Vị trí mạnh trong truyện cười dân gian việt nam

57 1K 1
Vị trí mạnh trong truyện cười dân gian việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... rằng: Truyện cười dân gian Việt Nam chiếm vị trí quan trọng phận Văn học dân gian Việt Nam Thể loại văn học dân gian đưa vào chương trình giảng dạy phổ thông từ lâu Truyện cười dân gian Việt Nam. .. nghiên cứu đề tài Vị trí mạnh truyện cười dân gian Việt Nam để góp phần tìm hiểu sâu thể loại truyện cười, đồng thời thấy tác dụng to lớn vị trí mạnh truyện cười dân gian Việt Nam Kết trình nghiên... truyện cƣời dân gian Việt Nam 1.2.1 Khái niệm Truyện cười dân gian Trong “Từ điển thuật ngữ văn học”, truyện cười dân gian định nghĩa sau: Truyện cười dân gian thể loại văn học dân gian chứa đựng

Khóa luận tốt nghiệp đại học TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN =====***===== TRỊNH HƢƠNG NGỌC VỊ TRÍ MẠNH TRONG TRUYỆN CƢỜI DÂN GIAN VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học HÀ NỘI, 2015 Khóa luận tốt nghiệp đại học TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN =====***===== TRỊNH HƢƠNG NGỌC VỊ TRÍ MẠNH TRONG TRUYỆN CƢỜI DÂN GIAN VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học GVC. ThS. Lê Kim Nhung HÀ NỘI, 2015 Khóa luận tốt nghiệp đại học LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Lê Kim Nhung – người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là thầy cô trong tổ Ngôn ngữ học và các bạn sinh viên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận. Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2015 Sinh viên Trịnh Hƣơng Ngọc Khóa luận tốt nghiệp đại học LỜI CAM ĐOAN Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS. Lê Kim Nhung. Tôi xin cam đoan rằng: - Khóa luận là kết quả tìm tòi, nghiên cứu của riêng tôi. - Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực. - Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất cứ công trình ngiên cứu nào từng công bố. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2015 Sinh viên Trịnh Hƣơng Ngọc Khóa luận tốt nghiệp đại học MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN. ...................................................................... 8 1.1. Một số vấn đề lí thuyết về phong cách học văn bản. ......................... 8 1.1.1. Phong cách học văn bản. ................................................................. 8 1.1.2. Biện pháp tu từ văn bản................................................................... 8 1.1.3. Phương thức tổ chức hình thức của văn bản nghệ thuật. ............. 9 1.1.4. Vị trí mạnh. .................................................................................... 10 1.2. Những đặc trƣng cơ bản của Truyện cƣời dân gian Việt Nam. ...... 10 1.2.1. Khái niệm “Truyện cười dân gian”. ............................................ 10 1.2.2. Phân loại truyện cười. ................................................................... 11 1.2.3. Một số đặc điểm về truyện cười dân gian Việt Nam..................... 11 CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA VỊ TRÍ MẠNH TRONG TRUYỆN CƢỜI 13 DÂN GIAN VIỆT NAM. ................................................................................ 13 2.1. Kết quả khảo sát – thống kê – phân loại. ........................................... 13 2.1.1. Kết quả khảo sát – thống kê........................................................... 13 2.1.2. Nhận xét.......................................................................................... 14 2.2. Phân tích kết quả thống kê .................................................................. 16 2.2.1. Vị trí mạnh nằm ở phần nhan đề tác phẩm. ................................. 16 2.2.2. Vị trí mạnh nằm ở phần nội dung ................................................. 23 2.2.3. Vị trí mạnh nằm ở cuối tác phẩm.................................................. 39 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 1 Khóa luận tốt nghiệp đại học PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Từ góc độ ngôn ngữ, trong cuốn “Văn bản và liên kết trong văn bản”, tác giả L.Hjelmslev (nhà ngôn ngữ học Đan Mạch) đã viết: “Cái duy nhất đến với người nghiên cứu ngôn ngữ với tư cách khởi điểm […] đó là văn bản trong tính hoàn chỉnh tuyệt đối và không tách rời của nó”[4, 5]. Trong cuốn “Văn bản và liên kết văn bản”, nhà ngôn ngữ học M.A.K Hallyday đã nhận định: “Đơn vị cơ bản khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ, không phải là từ hay câu, mà là văn bản” [1, 7]. Nếu ở lĩnh vực “Ngữ pháp văn bản”, văn bản được nghiên cứu như một sản phẩm đã được hình thành thì ở lĩnh vực “Phong cách học văn bản”, văn bản được nghiên cứu với tư cách là một “phương tiện ngôn ngữ”, được sử dụng nhằm mục đích tu từ. Tác giả Đinh Trọng Lạc đã khẳng định: “Văn bản với tư cách là sản phẩm của hoạt động lời nói, không phải là một chuỗi câu hoặc đoạn văn được tạo lập ra một cách tùy tiện mà là một thể thông nhất toàn vẹn được xây dựng theo những quy tắc nhất định”[5, 7]. Sử dụng vị trí mạnh trong văn bản có vai trò quan trọng trong việc đem lại những thông tin bổ sung, thông tin tu từ học và thông tin thẩm mĩ. Đứng ở góc độ nào đó có thể nói, vị trí mạnh có ý nghĩa chi phối, quy định việc lựa chọn sử dụng những phương tiện và biện pháp tu từ ở cấp độ thấp hơn. Nghiên cứu lý thuyết chung về văn bản ở góc độ phong cách học là một điều rất mới mẻ mà tác giả Đinh Trọng Lạc là người đặt nền móng cho một chuyên ngành khoa học ngôn ngữ mới đầy triển vọng. Chính vì vậy, trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi vận dụng lý thuyết phong cách học văn bản của tác giả Đinh Trọng Lạc để đi sâu tìm hiểu vai trò của việc sử dụng vị trí mạnh trong truyện cười dân gian Việt Nam. Chúng tôi hy vọng khóa luận này 1 Khóa luận tốt nghiệp đại học sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu và khẳng định