuộcsống tươi đẹp hơn Chính nhu cầu đó mà các tác giả dân gian đã sáng tác nêntruyện cười Nó vừa có giá trị giải trí, vừa có ý nghĩa giáo dục nhân cách, đạo đứccon người Vì thế, có rất nhiều công trình nghiên cứu có đề cập đến truyện cười dângian Việt Nam ở nhiều góc độ
- "Tiếng cười dân gian Việt Nam" của Trương Chính và Phong Châu do NXB
Khoa học Xã hội giới thiệu từ năm 1973
- "Hành trình và sứ sở cười" của Nguyễn Đức Dân – NXB Giáo dục xuấtbản năm 1996
Những công trình này, sưu tầm, tuyển chọn các truyện cười đã bắt đầunghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ học Tuy nhiên đó mới chỉ là những phát hiện vàgiới thiệu một vài thủ pháp ngôn ngữ, chưa đưa ra việc khảo sát các biện pháp gâycười trong từng truyện cụ thể
Khóa luận này của chúng tôi không có tham vọng giải quyết những vấn đềcòn bỏ ngỏ mà chỉ cố gắng tìm hiểu những đặc trưng của ngôn ngữ truyện cười qua
sự phân tích một số truyện cười trong truyện cười dân gian Việt Nam Cụ thể là gâycười bằng vi phạm quy tắc cộng tác, từ đó xuất hiện hàm ý hội thoại qua đề tài:
"Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại".
3 Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hàm ý hội thoại với các phương châmhội thoại, trên quan điểm ngữ dụng học trong một số truyện cười dân gian ViệtNam
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để nhận biết, phân tích và làm rõ nội dung nghĩa của các hàm ý hội thoạitrong truyện cười, phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu ở khóa luận
Trang 6này là phương pháp phân tích ngữ cảnh theo hướng của dụng học Ngoài ratrong quá trình triển khai khóa luận, chúng tôi còn kết hợp với các phương phápkhác như thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp,
là các cuộc thoại (cuộc thương tác)
Những vấn đề chúng tôi đề cập trong khóa luận này không bao quát toàn
bộ các vấn đề liên quan đến hàm ý hội thoại mà chỉ hi vọng góp thêm ý kiến vàoviệc nhận biết và phân tích hàm ý hội thoại qua một số cuộc thoại trong một sốtruyện cười dân gian Việt Nam
4 Mục đích nghiên cứu
Với khóa luận này, chúng tôi hi vọng sẽ đạt được các mục đích sau:
- Trước hết là nhận biết, phân tích và làm sáng tỏ hàm ý qua mỗi truyệncười Từ đó thấy được ý nghĩa sâu sắc của tiếng cười mà tác giả dân gian gửigắm
- Thông qua việc tìm kiếm, chúng tôi tiếp nhận truyện cười dân gian ViệtNam ở góc nhìn cụ thể Từ đó, hi vọng có thể đóng góp một phần tài liệu thamkhảo hữu ích, phục vụ cho việc học tập của các bạn sinh viên và quá trình giảngdạy sau này của bản thân
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn khai thác một số truyện cười có viphạm nguyên tắc cộng tác dưới góc độ ngữ dụng Từ đó, xác định được hàm ýhội thoại gắn với các phương châm hội thoại qua mỗi truyện đó
6 Những đóng góp của khóa luận
6.1 Về mặt lí luận
Trên cơ sở trình bày lí thuyết ngữ dụng học (qua học tập và nghiên cứu tài
Trang 7cách phân tích và tìm hiểu ý nghĩa của hàm ý trong truyện cười dân gian ViệtNam với các phương châm hội thoại.
6.2 Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần nhỏ vào việc nâng cao chấtlượng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày, đồng thời là nguồn tài liệutham khảo cho các bạn sinh viên yêu thích bộ môn văn học dân gian Việt Namnói chung cũng như mảng truyện cười dân gian nói riêng
7 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm hai chương.Chương 1: Trình bày một số cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài như líthuyết hội thoại; lí thuyết về hàm ý hội thoại; hành động nói và phương châmhội thoại
Chương 2: Khảo sát các hàm ý hội thoại ở các cuộc thoại trong một sốtruyện cười dân gian Việt Nam Hàm ý trong mỗi truyện được khai thác ở cácphương diện:
- Phân tích hàm ý
- Hàm ý trong quan hệ với phương châm hội thoại
- Tình huống của việc dùng hàm ý
Ngoài hai phần chính khóa luận còn có phần danh mục tài liệu tham khảo
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Lí thuyết hội thoại
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, căn bản, phổ biến của ngônngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác Các hình thứchành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức hoạt độngcăn bản này
Hàm ý hội thoại là hàm ý xuất hiện trong hội thoại Do đó những hiểu biết
về lí thuyết hội thoại là rất cần thiết cho việc nhận biết và phân tích hàm ý vềsau Tuy nhiên trong khóa luận những vấn đề lí thuyết hội thoại không đượctrình bày đủ, chỉ những nội dung liên quan đến khóa luận mới được quan tâm
1.1.1 Cấu trúc hội thoại
Hội thoại là một tổ chức có tính cấp hệ Các đơn vị tạo nên cấu trúc của hộithoại là:
- Cuộc thoại (cuộc tương tác)
1.1.1.1 Các đơn vị lưỡng thoại
a Cuộc thoại (cuộc thương tác)
Cuộc thoại là đơn vị hội thoại bao trùm lớn nhất Cuộc thoại có thể xoayquanh một đề tài, một mục đích hay có thể nhiều đề tài nhiều mục đích khácnhau - với sự đương diện liên tục của những người hội thoại nhất định
Cấu trúc khái quát của một cuộc hội thoại là: mở thoại, thân thoại và kết
Trang 9Tiêu chí để xác định một cuộc thoại theo C.K.Orecchioni: Để có một và chỉmột cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổinhưng không đứt quãng trong một khung thời gian - không gian có thể thay đổinhưng không đứt quãng nói về một vấn đề có thể thay đổi nhưng không đứtquãng [Dẫn theo Nguyễn Hoàng Yến trong “Hàm ý hội thoại trong truyện cườidân gian Việt Nam”].
Tiêu chí xác định ranh giới cuộc thoại: (thông thường dựa vào) dấu hiệu
mở đầu và dấu hiệu kết thúc
Tuy nhiên, không nhất thiết toàn bộ lượt lời này và toàn bộ lượt lời kia mớithành cặp thoại Và cũng không nhất thiết cặp thoại chỉ gồm một tham thoại dẫnnhập và một tham thoại hồi đáp Có thể có cặp thoại một tham thoại, hai thamthoại, ba tham thoại
1.1.1.2 Các đơn vị đơn thoại
Về cấu trúc nội tại, một tham thoại có thể gồm nhiều hành động ngôn trungnhưng chỉ có một hành động chủ hướng, còn lại là các hành động phụ thuộc
Trang 10Hành động chủ hướng là hành động quyết định hướng của tham thoại và quyếtđịnh hành động đáp thích hợp của người đối thoại.
Đề tài tập trung khai thác các hành động ngôn trung có giá trị tạo nên hàm
ý trong các cuộc thoại trong truyện cười Vấn đề này sẽ được trở lại ở các phầnsau
1.1.2 Các quy tắc hội thoại
Các nhà dụng học đều khẳng định rằng: quy tắc hội thoại là có thực, cáccuộc hội thoại diễn ra theo những quy tắc nhất định
Các quy tắc hội thoại chia làm ba nhóm:
- Quy tắc luôn phiên lượt lời
- Các phương châm hội thoại
- Thương lượng hội thoại
Khóa luận này sẽ nghiên cứu nhiều hơn đến nhóm các phương châm hộithoại
1.1.2.1 Quy tắc luân phiên lượt lời
Trong hội thoại, khi có hai người thì lời của người này kế tiếp lời của ngườikia Mỗi lần người này hay người kia (SP1 hay SP2) nói là một lượt lời Quy tắcnày đòi hỏi mỗi người phải ý thức được về quyền được nói của mọi người thamgia cuộc thoại, phải giảm tối đa sự trùng chập với lời nói của người khác.Khoảng im lặng giữa hai lượt lời là không quá lớn
Dấu hiệu báo hết lượt lời trong tiếng Việt thông thường là các từ: à, ư, vậy…
1.1.2.2 Các phương châm hội thoại
Trang 11đoạn (của cuộc thoại) mà nó xuất hiện với mục đích hay phương hướng củacuộc thoại mà anh (chị) đã chấp nhận tham gia vào”.
Nguyên tắc này được Grice tách thành 4 phương châm nhỏ như sau:
1) Phương châm về lượng.
Phương châm này được Grice diễn đạt bằng hai vế:
a “Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi củađích cuộc hội thoại”
b “Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn nhu cầu mà nó được đòi hỏi”
2) Phương châm về chất.
Phương châm này được phát biểu tổng quát như sau: “Hãy cố gắng làm chophần đóng góp của anh là đúng đặc biệt là:
a Đừng nói điều gì mà anh tin là không đúng
b Đừng nói điều gì mà anh không đủ bằng chứng”
3) Phương châm quan hệ (phương châm quan yếu).
Hãy làm cho phần đóng góp của anh quan yếu, tức có dính líu đến câuchuyện đang diễn ra
Nhìn ở một khía cạnh khác, các phương châm của Grice cũng có tác dụnggiải thích được nhiều cuộc thoại khi người ta nói với nhau một cách hàm ẩn và
Trang 12các phương châm này sẽ giải thích được nghĩa hàm ẩn của cuộc thoại Đây làmột trong những vấn đề mà khóa luận đặc biệt quan tâm Vận dụng lí thuyếtnguyên tắc hội thoại của Grice để thấy được những biện pháp gây cười trongmột số truyện cười dân gian Việt Nam.
b Phép lịch sự (Politeness, politesse)
Muốn hội thoại thành công, bên cạnh nguyên tắc cộng tác không thể bỏ quanguyên tắc lịch sự Nữ Giáo sư người Pháp C.K.Orechioni định nghĩa: “Kháiniệm lịch sự bao trùm tất cả phương diện của diễn ngôn bị chi phối bởi các quytắc có chức năng giữ gìn tính chất hài hòa của quan hệ liên cá nhân”
Chúng ta biết rằng quan hệ liên cá nhân có 2 lĩnh vực Thứ nhất là lĩnh vựccủa quan hệ dọc và quan hệ ngang gồm những yếu tố ít nhiều cố định, hìnhthành do tập tục ít nhiều có tính chất cố định của xã hội Thứ hai là lĩnh vực củanhững quan hệ liên cá nhân hình thành ngay trong cuộc hội thoại, có thể nó mất
đi khi cuộc hội thoại chấm dứt, có khi để lại những dấu vết và những dấu vết nàytích lũy lại qua năm tháng giao tiếp để rồi đi vào lĩnh vực thứ nhất, ứng với 2 lĩnhvực đó là quan hệ liên cá nhân ta có phương diện lịch sự Lịch sự quy ước của xãhội (lịch sự quy ước, lịch sự chuẩn mực) và lịch sự trong giao tiếp (lịch sự chiếnlược)
b1 Lịch sự quy ước (lịch sự chuẩn mực)
Đặc tính của lịch sự quy ước là có những phương tiện ít nhiều bắt buộckhiến cho bất kì ai rơi vào một vị trí của trục quan hệ dọc hay trục quan hệngang nào đó cũng phải sử dụng, nếu không sẽ là bất lịch sự hoặc vô lễ, hoặchỗn láo, hoặc lạnh lùng, vô tình, khách sáo,…
Phép lịch sự quy ước lại chia thành 2 nhóm theo quan hệ dọc và quan hệ ngang.Quan hệ dọc là trục quan hệ quyền thế, được chia làm nhiều bậc khác nhau từcao xuống thấp Chúng ta tạm gọi phép lịch sự trên trục quan hệ dọc là lịch sự vị thế.Phép lịch sự vị thế thường dùng các phương tiện phi lời (như quần áo) cách tổchức không gian hội thoại (chủ tịch hội nghị ngồi phía trước…), tư thế đứng, ngồi,cách nhìn, các phương tiện kèm lời như giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,…
Trang 13Quan hệ ngang là quan hệ thân cận, thân sơ cũng được phân chia thành cáccấp bậc khác nhau Phép lịch sự theo trục ngang tạm gọi là lịch sự thân - sơ Cácphương tiện ngôn ngữ của phép lịch sự này như: mình - ấy, cậu - tớ, mày – tao,anh – em, con – bố, ông – bà,…
Lịch sự thân - sơ cũng dùng những phương tiện phi lời như khoảng cáchhội thoại, càng thân nhau thì khoảng cách càng ngắn lại, động tác (vỗ vai, cầmtay,…) tư thế của cơ thể (nghiêng người ngả người về phía thoại nhân…) nhưcái nhìn, nụ cười, nháy mắt… Những phương tiện kèm lời như: giọng nói, tốc
độ nhanh - chậm của lời nói
Tuy nhiên, hai trục quan hệ này tác động lẫn nhau Quan hệ thân sơ có thểbiến đổi trong quá trình hội thoại Do đó, phép lịch sự vị thế cũng có thể thayđổi theo biến đổi của quan hệ thân – sơ
sự bao trùm tất cả các phương tiện của việc sử dụng các hành vi ở lời nói và việc
đề cập đến các đề tài sau có thể giữ gìn được tính chất hài hòa của quan hệ liên
cá nhân trong hội thoại
c Thương lượng hội thoại
Trong một cuộc hội thoại, các nhân vật giao tiếp dần dần thương lượng vớinhau, điều chỉnh nhau về hình thức và nội dung hội thoại Nếu không có nhữngthương lượng như vậy hội thoại sẽ phân tán và không tiếp diễn được
Đối tượng thương lượng là hình thức hội thoại và nội dung, cấu trúc hộithoại,…
Cách thức thương lượng có thể thương lượng ngay từ đầu và cũng có thểthương lượng trong quá trình hội thoại; có thể thương lượng trực tiếp, có thểthương lượng theo một kiểu ngầm ẩn
1.1.3 Hành động nói
Trang 14Nói năng là hành động bằng phương tiện ngôn ngữ Các hành động đượcthực hiện bằng phương thức phát ngôn được gọi chung là hành động nói: Hànhđộng được thực hiện bằng cách tạo ra một phát ngôn có ba hành động liên quannhau: Hành động tạo ngôn, hành động ngôn trung, hành động dụng ngôn Dụnghọc ngày nay chủ yếu tập trung nghiên cứu hành động ngôn trung.
