Mục tiêu, chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH SOCA Việt Nam (Trang 37)

1. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của công ty SOCA BORDEAUX

Với cách nhìn nguồn nhân lực như là sức mạnh cạnh tranh,SOCA BORDEAUX đã đặt trọng tâm về chất lượng con người. Kế hoạch phát triển nội bộ hàng năm cho các cấp từ nhân viên tới vị trí quản lý với định hướng khá rõ: Đào tạo, huấn luyện nhân viên theo nhu cầu công việc và đặc biệt kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho các nhân viên nắm giữ các vị trí quản lý chủ chốt và các lĩnh vực mũi nhọn. với những phẩm chất con người cần đạt tới là:

- Tài năng và sáng tạo. - Tố chất lãnh đạo.

- Tinh thần làm chủ công việc. - Liêm khiết và minh bạch

2. Mục tiêu chiến lược phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH SOCA Việt Nam

- Đưa công ty TNHH SOCA Việt Nam trở thành nhà sản xuất có đội ngũ nhân viên lớn mạnh nhất ở Việt Nam

- Cam kết đem lại chất lượng sản phẩm cho khách hàng tối ưu nhất - Đào tạo con người theo con người công ty SOCA BORDEAUX

- Xây dựng một tập thể đoàn kết, quyết tân cao, năng động. sáng tạo hoàn thành xuất sắc các chương trình, các mục tiêu đặt ra

II. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Đối với đội ngũ lãnh đạo “Lựa chọn đối tượng đào tạo hợp lý, phù hợp với lĩnh vực làm việc của từng người”

Trong cách thức lựa chọn đối tượng đào tạo bộ phận phụ trách dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn công ty trong giai đoạn tới và dựa vào chiến lược đào tạo của Công ty SOCA BORDEAUX kết hợp với kết quả phân tích công việc, cùng với việc theo dõi nhu cầu đào tạo từ đó bộ phận giám sát kinh doanh sẽ xây dựng danh sách đào tạo gửi lên cấp trên xem xét và trình duyệt.

Ở bước này này trong công ty đã phân loại ra cho từng chương trình.

- Đối với việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người lao động để áp dụng khoa học công nghệ mới hoặc là chuyển làm công việc ở cấp cao hơn thì khi xác định đối tượng đào tạo, các nhà quản lý đã đưa ra các tiêu chí sau:

- Người lao động phải thực hiện tốt công việc hiện tại - Có khả năng phát triển trong tương lai

- Có nguyện vọng được đào tạo và phát triển

- Có khả năng học tập, bồi dưỡng và sẵn sàng vì công ty - Có phẩm chất đạo đức tốt

- Khi họ đào tạo không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít tới công việc hiện tại Bên cạnh đó công ty còn có chương trình đào tạo cho những người lao động yếu kém nhằm giúp họ thực hiện tốt công việc hiện tại. Mặc dù công tác đào tạo có thể được ưu tiên, nhưng ở công ty thì chỉ tiêu đào tạo cho mỗi năm thường được hạn chế bởi số lượng. Vì vậy khi bộ phận làm công tác đào tạo nhận được danh sách các đối tượng đào tạo thì họ phải liệt kê các ưu tiên của nó để lựa chọn đối tượng ưu tiên nhất và gửi danh sách lên giám đốc phê duyệt.

Trong danh sách phải được xây dựng cụ thể đối tượng đào tạo và dự thảo ra phương pháp đào tạo, có thể có những chi tiết liên quan. Giám Đốc phê duyệt sơ bộ sau đó là xây dựng từng kế hoạch cụ thể

phát triển của Công ty. Từ đó, hoạch định phương phán đào tạo nhân sự trước mặt và lâu dài.

Công ty nên mở các lớp đào tạo, huấn luyện lại cán bộ quản lý trong toàn công ty về quản trị nhân sự, nâng cao trình độ nghiệp vụ các phòng ban. Đồng thời, tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý có cơ hội thăng tiến, đảm nhiệm các trọng trách trong bộ máy tổ chức

Tăng cường công tác đào tạo tại chỗ, mở hội nghị rút kinh nghiệm cho người lao động, tăng biệt là các lớp ngoại ngữ và tin học cho cán bộ để phục vụ chiến lược lâu dài của công ty.

