- À! Ra vợ anh đấy, thế thì nó ngồi bên cạnh người nào mà trông tướng mạo kì dị làm vậy!
2.6.1. Phân tích hàm ý của truyện “Văn hay” 1 Câu nói chứa hàm ý
2.6.1.1. Câu nói chứa hàm ý
(Người vợ): Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không? (Người chồng): Bà nói vậy là thế nào?
Hội thoại trong truyện này diễn ra ở hai nhân vật thầy đồ và vợ. Hiểu chồng khá rõ nên khi thấy thầy đồ cặm cụi viết bài, bà vợ đã có ý đánh giá:
- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?
Ông chồng không hiểu được ngầm ý của bà vợ. Hàm ý trong câu này không tồn tại. Sau câu hỏi lại của thầy đồ bắt buộc bà vợ phải trình bày lại hàm ý của mình một cách phù hợp dễ hiểu hơn.
- Ông chả biết tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng, chứ giấy khổ
nhỏ thì dùng làm gì được!
2.6.1.2. Nội dung của hàm ý
Câu nói của bà vợ khiến thầy đồ nhầm tưởng vợ đang khen văn chương của mình dồi dào, phong phú giấy khổ nhỏ không thể viết hết được. Nhưng thực chất đó là một lời chê khéo léo của vợ mà thầy không nhận ra được. Người đọc nhận ra được hàm ý thâm thúy trong câu nói ấy: Bà không chê văn chương của ông một cách trực tiếp mà chê một cách gián tiếp, không nói điều bà nghĩ một cách tường minh mà nói một cách ngầm ẩn.
Đến câu nói sau thì thầy đồ mới nhận ra được điều này (ông cố gắng dùng giấy khổ to để còn có tác dụng gói hàng, giấy khổ nhỏ bỏ đi thì phí). Nội dung của hàm ý là: Văn chương của ông không có giá trị, chỉ có tờ giấy là có giá trị để gói hàng. Hàm ý được diễn đạt bằng lời lẽ hiển ngôn. Sự nhận biết của người nghe trở nên dễ dàng.
Bên cạnh ngôn từ, lối nói thong thả trong câu trả lời của vợ thầy đồ là một biểu hiện về cách đánh giá của bà đối với năng lực văn chương của chồng. Điều này góp phần báo hiệu một hành động nói gián tiếp. Câu nói của người vợ có lực ngôn trung trực tiếp là trình bày, tuy nhiên đây chỉ là cớ để người nói thực hiện lời chê của mình. Vì vậy về mặt hành động nói, hàm ý này thuộc hành động bộc lộ.
2.6.2. Hàm ý trong quan hệ với phương châm hội thoại
Đề tài cuộc thoại nói về khả năng văn chương của thầy đồ. Tuy nhiên người vợ trong các câu nói tường minh của mình lại trình bày về vấn đề sử dụng giấy (gói hàng). Như vậy, người nói đã lạc đề tức là cố ý gắn với phương châm quan
hệ trong hội thoại. Cách diễn đạt không bình thường này đã làm cho thầy đồ phải chú ý (đến mức hiểu nhầm) tìm ra cái hàm ý của vợ mình.
Ở đây có vấn đề khi người nói dùng hàm ý từ đầu cuộc thoại, thông thường hàm ý sẽ tồn tại (trong câu nói đó) vì không được nghe người giải đoán nhầm. Đây có thể hiểu như một sự thăm dò khả năng của người đối thoại để điều chỉnh cho cuộc thoại có thể tiếp tục. Trong truyện cười thì đây là một thủ pháp tạo sự đột biến bất ngờ.
2.6.3. Tình huống của việc sử dụng hàm ý
Trong cuộc sống lẽ thường vợ là người hiểu chồng. Vì tôn trọng thể diện của chồng mà vợ thầy đồ không chê, không nói “thẳng ra” là ông không có khả năng viết văn, văn ông là thứ văn “rởm”, bỏ đi... Bà vợ dùng hàm ý ngay từ đầu cuộc thoại, thầy đồ không hiểu hỏi lại. Đây còn là một thủ thuật nhạo báng thầy đồ của tác giả dân gian: thầy đồ thua vợ mình về mặt trí tuệ.