1.1.3.1 Đích ngôn trung
Hành động ngôn trung là hành động mà người nói thực hiện ngay khi nóinăng, ngay trong phát ngôn của mình Các hành động ngôn trung có tính quyước mà quy tắc vận hành của chúng được mọi người trong cộng đồng chấp nhận
và tuân theo Hành động ngôn trung có lực ngôn trung còn gọi là đích ngôntrung hay chủ đích ngôn trung chính là đối tượng nghiên cứu của dụng học.Thuật ngữ “hành động nói” nhìn chung được giải thích rất hẹp, chỉ có nghĩa
là lực ngôn trung của một phát ngôn
Bất kì một phát ngôn nào cũng gồm hai phần chính là nội dung mệnh đề vàlực ngôn trung Nội dung mệnh đề là sản phẩm của hành động tạo ngôn Lựcngôn trung là hiệu quả cần đạt đến của hành động ngôn trung Theo Searle côngthức của một phát ngôn là: F(p) (p là nội dung mệnh đề, F là lực ngôn trung)
Ví dụ (1):
a Tôi sẽ gặp lại anh (chị) sau (=A)
b (Tôi tin chắc rằng) A
c ( Tôi hứa với anh (chị) rằng ) A
d (Tôi báo trước với anh ( chị ) rằng ) A
Các ví dụ nêu ở (1) p giống nhau (=A), F khác nhau F ở (1a) và (1b) là xácnhận, F ở (1c) là hứa , F ở (1d) là báo trước
Theo George Yule để người nói chắc rằng lực ngôn trung đã được ngườinghe nhận biết cần phải xem xét đến phương tiện chỉ ra lực ngôn trung (viết tắttrong tiếng Anh là IFID) và điều kiện may mắn
Phương tiện chỉ ra lực ngôn trung gồm có động từ ngôn hành (viết tắt làVp), trật tự từ, điểm nhấn và ngữ điệu Giáo sư Đỗ Hữu Châu còn nêu thêm: các
Trang 15kiểu kết cấu, các từ ngữ chuyên dùng, quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc
vị từ - tham thể
Trong các IFID động từ ngôn hành (dùng để gọi tên một cách hiển ngônhành động ngôn trung đang được thực hiện) được gọi là “phương tiện hiển nhiênnhất"
Ví dụ (2):
Tôi (Vp) với anh rằng (1c, 1d)
Lúc này hứa và báo trước là những động từ ngôn hành làm IFID
1.1.3.2 Điều kiện may mắn
Có những cảnh huống được mong chờ hoặc thích hợp với việc thực hiệnmột hành động nói để được nhận biết là có chủ định: Những cảnh huống nhưvậy được gọi theo lối công nghệ là điều kiện may mắn Yule nêu ra năm loại
“điều kiện tiên quyết” để thực hiện hành động nói như sau:
Điều kiện chung là những người tham dự phải nói một thứ tiếng
Điều kiện về nội dung là muốn thực hiện F phải có p
Điều kiện chuẩn bị là những hiểu biết của người nói về năng lực lợi ích, ýđịnh của người nghe và về quan hệ giữa người nói và người nghe
Điều kiện chân thành là trạng thái tương ứng của người nói
Điều kiện căn bản là phải phát ra phát ngôn Cũng tức là đưa ra kiểu tráchnhiệm hai bên cùng thực hiện
Ví dụ, muốn thực hiện hành động xin với nội dung mệnh đề C nào đó (Sp2phải thực hiện) Điều kiện chung là hai người phải nói một thứ tiếng Điều kiệnchuẩn bị là những hiểu biết về Sp2 (có khả năng thực hiện hành động C nếukhông xin) Điều kiện chân thành là thực sự mong muốn Sp2 thực hiện C Điều
kiện căn bản là phát ra câu xin Chẳng hạn: "Cho tớ quyển vở nhé".
1.1.3.3 Các cách thực hiện hành động nói
Cùng một phát ngôn, tùy vào ngữ cảnh người tiếp nhận xác định lực ngôntrung nhờ vào suy ý hoặc không cần suy ý Có hai cách để thực hiện hành độngnói là sử dụng câu ngôn hành (câu mệnh đề) hiển ngôn và sử dụng câu ngônhành hàm ẩn (đôi khi cũng gọi là câu ngôn hành nguyên cấp) Câu ngôn hành
Trang 16hiển ngôn là câu ngôn hành chứa các động từ ngôn hành (động từ biểu hiện cáchành động ngôn trung).
Ví dụ (3):
Tôi (nay) Vp (với) anh (rằng) U
(Vp là kí hiệu ghi động từ ngôn hành, U là kí hiệu ghi phát ngôn –UTTERANCE)
Theo (3) Vp muốn thực hiện được chức năng ngôn trung khi đáp ứng đượccác điều kiện sau:
- Chủ ngữ phải là ngôi thứ nhất số ít
- Vp ở thời hiện tại
- Không có các từ tình thái đi kèm
Ví dụ (4):
a Dọn cái đống lộn xộn này đi
b Tôi (nay) ra lệnh cho anh rằng anh dọn cái đống lộn xộn này đi
Trong (4) thì (4b) là câu ngôn hành hiển ngôn, (4a) là câu ngôn hành hàm
ẩn Theo đó câu ngôn hành hàm ẩn có thể hiểu là câu ngôn hành không chứa cácđộng từ ngôn hành được sử dụng ở chức năng ngôn trung
Sử dụng câu ngôn hành hàm ẩn có thể theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp
Sử dụng câu ngôn hành trực tiếp tức là sử dụng câu đúng với chức năngvốn có của nó (câu phân theo mục đích nói) Cách sử dụng như thế này gọi làcâu ngôn hành nguyên cấp
Trong thực tế giao tiếp, vì những lí do khác nhau, người ta sử dụng nhữngcâu ngôn hành của hành động ngôn trung này nhưng lại nhằm đến lực ngôntrung của hành động khác Việc sử dụng hành động ngôn trung như vậy đượcthực hiện thông qua câu ngôn hành gián tiếp Cách sử dụng này còn có tên gọi làcâu ngôn hành thứ cấp
1.1.3.4 Phân loại hành động nói
Có hai cách phân biệt hành động nói được George Yule đề cập Cách phânloại dựa vào các kiểu chức năng tổng quát được thực hiện bằng các hành động
Trang 17nói Hành động nói được chia thành năm loại: Hành động tuyên bố, hành độngbiểu hiện, hành động bộc lộ, hành động điều khiển, hành động ước kết.
Searle đã tổng kết năm chức năng tổng quát trên của các hành động nóicùng với những đặc trưng mấu chốt trong bảng 1
X= tình huốngTuyên bố
Bảng 1 Năm chức năng tổng quát của hành động nói
Cách phân loại thứ hai là cách phân loại dựa vào cấu trúc Cấu trúc của mỗiloại hành động nói tổng quát tương ứng với các kiểu câu cơ bản Mỗi loại hìnhthái cấu trúc câu: Câu trình bày (hay câu tường thuật), câu hỏi, câu mệnh lệnh(hay câu cầu khiến) cũng tương ứng với các chức năng giao tiếp tổng quát (trìnhbày, hỏi, ra lệnh/yêu cầu)
1.2 Lí thuyết về hàm ý hội thoại
Hàm ý hội thoại là hàm ý đặt trong hội thoại Vì vậy có hội thoại mới cóhàm ý hội thoại Hàm ý được đặt trong mối quan hệ với các nhân tố, hoàn cảnhgiao tiếp, nhân vật giao tiếp và trong đó nhân vật giao tiếp được coi là trung tâm,xuất phát điểm của quá trình tạo lập, sử dụng hàm ý
Truyện cười dân gian là một thể loại truyện chứa đựng cái hài, dùng tiếngcười làm phương tiện chủ yếu để đấu tranh và giải trí Hàm ý hội thoại thườngđược sử dụng như một thủ pháp gây cười Mỗi hàm ý hội thoại trong truyện cườimuốn sử dụng thành công cần có những điều kiện (tạm thời gọi là những nhómđiều kiện: điều kiện tồn tại và điều kiện thành công)
1.2.1 Nhận diện hàm ý
Trong những cuộc thoại có hàm ý, nhận diện hàm ý có vai trò quan trọng.Trước hết việc nhận diện đúng có hàm ý hội thoại giúp cho cuộc thoại có thể
Trang 18tiếp diễn và người nói thực hiện được ý đồ truyền báo của mình Cuộc thoại sẽđứt quãng khi người nghe không không hiểu hoặc cố tình không hiểu hàm ýngười nói Theo đó, việc hiểu sai hàm ý trong cuộc thoại cũng sẽ dẫn đến nhữngkết quả tương tự: nhàm chán, không thành công Vấn đề đặt ra là làm thế nào đểngười nghe có thể nhận diện đúng hàm ý trong hội thoại khi mà người nói (khicần) sẵn sàng chối bỏ trách nhiệm Có ba khái niệm cần phải làm rõ: ngữ cảnh,hàm ý và tiền giả định.
1.2.1.1 Ngữ cảnh – một điều kiện để sử dụng phát ngôn có hàm ý
Có thể nói rằng, không một cuộc hội thoại nào nằm ngoài ngữ cảnh Ngữcảnh là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của phát ngôn, làm cho phátngôn có lực ngôn trung và thể hiện được hàm ý Khi ngữ cảnh thay đổi, lực ngôn
trung cũng thay đổi và do đó hàm ý của phát ngôn cũng thay đổi theo Vì thế, khái niệm ngữ cảnh đặc biệt quan trọng trong ngữ dụng học Ngữ dụng học nghiên cứu những đặc trưng ngữ cảnh đã quyết định hoặc ảnh hưởng đến việc giải thích phát ngôn như thế nào.
Chúng ta có thể khẳng định: Ngữ cảnh là điều kiện để người nói tạo lậphàm ý và người nghe hiểu hàm ý thông qua hiển ngôn
Ngữ cảnh gồm những nhân tố sau:
a Nhân vật giao tiếp
b Hiện thực được nói tới
c Hoàn cảnh giao tiếp
d Hoàn cảnh giao tiếp hẹp
e Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ
Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp trong giáo trình Từ vựng học tiếng Việt phân
biệt hoàn cảnh nói năng và ngữ cảnh, sau đó ông đã thống nhất với cách dùng
thuật ngữ ngữ cảnh (context) của George Yule trong tác phẩm Dụng học Việt ngữ Ngữ cảnh là một loại môi trường phi ngôn ngữ trong đó ngôn ngữ được sử
dụng
Trang 19Như vậy, ngữ cảnh được dùng trong khóa luận này có thể coi là một cáchhiểu theo nghĩa rộng tương tự như thuật ngữ hoàn cảnh giao tiếp trong các tàiliệu của các tác giả khác như: Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo.