Thời gian tới do mở rộng và xây dựng thêm nhà xưởng , Công ty cần tuyển thêm lao động là những cử nhân, nhân viên trẻ có trình độ chuyên môn cao, phù hợp với công việc. Trước mắt kèm cặp làm việc với những lao động mới.

Xây dựng đôi ngũ công nhân viên chức có học vấn và lý luận chính trị ngày càng cao la nhu cầu cấp thiết hiện nay. Nó không chỉ có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển tiềm lực khoa học- kỹ thuật- trí lực của công ty. Vì vậy trong chính sách phát triển nhân lực của Công ty, phải thu hút nhiều lao đông có trình độ cao, nâng tỷ lệ lao động lao động 30%- 50%, chú trọng đào tạo lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức.

• “Kế hoạch hóa nguồn nhân lực”

- Sau khi dự báo được nhu cầu nhân lực, cần phải xác định nguồn cung cấp cho nhu cầu đó sẽ lấy ở đâu. Nguồn cung cấp có thể lấy từ nội bộ công ty hoặc lấy từ bên ngoài công ty. Nếu công ty đang gặp khó khăn, Công ty có thể quan tâm tới nguồn nhân lực nội bộ công ty.

- Để biết được các khả năng của người lao động, Công ty cần phải một hệ thống hồ sơ lưu trữ thông tin về khả năng của từng người lao động để có thể sử dụng lao

+ Thuyên chuyển sang đơn vị khác

- Giao những nhiệm vụ có tính nhạy cảm cho người có năng lực làm, có kế hoạch sử dụng lao động hàng tháng. Có những phương án dự phòng

Tổ chức sử dụng lao động và sử dụng lao động hợp lý

Để không ngừng nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu. Trên cơ sở sử dụng những phương pháp quản lý hiện đại có áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự sắp xếp và cơ cấu lại một số quản lý của nhà phân phôi, nhân sự của Công ty cũng được bố trí lại cho phù hợp với sự thay đổi trên cho phù hợp

Bố trí những người quản lý phù hợp với khả năng và trình độ quản lý của họ trong các nhà phân phối và trong tùng đội ngũ nhân viên. Chú trọng tính năng động, sáng tạo có năng lực và trình độ của người quản lý giỏi để họ phát huy hết năng lực của mình.

Cần sắp xếp số lượng người quản lý hợp lý hơn để tạo một cơ cấu phù hợp nhất trong công ty và trong từng bộ phận. Cần tạo ra số lượng công việc phù hợp với chức năng để tránh tình trạng thiếu hay thừa công việc cũng như thứa người trong chức năng đó.

III. Lựa chọn chiến lược nhằm hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lựccủa công ty TNHH SOCAViệt Nam của công ty TNHH SOCAViệt Nam

Hiện nay nguồn nhân lực của công ty chưa có trình độ rất nhiêu, số lượng nhân viên không được đào tạo bài bản, làm theo kinh nghiệm, trình độ học vấn khác nhau, khả năng tiếp thu và khả năng áp dụng vào công việc khác nhau. Số lượng cán bộ, nhân viên có năng lực là rất hạn chế. Do đó để lựa chọn được chiến lược nâng cao trình độ chung của toàn bộ nhân viên là vấn đề vô cùng khó khăn. Do vậy chiến lược đào tạo và phát triển vẫn phải nhằm vào đội ngũ nhân viên, đẩy mạnh việc học tập tại chỗ, chú ý nâng cao năng lực cho những nhân viên có tiềm năng.Vậy phương án chiến lược mà doanh nghiệp có thể lựa chọn là: “Nâng cao chất lương đào tạo và

1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo mục tiêu chiến lược

Các nhà quản trị chiến lược có cùng cách nhì nhận và quan điểm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái cơ cấu bộ máy quản lý cho phù hợp với chiến lược mới.Thay đổi chiến lược sẽ thay đổi cách thức kết cấu doanh nghiệp, việc thay đổi cơ cấu tổ chức là vấn đề then chốt trong giai đoạn thực hiện chiến lược. Cơ cấu tổ chức ràng buộc cách thức mà các nguồn lực sẽ được phân chia nhằn thực hiện các mục tiêu chiến lược một cách có hiệu quả.