một vấn đề lý thuyết về phong cách học. 1.2. Tìm hiểu các tác phẩm được giảng dạy tại trường phổ thông, chúng tôi thấy rằng: Truyện cười dân gian Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong bộ phận Văn học dân gian Việt Nam. Thể loại văn học dân gian này đã được đưa vào trong chương trình giảng dạy ở phổ thông từ rất lâu. Truyện cười dân gian Việt Nam dù có yếu tố thanh hay tục, dù chỉ là nhằm mục đích gây cười – giải trí hay mang màu sắc xã hội với nội dung triết lí giáo dục thì đều là những tác phẩm văn chương có giá trị thể hiện ý thức có thẩm mỹ của cộng đồng, đậm đà bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của cả một dân tộc. Mặt khác, truyện cười còn là những tác phẩm văn học đặc sắc về nghệ thuật. Làm nên sự thành công của truyện cười và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc chính là việc tác giả dân gian đã sử dụng thành công vị trí mạnh. Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Vị trí mạnh trong truyện cười dân gian Việt Nam” để góp phần tìm hiểu sâu hơn về thể loại truyện cười, đồng thời thấy được tác dụng to lớn của vị trí mạnh đối với truyện cười dân gian Việt Nam. Kết quả của quá trình nghiên cứu còn là nguồn tư liệu cần thiết trong quá trình giảng dạy và công tác sau này của bản thân. 2. Lịch sử vấn đề Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau và dưới nhiều góc độ đối với thể loại truyện cười. 2.1. Từ góc độ văn học 2.1.1. Tác giả Đinh Gia Khánh trong cuốn giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” đã nghiên cứu truyện cười trên nhiều phương diện khác nhau. Giáo sư Đinh Gia Khánh cũng chia truyện cười thành hai loại: Truyện khôi 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học hài và truyện trào phúng. Tác giả đề cập tới giá trị nghệ thuật cũng như giá trị nội dung của thể loại này. Về kết cấu, truyện thường ngắn gọn, không miêu tả dài dòng, mỗi truyện thường là một vở hài kịch nhỏ có đầy đủ các cấp độ xung đột của kịch. Ngôn ngữ của truyện cười ngắn gọn và rất sắc. Ngôn ngữ của nhân vật thường gây ra yếu tố bất ngờ ở cuối truyện. Về đối tượng phản ánh, truyện cười tập trung chủ yếu vào tầng lớp, giai cấp thống trị như vua chúa, quan lại, địa chủ…Ngoài ra, truyện còn taaph trung phản ánh những thói hư tật xấu như: tham ăn, lười biếng, dốt nát của người lao động. 2.1.2. Trong cuốn “Tiếng cười dân gian Việt Nam”, hai tác giả Trương Chính và Phong Châu căn cứ vào tính chất phê phán đã chia đối tượng của tiếng cười làm hai loại. Một là dựa vào tính cách để phản ánh (như: lười biếng, tham ăn, hà tiện…), hai là dựa vào những cá nhân trong xã hội để phản ánh (như: vua quan, thầy đồ, thầy nho…). Cùng với đó, hai tác giả đã phân tích những thủ pháp gây cười được sử dụng trong truyện cười dân gian như: thủ pháp chơi chữ (dựa vào hiện tượng đồng âm, dị nghĩa; những từ nhiều nghĩa; nói lái; triết tự chữ Hán…); nghệ thuật cường điệu; cách diễn đạt chân lý dưới hình thức nghịch lý, trái với logic. Đặc biệt, khi đề cập tới nghệ thuật của truyện cười, hai tác giả Trương Chính và Phong Châu đã nhấn mạnh tới hai biện pháp gây cười chủ yếu là sự phóng đại và yếu tố kịch tính. Phóng đại ở truyện cười là sự cường điệu tâm lí, tâm trạng, thói hư, tật xấu của nhân vật còn kịch tính trong mỗi câu truyện hài là sự thay đổi đột ngột của hoàn cảnh. Hai công trình trên đã đề cập tới những khía cạnh cơ bản của truyện cười dân gian Việt Nam. Đây là những cơ sở quan trọng cho chúng tôi tìm hiểu về thể loại văn học dân gian đặc sắc này. 2.1.3. Ngoài hai công trình tiêu biểu vừa nêu, truyện cười dân gian Việt Nam còn được đề cập ở một số tài liệu khác như: 3 Khóa luận tốt nghiệp đại học - Nguyễn An Tiêm, “Cái hài mua vui giải trí trong Truyện cười dân gian Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian, 96(1), tr.31-34. - Huỳnh Công Tín, “Cái hài dân gian Bắc bộ - Nam bộ”, Tạp chí Văn hóa dân gian, 2002(5), tr.60-64. Các tác giả chú ý nghiên cứu đến nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong truyện cười, các thủ pháp chơi chữ. Vị trí mạnh cũng đã được đề cập tới nhưng chưa được xem xét một cách cụ thể và hệ thống. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu trên sẽ là những định hướng vô cùng quý giá giúp cho chúng tôi đi sâu tìm hiểu truyện cười, đặc biệt là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. 2.2. Từ góc độ ngôn ngữ học 2.2.1. Ở góc độ ngôn ngữ, tác giả Đinh Trọng Lạc là người đầu tiên tìm hiểu biện pháp tu từ văn bản. Có thể coi ông là người đầu tiên cho việc xây dựng nền móng nghiên cứu các biện pháp tu từ văn bản. Trong tạp chí Ngôn ngữ, với bài “Vấn đề xác định, phân loại và miêu tả các phương tiện tu từ và các biện pháp tu từ”, tác giả Đinh Trọng Lạc đã đưa ra sự phân biệt của mình về biện pháp tu từ và phương tiện tu từ xét ở góc độ văn bản. Những phương thức tổ chức hình thức của văn bản góp phần tập trung sự chú ý của độc giả vào những yếu tố thông báo nhất định và thiết lập những quan hệ thích hợp về ngữ nghĩa giữa các yếu tố của một cấp độ đã cho, hoặc thông thường hơn của các cấp độ. Tác giả đã đưa ra một số phương thức tổ chức hình thức văn bản nghệ thuật như sự chờ đợi bị hụt hẫng, bố cục văn bản và việc sử dụng văn bản với mục đích tu từ, vị trí mạnh, các yếu tố có vai trò định hướng giao tiếp trong văn bản nghệ thuật. Trong đó, vị trí mạnh là một trong các biện pháp tu từ văn bản được sử dụng nhiều và có tác dụng chi phối điệu tính tu từ của đoạn văn, văn bản chứa đựng biện pháp này. 2.2.2. Vị trí mạnh còn được đề cập tới trong một số cuốn sách như: - Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, Nxb Giáo Dục, Hà 4 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nội. - Đinh Trọng Lạc (1997), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. Tác giả Đinh Trọng Lạc đã đi sâu vào những vấn đề cơ bản của phong cách học. Đặc biệt, tác giả đi sâu miêu tả và phân tích một số phạm trù của văn bàn nghệ thuật và việc sử dụng với mục đích tu từ, trong đó, tác giả có tập trung nghiên cứu về vị trí mạnh. Những vấn đề lý thuyết này đã tạo tiền đề để chúng tôi đi sâu nghiên cứu chức năng, giá trị sử dụng của vị trí mạnh trong văn bản văn học, đặc biệt là truyện cười dân gian. Qua việc tìm hiểu những công trình nghiên cứu của tác giả Đinh Trọng Lạc, chúng ta không thể phủ nhận vai trò cũng như đóng góp quan trọng của tác giả đối với vấn đề lý thuyết của vị trí mạnh trong văn bản nghệ thuật. 2.2.3. Qua khảo sát chúng tôi thấy đã có một khóa luận đi sâu nghiên cứu truyện cười là “Hiệu quả của biện pháp quy định trong truyện cười dân gian Việt Nam” của tác giả Lưu Xuân Bình – Sinh viên k29G – Ngữ văn – ĐHSPHN2. Khóa luận đã chỉ ra những hiệu quả nghệ thuật của biện pháp quy định, khám phá những khía cạnh mới mẻ trong giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của truyện cười dân gian Việt Nam từ góc độ phong cách học. Tác giả Lê Kim Nhung có bài viết “Tìm hiểu nghệ thuật chơi chữ trong truyện cười dân gian Việt Nam” (Báo cáo khoa học tại Hội thảo Ngữ học trẻ Xuân 2007). Bài viết đã miêu tả và phân tích nghệ thuật chơi chữ để rút ra những nhận xét về giá trị sử dụng của biện pháp này đối với hiệu quả của truyện cười dân gian. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hầu hết những bài nghiên cứu trên, tác giả mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát lí thuyết, mang tính chất khám phá, minh. Tiếp nối mạch nghiên cứu ấy, chúng tôi tập trung đi sâu vào miêu tả và phân tích vị trí mạnh trong truyện cười dân gian Việt Nam. 5 Khóa luận tốt nghiệp đại học Trên nền tảng lý thuyết của tác giả Đinh Trọng Lạc và dựa vào sự phân tích những kết quả ngữ liệu thống kê từ kho tàng Truyện cười dân gian Việt Nam, khóa luận này sẽ đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố mạnh được sử dụng trong truyện cười dân gian Việt Nam một cách cụ thể. Đồng thời, khóa luận còn góp phần khẳng định những tiền đề lý thuyết của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học trước đó. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài. - Khảo sát, thống kê những trường hợp sử dụng vị trí mạnh trong truyện cười dân gian Việt Nam. - Vận dụng phương pháp phân tích phong cách học văn bản để miêu tả, phân tích các yếu tố cấu tạo của vị trí mạnh, từ đó rút ra kết luận về tác dụng của vị trí mạnh trong tác phẩm văn học nói chung và truyện cười dân gian Việt Nam nói riêng. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Vị trí mạnh trong truyện cười dan gian Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát qua hai cuốn: - “Truyện cười dân gian Việt Nam”, (Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2014), Ngọc Hà sưu tầm và biên soạn. - “Tiếu lâm Việt Nam hay nhất”, (Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2013), Đức Anh sưu tầm và biên soạn. 5. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Vị trí mạnh trong truyện cười dân gian Việt Nam”, khóa luân nhằm góp phần củng cố các vấn đề lý thuyết về phong cách học văn bản. 6 Khóa luận tốt nghiệp đại học Trên cơ sở những phân tích, nhận xét, chúng tôi hy vọng khẳng định thêm vai trò của vị trí mạnh trong tác phẩm văn học dân gian. Qua đó, nâng cao hơn nữa những hiểu biết về truyện cười dân gian Việt Nam, chuẩn bị tư liệu cho việc học tập và giảng dạy môn Ngữ văn sau này. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Khảo sát, thống kê, phân loại các trường hợp có sử dụng vị trí mạnh. - Phân tích ví dụ minh họa tiêu biểu rồi rút ra kết luận chung. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm 2 chương: Chƣơng 1. Cơ sở lí luận Chƣơng 2. Vai trò của vị trí mạnh trong truyện cƣời dân gian Việt Nam 7 Khóa luận tốt nghiệp đại học PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Một số vấn đề lí thuyết về phong cách học văn bản 1.1.1. Phong cách học văn bản Phong cách học được hiểu là khoa học nghiên cứu về các quy luật nói và viết có hiệu lực cao và sử dụng ngôn ngữ đạt được tính chính xác, tính đúng đắn và tính thẩm mĩ. Trong cuốn “Phong cách học văn bản”, tác giả Đinh Trọng Lạc đã khẳng định “...Cần đặc biệt chú ý đến vai trò quan trọng của phong cách học”. Phong cách học là một bộ môn trong ngành ngôn ngữ học nghiên cứu những nguyên tắc lựa chọn, sử dụng tất cả những phương tiện dồi dào của ngôn ngữ (bao gồm cả những đơn vị ngôn ngữ, cả những đơn vị giao tiếp tức những văn bản phát ngôn), cũng như tất cả biện pháp sử dụng đặc biệt – tức những biện pháp tu từ để sự diến đạt ngôn ngữ đạt được hiệu quả cao nhất trong mọi lĩnh vực của hoạt động giao tiếp xã hội. Vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ của mình, phong cách học đi đến việc đổi mới trong quan niệm, mở rộng đối tượng, phạm vi khảo sát, nghiên cứu những vấn đề mà ngôn ngữ học văn bản đã đặt ra. Đặc biệt là đổi mới trong những khái niệm về văn bản. 1.1.2. Biện pháp tu từ văn bản Theo Tác giả Đinh Trọng Lạc, biện pháp tu từ “là những cách thức phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ (không kể là trung hòa diễn cảm) để tạo ra hiệu quả tu từ (tức là tác dụng gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh, làm nổi bật...) do sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong một ngữ cảnh rộng.” [1, 61]. Như vậy, biện pháp tu từ có thể coi là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trong hoàn cảnh cụ thể, nhằm một mục đích tu từ nhất định. Nó đối 8 Khóa luận tốt nghiệp đại học lập với biện pháp sử dụng ngôn ngữ thông thường trong mọi hoàn cảnh nhằm mục đích diễn đạt lý trí. Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ của các phương tiện ngôn ngữ được phối hợp sử dụng, biện pháp tu từ được chia ra: biện pháp tu từ từ vựng, biện pháp tu từ ngữ nghĩa, biện pháp tu từ cú pháp, biện pháp tu từ văn bản. Tác giả Đinh Trọng Lạc cũng khẳng định: “Biện pháp tu từ văn bản là những cách sử dụng phối hợp các bộ phận của văn bản để tạo ra hiệu quả tu từ do sự tác động qua lại các bộ phận của văn bản với nhau” [2, Trang 207]. Dựa vào tính chất của kiểu quan hệ tồn tại giữa các bộ phận của văn bản, biện pháp tu từ văn bản được chia thành: biện pháp quy định, biện pháp hòa hợp, biện pháp tương phản. Trong đó, biện pháp tu từ kiểu quy định là biện pháp mà ở đó, các mảnh đoạn được đánh dấu về tu từ học xác định điệu tính tu từ của toàn văn bản. Mảnh đoạn này thường ở các vị trí mạnh như vị trí mở đầu và vị trí kết thúc. 1.1.3. Phương thức tổ chức hình thức của văn bản nghệ thuật. Theo Tác giả Đinh Trọng Lạc, trong số các khái niệm cơ bản của phong cách học giải mã được V. Acnôn nghiên cứu, thú vị nhất – đứng ở quan điểm tham gia vào việc tạo lập ra tính toàn vẹn của văn bản – là nhóm các hiện tượng được liên kết lại bởi một tên gọi chung là đề xuất. Trong phong cách học giải mã, đề xuất được hiểu là “Những phương thức tổ chức hình thức của văn bản tập trung chú ý của độc giả vào những yếu tố thông báo nhất định và thiết lập những quan hệ thích hợp về ngữ nghĩa giữa các yếu tố của một cấp độ đã cho, hoặc thông thường hơn của các cấp độ”. Các kiểu đề xuất cơ bản gồm có: - Vị trí mạnh - Nối tiếp - Hội tụ 9 Khóa luận tốt nghiệp đại học - Sự chờ đợi bị hụt hẵng… Chức năng liên kết của các kiểu đề xuất bị quy định ở chỗ, hoạt động của chúng được biểu hiện trên mảnh cắt lớn của văn bản, hoặc trong khuôn khổ của cả văn bản. Những biện pháp đề xuất làm cho sự chú ý của độc giả dừng lại ở những yếu tố của văn bản có giá trị lớn về nghĩa, và do đó giúp độc giả phát hiện ra những liên hệ tồn tại trong văn bản và tri giác văn bản như một chính thể. 1.1.4. Vị trí mạnh Nói về vai trò liên kết của các kiểu đề xuất, tác giả Đinh Trọng Lạc đã nhấn mạnh tới tính chất đặc biệt quan trọng của những mối liên hệ có tính chất liên tưởng về nghĩa, được xác lập giữa các vị trí mạnh của văn bản (giữa đầu đề, đề từ, mở đầu và kết thúc) mà không chỉ riêng đối với những văn bản thi ca mà cả đối với những kiểu văn bản khác. Về khái niệm vị trí mạnh, có thể hiểu đó là những vị trí đặc biệt trong cấu trúc ngữ nghĩa của tác phẩm có tác dụng quy định hay quyết định nội dung tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Xét về mặt vị trí, vị trí mạnh có thể nằm ở phần đầu, phần nội dung hay phần cuối của tác phẩm. Xét về mặt cấu tạo, nó có thể là một từ, một câu, một yếu tố ngữ âm hay cũng có thể là một chi tiết, một sự kiện. Các vị trí mạnh trong văn bản có ý nghĩa quan trọng trong việc tập trung chú ý của độc giả tại những yếu tố có giá trị lớn về ngữ nghĩa, giúp độc giả tri thức được hết giá trị nội dung của văn bản cũng như ý đồ của tác giả. 1.2. Những đặc trƣng cơ bản của truyện cƣời dân gian Việt Nam 1.2.1. Khái niệm “Truyện cười dân gian” Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”, truyện cười dân gian được định nghĩa như sau: “Truyện cười dân gian là một thể loại văn học dân gian chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện 10 Khóa luận tốt nghiệp đại học chức năng phê phán, châm biếm, đả kích cái xấu xa và mua vui giải trí.” [16, 369]. 1.2.2. Phân loại truyện cười Truyện cười được chia làm hai loại: Truyện cười kết chuỗi và truyện cười không kết chuỗi. Truyện cười kết chuỗi là những giai thoại hài hước xoay quanh một nhân vật có thực (Trạng). Còn truyện cười không kết chuỗi là truyện cười có kết cấu hoàn chỉnh tồn tại độc lập mang tính phiếm chỉ (chỉ chung, không có tính xác định cụ thể về thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật). Trong truyện cười không kết chuỗi lại gồm các kiểu loại khác nhau như: truyện khôi hài, truyện trào phúng và truyện tiếu lâm. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu về truyện cười không kết chuỗi. Như vậy, trong truyện cười, vị trí mạnh chính là những vị trí đặc biệt trong cấu trúc ngữ nghĩa của tác phẩm có tác dụng hài hước, gây cười hoặc để thực hiện chức năng phê phán, châm biếm. Ngoài tác dụng gây cười và phê phán, các yếu tố này còn có chức năng khái quát hóa nội dung, quy định giọng kể và định hướng cách hiểu tác phẩm. 1.2.3. Một số đặc điểm về truyện cười dân gian Việt Nam. Truyện cười dân gian Việt Nam ra đời và phát triển cùng với quá trình lao động sản xuất và đời sống nhân dân. Khi tư duy con người tương đối phát triển, họ ý thức được tầm quan trọng của truyện cười. Nó không chỉ đem lại tiếng cười mua vui cho thiên hạ để cho họ giải tỏa những mệt nhọc, vất vả sau một ngày lao động tích cực mà truyện cười còn có tác dụng phê phán, châm biếm, mỉa mai các thói hư tật xấu của con người. Có khi nó được xem như là một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh chống lại những bất công của tầng lớp trên. Tiếng cười ấy còn phản ánh sự thông minh, tư duy sâu sắc của người Việt nói chung và nhưng con người có trí tuệ, khả năng giao tiếp nhanh nhạy nói riêng. Ở đó đã có sự kết tinh của một quá trình chọn lọc, khái quát và nó 11 Khóa luận tốt nghiệp đại học xứng đáng được xem là một tác phẩm hoàn chỉnh, một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn . Truyện cười là thể loại ngắn gọn bặc nhất, dài cũng chỉ đến 15 – 20 câu, ngắn thì 5 -7 câu. Tuy ngắn thế, nhưng cũng là cả một câu chuyện có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc. Mọi yếu tố được sử dụng trong truyên cười đều nhằm mục đích trước hết là gây cười, đằng sau đó còn có thể là mục đích khác sâu xa hơn như châm biếm, đả kích…Vì vậy, mọi chi tiết, sự kiện từ lời nói nhân vật, hành động, cử chỉ đều đáng cười và đặt trong tình huống đáng cười, đầy kịch tính để nhân vật bộc lộ cái cười một cách tự nhiên, bất ngờ. Một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng nhiều trong truyện cười như phóng đại, ngoa dụ, nghệ thuật chơi chữ… mang lại hiệu quả cao cho mục đích gây cười. Trên cơ sở lí luận đã trình bày, căn cứ vào vai trò của vị trí mạnh với toàn văn bản, chúng tôi tìm hiểu về vị trí mạnh qua việc khảo sát các truyện cười dân gian Việt Nam được sưu tầm trong các cuốn sách đã nêu ở mục 4.2 (Phạm vi nghiên cứu). 12 Khóa luận tốt nghiệp đại học Chƣơng 2. VAI TRÒ CỦA VỊ TRÍ MẠNH TRONG TRUYỆN CƢỜI DÂN GIAN VIỆT NAM 2.1. Kết quả khảo sát – thống kê – phân loại 2.1.1. Kết quả khảo sát – thống kê Qua khảo sát, chúng tôi thu được 179 phiếu từ 223 truyện cười dân gian Việt Nam qua hai cuốn “Truyện cười dân gian Việt Nam” (Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2014), Ngọc Hà sưu tầm và biên soạn và “Tiếu lâm Việt Nam hay nhất” (Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2013), Đức Anh sưu tầm và biên soạn. Căn cứ vào vị trí, cấu tạo và điệu tính tu từ học của vị trí mạnh đối với toàn văn bản, chúng tôi phân loại thành ba vị trí biểu hiện chủ yếu của vị trí mạnh trong truyện cười, đó là: - Vị trí mạnh nằm ở nhan đề của tác phẩm. - Vị trí mạnh nằm ở phần nội dung của tác phẩm. - Vị trí mạnh nằm ở phần cuối của tác phẩm. Ở mối vị trí, căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và phương thức biểu hiện mà chia thành các tiểu loại nhỏ hơn. Kết quả cụ thể được chúng tôi thể hiện ở bảng phân loại sau: Kết quả thống kê STT Vị trí Tiểu loại Số Tỷ lệ phiếu Nhan đề thể hiện sự đối lập, vô lý 1 9 5,0% Vị trí mạnh nằm Nhan đề là câu hỏi 11 6,1% ở nhan đề tác Nhan đề là các thành ngữ 10 5,6% Nhan đề là sự so sánh đối chiếu 5 2,8% Yếu tố mạnh là một hàm ẩn 11 6,1% phẩm 13 Khóa luận tốt nghiệp đại học Yếu tố mạnh là những hành động, 12 6,7% phát ngôn thể hiện trí tuệ con 2 Vị trí mạnh nằm người ở phần nội dung Yếu tố mạnh là hững hành động, 17 9,5% phát ngôn thể hiện tính cách, bản chất của con người Yếu tố mạnh được thể hiện bằng 28 15,6% những thủ pháp chơi chữ Yếu tố mạnh là một kết luận vô lý 25 3 14,0% Vị trí mạnh nằm của lập luận ở phần cuối của Yếu tố mạnh là một chi tiết bất 32 tác phẩm 17,9% ngờ, hài hước trái ngược với dự đoán Yếu tố mạnh là một câu nói ẩn ý. 19 10,6% 2.1.2. Nhận xét 2.1.2.1. Mức độ, tỉ lệ sử dụng Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, chúng ta nhận thấy vị trí mạnh xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm truyện cười ở cả ba vị trí phần mở đầu, phần nội dung và phần cuối tác phẩm. Trong đó, phần cuối tác phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,5%, đặc biệt yếu tố mạnh là một chi tiết bất ngờ trái ngược với dự đoán chiếm tới 17,9% trong tổng số 42,5%. Kết quả thống kê này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của truyện cười, bởi lẽ yếu tố mạnh gây cười tập trung sự chú ý của bạn đọc, làm cho bạn đọc thấy bất ngờ, thú vị, hài hước và bật ra tiếng cười sảng khoái hay chua chát, mỉa mai. Đặc biệt khi yếu tố này nằm ở phần kết thúc sẽ kích thích trí tò mò của bạn đọc khi muốn tìm hiểu đến cùng những kết luận, những kết thúc bất ngờ ở phần cuối câu chuyện. 14 Khóa luận tốt nghiệp đại học 2.1.2.2. Hiệu quả, giá trị sử dụng Vị trí mạnh được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau cùng với chức năng của tòan văn bản như chức năng thư giãn, chức năng tác động, chức năng thẩm mĩ, chức năng biểm cảm, chức năng cung cấp thông tin. Truyện cười trước hết nhằm mục đích mua vui, giải trí. Đó như một liều thuốc tinh thần, một cách giải trí đem lại hiệu quả rất cao cho con người. Trong truyện cười dân gian Việt Nam, hệ thống những câu chuyện kể với mục đích mua vui chiếm một tỷ lệ nhỏ so với truyện cười đả kích, châm biếm. Đôi khi, trong những điều kiện nhất định thì sự vụng về, những thiếu sót về hình dáng bề ngoài, những sự ngẫu nhiên vô lý đều có thể là một lời gợi ý, nhắc nhở nhẹ nhàng giúp người ta sửa chữa dần những thói quen, những tật xấu trong xã hội như tính lười biếng, tham ăn, thô lỗ,… Mâu thuẫn được coi là cơ sở của sự hài hước, các tác phẩm dừng lại ở sự mua vui giải trí khi tiếng cười bật ra là để tố cáo sự mâu thuẫn ấy chứ không phê phán những cái lạc hậu, xấu xa, phản động. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, khi bắt đầu có sự phân chia giai cấp cũng là lúc xuất hiện sự áp bức, bóc lột của các giai tầng thống trị. Truyện cười dân gian mặt khác thực hiện thiên trách phản ánh thực trạng của xã hội cũ mà người dân lao động nghèo khổ phải chịu những bất công, đày đọa, đồng thời bênh vực cho những người nghèo khổ, có trí thông minh sắc sảo như trong các tác phẩm: Mưu chủ nhà và mưu đày tớ, Trả thù, Vừa buồn cười vừa sợ, Tài nói láo… Truyện cười có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp con người rèn luyện, mài giũa năng lực và tư duy nhanh nhạy, khả năng sử dụng tiếng Việt thành thạo. Đọc các câu chuyện, không phải ai cũng có thể phát ra tiếng cười ngay được, có người vừa đọc xong là bật ra tiếng cười giòn, có người phải ngẫm nghĩ hồi lâu mới cười được. Phát hiện ra chỗ gây cười để cười đòi hỏi phải có đầu óc thông minh, một vốn kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt tốt. 15 Khóa luận tốt nghiệp đại học 2.2. Phân tích kết quả thống kê 2.2.1. Yếu tố mạnh nằm ở phần nhan đề tác phẩm Nhan đề còn gọi là đầu đề, là tên, là cái "tít" (title - tiếng Anh, titre tiếng Pháp) chung của một văn bản, một tác phẩm. Nó như gương mặt của một con người, là cái nổi bật nhất để phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác. Nhan đề (đầu đề) thường do người viết đặt ra - như người bố, người mẹ đặt tên cho đứa con của mình, nhưng cũng có khi do người khác (cán bộ biên tập) đặt hộ, hoặc đổi tên đi cho hay, cho phù hợp với chủ đề của tác phẩm. Đặt được một nhan đề cho một văn bản, một tác phẩm sao cho đúng, cho hay, cho độc đáo - không phải dễ. Nhan đề phải khái quát ở mức cao về nội dung tư tưởng của văn bản, của tác phẩm, phải nói cô đọng được cái "thần", cái "hồn" của tác phẩm. Cách đặt nhan đề trong truyện cười rất đa dạng, đó có thể là một điểm