[1, 56-57]
Tình huống tạo ra hàm ý gây cười là bữa cơm rượu được một nhà nho tổ chức để thiết đãi một số vị quan là khách của mình. Câu mở đầu truyện cho biết các vị thực khách đều là những tham quan mà nhà nho “trong lòng rất khinh”.
Câu nói của nhà nho (được in đậm) có chứa hàm ý được tạo ra do sự không tuân thủ phương châm về cách thức “tránh mơ hồ” – ông đã nói tắt: đây là chó, kia cũng là chó, bẩm toàn chó cả. (Cách nói này cũng liên quan đến phương châm về lượng: nói thiếu tin).
Khi nghe phát ngôn này người ta không rõ chó ở đây là “thịt chó” mà các quan đang ăn hay là “con chó” (ám chỉ các quan).
Nhà nho đã dùng lối nói lấp lửng mơ hồ khiến người nghe hiểu câu nói theo cách 1 (toàn là thịt chó) và 2 (toàn là đồ chó). Các đại từ chỉ định “đây”, “kia” có ý nghĩa chỉ suốt nơi chốn, định vị trí trong không gian của vật (các đĩa đựng thức ăn) hay là “người” (các quan khách đang ngồi). Nhờ cách hiểu thứ nhất mà nhà nho đã tránh được sự sỉ nhục các quan toàn là “đồ chó cả”.
Hàm ý trong câu kết truyện đã được tạo ra một cách bất ngờ. Các quan khách thì bàng hoàng, chết lặng khi bị “mắng trực diện”, còn người đọc thì được trận cười sảng khoái.
1.2.2.5. Hàm ý hội thoại liên quan đến phương châm lịch sự
Phương châm lịch sự yêu cầu người nói trong hội thoại cần chú ý tới việc tôn trọng người đối thoại, thể hiện tính khiêm tốn, sự tế nhị; cố gắng tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên.
Cũng như ở phương châm hội thoại, phương châm lịch sự cũng có hiện tượng không được người nói tuân thủ một cách có chủ ý để tạo nên hàm ý hội thoại. Trong truyện cười dân gian Việt Nam, hàm ý gây cười liên quan đến phương châm lịch sự có hai dạng chủ yếu như sau:
Hiện tượng đe dọa thể diện đối tác thông qua hàm ý hội thoại. Hiện tượng thiếu khiêm tốn thông qua hàm ý hội thoại.
Ví dụ:
Thầy quên mặt nhà con rồi hay sao
Có hai vợ chồng anh thợ vẽ truyền hình làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, vợ chồng anh ta than thở thì họ bảo: