Nội dung của hàm ý

Một phần của tài liệu Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại (Trang 34 - 35)

- À! Ra vợ anh đấy, thế thì nó ngồi bên cạnh người nào mà trông tướng mạo kì dị làm vậy!

2.1.1.2.Nội dung của hàm ý

Nội dung của hàm ý (câu hỏi và câu trả lời) là: Cả người hỏi và người trả lời đều thích khoe khoang.

Một người đã có tính khoe khoang thì bản thân họ luôn nóng lòng muốn khoe tất cả về mình với thiên hạ, cho dù đó là điều nhỏ bé nhất. Vì muốn được nhận những lời tán thưởng của người khác cho nên họ luôn nắm bắt mọi cơ hội để nói về mình với thiên hạ. Bởi vậy ở câu chuyện này cả người hỏi và người đáp đều là những con người có tính khoe khoang.

Ở truyện “Khoe của” cả anh “mất lợn” và anh “có áo mới” đều là những người thích khoe khoang. Nếu như anh bị “mất lợn” mục đích lớn nhất là tìm cho được con lợn đã chạy đi đằng nào chưa tìm thấy, phải hỏi thăm bằng câu:

Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không? Thế nhưng, đáng nhẽ cái tâm

trạng của anh “mất lợn” phải là hốt hoảng, tiếc của thì trái lại anh ta lại không mang tâm trạng ấy, anh ta vẫn không bỏ qua cơ hội để khoe về cái đám cưới của mình: và biết là từ “cưới” là thừa nhưng anh ta vẫn hào hứng nói. Đối với anh “có áo mới” cũng như vậy. Khi thấy người ta hỏi thăm như vậy thì người được hỏi chỉ cần trả lời rằng “có” hoặc “không”, hoặc trả lời đầy đủ rằng: Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây đâu bác ạ. Nhưng cũng vì sốt ruột muốn khoe về

cái áo mới của mình nên cơ hội “ngàn năm có một” đã đến, anh ta cũng không ngần ngại trình bày ngụ ý của mình: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chưa thấy con lợn nào chạy qua đây cả. Nếu như câu nói của anh “mất lợn” chỉ thừa có một từ “cưới” thì câu nói của anh “có áo mới” lại thừa hẳn một vế câu “từ lúc tôi mặc cái áo mới này”.

Trong cuộc thoại này, cả người hỏi và người hỏi và người trả lời đều chủ động dùng hàm ý. Lý do dùng hàm ý, cách thức tạo hàm ý và nội dung của hàm ý là giống nhau. Hàm ý có lực ngôn trung thông báo. Về mặt hành động nói hàm ý thuộc hành động nói biểu hiện. Các nhân vật tham gia giao tiếp có cộng tác và nắm được năng lực giải đoán hàm ý của nhau. Hàm ý được sử dụng thành công đến mức cả hai nhân vật không nghĩ được rằng mình là những kẻ đáng cười.

Một phần của tài liệu Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại (Trang 34 - 35)