Phân tích hàm ý của truyện “Ngửi văn” 1 Câu nói chứa hàm ý

Một phần của tài liệu Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại (Trang 38 - 39)

- À! Ra vợ anh đấy, thế thì nó ngồi bên cạnh người nào mà trông tướng mạo kì dị làm vậy!

2.3.1.Phân tích hàm ý của truyện “Ngửi văn” 1 Câu nói chứa hàm ý

2.3.1.1. Câu nói chứa hàm ý

Đáp: Tây sương kí đây mà! Hỏi: Sao biết?

Đáp: Ngửi có mùi phấn sáp. Đáp: Tam quốc chí đây mà! Hỏi: Sao biết?

Đáp: Ngửi có mùi binh đao. Đáp: Văn này của ông chứ gì? Hỏi: Sao biết?

Đáp: Ngửi có mùi thum thủm.

Cuộc hội thoại trong truyện diễn ra ở sự hồi đáp qua lại giữa hai nhân vật: Thầy tú và người mù. Ngay ở phần dẫn dắt khi ông tú đưa các bộ sách ra hỏi,

người mù ngửi và trả lời..., các câu trả lời đã có hàm ý. Tuy nhiên, hàm ý thực sự có giá trị nằm trong phần tham thoại hồi đáp của người mù ở cuối truyện.

- Ngửi có mùi thum thủm.

2.3.1.2. Nội dung của hàm ý

Cuộc thoại được phát triển theo từng câu hỏi và câu trả lời của ông Tú và người mù. Câu kết thúc cũng chính là câu nói chứa hàm ý của người mù về văn chương của ông Tú: Đó chỉ là một thứ văn thối không có giá trị mà thôi.

Câu nói cuối cùng của người mù làm cho câu truyện trở nên vừa khôi hài vừa mỉa mai giễu cợt. Ông tú cũng như độc giả nhận ra hàm ý sâu sắc trong câu nói của người mù: Văn chương có mùi thum thủm thì chỉ là thứ văn vừa dở, vừa thối không giá trị mà thôi. Đánh giá này ứng với sự chê bai. Về mặt hành động nói, hàm ý này thuộc hành động bộc lộ.

2.3.2. Hàm ý trong quan hệ với phương châm hội thoại

Thông thường mũi – cơ quan khứu giác dùng để phân biệt những mùi cơ bản như: thơm, thối, hắc... Đôi khi con người còn dùng để phân biệt sự vật qua cảm giác quen thuộc với sự vật đó.

Dùng mũi ngửi văn, qua mùi vị để xác định và đánh giá văn là điều không hợp lí, trái với tự nhiên và lẽ thường. Theo Grice thì người mù trong truyện đã không gắn với phương châm về chất. Người mù đã nói những điều không chân thực, không chứng minh thỏa đáng được:

- Ngửi có mùi phấn sáp. - Ngửi có mùi binh đao.

- Ngửi có mùi thum thủm.

Đây là một sự cố ý về việc không diễn đạt đúng quy tắc đã biết nhằm ý định giễu cợt, phê phán văn của ông tú.

Một phần của tài liệu Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại (Trang 38 - 39)