Phân tích hàm ý của truyện “Cây bất ở bể Đông" 1 Câu nói chứa hàm ý

Một phần của tài liệu Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại (Trang 52 - 57)

- À! Ra vợ anh đấy, thế thì nó ngồi bên cạnh người nào mà trông tướng mạo kì dị làm vậy!

2.10.1. Phân tích hàm ý của truyện “Cây bất ở bể Đông" 1 Câu nói chứa hàm ý

2.10.1.1. Câu nói chứa hàm ý

(Thầy): Cây bất ở tận ngoài bể Đông, chúng bay biết thế nào được mà hỏi! (Người đàn bà): Ai trồng cây bất bể Đông?

Hay là ông Huấn, ông Mông, ông Phàm!

2.10.1.2. Nội dung của hàm ý

Cuộc thoại bắt đầu bằng câu hỏi của cậu học trò: Thưa thầy cây bất nó như thế nào ạ!

Vì lí do chính thầy cũng không biết có cây bất hay không nên thầy không thể giải thích được câu hỏi của học trò, thầy đã mắng học trò một cách vô lí để át đi câu hỏi này. Trong câu trả lời của thầy thầy đã cố tình không tuân thủ theo phương châm lịch sự (thiếu tôn trọng học trò) để bộc lộ hàm ý không được hỏi.

Do không hiểu chữ nghĩa thánh hiền đầy đủ, nhưng vì sĩ diện cho nên thầy không muốn cho ai biết điều này. Việc thầy bịa ra “Phàm là ông Phàm, Huấn là ông Huấn, Mông là ông Mông” cũng nhằm để che giấu đi tình trạng yếu kém của thầy. Tương tự như thế, trước câu hỏi của học trò thầy đã trả lời mộ cách lấp liếm: “Cây bất ở tận ngoài bể Đông, chúng bay biết thế nào được mà hỏi!”, thể hiện được sự kiên quyết bảo vệ thể diện của thầy.

Biết được sự dốt nát của thầy , người đàn bà biết chữ đã hát ru con nhằm thể hiện hàm ý của mình cho thầy biết. Lời hát ru nhằm cung cấp một lượng tin rằng biển không trồng được cây. Có nghĩa là, không có cây bất nào cả và như vậy là chỉ có thầy là kẻ bịa đặt dậy láo mà thôi.

Như vậy phát ngôn của người đàn bà đã vi phạm phương châm tôn trọng thể diện của người nghe cụ thể là ông thầy, bà đã không tế nhị che giấu cho ông, ngược lại, lại làm ông bị xúc phạm, bẽ mặt trước học trò. Hàm ý của câu hát này có nội dung: Thầy là kẻ dốt nát chỉ dạy láo mà thôi.

2.10.2. Hàm ý trong quan hệ với phương châm hội thoại

Câu nói của thầy và người đàn bà đã không gắn với phương châm lịch sự, nói làm tổn hại tới thể diện của người đối thoại. Thầy đã không tôn trọng học trò

trong câu trả lời của mình. Người đàn bà trong câu hát của mình thì cũng đã làm mất thể diện của thầy, nhằm ý định giễu cợt phê phán ông thầy “rởm”.

2.10.3. Tình huống của việc sử dụng hàm ý

Tình huống của hàm ý gây cười gồm thầy đồ cùng học trò ở trường học và người đàn bà biết chữ ở gần trường nghe thầy dạy “Tam tự kinh”. Thầy không biết chữ: “Phàm huấn mông”, “bôi” cho nên khi học trò hỏi để bảo vệ thể diện của mình thầy đã nói sằng cho xong. Người đàn bà biết chữ nghe được đã hát nhạo thầy, cho nên tiếng cười đã bật ra để chê một ông thầy dốt đến nỗi không đọc hiểu nổi Tam tự kinh.

2.11. Tiểu kết chương

Để tìm hiểu hàm ý trong truyện cười dân gian gian Việt Nam, chúng tôi đã phân tích 10 truyện cười. Trong từng truyện phạm vi khai thác được xác định:

+ Phân tích hàm ý

+ Hàm ý trong quan hệ với phương châm hội thoại + Tình huống của việc sử dụng hàm ý.

* Phân tích hàm ý

Như vậy truyện cười có hội thoại là có hàm ý. Mỗi cuộc thoại thường có một hàm ý trở lên. Số hàm ý hội thoại tồn tại và được sử dụng thành công là từ một đến hai hàm ý. Những cuộc thoại tồn tại hai hàm ý thường có sự phân bố đồng đều ở phần các sự kiện và phần tình huống kết thúc hoặc nằm ở cả phần tình huống kết thúc. Những cuộc thoại chỉ tồn tại một hàm ý, hàm ý thường tồn tại trong tham thoại kết thúc truyện. Ngoài ra nội dung một số hàm ý hướng tới sự phê phán, giáo dục nhẹ nhàng. Theo đó hành động nói của hàm ý thường thuộc về hành động bộc lộ. Sự đánh giá, thông báo ngầm về chính người nói thể hiện hành động nói biểu hiện xuất hiện ít hơn.

* Hàm ý trong quan hệ với phương châm hội thoại

Sự xuất hiện của hàm ý gắn với yếu tố bất ngờ, hoàn cảnh bất ngờ, hành động bất ngờ và lời nói bất ngờ. Người nói thường cố tình không gắn bó đầy đủ với một phương châm hội thoại nào đó. Vì vậy hàm ý hội thoại trong các truyện

cười được khảo sát ở chương này có quan hệ với các phương châm hội thoại được Grice lập nên và phương châm lịch sự.