Ngữ cảnh bao gồm toàn bộ hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh lịch sử và “thế giớitâm lí” mà trong đó, ở trong một thời điểm nhất định, người ta sử dụng ngôn ngữ.Hiện nay đa số các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất với cách hiểu trên vàcho rằng ngữ cảnh gồm hai nhóm nhân tố sau:
- Nhân vật giao tiếp
+ Vai giao tiếp
+ Quan hệ liên cá nhân
- Hiện thực ngoài diễn ngôn
+ Hiện thực đề tài
+ Hoàn cảnh giao tiếp rộng
+ Hoàn cảnh giao tiếp hẹp
Các nhân tố và nhóm nhân tố đều có thể trở thành cơ sở tạo nên hàm ýnhưng vai trò có thể khác nhau Ở đây, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến nhómnhân vật giao tiếp trong đó có nhóm quan hệ liên nhân Bởi vì, nó mới là sự chiphối của tính lịch sự, tế nhị, là sự giữ thể diện cho mình (người nói) và chongười đối thoại (người nghe), thậm chí giữ uy tín cho cả người (hoặc vấn đề)đang được đề cập đến phát ngôn hay cuộc thoại Ngoài ra trong giao tiếp ngườiViệt có tâm lí không muốn mang tiếng nói xấu, dèm pha hay vu khống ngườikhác Họ luôn chú trọng đến nhu cầu thẩm mĩ của người tham gia giao tiếp và ởnhững trường hợp đặc biệt cái “hóm” cái “nhộn” còn thể hiện trong ý muốn trêuchọc, giễu cợt người nghe… Tất cả những cái đó thật sự là những lí do khiếnngười ta không thể nói thẳng điều mình muốn nói bằng những từ ngữ chính xácdùng theo nghĩa đen mà buộc người nghe phải hiểu theo phát ngôn của ngườinói thông qua những bước suy luận khá lắt léo Vấn đề đặt ra là có phải tất cảnhững nội dung ngầm ẩn có được từ suy luận của người nghe có phải đều là hàm
ý hay không? Câu trả lời chỉ thỏa đáng khi xác định rõ được sự chi phối của mỗinhân tố trên đối với việc tạo lập nội dung ngầm ẩn của phát ngôn, sau đó tìm
Trang 20những đặc trưng cơ bản của nội dung ngầm ẩn này Nếu nội dung ngầm ẩn đượctạo ra khi chịu tác động của ngữ cảnh có những đặc trưng của hàm ý thì xác địnhnội dung ngầm ẩn này là hàm ý và nhân tố tham gia có vai trò đặc biệt trở thành
lí do, điểm tựa của hàm ý
1.2.1.2 Khái niệm hàm ý
Trong các công trình nghiên cứu về dụng học, hàm ý thường được quanniệm như sau:
- Là phần có giá trị thông tin của nghĩa hàm ngôn, đối lập với tiền giả định(TGĐ) là phần không có giá trị thông tin
- Là ý nghĩa ngầm ẩn không được thể hiện trên bề mặt câu chữ của phátngôn nhưng được suy ra từ ý nghĩa hiển ngôn (ý nghĩa tường minh) và ngữcảnh
Như vậy điểm thống nhất trong quan niệm về hàm ý giữa các tác giả là:Hầu hết các tác giả đều tìm ra ranh giới và phân biệt nghĩa tường minh và hàm
ẩn Trong nghĩa ngầm ẩn các tác giả phân biệt rõ giữa tiền giả định và hàmngôn
Theo Giáo sư Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, hàm ngôn có thể hìnhthành từ hai con đường khác nhau: có thể suy ý từ ngôn ngữ (đặc biệt là cơ chếngôn ngữ) hoặc có thể suy ý từ hiển ngôn và hoàn cảnh tồn tại của phát ngôn.Ứng với mỗi con đường hình thành hàm ngôn là một loại hàm ngôn nhất định.Loại hàm ngôn không phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp là hàm ngôn ngữ học,loại hàm ngôn phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp là hàm ngôn dụng học
Cũng dựa vào mức độ phụ thuộc hoàn cảnh giao tiếp các tác giả H.P.Grice,George Yule chia hàm ý thành hai loại:
Hàm ý ngôn ngữ (tương ứng với tên gọi hàm ý quy ước)
Đây là những loại hàm ý được suy ra từ nghĩa tường minh còn phát ngôn ít
lệ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, thường được biểu thị bằng một số phương tiệnngôn ngữ đặc biệt
Hàm ý ngữ dụng (tương ứng với tên gọi hàm ý hội thoại)
Trang 21Đây là loại hàm ý được hình thành từ sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng(quy tắc chiếu vật chỉ xuất, quy tắc hội thoại…) phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnhgiao tiếp.
Sự thống nhất trong quan niệm về hàm ý là một thực tế nhưng cũng có một
sự thật tồn tại là sự khác biệt về tên gọi Có nhóm tác giả gọi là hàm ý trong thếđối lập với một bộ phận khác của hàm ngôn (như đã nêu ở trên) Đối tượnghướng tới của bài viết là hàm ý ngữ dụng hay còn gọi là hàm ý hội thoại Theo
đó thuật ngữ hàm ý được sử dụng và hiểu hẹp là hàm ý hội thoại
Giao tiếp là trao đổi những hiểu biết, tình cảm, thái độ, ý muốn, yêu cầuhành động lẫn nhau Sự trao đổi đó diễn ra trực tiếp bằng những phương tiệnngôn ngữ được gọi là hội thoại Nói cách khác hội thoại là hình thức giao tiếpthường xuyên phổ biến của ngôn ngữ
Trong hội thoại không phải bất cứ những hình thức, tư tưởng, tình cảm, thái
độ nào của người này muốn truyền đạt đến người kia đều có thể thực hiện đượcmột cách rõ ràng (tường minh) qua phát ngôn cụ thể Nhiều khi muốn truyền đạtthông tin người nói phải căn cứ vào ngữ cảnh, vào tri thức nền, vào mối quan hệgiữa hai bên đối thoại và nhiều lí do khác nữa để tạo lấy phát ngôn có chứa cáctầng nghĩa khác nhau Một tầng nghĩa thể hiện trên bề mặt câu chữ gọi là nghĩahiển ngôn, một tầng nghĩa khác ngầm ẩn đằng sau câu chữ, sau nghĩa hiển ngôngọi là nghĩa hàm ẩn
Nghĩa hàm ẩn là tầng nghĩa chứa hai tầng nghĩa chính của phát ngôn, ýnghĩa hàm ẩn có thể chia thành hai loại: tiền giả định và hàm ý, trong đó tiền giảđịnh được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận để dựa vào đó tạo ra các ýnghĩa tường minh, còn hàm ý là tất cả những nội dung có thể suy ra từ một phátngôn cụ thể nào đó; từ ý nghĩa tường minh cùng với tiền giả định của nó Tuynhiên, để có hàm ý thì người nghe phải có khả năng suy luận hợp lí để nhận biếthàm ý và thừa nhận là có cộng tác Nếu người nghe không giải đoán được, tứckhông hiểu hàm ý thì hàm ý không tồn tại, không có giá trị
Các hàm ý trong hội thoại của các phát ngôn có giá trị thông tin, dùng đểtruyền đạt thông tin, là một bộ phận của cái được thông báo Cái quan trọng là
Trang 22không được nói ra, cho nên người nói có thể chối bỏ là họ không thông báonhững ý nghĩ như vậy Các hàm ý hội thoại là có thể chối bỏ Như vậy, ngoàinhững lí do như phân tích ở trên, người nói còn tính đến khả năng chối bỏ, phủnhận trách nhiệm đối với loại ý nghĩa ngầm ẩn được tạo ra Loại ý nghĩa ngầm
ẩn này tồn tại và gắn với ngữ cảnh nhất định Nếu thay đổi ngữ cảnh giao tiếpthì ý nghĩa này cũng thay đổi
Ví dụ (1):
(Cô giáo đến thăm kí túc xá, hỏi một sinh viên)
A1: Em tên gì?
