Hàm ý hội thoại liên quan đến phương châm về quan hệ

Một phần của tài liệu Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại (Trang 27 - 28)

Phương châm quan hệ yêu cầu phần đóng góp phải là những gì trọng yếu (hợp với việc sử dụng, không ra ngoài đề, ngoài mục đích). Cụ thể: khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài, nói những điều có liên quan, có dính líu đến câu chuyện đang diễn ra.

Trong truyện cười dân gian Việt Nam, một số truyện cười, các nhân vật giao tiếp do không hiểu nhau mỗi người nói một đằng, nghĩ một nẻo tạo ra sự trật khớp về đề tài hội thoại đưa vào cuộc thoại những lượng tin (ở dạng đưa thêm vào) tưởng chừng như không trọng yếu. Gọi chung những hiện tượng như vậy là lạc đề và xa đề. Đây là biểu hiện cố ý không tuân thủ triệt để yêu cầu của phương châm quan hệ để tạo ra hàm ý.

Ví dụ:

To hơn cái nồi này

Một anh nọ có tính háu ăn, hôm đến chơi nhà bạn, bạn dọn cơm thết, anh ta ngon miệng, ăn năm sáu bát rồi vẫn thòm thèm. Nhưng đưa xới mãi nghĩ cũng thẹn, anh ta nảy ra một kế bèn nói với bạn:

Bưởi ở đây to quá nhỉ? ở chỗ tôi, bưởi chỉ to bằng cái bát này thôi!

Nói rồi giơ bát không lên, cố ý để cho bạn thấy mà xới thêm. Nhưng nồi không còn cơm nữa, gặp phải anh bạn cũng hóm, biết ý khách, liền mỉm cười và đáp lại khách rất tự nhiên:

Ấy, năm nay bưởi bé đấy, chứ như mọi năm thì quả nào cũng to hơn cái nồi này!

Nói xong xách cái nồi không chìa cho bạn xem.

[1,215-216]

Tình huống của hàm ý gây cười gồm hai người bạn trong một bữa cơm thiết đãi nhau khi anh nọ đến chơi nhà anh kia. Câu mở đầu truyện cho biết anh

Trong bữa ăn này mỗi người chỉ nói một câu, câu in đậm và đều chứa hàm ý theo phương châm về quan hệ, tức là trong các phát ngôn của mình cả khách và chủ đều coi thường tính trọng yếu khi đưa vào trong phát ngôn những thông tin không quan trọng về quả bưởi một cách chủ ý để nói về cái bát và cái nồi.

Phát ngôn của khách xác định bưởi to vì so với cái bát, phát ngôn của chủ xác định bưởi bé vì so với cái nồi. Sau mỗi phát ngôn kèm theo hành động giơ bát và giơ nồi đủ để các nhân vật giao tiếp nhận biết ngầm ý của phát ngôn.

Khách: bát đã hết cơm.

Chủ: trong nồi cũng đã hết cơm.

Phát ngôn của khách sẽ được hiểu khác đi, chẳng hạn về lời khen về bưởi vùng này nếu người nghe không có hiểu biết riêng về người nói. Đề tài “Háu ăn” và cái bát sẽ không được đề cập. Tương ứng như vậy, phát ngôn của chủ không gắn với cái nồi. Có nghĩa là hàm ý không được sử dụng thành công trong phát ngôn của khách và không xuất hiện trong phát ngôn của chủ. Tuy nhiên cuộc thoại nằm trong một ngữ cảnh riêng biệt, các nhân vật giao tiếp sử dụng cách suy diễn và nhận biết về nhau một cách cục bộ. Thông tin có vẻ không quan yếu được quan tâm và hiểu đúng. Cái nghĩa đó đủ tác dụng để có giá trị với người nghe và làm cho người nghe cố gắng nắm được sự ảnh hưởng có chủ ý. Đây là hiện tượng về cách nói xa đề (nói gần nói xa). Hàm ý được tạo ra từ cách nói này.

Để bảo tồn được thể diện khi thực hiện hàm ý và để bảo tồn việc nhận biết là có cộng tác, người nói cũng đồng thời có vẻ coi thường thông tin về chất khi đưa ra thông tin về kích thước quả bưởi. Trong trường hợp này thông tin vừa xa đề vừa không chính xác. Người đọc cười anh chàng háu ăn và cũng cười cách thể hiện của hai anh, nói chuyện muốn ăn thêm khi cơm đã hết trong bát, trong nồi mà cứ như nói một chuyện khác vậy.

Một phần của tài liệu Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại (Trang 27 - 28)