Những vấn đề Công ty phải đối mặt trong phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH SOCA Việt Nam (Trang 33)

1. Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ khó khăn

Tỷ lệ người có trình độ đúng chuyên môn không cao. Bên cạnh đó, trình độ cảu nhân viên về những kỹ năng mềm hầu như rất kém. Những điều kiện hiện tại của nguồn nhân lực công ty khó có thể đào tạo một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ cao để phát triển công ty.

2. Quy mô phát triển nguồn nhân lực còn nhỏ.

Hiện tại, mức độ và hiệu quả phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH SOCA Việt Nam chưa cao. Với tốc độ của việc hiện đại hóa thông tin, thông tin bị lạc hậu rất nhanh. Nội dung đào tạo không dựa trên khả năng của từng nhân viên nên những nhân viên được đào tạo vẫn không phù hợp với vị trí làm việc của họ. Các phương pháp phát triển nguồn nhân lực có nhiều nhưng mói chỉ áp dụng một số phương pháp đơn giản như đào tạo theo kiểu chỉ dẫn, kèm cặp chỉ bảo, Đào tạo theo kiểu học nghề.

3. Nguồn nhân lực không đồng đều về trình độ

Nguồn nhân lực đầu vào của công ty đa phần là do kinh nghiệm và năng lực của bản thân. Trình độ khác nhau và cũng được đào tạo qua những trường lớp, chuyên ngành khác nhau. Do đó để để đào tạo thành đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp là rất khó khăn. Phải căn cứ vào điều kiện của từng người mà có những phương pháp đào

4. Cấu trúc phát triển nguồn nhân lực chưa hợp lý

Do điều kiện của công ty chưa cho phép, nên các hình thức đào tạo chưa đúng người, đúng việc. Sự đào tạo tràn lan, ai muốn học thì học mà không quan tâm việc nhân viên học mang lại lợi ích gì cho công việc hiện tại.

- Cấu trức có sự khác nhau rất lớn giữa đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên. Nhân viên công ty có số lượng rất lớn,trình độ chưa cao, sự đào tạo chỉ dưới một số hình thức đơn giản.

- Phần nửa nhân viên trong công ty có trình độ phổ thông hoặc thấp hơn, do đó ảnh hưởng xấu đến việc thuyên chuyển công tác và cải thiện trình độ, kỹ năng làm việc là rất khó khăn.

5. Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực chưa đầy đủ và thỏa đáng

5.1. Đầu tư nhiều cho tầng lớp quản lý mà chưa chú trọng đến nhân viên.

Đội ngũ quản lý thường được cử đi học tập, nghe thuyết trình về công ty, hoặc các kinh nghiệm để phục vụ cho công việc của mình. Tổ chức đi thăm quan, nhằm mở mang kiến thức

5.2. Ít quan tâm đến mức độ tiếp thu của người học

Quản lý kinh doanh chỉ truyền đạt lại chứ không để ý xem nhân viên hiểu chương trình của công ty đến đâu. đội nghũ nhân viên sẽ được tập huấn các kỹ năng cơ bản. Nhưng mức độ tiếp thu của nhân viên không đồng đều, do trình độ mỗi người khác nhau. Chính vậy, hiệu qủa của những lần tập huấn có khác nhau đồi với mỗi nhân viên và mỗi nhà phân phối. Thông thường công ty không quan tâm đến mức độ hiểu biết của nhân viên tới đâu, công ty đòi hỏi mức độ nhận biết của nhân viên trong công việc cũng như trong các chương trình sắp tới. Nếu sai phạm sẽ sử lý trực tiếp. Chính vậy nhân viên phải học hỏi các nhân viên khác cũng như ý thức vào việc học tập của mình.

IV. Đánh giá cơ hội,thách thức, điểm mạnh, điểm yếu

- Các chính sách của nhà nước ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện cho việc xây dựng và duy trì môi trường cạnh tranh của đội ngũ lao động trong nước, nâng cao năng lực làm việc của người lao động.

- Sự tiến bộ của khoa học công nghệ, công nghệ quản lý.. giúp cho năng suất lao động của nguồn nhân lực tăng lên, ứng dụng những công nghệ mới làm giảm thời gian lao động mà hiệu quả công việc rất lớn.

- Thị trường lao động chất lượng ngày càng cao, cơ hội cho công ty phát triển nguồn nhân lực rộng khắp ngày càng lớn.

1.2. Thách thức

- Nhà nước đưa ra những chính sách quản lý về thuế thu nhập, gây khó khăn trong việc cố gắng của nhân viên. Vì nhân viên có mức lương suyt soát mức lương phải đóng thuế, họ sẽ hạn chế ở ngay ở mức không phải đóng thuế.

- Tụt hậu về nhân lực so với thị trường, vì nguồn nhân lực của công ty trình độ không đồng đều, trong khi trên thị trường nguồn nhân lực cao ngày càng đông.

2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu

Trên cơ sỏ phân tích khả năng cạnh tranh và môi trường bên trong của công ty TNHH SOCAViệt Nam chúng ta sẽ đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu sau:

2.1. Điểm mạnh

- Thương hiệu SOCA đã được khẳng định, điều này sẽ tạo được niềm tin trong khách hàng, cũng như dễ dàng trong việc tiếp cận khách hàng.

- Các sản phẩm đưa ra thị trường có chất lượng cao, dễ cạnh tranh. Để thông tin đến được với khách hàng thì phải có những kế hoạch cụ thể.

- Các lỗ lực của nhân viên trong nhiều năm qua sẽ tiếp tục vẫn là thế mạnh cốt lõi của công ty

- Sụ cạnh tranh gay gắt của đối thủ cạnh tranh đòi hỏi nhân viên phải tự đổi mới, hoàn thiện bản thân.

2.2 Điểm yếu

- Nguồn nhân lực không đồng đều về trình độ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguồn vốn đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn quá ít.

- Công ty còn trẻ, đội ngũ quản lý kinh nghiệm còn thiếu. Do đó việc quản lý và điều hành công ty còn gặp nhiều khó khăn.

- Sản phẩm trong ngành trên thị trường cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi nhân viên phải nắm bắt được để có phương án cạnh tranh.

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH SOCA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH SOCA Việt Nam (Trang 33)