B: Thưa cô , em tên là Minh Tâm ạ!
A2: Em có cái tên thật đẹp Đừng làm xấu cái tên nhé!
Trong ngữ cảnh này, người nghe dễ dàng nhận ra nội dung ngầm ẩn củaphát ngôn mà không cần viện đến hiểu biết riêng biệt về một ngữ cảnh nào đó.Nội dung ngầm ẩn của phát ngôn A2 là: phải học tốt, sống đẹp theo đúng nghĩacủa cái tên
Ví dụ (2):
(B có việc phải vào cơ quan của A và B nhận thấy công việc trên bàn của A)
B: Trời ơi! Aó ai chọn cho cậu mà mặc trông già thế này ?
A: Tớ chiều nay được đi công viên chơi đó.
Câu trả lời của A có vẻ coi thường phương châm về tính thực dụng Đểnghĩ rằng vẫn có cộng tác B sẽ nghĩ ra một lí do có tính chất cục bộ nào đó(chẳng hạn người mua áo có thể ở gần đấy) khiến cho A đưa ra phát ngôn hiểnnhiên là không thích dụng Hàm ý ở đây là thực chất A không thể trả lời câu hỏi
đó trong ngữ cảnh này
Như vậy, nói về vấn đề a nhưng muốn người nghe hiểu thành vấn đề b thì
ta dùng phát ngôn có hàm ý (khi biết rằng người nghe có khả năng nhận biếtđược) Người nghe khi tiếp nhận phát ngôn a phải dùng kinh nghiệm sống, ngônngữ, thực tiễn xã hội và đặc biệt là dựa vào ngữ cảnh để suy ra ý nghĩa b củaphát ngôn Suy luận phải phù hợp giúp cho việc bảo tồn cộng tác và hiểu đúng ý
Trang 23Như vậy, những ý nghĩa ngầm ẩn của phát ngôn gắn với một ngữ cảnh giaotiếp nhất định được người nghe giải đoán đúng như ý định gửi gắm của ngườinói là hàm ý Các kiểu ý nghĩa ngầm ẩn của phát ngôn A2 và A trong các ví dụ(1,2) là hàm ý.
Vậy, hàm ý hội thoại là ý nghĩa ngầm ẩn thể hiện trong phát ngôn gắn vớingữ cảnh giao tiếp cụ thể được người nghe tiếp nhận thông qua suy luận đúngnhư chủ đích người nói
1.2.1.3 Phân biệt hàm ý và tiền giả định
Hàm ý và tiền giả định đều là nghĩa ngầm ẩn bởi chúng đều không được nói
ra một cách tường minh Tuy nhiên, giữa hàm ý và tiền giả định có những khácnhau cơ bản như sau:
a Tiền giả định được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, để dựavào đó tạo ra các ý nghĩa tường minh Hàm ý được suy ra từ ý nghĩa tường minh
và tiền giả định của phát ngôn
Ví dụ (3):
TGĐ: Anh Hùng trước đây uống rượu rồi.
Hiểu biết này (tiền giả định) được xem là không còn bàn cãi gì nữa Nhờ có
tiền giả định mà người nói (A) mới có thể nói Anh Hùng đã bỏ rượu rồi.
Nếu phát ngôn trên tồn tại trong hoàn cảnh: Người nghe (giả sử là B) cũnguống rượu như A thì căn cứ vào tiền giả định, căn cứ vào hiển ngôn và hoàncảnh tồn tại này của phát ngôn, B có thể suy ý để hiểu rằng A muốn nhắc Bđừng mời rượu anh Hùng nữa
b Tiền giả định ít lệ thuộc vào ngữ cảnh còn hàm ý lệ thuộc sâu sắc vàongữ cảnh
Dù tồn tại trong ngữ cảnh nào, phát ngôn Anh Hùng đã bỏ rượu rồi vẫn có
tiền giả định làm cơ sở Nội dung của tiền giả định này không thay đổi theo ngữcảnh tồn tại của phát ngôn Ngược lại, nếu phát ngôn trên tồn tại trong ngữ cảnh:Người nghe (B) là chồng của (A) thì phát ngôn của A không còn là hàm ý đừngmời rượu anh Hùng mà là khuyên anh cũng nên bỏ rượu đi
Trang 24c Tiền giả định có các yếu tố ngôn ngữ trong phát ngôn đánh dấu nó; hàm
ý không nhất thiết được đánh dấu bằng các yếu tố ngôn ngữ
Trong ví dụ (3) phát ngôn có tiền giả định “Trước đây anh Hùng uốngrượu”, tiền giả định này được đánh dấu bằng từ “đã” Nhưng hàm ý “Đừng mờirượu anh Hùng nữa” hoặc “Anh cũng nên bỏ rượu đi” không hề được báo trướcbằng một dấu hiệu ngôn ngữ nào trong phát ngôn tường minh
d Tiền giả định có lượng thông tin thấp (trừ trường hợp hàm ý rơi vào tiềngiả định), không phải là “cơ sở” để phát triển cuộc thoại (nếu tiếp tục cuộc thoạidựa vào tiền giả định thì cuộc thoại sẽ “giật lùi”, luẩn quẩn); Hàm ý nằm trong ýđịnh truyền báo của người phát ngôn nên lượng thông tin và tính năng động hộithoại cao (là cơ sở để phát triển cuộc thoại)
Ở ví dụ (3), tiền giả định là điều mà A (người nói) và (người nghe) đều biếtnên không phải là cái mới, cần phải bàn bạc, trao đổi, thảo luận trong phát ngôntiếp theo của cuộc thoại Nhưng hàm ý của phát ngôn trong (3) lại có thể là chủ
đề tiếp theo của cuộc thoại Cuộc thoại có thể tiếp tục phát triển theo hướng:
B: Thế à? Tôi có chai rượu ngon định mời anh ấy.