nhấn về một hiện tượng, một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay một mảnh nhỏ nào đó của cuộc sống. Điểm nhấn này sẽ tạo ra các yếu tố mạnh, tập trung sự chú ý của độc giả, tạo tâm thế và trí tò mò khám phá tận cùng nội dung của văn bản. Nhan đề có yếu tố mạnh thường được xây dựng trên cơ sở đặc biệt về ngữ âm (có thể là sự lặp vần, một yếu tố bất thường về ngữ âm…) hay sự hấp dẫn về mặt nội dung (như sự bất thường về nghĩa, sự đối lập vô lí, sử dụng các câu hỏi tu từ, các thành ngữ , tục ngữ…). Vị trí mạnh không chỉ khái quát được nội dung văn bản, tạo ra sự thu hút của độc giả mà còn thể hiện thái độ của tác giả đối với sự vật, sự việc được nói tới trong câu chuyện. Tìm hiểu truyện cười dân gian Việt Nam, chúng tôi thống kê được 35 phiếu (19,5%) có nhan đề chứa các yếu tố mạnh, tạo ra sức hấp dấn riêng biệt của truyện cười. Căn cứ vào hình thức và phương thức cấu tạo của yếu tố mạnh trong nhan đề tác phẩm, chúng tôi chia thành một số tiểu loại sau: 16 Khóa luận tốt nghiệp đại học 2.2.1.1. Nhan đề thể hiện sự đối lập, vô lí Một trong những yếu tố để tạo vị trí mạnh nằm ở phần nhan đề là sự bất thường về ngữ nghĩa. Ngay từ chính nhan đề đã thể hiện sự đối lập, vô lí khiến người đọc tò mò muốn tìm ra nguyên nhân, bản chất của sự việc. Truyện “Ngửi văn” là một minh chứng tiêu biểu, nhan đề đã kích kích sự tò mò của bạn đọc bởi sự vô lí, bất thường. Nếu bình thường, con người tiếp nhận một tác phẩm văn chương thông qua việc tri giác ngôn từ dưới hình thức nghe, đọc thì đến đây, nhân vật trong truyện lại sử dụng một hình thức lạ là ngửi. Bởi lẽ, ngửi là một hoạt động của khứu giác nhằm cảm nhận mùi vị của một vật, nhưng văn chương thì không hề có mùi vị. Sự kết hợp này tạo ra sự lạ lẫm trong nhan đề câu chuyện. “Ngửi văn” gợi ra cách thức mà nhân vật nhận biết tác phẩm văn chương. Đối chiếu vào nội dung tác phẩm, sự vố lí bất thường trong nhan đề đã được triển khai một cách cụ thể. Nhân vật chỉ ngửi cũng biết đâu là bộ “Tây sương kí” vì thấy mùi phấn sáp, đâu là “Tam quốc chí” vì thấy mùi binh đao. Và cuối cùng nhân vật mù đoán ngay ra văn của thầy tú vì ngửi thấy mùi thum thủm. Như vậy, nhan đề “Ngửi văn” đã bao quát được toàn bộ nội dung câu chuyện. Nhân vật không cần nhìn mà chỉ cần ngửi cũng biết là văn của ai. Sự vô lý này thể hiện rõ thái độ mỉa mai, châm biếm của tác giả. Truyện “Con rắn vuông” là một minh chứng tiêu biểu, nhan đề không chỉ gợi ra một phần nội dung của văn bản mà còn tạo cho bạn đọc sự thú vị hấp dẫn. Chính sự bất thường vô lí đã tạo ra sự thu hút đối với bạn đọc. Thông thường, nhắc tới rắn chúng ta sẽ nghĩ ngay tới loài bò sát không có chân, di chuyển bằng cách trườn trên mặt đất với hình dáng thon dài, có loài rắn dài tới vài mét. Nhưng con rắn trong câu chuyện lại có hình vuông, hình thù kì quái này chính là điểm nhấn kích thích sự tò mò của bạn đọc tìm hiểu đến tận cùng thực hư câu chuyện về con rắn vuông. Sở dĩ gọi là con rắn 17 Khóa luận tốt nghiệp đại học vuông chính bởi tính khoác lác của anh chàng trong câu chuyện. Anh ta kể với vợ về con rắn bề ngang đến bốn mươi thước, bề dài đến cả hơn trăm thước. Nhưng chị vợ không tin nên anh này hạ xuống còn dài tám mươi thước, sáu mươi thước rồi còn có bốn mươi thước. Lúc này chị vợ mới phá lên cười, thế chẳng ra là con rắn vuông à. Sự miêu tả con rắn một cách bất thường đã tạo ra sự thú vị cho nhan đề, định hướng cách tiếp cận văn bản và thể hiện thái độ phê phán đối với những anh chàng có tính khoác lác, bịa đặt. Ngoài ra, còn một số truyện có nhan đề là sự đối lập, vô lí như: Phù thủy sợ ma, Tài nói láo, Tự tử bằng bún, rượu, Kén rể lười, Quan đối với „chó”… 2.2.1.2. Nhan đề là một câu hỏi Sử dụng một câu hỏi làm nhan đề sẽ tạo ra sự hấp dẫn về mặt nội dung. Câu hỏi làm nhan đề của truyện cười thường được lấy ra từ phát ngôn của nhân vật trong câu chuyện. Nó được đưa ra không nhằm mục đích để trả lời mà để tạo ra sự bất ngờ, thú vị, gợi một phần bản chất của nhân vật. Qua khảo sát, chúng tôi thu được 6,1% nhan đề là các câu hỏi. Có thể kể đến các truyện: Bánh tao đâu?, Quan sợ ai?, Còn mười năm nữa ai nuôi?, Có nuôi được không?, Ăn cỗ với ai?,… là các minh chứng thú vị. Truyện “Quan sợ ai?” ngay đầu đề đã gợi cho chúng ta một sự thắc mắc. Mỗi người có một nỗi sợ hãi riêng, nhưng quan thì sợ ai? Anh lính hầu khéo léo dẫn quan đi theo dòng suy luận của mình: Quan thì sợ vua, vua sợ trời, trời sợ mây…Cứ thế cuối cùng đáng sợ nhất lại là…dân. Những nhầm lẫn tinh vi trong tư duy đã dẫn tới một kết luận bất ngờ là quan sợ dân. Những tưởng ông quan hống hách kia không biết sợ ai nhưng lại ngớ ngẩn đến mức bị anh lính dẫn dắt. Sự nhầm lấn trong suy luận đã trả lời cho câu hỏi đặt ra trong nhan đề. Thực chất nó chỉ là trò đùa mà anh lính hầu cố tình tạo ra để chơi khăm quan, từ đó giáng một đòn đả kích thật đau, thật thâm hiểm đánh vào 18 Khóa luận tốt nghiệp đại học những tên quan ngu ngốc, kém tư cách nhưng lại tự đại và hách dịch, đồng thời ca ngợi sự lém lỉnh, sắc sảo của anh lính hay chính là người dân lao động. Nhan đề đã tạo ra sự tò mò, kích thích tới bạn đọc phải làm sao để biết được quan sợ ai và ai có thể làm cho quan sợ hãi được. Vấn đề được đặt ra một cách khách quan, hấp dẫn và gợi nhiều liên tưởng, tưởng tượng thú vị. Lấy ví dụ nhan đề “Còn mười năm nữa ai nuôi?”, khi chưa biết nội dung câu chuyện kể về cái gì, đọc nhan đề bạn đọc sẽ bị bất ngờ bởi câu hỏi này. Nhan đề gợi ra sự liên tưởng mười năm nữa là khi nào? Ai là ai? Và hiện giờ ai đang nuôi? Nhan đề đi kèm với phần nội dung càng làm nhấn mạnh bản chất của nhân vật. Câu chuyện kể về một anh chàng chuyên ăn bám vào bố. Có ông thầy coi tướng cho bảo rằng cả hai bố con anh đều sống thọ. Bố anh sống đến tám mươi, còn anh ít ra cũng hơn bảy mươi. Nghe thấy vậy anh ta òa lên khóc và phát ngôn ra câu hỏi chính là nhan đề tác phẩm “Còn mười năm nữa ai nuôi?”