+ Phương châm về lượng: 2.1, 2.2

+ Phương châm về chất: 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 + Phương châm quan hệ: 2.6

+ Phương châm cách thức: 2.2, 2.3, 2.7, 2.8 + Phương châm lịch sự: 2.9, 2.10

* Tình huống của việc sử dụng hàm ý

Hàm ý hội thoại trong các truyện cười (được khảo sát) được dùng như một cách để thực hiện mục đích gây cười. Ngoài lí do chung của việc sử dụng hàm ý "nói mà coi như không nói" người dùng (nhân vật tham gia hội thoại) đều gắn với một hoặc một số lí do cụ thể mà hoàn cảnh giao tiếp tạo ra như quan hệ ngang vai, không ngang vai giữ các nhân vật tham gia giao tiếp và tiện lợi cho phép lịch sự.

+ Quan hệ ngang vai: 2.1, 2.2, 2.7, 2.8, 2.9.

+ Quan hệ không ngang vai: 2.3, 2.4, 2.5, 2.6, 2.10.

Như vậy, trong quan hệ với các yếu tố khác của thi pháp truyện cười, hàm ý truyện cười có vai trò vị trí quan trọng trong việc thực hiện mục đích gây cười.

KẾT LUẬN

Truyện cười thuộc loại truyện dùng tiếng cười để mua vui giải trí và đấu tranh với những thói hư tật xấu trong xã hội. Tiếng cười trở thành mục đích của truyện cười. Hàm ý hội thoại là một hiện tượng phức tạp, trừu tượng và khó nắm bắt, nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong việc tổ chức nội dung của truyện trong Tiếng cười dân gian Việt Nam. Theo dụng học, hàm ý hội thoại được tạo ra bằng cách không tuân thủ các phương châm hội thoại, hàm ý cũng có quan hệ với phép lịch sự, và các công cụ thường gặp để diễn đạt hàm ý trong Tiếng cười

dân gian Việt Nam.

Chương 1 của khóa luận có nhiệm vụ lựa chọn những kiến thức cơ sở, cơ bản đã tiếp thu được trong quá trình học tập và nghiên cứu, trình bày theo một trật tự hợp lí (đối với đề tài) làm cơ sở cho việc khai thác các truyện cười dân gian trong nguồn ngữ liệu đã lựa chọn. Theo đó, những vấn đề lí thuyết được sắp xếp ở các nội dung: lí thuyết hội thoại, lí thuyết hàm ý hội thoại, các phương châm hội thoại, phép lịch sự.

Chương 2 của khóa luận khảo sát tiếng cười trong 10 truyện cười chứa hàm ý liên quan đến các phương châm hội thoại và phép lịch sự.

Phương châm hội thoại liên quan đến hàm ý có mặt trong 8 truyện: 2 truyện liên quan đến phương châm lượng, 3 truyện liên quan đến phương châm chất, 1 truyện liên quan đến phương châm quan hệ, 3 truyện liên quan đến phương châm cách thức.

Phép lịch sự liên quan đến hàm ý có mặt trong 2 truyện.

Từ sự phân tích trên, chúng tôi đi đến những ý kiến đánh giá có tính chất tổng kết khái quát sau đây:

1. Theo G. Yule, các hàm ý được nhận diện thông qua các điều kiện tồn tại của hàm ý và các điều kiện thành công trong cách sử dụng hàm ý trong quá trình hội thoại.

nghe có năng lực giải đoán nó (nếu người nghe không giải đoán được, hàm ý như là không tồn tại đối với người đó).

Hai điều kiện thành công của sử dụng hàm ý: Người nghe có cộng tác với người nói dùng hàm ý (để nhận biết hàm ý). Người nói nắm được năng lực giải đoán hàm ý của người nghe (để đưa ra hàm ý thích hợp).

2. Nội dung của hàm ý thường hướng tới sự phê phán giáo dục nhẹ nhàng thể hiện qua lời nói và hành động nêu trong truyện. Đó là tiếng cười tố cáo thói hư tật xấu của người đời như thói: khoe khoang, dốt nát, tham ăn, tráo trở, đê tiện,... Tiếng cười ở đây là tiếng cười luân lí, phản đối cái ác, hướng tới cái thiện, cho nên bao giờ cũng được nhân dân ưa chuộng.

3. Hàm ý hội thoại dễ dàng được khám phá trực tiếp trong quan hệ với các phương châm hội thoại: lượng, chất, cách thức, quan hệ, lịch sự.

4. Hàm ý cũng được gắn với những tình huống cụ thể, nơi diễn ra cuộc giao tiếp giữa các nhân vật. Trong cuộc giao tiếp ấy, các nhân vật tham gia giao tiếp sử dụng hàm ý có vi phạm các phương châm hội thoại từ đó tạo ra tiếng cười gắn với những bài học luân lí giáo dục người đời.

Quá trình hoàn thành khóa luận được thực hiện trong thời gian ngắn, cộng thêm năng lực bản thân có hạn, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong sự trao đổi, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Hàm ý trong một số truyện cười dân gian Việt Nam với các phương châm hội thoại (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w