Phân tích hàm ý của truyện “Vẽ mặt khi vay tiền” 1 Câu nói chứa hàm ý

Một phần của tài liệu Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại (Trang 47 - 49)

- À! Ra vợ anh đấy, thế thì nó ngồi bên cạnh người nào mà trông tướng mạo kì dị làm vậy!

2.8.1.Phân tích hàm ý của truyện “Vẽ mặt khi vay tiền” 1 Câu nói chứa hàm ý

2.8.1.1. Câu nói chứa hàm ý

(Anh cho vay): Thôi! đừng bày đặt văn tự, văn khế làm quái gì, anh đưa

giấy đây, tôi vẽ mặt anh là đủ.

(Anh đi vay): Vẽ để làm gì?

(Anh cho vay): Sợ lúc tôi đòi nợ, mặt anh khác bây giờ chăng!

Cuộc đối thoại giữa một anh đi vay và một anh cho vay tiền. Câu nói đầu tiên của anh cho vay tiền đã có hàm ý:

Thôi! đừng bày đặt văn tự, văn khế làm quái gì, anh đưa giấy đây, tôi vẽ mặt anh là đủ.

Hàm ý dùng quá “kín”, anh đi vay không hiểu lại hỏi lại, anh bạn lại phải nói rõ hơn bằng lời lẽ hiển ngôn.

- Sợ lúc tôi đòi nợ, mặt anh khác bây giờ chăng!

Trong cuộc sống của con người thường diễn ra những đổi thay nhất định. Khi người cho vay tiền nói: Thôi! đừng bày đặt văn tự, văn khế làm quái gì, anh

đưa giấy đây, tôi vẽ mặt anh là đủ. Câu nói này chứa hàm ý mà người đi vay

tiền không giải đoán được vì vậy mà anh cho vay tiền phải nói cho rõ hơn ý nghĩ của mình. Người cho vay không ngại người kia không trả tiền, điều anh ta muốn đề cập ở đây là sự thay đổi trên nét mặt của bạn mình (người đi vay), ở hai thời điểm khác nhau: lúc đi vay và khi trả nợ. Bởi vậy anh ta (người cho vay) muốn vẽ mặt người vay tiền vì sợ lúc đòi nợ mặt anh ta khác bay giờ chăng. Nội dung hàm ý của câu nói là: Lúc đi vay thì mặt mày tươi tỉnh, vui vẻ, lúc trả nợ thì mang một bộ mặt khác.

Anh cho vay đã vận dụng một lẽ thường để gửi gắm một thông điệp đến người đi vay. Thông thường khi vay tiền thì tươi tỉnh, thậm chí xun xoe, còn lúc trả tiền thì bộ dạng và thái độ lại khác đi nhiều khi còn cáu kỉnh, khó chịu. Đó là lẽ đương nhiên, thông thường trong cuộc sống chứ không phải là riêng anh (người đi vay tiền). Hàm ý thuộc hành động nói biểu hiện.

2.8.2. Hàm ý trong quan hệ với phương châm hội thoại

Lời đối thoại giữa hai nhân vật (người đi vay và người cho vay) chứa đựng sự mâu thuẫn trái ngược. Anh cho vay tiền đã nói điều khó hiểu, không rõ ràng.

Thông thường khi cho vay tiền, người ta thường viết khế ước (giấy giao kèo). Khế ước là bằng chứng, là thứ chứng từ có giá trị pháp lí để hai bên (vay và cho vay) yên tâm về nhau. Thế nhưng ở đây người cho vay không viết khế ước mà chỉ cần vẽ mặt người vay tiền vẽ mặt anh là đủ. Cách diễn đạt “thất thường” này là sự cố ý có chủ định không gắn kết với phương châm cách thức để tạo ra hàm ý gây cười về một thói thường đáng phê phán.

2.8.3. Tình huống của việc sử dụng hàm ý

Hai nhân vật tham gia cuộc thoại là bạn của nhau bởi vậy phần nào họ đã hiểu về nhau. Việc vay tiền nhau là chuyện bình thường không có gì đáng nói. Điều đáng nói là sự thay đổi trước và sau khi vay tiền của anh đi vay. Sự đổi khác ấy được thể hiện ở nét mặt. Biết điều này, nhưng vì lịch sự mà anh cho vay đã chọn cách nói hàm ý để thể hiện suy nghĩ của mình với bạn. Tác giả dân gian

khéo léo đưa phương tiện giao tiếp hội thoại (vẽ mặt) thay “chữ viết” (khế ước) tạo ra hàm ý và tiếng cười cho truyện.

Một phần của tài liệu Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại (Trang 47 - 49)