. Câu nói của anh ta đã vạch trần sự lười biếng, vô trách nhiệm, thói ăn bám vào người khác của anh chàng kia. Đã trưởng thành rồi nhưng vẫn không nuôi nổi mình, và trong suy nghĩ của nhân vật, bố anh ta phải nuôi anh cho đến khi chết. Tiếng cười bật lên cùng với sự phê phán thói lông bông, quen ăn bám vào người khác của những anh chàng sức dài vai rộng. Đó cũng như một lời nhắc nhở tế nhị tới bạn đọc. 2.2.1.3. Nhan đề là các hình thức so sánh Theo Từ điển thuật ngữ văn học, so sánh là “Phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia”. So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có một nét tương đồng nào đó. Đây là một biện pháp nghệ thuật quan trọng, góp phần tạo cho người đọc những ấn tượng thẩm mĩ hết sức phong phú. 19 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nhiều nhan đề của truyện cười dân gian Việt Nam được xây dựng trên cơ sở này, các tác phẩm sử dụng nhiều hình thức so sánh: so sánh ngang bằng, so sánh hơn – kém… Có thể kể ra một số nhan đề như: Nhưng nó “phải” bằng hai mày, Trò hơn thầy, Quan không bằng người đàn bà dốt,… Đặt các đối tượng so sánh như nó – mày, trò – thầy, quan – người đàn bà dốt…cạnh nhau khiến cho bạn đọc có một ấn tượng thú vị, một sự tò mò kích thích tìm hiểu đến tận cùng câu chuyện. Ví dụ như tên truyện: “Quan không bằng người đàn bà dốt”, rõ ràng, sự so sánh ở đây hoàn toàn khập khiễng. Nhưng sự bất thường ấy lại tạo cho bạn đọc một ấn tượng thẩm mĩ đặc biệt và đặt ra các câu hỏi: Quan không bằng người đàn bà dốt ở phương diện nào? Và tại sao quan lại không bằng người đàn bà dốt? Để trả lời, chúng ta không còn cách nào khác là phải tiếp tục tìm hiểu cho tới hết câu chuyện. Sự so sánh được đưa ra không chỉ cho chúng ta biết trước một phần nội dung tác phẩm mà còn tạo ra tâm thế, sự tò mò và quy định giọng điệu của tác phẩm. Đối chiếu với nội dung câu chuyện, sự so sánh khập khiếng đã được lý giải một cách cụ thể, đầy thú vị. Truyện kể về một chị nọ nhận được bốn chục quan tiền và một bức thư từ người chồng đi lính gửi về cho. Nhưng chị ta phát hiện anh bạn chồng mình đã ăn bớt số tiền kia nên đem lên quan nhờ phân xử. Chị ta chắc chắn là chồng mình đã gửi một trăm quan chứ không phải là bốn chục quan. Khi ông quan xem bức thư chồng chị ta gửi thì không hiểu gì cả, trong đó chỉ thấy vẽ bốn con chó, một cái hình bát quái, hai con dê và một cái chũm chọe. Chị kia liền lý giải: “Bốn con chó là tứ cẩu, cẩu là cửu, bốn chín ba sáu. Bát quái, tám quẻ, mỗi quẻ tám gạch, tám tám sáu tư. Ba mươi sáu với sáu mươi tư, chả là một trăm quan đó sao.” Lí giải của chị ta khiến cho quan mới thấy mình không sáng ý bằng người đàn bà dốt. Đúng là chỉ có hai vợ chồng anh chị ta mới có thể hiểu được cách tính toán của nhau. Câu 20 Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyện ca ngợi sự thông minh, tâm đầu ý hợp của vợ chồng anh lính. Sự so sánh khập khiễng cũng chính là cơ sở để tiếng cười được bật lên từ nhan đề cho tới khi kết thúc tác phẩm. 2.2.1.4. Nhan đề là các thành ngữ Thành ngữ được hiểu là những tổ hợp từ có sẵn (cụm từ cố định) có khả năng định danh như từ, dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động. Người ta thường lựa chọn những hình ảnh quen thuộc và sinh động làm dấu hiệu biểu đạt những vấn đề trìu tượng về đời sống, xã hội, con người. Sử dụng thành ngữ làm nhan đề tác phẩm sẽ mang lại màu sắc dân gian truyền thống, giàu hình ảnh và mang tính khách quan. Khảo sát Truyện cười dân gian Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có 5,6% nhan đề là các thành ngữ. Sử dụng các thành ngữ làm nhan đề cho truyện cười sẽ mang lại những nét gần gũi, quen thuộc và sinh động hơn. Có thể kể ra nhan đề các truyện: Sợ chết cứng, Dốt như bò, Có tật giật mình, Ghen bóng ghen gió, Giấu đầu hở đuôi, Cha nào con nấy, Chồng keo vợ kiệt… được xây dựng trên cơ sở các thành ngữ sẵn có trong từ điển tiếng Việt. Thành ngữ mang lại màu sắc dân gian truyền thống đồng thời mang lại sự thú vị nhất định cho văn bản. Nhan đề “Giấu đầu hở đuôi” là một ví dụ tiêu biểu. Thành ngữ “Giấu đầu hở đuôi” chỉ tính cách của con người có ý định giấu giếm điều gì đó nhưng lại vô tình làm lộ cho người khác biết. Nét nghĩa này của thành ngữ đã vạch trần sự giả tạo của nhân vật trong truyện. Câu chuyện kể về một anh nghèo nhưng muốn làm sang, khi có khách đến chơi, anh ta nhờ cậu bé hàng xóm sang bưng cơm nước hộ nhưng đợi cả buổi chú bé mới sang. Anh ta ra oai gọi như đầy tớ trong nhà bảo: “Bây đâu rồi? Sao không bưng cơm nước ra, còn chờ đến bao giờ nữa?” Lúc này, cậu bé mới trả lời: “Thưa ông, tôi sợ con chó nhà ông dữ quá nên từ nãy đến giờ tôi đứng đây, chưa dám vào”. Câu nói của 21 Khóa luận tốt nghiệp đại học cậu bé vô tình đã nói ra sự thật, khiến cho anh chủ nhà tái cả mặt. việc sử dụng thành ngữ làm nhan đề đã tạo ra một không khí dân gian, quy định cách tiếp nhận câu chuyện. Nhan đề “Giấu đầu hở đuôi” đã bao quát được toàn bộ nội dung câu chuyện, mang nét ý nghĩa mỉa mai, châm biếm sự giả tạo, ra oai, làm sang của một bộ phận không nhỏ người dân trong xã hội. Trong văn hóa của người Việt, thành ngữ “Cha nào con nấy” chỉ sự giống nhau mang tính kế thừa giữa thế hệ trước và thế hệ sau, giữa bề trên và bề dưới hay quan hệ nhân quả - tác động qua lại trong các mối quan hệ xã hội, và cũng chính là những kinh nghiệm sống được đúc kết qua nhiều thế hệ. Nếu trong gia đình, cha là người đức độ thì con cái cũng là người chính trực, có hiếu và ngược lại. Nội dung truyện cười “Cha nào con nấy” tiếp nối mạch hiểu của nhan đề, kể về một anh bất hiếu, trời sai Thiên Lôi xuống đánh chết. Thiên Lôi vừa giơ búa thì anh ta vội ngăn lại và hỏi ông là Thiên Lôi mới hay Thiên Lôi cũ? Bởi nếu ông là Thiên Lôi cũ thì ngày xưa cha anh ta còn bất hiếu hơn, vậy lúc ấy ông Thiên Lôi ở đâu? Nội dung câu truyện cho thấy xưa kia cha anh ta còn bất hiếu hơn anh ta mà không bị Thiên Lôi