1.1. Mối quan hệ biện chứng giữa chiến lược với cơ cấu tổ chức.

Chiến lược được thực hiện thành công hay không tùy thuộc vào các hoạt dộng của tổ chức được phân chia, sắp xếp và phối hợp như thế nào. Việc đào tạo nâng cao trình độ của nguồn nhân lực dẫn đến có sự vượt trội về khả năng cũng như học vấn. Ai là người có khẳ năng lãnh đạo, quản lý sẽ được nhìn nhận và cơ cẩu tổ chức phải có sự thay đổi cho phù hợp với những chiến lược mới. Cơ cấu tổ chức càng phù hợp với chiến lược bao nhiêu, càng tạo ra cơ may để thực hiện chiến lược thành công bấy nhiêu.

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức

Có hai hướng chủ yếu thay đổi cơ cấu tổ chức:

- Phát triển cơ cấu tổ chức, tiến hành xây dựng cơ cấu tổ chức mơi phù hợp. - Giữ kiểu cơ cấu cũ, chỉ thay đổi tổ chức cho phù hợp với chiến lược đã chọn. Đối với công ty TNHH SOCA Việt Nam chọn hướng thứ 2.

Nhân tố tác động đến cơ cấu tổ chức:

+ Mức độ biến động của môi trường kinh doanh và chiến lược tổng quát.

+ Quy mô và mức độ phức tạp của cơ cấu hiện tại cũng như chiến lược phát triển sản xuất.

1.3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức.

Vấn đề nhân lực là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp. Không chỉ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty mà còn ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường. Trong những năm qua mô hình tổ chức của công ty tỏ ra chậm chạp, quyền lực tập trung, kém hiệu quả trong công việc. Vì vậy nhanh chóng ổn định và xây dựng lại mô hình tổ chức khổng chỉ thực hiện các chiến lược đặt ra mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý.

Mỗi đơn vị bộ phận phải đảm nhận chức năng và nhiệm vụ cụ thể. Chức năng và nhiệm vụ của mỗi đươn vị bộ phận phụ thuộc vào việc lựa chọn kiểu cơ cấu tổ chức cũng như nguyên tắc phân quyền và việc xác định số đơn vị bộ phận trong công ty.

Các bộ phận có những chức năng khác nhau. Việc xây dựng mô hình tổ chức chính là bước khởi đầu cho việc triển khai chiến lược. Để làm tốt công tác này cần tiến hành các hoạt động sau:

- Hoàn thiện bộ máy quản lý, giám sat. chia nhỏ những đội giám sát riêng, chức năng riêng.

- Có chính sách thu nhập thỏa đáng và kịp thời cho cán bộ công nhân viên hoàn thành suất sắc nhiệm vụ. khen thưởng trực tiếp bằng vật chất và các lợi ích khác.

- Tổ chức xây dựng quy chế đánh giá kết quả hoàn thành công việc cho phù hợp với đặc thù tại công ty và đảm bảo tính khả thi cao.

2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.

