Phân tích hàm ý của truyện “Trả lời vắn tắt” 1 Câu nói chứa hàm ý

Một phần của tài liệu Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại (Trang 46 - 47)

- À! Ra vợ anh đấy, thế thì nó ngồi bên cạnh người nào mà trông tướng mạo kì dị làm vậy!

2.7.1.Phân tích hàm ý của truyện “Trả lời vắn tắt” 1 Câu nói chứa hàm ý

2.7.1.1. Câu nói chứa hàm ý

Sự đối đáp qua lại giữa hai nhân vật giữa anh chàng tham ăn và ông khách lạ trong câu chuyện có thể thấy như sau:

Ông khách (hỏi) Anh tham ăn (đáp)

- Chẳng hay ông người ở đâu ta? - Đây! - Thế ông được mấy cô mấy cậu rồi? - Mỗi! - Các cụ thân sinh chắc là còn cả chứ? - Tiệt!...

Cách trả lời của anh tham ăn có chứa hàm ý.

2.7.1.2. Nội dung của hàm ý

Qua cách hỏi và đáp trong câu chuyện cho thấy rõ câu hỏi của ông khách là những câu được diễn đạt đầy đủ thành phần và thể hiện sự lịch sự, nhưng đáp lại những câu hỏi ấy là những câu trả lời ngắn gọn bằng một từ, mỗi từ một âm tiết. Chứng tỏ anh ta có cộng tác nhưng rất miễn cưỡng và tiết kiệm thời gian. Cách nói này chứa nội dung hàm ý: Đừng hỏi thêm nữa để tôi tập trung ăn uống.

Câu chuyện này yếu tố gây cười thể hiện ở cách mà hai nhân vật nói với nhau. Một người chỉ hỏi và một người chỉ trả lời (cả hai nhân vật đều không chú ý đến nội dung câu nói của nhau). Về mặt hành động nói, hàm ý này thuộc hành động biểu hiện. Qua đó nhằm phê phán tính cách tham ăn của một con người thiếu lòng tự trọng, có lẽ sống trên đời điều cần thiết nhất đối với anh ta là làm thế nào để được no bụng.

2.7.2. Hàm ý trong quan hệ với phương châm hội thoại

Vì mải ăn cho đầy bụng mà anh chàng tham ăn đã trả lời ông khách lạ một cách ngắn gọn nhất có thể. Ông khách lạ hiểu điều này. Cuộc thoại tiếp diễn trong cách trả lời bất thường của anh tham ăn. Anh tham ăn đã cố ý không gắn kết với phương châm cách thức trong hội thoại để trình bày hàm ý.

Câu chuyện diễn ra tại một bữa cỗ ở nhà nọ. Hai người (ông khách lạ và anh tham ăn) không quen biết nhau. Vào bữa ăn một người gắp lia gắp lịa. Sẽ không tiện nếu người kia phê phán hành động của người này. Nói chuyện là cái cớ để ngăn lại sự lỗ mãng trong ăn uống của người này. Những câu hỏi xã giao liên tục được đưa ra với người này. Cũng sẽ không tiện vì phép lịch sự nếu không trả lời, anh này chọn cách nói bất thường “để gắn ngụ ý bận ăn” của mình.

Một phần của tài liệu Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại (Trang 46 - 47)