A: Tôi cũng có rượu đấy nhưng không đưa ra.
f Tiền giả định không thay đổi (có tính chất kháng phủ định) còn hàm ýthay đổi khi phát ngôn chuyển từ hành động khẳng định sang phủ định, hỏi,mệnh lệnh
Ví dụ (4):
A: Anh Hùng đã bỏ rượu rồi.
A1: Anh Hùng không bỏ được rượu.
A2: Anh Hùng đã bỏ rượu rồi à?
A3: Anh Hùng hãy bỏ rượu đi!
Tiền giả định “Anh Hùng trước đây uống rượu” không đổi khi hành động
ngôn ngữ tạo ra nó thay đổi Ngược lại, các hàm ý như “Đừng mời rượu anhHùng nữa” hay “Anh cũng nên bỏ rượu đi” sẽ mất đi hành động khẳng định ởphát ngôn A thay đổi thành hành động phủ định ở phát ngôn A1 và hành động
Trang 25g Tiền giả định không thể tiếp tục tường minh hóa trong cùng một phátngôn do một người nói ra.
Trở lại ví dụ (3) không thể tường minh hóa kiểu: Anh Hùng đã bỏ rượu rồi,trước đây anh Hùng uống rượu Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể nói: AnhHùng đã bỏ rượu rồi đừng mời anh ấy nữa hoặc anh Hùng đã bỏ rượu rồi anhcũng nên bỏ rượu đi
Như vậy, tường minh hóa hàm ý trong cùng một phát ngôn do một ngườinói ra sẽ là bình thường, nhưng không thể tiếp tục tường minh hóa tiếp tiền giảđịnh được trong phát ngôn trên
Tóm lại, hàm ý hội thoại xuất hiện trong các cuộc thoại thường có lí do vàphụ thuộc vào những điều kiện nhất định Việc dùng hàm ý gắn chặt với khảnăng nhận diện hàm ý của các đối ngôn Hiểu đúng hàm ý cuộc thoại sẽ giúpcho quá trình giao tiếp diễn ra bình thường và đạt hiệu quả
Nhận diện hàm ý là bước đầu tiên của hoạt động phân tích hàm ý hội thoạitrong văn bước đầu tiên của hoạt động phân tích hàm ý hội thoại trong văn bản.Người thực hiện chỉ có thể đạt được kết quả tốt khi tìm ra đúng ý đồ của ngườinói (thông qua hàm ý) và khả năng suy ý của người nghe Nói cách khác phảitìm cho được sự hợp tác ngầm (có thể có) giữa những người tham gia giao tiếpthông qua cách hiểu thống nhất những thuật ngữ nói trên
1.2.2 Phân tích hàm ý
1.2.2.1 Hàm ý hội thoại liên quan đến phương châm về lượng
Phương châm về lượng yêu cầu phần đóng góp lượng tin của người nóiphải theo yêu cầu cần và đủ xét theo mục đích của cuộc thoại mà không cungcấp lượng tin nhiều hơn
Trong truyện cười dân gian Việt Nam, do mục đích tạo ra hàm ý, nênphương châm về lượng thường không được tuân thủ Sự cố ý vi phạm khôngtuân thủ phương châm về lượng này có thể diễn ra theo hai hướng:
Một là, người nói cố ý cung cấp lượng tin ít hơn mức cần thiết (chưa đủmức như “nó được đòi hỏi”, chi tiết 1 trong phương châm về lượng)
Trang 26Hai là, người nói cố ý cung cấp lượng tin nhiều hơn mức cần thiết (chi tiết
2 trong phương châm về lượng)
Ví dụ:
May không đi giày
Có ông tính hay hà tiện, một hôm đi chân không ra chợ Giữa đường vấp phải hòn đá, ngón chân chảy máu ròng ròng, thế mà ông ta không phàn nàn gì, lại còn nói.
May cho mình thật!
Có người qua đường lấy làm lạ, hỏi:
Ông vấp toạc chân, chảy máu ra như thế, mà còn bảo may là thế nào? Anh không rõ May là vì tôi không đi giày! Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!
[1,91]
Tình huống của hàm ý gây cười là việc vấp chảy máu chân do không đigiày nhưng lại nói là may của ông có tính hà tiện Câu nói của ông ta (câu inđậm) có chứa hàm ý
Do tự nói với chính mình nên câu nói đó khiến người khác nghe sẽ khônghiểu và cũng không có cơ sở để giải đoán được hàm ý mà ông ta tạo ra qua cáchnói thiếu thông tin
Với tư cách là người nghe (SP2), người đi đường ngạc nhiên về sự đối lậpgiữa nội dung mệnh đề của câu nói (một điều may) và lẽ thường (vấp phải đáchảy máu chân được coi là điều rủi) Câu nói của ông có tính hà tiện đã thúc đẩycho cuộc hội thoại phát triển
Người nghe chờ đợi một sự giải thích để rồi ngạc nhiên bất ngờ trướcnhững thông tin bổ sung ở câu nói kết thúc chuyện của ông ta: may không bịrách mũi giày
Hàm ý được tường minh góp phần tạo ra tiếng cười phê phán tính hà tiệnđến mức “coi của hơn người”
1.2.2.2 Hàm ý hội thoại liên quan đến phương châm về chất
Trang 27Phương châm về chất yêu cầu phần đóng góp là chân thực: có thực hoặcchứng minh được; đừng nói những điều mình tin là không đúng hay không cóbằng chứng xác thực.
Áp dụng quan điểm trên, việc cố ý không tuân thủ phương châm về chất đểtạo nên hàm ý trong truyện cười dân gian Việt Nam sẽ được gắn với hai cáchnói: nói dối và nói châm biếm
Ví dụ:
Chẳng phải tay ông
Có hai anh tính hay sợ vợ, lại cùng là hàng xóm láng giềng với nhau Một hôm, vợ anh nọ đi vắng, ở nhà trời mưa, có cái váy vợ phơi ở sân, anh ta quên mất, để mưa ướt cả Khi vợ về, vợ mắng cho một trận nên thân.
