- À! Ra vợ anh đấy, thế thì nó ngồi bên cạnh người nào mà trông tướng mạo kì dị làm vậy!
2.4.1. Phân tích hàm ý của truyện “Để chúng khỏi lạc đàn” 1 Câu nói chứa hàm ý
2.4.1.1. Câu nói chứa hàm ý
Hỏi: Ô kìa! Sao anh không xơi đi?
Đáp: Thôi mời anh xơi nốt, để chúng khỏi lạc đàn!
Câu chuyện diễn ra trong một bữa ăn giữa một anh chàng tham ăn và anh bạn của mình. Chỉ bằng một cặp thoại với hai tham thoại, hàm ý đã được sử dụng ở tham thoại thứ hai để tạo tiếng cười cho bạn đọc:
- Thôi mời anh xơi nốt, để chúng khỏi lạc đàn!
2.4.1.2. Nội dung của hàm ý
Truyện nhắc đến một thói thường của người đời là thói tham ăn. Theo quan niệm của người Việt: "ăn trông nồi, ngồi trông hướng", nhưng anh chàng này đã ăn tới 4 con tôm khi mà trong đĩa chỉ có 5 con mới mời bạn mình. Anh ta đã nhận được câu trả lời của bạn với hàm ý: Anh là kẻ tham ăn.
Hàm ý được diễn đạt qua câu cầu khiến. Anh bạn anh tham ăn đã dùng câu cầu khiến, cụ thể là một lời mời mỉa mai: Anh đã ăn sắp hết rồi thì còn mời tôi làm gì. Mời không phải để mời mà để phê phán thói hư tật xấu của anh chàng tham ăn. Lực ngôn trung gián tiếp là chê, hàm ý này thuộc hành động nói bộc lộ.
Hàm ý ở câu nói của anh bạn này không gắn với phương châm về chất, nghĩa là anh ta nói lời không chân thực. Thông thường ngoài đời sống thì con tôm thường hay bơi có đàn, nhưng khi nó đã được chế biến thành món ăn rồi thì đâu thể bơi theo đàn được nữa. Thực ra đây là chủ định không gắn kết với nguyên tắc đã biết của người nói nhằm đến một sự phê phán thói xấu (tham ăn) của người đối thoại. Cách diễn đạt này đã tạo ra hàm ý mỉa mai giễu cợt có tác dụng gây cười.
2.4.3. Tình huống của việc dùng hàm ý
Từ đầu câu chuyện người đọc đã nhận ra anh chàng trong bữa ăn. (Có 5 con tôm mà ăn hết 4 con) là một kẻ tham ăn. Qua câu hỏi của anh ta người đọc thấy rằng anh ta không hề nhận ra sự thiếu lịch sự của mình mà dường như vẵn còn muốn ăn nữa. Qua lời mời khéo léo, người bạn đã nhắc nhở để thức tỉnh anh này: tôm thường đi có đàn, tôi ăn chỉ sợ con tôm này lạc mất đàn của nó. Đối thoại giữa các nhân vật tỏ ra ngang vai và diễn ra hợp lí chứng tỏ có cộng tác. Hàm ý tồn tại nhờ được người nghe nhận biết.
Cách nói để chúng khỏi lạc đàn cho đến ngày nay vẫn còn được dùng với ý nghĩa tượng trưng như trong câu chuyện dân gian trên.