Phân tích hàm ý của truyện “Da mặt dày” 1 Câu nói chứa hàm ý

Một phần của tài liệu Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại (Trang 49 - 51)

- À! Ra vợ anh đấy, thế thì nó ngồi bên cạnh người nào mà trông tướng mạo kì dị làm vậy!

2.9.1.Phân tích hàm ý của truyện “Da mặt dày” 1 Câu nói chứa hàm ý

2.9.1.1. Câu nói chứa hàm ý

Câu chuyện nói về một thói thường của người đời: nói xỏ lẫn nhau. Nội dung của truyện là câu chuyện giữa một anh có râu và một anh không râu, và cuộc đối thoại của họ chứa hàm ý.

Anh không râu: Râu là cứng nhất! Da mặt anh dày như thế kia mà râu

cũng dùi thủng ra được, thì râu chẳng cứng nhất là gì?

Anh có râu: Da mặt tôi dày thật, nhưng dày sao bằng da mặt anh được? Anh có râu: Râu cứng đến thế mà cũng không dùi thủng được da mặt anh.

Vậy da mặt anh chẳng dày hơn da mặt tôi là gì?

2.9.1.2. Nội dung của hàm ý

Hàm ý đã được sử dụng ở ngay câu hỏi đầu tiên của anh “không râu”: Đố anh biết trong thế gian cái gì là cứng nhất nào?

Anh “không râu” không hề muốn biết thực sự trong thế gian cái gì là cứng nhất mà chỉ hỏi như vậy nhằm xỏ xiên người bạn của mình. Anh “không râu” đã sử dụng hàm ý ngay ở câu hỏi này nhưng anh “có râu” chưa giải đoán được vì thế hàm ý không tồn tại.

Khi anh “có râu” đành chịu thì anh “không râu” đã nói "trắng" ra hàm ý của mình, điều này đã xúc phạm tới anh “có râu”, nó như một câu chửi rằng anh “có râu” là một kẻ mặt dày: Da mặt anh dày như thế kia mà râu cũng dùi thủng ra được, thì râu chẳng cứng nhất là gì?. Anh “không râu” tỏ ra rất đắc chí còn có ý thách thức anh “có râu” vì nghĩ rằng anh “có râu” sẽ không thể đối đáp lại được anh ta.

Không phải là tay vừa, anh “có râu” cũng “ăn miếng trả miếng” không thể để bạn chơi xỏ mình được. Anh cũng trả lại bạn mình một câu nói đầy hàm ý chua cay: Da mặt tôi dày thật, nhưng dày sao bằng da mặt anh được?. Câu nói này có hàm ý, nhưng cũng như đối thủ của mình anh “có râu” muốn đưa ra một câu đố là: “Anh có biết vì sao da mặt anh lại dày hơn da mặt tôi không?”. Câu nói giải thích có hàm ý của anh “có râu” giúp giải đoán rằng, hóa ra kẻ không có râu lại là kẻ mặt dày hơn kẻ có râu rất nhiều.

Trong cuộc thoại này cả hai người tham gia giao tiếp đều chủ động dùng hàm ý. Lí do dùng hàm ý, cách thức dùng hàm ý và nội dung của hàm ý là tương đối giống nhau. Về mặt hành động nói hàm ý thuộc hành động biểu hiện. Các nhân vật giao tiếp có cộng tác và đã nắm được năng lực giải đoán hàm ý của

nhau. Hàm ý được sử dụng thành công đến mức cả hai nhân vật đều không nhận thấy rằng họ đang tự nhận mình là những kẻ mặt dày đáng chê cười.

2.9.2. Hàm ý trong quan hệ với phương châm hội thoại

Cuộc thoại cho thấy cả tham thoại hỏi và tham thoại đáp đều liên quan đến phương châm hội thoại: Đe dọa thể diện của người đối thoại. Hai người vốn là bạn của nhau lại xỏ xiên nhau để rồi cả hai đều bị tổn thương và bị mất thể diện. Cuộc thoại trở thành cuộc đối đáp mạt sát nhau của hai người vốn là bạn của nhau.

2.9.3. Tình huống của việc sử dụng hàm ý

Câu chuyện là bài học cho người đọc là đừng nên “chọc gậy bánh xe” người khác để rồi “gậy ông đập lưng ông”. Hai người ích kỉ chỉ biết mình là nhất, ngang nhiên xúc phạm người khác đã nhận được sự chế giễu của bạn đọc. Họ đã khẳng định mình là hai kẻ mặt dày, trơ lì và không biết hổ thẹn, hai kẻ đáng cười.

Một phần của tài liệu Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại (Trang 49 - 51)