Anh bên cạnh thấy thế mới lẩm bẩm:
Mẹ kiếp, chẳng phải tay ông!
Chẳng may, vợ anh ta nghe tiếng, chạy đến trợn mắt hỏi dồn:
Phải tay ông thì làm gì hử? Ông làm cái gì hử?
Anh này luống cuống:
Phải tay ông thì ông… cất trước lúc trời chưa mưa chứ còn làm gì nữa!
[1,209]
Tình huống của việc sử dụng hàm ý gây cười là thái độ bất bình của anh cótính hay sợ vợ đối với việc anh bạn hàng xóm bị vợ mắng vì quên cất váy khitrời mưa thể hiện qua phát ngôn “lẩm bẩm” Vợ anh ta nghe được và buộc anhnày phải giải thích Câu nói của anh ta (câu in đậm) có chứa hàm ý thực ra ngay
từ câu nói đầu tiên “mẹ kiếp chẳng phải tay ông” đã gắn hàm ý chê anh bạnhàng xóm sợ vợ Hàm ý này được tạo ra từ cách nói lẩm bẩm, tức là nói vớichính mình, do vậy câu nói của anh ta trở nên thiếu thông tin và người ngoàinghe được sẽ thấy mơ hồ, khó giải đoán Tuy nhiên, người nghe lại là vợ anh ta(người mà anh ta vẫn hay sợ) và bà ta dễ dàng giải ý được hàm ý của chồng Vìvậy, câu nói của anh ta trở nên vô lý và trở thành một lời nói dối
Để làm rõ điều anh ta vừa nói, những câu hỏi dồn cùng một nội dung đượcnêu ra khiến cho chồng trở nên luống cuống
Trang 28Việc nhắc lại câu nói ban đầu và việc ngập ngừng thể hiện ở dấu (…) đãgiúp anh ta có thời gian để nghĩ ra một phương án nói dối vợ Câu trả lời củaanh này chứa một hàm ý, thể hiện anh ta sợ vợ hơn cả anh hàng xóm.
1.2.2.3 Hàm ý hội thoại liên quan đến phương châm về quan hệ
Phương châm quan hệ yêu cầu phần đóng góp phải là những gì trọng yếu(hợp với việc sử dụng, không ra ngoài đề, ngoài mục đích) Cụ thể: khi giao tiếpcần nói đúng vào đề tài, nói những điều có liên quan, có dính líu đến câu chuyệnđang diễn ra
Trong truyện cười dân gian Việt Nam, một số truyện cười, các nhân vậtgiao tiếp do không hiểu nhau mỗi người nói một đằng, nghĩ một nẻo tạo ra sựtrật khớp về đề tài hội thoại đưa vào cuộc thoại những lượng tin (ở dạng đưathêm vào) tưởng chừng như không trọng yếu Gọi chung những hiện tượng nhưvậy là lạc đề và xa đề Đây là biểu hiện cố ý không tuân thủ triệt để yêu cầu củaphương châm quan hệ để tạo ra hàm ý
Bưởi ở đây to quá nhỉ? ở chỗ tôi, bưởi chỉ to bằng cái bát này thôi!
Nói rồi giơ bát không lên, cố ý để cho bạn thấy mà xới thêm Nhưng nồi không còn cơm nữa, gặp phải anh bạn cũng hóm, biết ý khách, liền mỉm cười và đáp lại khách rất tự nhiên:
Ấy, năm nay bưởi bé đấy, chứ như mọi năm thì quả nào cũng to hơn cái nồi này!
Nói xong xách cái nồi không chìa cho bạn xem.
[1,215-216]
Tình huống của hàm ý gây cười gồm hai người bạn trong một bữa cơmthiết đãi nhau khi anh nọ đến chơi nhà anh kia Câu mở đầu truyện cho biết anh
Trang 29Trong bữa ăn này mỗi người chỉ nói một câu, câu in đậm và đều chứa hàm
ý theo phương châm về quan hệ, tức là trong các phát ngôn của mình cả khách
và chủ đều coi thường tính trọng yếu khi đưa vào trong phát ngôn những thôngtin không quan trọng về quả bưởi một cách chủ ý để nói về cái bát và cái nồi.Phát ngôn của khách xác định bưởi to vì so với cái bát, phát ngôn của chủxác định bưởi bé vì so với cái nồi Sau mỗi phát ngôn kèm theo hành động giơbát và giơ nồi đủ để các nhân vật giao tiếp nhận biết ngầm ý của phát ngôn
Khách: bát đã hết cơm.
Chủ: trong nồi cũng đã hết cơm.
Phát ngôn của khách sẽ được hiểu khác đi, chẳng hạn về lời khen về bưởivùng này nếu người nghe không có hiểu biết riêng về người nói Đề tài “Háu ăn”
và cái bát sẽ không được đề cập Tương ứng như vậy, phát ngôn của chủ khônggắn với cái nồi Có nghĩa là hàm ý không được sử dụng thành công trong phátngôn của khách và không xuất hiện trong phát ngôn của chủ Tuy nhiên cuộcthoại nằm trong một ngữ cảnh riêng biệt, các nhân vật giao tiếp sử dụng cáchsuy diễn và nhận biết về nhau một cách cục bộ Thông tin có vẻ không quanyếu được quan tâm và hiểu đúng Cái nghĩa đó đủ tác dụng để có giá trị vớingười nghe và làm cho người nghe cố gắng nắm được sự ảnh hưởng có chủ ý.Đây là hiện tượng về cách nói xa đề (nói gần nói xa) Hàm ý được tạo ra từcách nói này
Để bảo tồn được thể diện khi thực hiện hàm ý và để bảo tồn việc nhận biết
là có cộng tác, người nói cũng đồng thời có vẻ coi thường thông tin về chất khiđưa ra thông tin về kích thước quả bưởi Trong trường hợp này thông tin vừa xa
đề vừa không chính xác Người đọc cười anh chàng háu ăn và cũng cười cáchthể hiện của hai anh, nói chuyện muốn ăn thêm khi cơm đã hết trong bát, trongnồi mà cứ như nói một chuyện khác vậy
1.2.2.4 Hàm ý hội thoại liên quan đến phương châm cách thức
Phương châm cách thức yêu cầu phần đóng góp phải rõ ràng; cụ thể làkhông tối nghĩa, không mơ hồ, phải ngắn gọn, phải có thứ tự