- À! Ra vợ anh đấy, thế thì nó ngồi bên cạnh người nào mà trông tướng mạo kì dị làm vậy!
2.2.1. Phân tích hàm ý của truyện “Phù thủy sợ ma” 1 Câu nói chứa hàm ý
2.2.1.1. Câu nói chứa hàm ý
Cuộc thoại trong câu chuyện trên gồm hai cặp thoại diễn ra ở sự đối đáp qua lại giữa hai vợ chồng thầy phù thủy.
Hỏi: Nhà có bao giờ sợ ma không?
Đáp: Hỏi thế mà cũng hỏi. Đã có phép trừ tà, tróc quỷ thì sao còn sợ ma nữa? Câu hỏi có ngụ ý nhưng người chồng không giải đoán được. Hàm ý không tồn tại. Hàm ý có giá trị nằm trong cặp thoại của phần tình huống kết thúc.
(Người chồng): Quái, thủ... giống thủ..., xôi... giống xôi. (Người vợ): (...) Hay là giống con ma trơi tối qua?
2.2.1.2. Nội dung của hàm ý
Câu chuyện được bắt đầu bằng câu hỏi chứa hàm ý của người vợ: - Nhà có sợ ma không?
Vì không hiểu được vợ hỏi ý tứ mình cho nên thầy vênh mặt lên đáp: (...)
Đã có phép trừ tà, tróc quỷ thì sao còn sợ ma nữa?. Câu trả lời đầy huênh hoang
ấy nhằm khẳng định bản lĩnh cao cường của thầy trong nghề trừ ma diệt quỷ. Chị vợ muốn dạy cho chồng mình một bài học nên đã giả làm ma dọa thầy. Lúc này thì thầy đã bộc rõ rõ thầy chỉ là một con người nhút nhát và không hề có tài cán gì qua hành động: (...) vứt cả đồ lễ, vắt chân lên cổ mà chạy.
Sau khi lượm đồ lễ về, hôm sau chị vợ dọn những thứ ấy cho chồng ăn thì thầy dường như không tin vào mắt mình. Thầy lẩm bẩm trong miệng câu nói với ý nghĩ: Đồ ăn hôm nay sao lại giống đồ lễ ta quẳng lại tối qua khi gặp ma?
Biết được băn khoăn của chồng, chị vợ nhắc lại lời chồng cùng với sự kiện con ma trơi tối qua. Hàm ý của câu nói này có nội dung: ông là thầy “rởm”. Hiểu được điều vợ mình muốn nói thầy chua chát im lặng và cuộc thoại cũng không phát triển thêm nữa.
2.2.2. Hàm ý trong quan hệ với phương châm hội thoại
Câu nói của thầy phù thủy đã không gắn với phương châm cách thức (nói không rõ ràng, nói một cách vô nghĩa) và phương châm về lượng (nói chuyện ai cũng biết rồi).
Điều ngụ ý của thầy được chị vợ hiểu và trình bày bằng lời lẽ hiển ngôn. Thủ chẳng giống thủ, xôi chẳng giống xôi. Hay là giống con ma trơi tối qua? Cách trình bày trong câu nói của chị vợ cố ý không gắn kết với phương châm cách thức (dài dòng không cần thiết) nhằm ý định giễu cợt phê phán người chồng – ông thầy “rởm”.
2.2.3. Tình huống của việc sử dụng hàm ý
Trong giao tiếp ta chỉ có thể hỏi một người làm nghề trừ ma có sợ ma hay không khi ta là người thân của người đó và hiểu khá rõ về con người này. Trong câu truyện này, chị vợ hỏi chồng có sợ ma không để gửi gắm hàm ý của mình. Nhưng thầy lại không giải đoán được hàm ý của vợ, vẫn tự mãn về bản thân mình. Hiểu rõ chồng mình chỉ là một kẻ bịp bợm thiên hạ, và muốn dạy cho chồng bài học để bỏ đi tính xấu này cho nên chị đã dọa ma chồng. Khi bị vợ làm cho khiếp đảm thầy vẫn cố giữ thể diện và đã không dám nói rõ ra ý nghĩ của mình khi thấy mâm cơm vợ dọn cho ăn. Thầy hiểu rằng vợ mình chính là con ma tối qua và vợ thầy đã biết rằng câu trả lời của thầy chỉ là một lời nói dối.