Công ty đang lập đề án mở rộng quy mô sản xuất và đã trình dự án được thủ tướng phê duyệt cấp phép xây dựng 1000m2 trong khu công nghiệp. Dự kiến đến cuối năm 2010 sẽ khởi công xây dựng nhà xưởng, lúc đó nhu cầu sử dụng nguồn nhan lực là rất lớn ,ước tính phải sử dụng số công nhân gấp 3 lần như hiện nay. Chính vì vậy công ty đã định hướng cho một số quản lý, nhóm trưởng và những người có khả năng quản lý nhóm họ sẽ là lực lượng chính cho giai đoạn sau này khi nhà xưởng mới chính thức đi vào hoạt động

chúng để có thể tìm được người lao động có trình độ, năng lực phù hợp với công việc. Ngoài ra, Công ty cần tổ chức hội đồng tuyển dụng. Việc tuyển dụng phải được tiến hành một cách công khai, công bằng tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên mới hoà nhập dễ dàng vào tập thể, để từ đó phát huy tốt khả năng và năng lực cho hoạt động kinh doanh của Công ty .

Muốn nâng cao chất lượng đào tạo

Muốn nâng cao chất lượng đào tạo cần sử dụng các biện pháp sau: + Cần có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập làm việc hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên học tập nhưng phải đảm bảo được kế hoạch hoạt động của Công ty.

+ Tổ chức mối quan hệ chặt chẽ với trung tâm, cơ sở đào tạo để giám sát được tình hình và kết quả của nhân viên.

+ Hằng năm mở ít nhất 1 lần đào tạo về tin học và ngoại ngữ.

+ Trang bị cho mỗi phòng ban chức năng có đủ sách tham khảo các kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ của mình.

Khen thưởng, kỷ luật.

Vấn đề khen thưởng đối với nhân viên trong công ty cũng cần lấy ý kiến của toàn cán bộ trong công ty, tạo sự ganh đua trong công việc giúp tạo động lực làm việc.

Để nâng cao ý thức kỷ luật trong lao động, công ty cần có các nội quy quy định rõ ràng và cụ thể, những ai vi phạm sẽ bị xử lý thích đáng. Tránh tình trạng vì nể nang mà bỏ qua cho nhau…

nhà ăn có thể cho thêm tivi chiếu những thông tin giải trí cho người lao động, có các chỗ thể thao cho công nhân viên nam vui chơi tập luyện…

Bố trí sắp xếp nguồn nhân lực .

Bố trí lao động đúng người đúng việc, đánh giá đúng khả năng và kết quả của người lao động sẽ làm cho họ cảm thấy có ích, được quý trọng. Đồng thời cũng phát huy được năng lực của người nhân viên. Mạnh dạn bố trí cán bộ trẻ có năng lực, trình độ vào các vị trí chủ chốt của Công ty.

Chính sách thu hút người tài.

Tạo cơ chế đồng bộ trong việc thu hút nhân tài từ các nguồn lực tự nguyện tham gia góp sức vào đội ngũ công nhân viên chức Công ty với phương pháp tuyển chọn khoa học như tham gia hội chợ tuyển dụng nhân tài, tuyển liên kết tài trợ các sinh viên giỏi cam kết ra trường phục vụ Công ty... bổ sung thay thế dần cán bộ hiện tại, tạo mọi điều kiện phát huy trí tuệ đóng góp cho doanh nghiệp.

Chế độ trả lương:

Các doanh nghiệp phải chú ý tới quy luật cung cầu về lao động , lương.Trả lương xứng dáng với vị trí , tính chất công việc của từng người từng vị trí của họ

KẾT LUẬN

Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến đáng kể. Trong giai đoạn này trình độ của lao động ngày càng được cải thiện, nhu cầu của con người đã tiến tới bậc thang cuối của mô hình maslow, đó là nhu cầu tự khẳng định mình. Ngoài việc con người tự tìm cho mình những kiến thức kỹ năng mới, các công ty luôn hướng tới tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình. Nằm trong xu thế như vậy công ty TNHH

SOCA Việt Namluôn chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, coi đây như một chiến lược lâu dài trong kế hoạch kinh doanh của Công ty. Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định tới hiệu quả kinh doanh, và là nhân tố khẳng định được vị thế của công ty TNHH SOCA Việt Nam trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.

Sau một thời gian ngắn thực tập tại công ty, em đã đi tìm hiểu chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty, tìm ra được những thế mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức. Dựa trên những tài liệu nghiên cứu trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH SOCA Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w