đánh chết. Đúng là “Cha nào con nấy”, nhan đề phù hợp và bao quát được toàn bộ nội dung câu chuyện. Tiếng cười bật lên là sự mỉa mai, chua chát, từ đó phê phán những người con bất hiếu, không chăm sóc cha mẹ chu đáo. *Tiểu kết: Như vậy, yếu tố mạnh trong truyện cười dân gian Việt Nam nằm ở phần mở đầu chiếm một số lượng không nhỏ. Nhan đề có sử dụng yếu tố mạnh có giá trị lớn về mặt nội dung và nghệ thuật. Nó không gợi ra một phần nội dung của câu chuyện mà còn kích thích trí tò mò của bạn đọc, định hướng nội dung và quy định giọng kể của văn bản. Nhan đề kết hợp với phần nội dung mang lại sức hấp dẫn, tạo nên một chỉnh thể gây cười tới bạn đọc. 22 Khóa luận tốt nghiệp đại học 2.2.2. Vị trí mạnh nằm ở phần nội dung 2.2.2.1. Yếu tố mạnh là một hàm ẩn Theo Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Hữu Châu, hàm ẩn là “Ý nghĩa mà nó phải dùng đến cái thao tác suy ý, dựa vào ngữ cảnh và các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận, điều khiển hội thoại…mới nắm bắt được” [6, Trang 359]. Nói một cách dễ hiểu, hàm ẩn chính là sự mơ hồ không rõ ràng về nghĩa. Trong truyện cười, yếu tố hài hước thường không bộc lộ ra mà ẩn giấu ở chỗ “thầm kín” của hiện thực, phải đặt đối tượng vào những hoàn cảnh ngộ nghĩnh, oái oăm, bắt nó phải làm trò cười. Tìm hiểu truyện cười dân gian Việt Nam, chúng tôi nhận thấy, tính chất hàm ẩn không chỉ xuất hiện ở những truyện khôi hài mà còn ở những truyện trào phúng. Căn cứ vào nội dung của hàm ẩn, chúng tôi chia yếu tố hàm ẩn trong truyện cười thành một số tiểu loại sau: a. Hàm ẩn thể hiện qua những yếu tố dư thừa, cố tình tạo ra trong phát ngôn. Thông thường, khi đưa ra một phát ngôn cần phải có một lượng tin để người đọc và người nhận đều có thể hiểu được phát ngôn đó. Nhưng trong truyện cười, xuất hiện những trường hợp thừa hoặc thiếu lượng tin trong phát ngôn một cách cố tình, tạo ra sự hài hước cho tác phẩm. Ta có thể lấy truyện “Nói cho có đầu có đuôi” để minh họa. Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật là một lão nhà giàu và anh đầy tớ tính tình bộp chộp, thấy gì nói nấy, gặp đâu nói đó, không suy nghĩ chín chắn. Vì thế mà lão nhà giàu dặn anh ta từ nay nói cái gì phải cho rõ ràng, có ngọn ngành. Nhưng chính điều này đã dẫn đến một tình cảnh trớ trêu. Một hôm, lão mặc bộ đồ tơ mới may, sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc, thì anh đầy tớ đứng chấp tay, trịnh trọng nói: “Bẩm ông, con tằm nó ăn dâu, nhả ra tơ, người ta 23 Khóa luận tốt nghiệp đại học mang tơ bán cho thợ dệt, thợ dệt dệt thành từng tấm lụa, ông đi mua về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo vào, ông hút thuốc, tàn thuốc rơi vào áo ông và áo ông đang cháy”. Đến lúc này ông lão tá hỏa giật mình, nhìn xuống áo thì cái áo lụa mới may đã bị cháy một miếng bằng bàn tay rồi. Nghe đến đây, bạn đọc không thể không bật cười giữa cuộc đối thoại của lão nhà giàu và anh đầy tớ. Ở đây, anh ta đã cố tình tạo ra một phát ngôn thừa lượng tin. Thông tin “con tằm nó ăn dâu, nhả ra tơ, người ta mang tơ bán cho thợ dệt, thợ dệt dệt thành từng tấm lụa, ông đi mua về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo vào, ông hút thuốc, tàn thuốc rơi vào áo ông…” là không cần thiết, nó khiến cho đối phương không hiểu đích của phát ngôn là gì cho tới tận cuối cùng mới thông báo áo ông đang cháy thì mọi sự đã rồi. Truyện “Lợn cưới, áo mới” cũng là một ví dụ tiêu biểu. Nhân vật chính là hai anh chàng có tính hay khoe của. Một anh vừa may được cái áo mới, sẵn tính khoe của nên đứng ngay cổng nhà mình để đợi mọi người qua để khoe nhưng đợi mãi mà chẳng có ai thèm hỏi han. Đúng lúc ấy thì có một anh chàng khác chuẩn bị làm cỗ cưới cũng có tính hay khoe chạy tới hỏi “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?” Anh kia giơ vạt áo của mình ra nói: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Câu hỏi và câu trả lời của hai anh khiến chúng ta bật cười bởi sự hài hước đến lố bịch. Chính thông tin thừa là “lợn cưới” và “áo mới” không chỉ không phù hợp với hoàn cảnh phát ngôn mà con cho thấy tính xấu của hai người. Nếu thông thường, để tìm lợn, người ta sẽ phải miêu tả đặc điểm về hình dáng, màu sắc của con lợn (lợn béo, lợn gầy…) để đối phương có thể nhận ra nhưng anh sắp lấy vợ lại đưa ra thông tin là lợn cưới. Người khác nhìn thấy chắc chắn không thể biết đấy là con lợn cưới hay lợn bình thường. Tương tự, anh kia lấy thông tin áo mới để thông báo về mặt thời gian: “Từ lúc tôi mặc cái 24 Khóa luận tốt nghiệp đại học áo mới này…”. Ý nghĩa hàm ẩn chứa trong phát ngôn là để khoe sắp lấy vợ và khoe chiếc áo mới khiến người đọc bật cười khi phát hiện ra ý nghĩa của hàm ẩn. Truyện mang ý nghĩa phê phán những anh chàng có tính hay khoe của, cũng như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với bạn đọc. b. Hàm ẩn thể hiện qua những câu nói, lời nhận xét triết lí, đa nghĩa. L.Tônxtôi đã từng nói: “Ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương khác với lời nói thường ở chỗ nó gợi ra một tập hợp không sao kể xiết những ý tác giả, những tình cảm, những sự giải thích…”. Tập hợp không sao kể ấy chứa đựng những hàm ẩn trong tác phẩm văn chương. Truyện cười viết ra nhằm hướng tới mục đích trước tiên là gây cười, những truyện sử dụng hàm ẩn từ những câu nói, nhận xét mang tính đa nghĩa, triết lí còn chứa đựng dụng ý phê phán. Các truyện như: Xin làm bố để trả nợ, Hai kiểu áo, Trâu chui cũng lọt, Còn phải học gì nữa,…chứa đựng yếu tố hàm ẩn xây dựng trên cơ sở này. Trong truyện “Xin làm bố để trả nợ” xuất hiện những câu văn chứa hàm ẩn mang tính triết lí, đa nghĩa. Anh nông dân khi còn sống công nợ nhiều quá, lúc chết xuống âm phủ Diêm Vương tra sổ thấy chưa trả hết mới bắt hóa kiếp trâu kéo cày trả nợ. Anh ta trả lời rằng: “Làm kiếp trâu cũng không xong, trừ khi làm bố mấy thằng cho vay nợ mới trả hết nợ chúng nó được.” Lí giải cho câu nói đó là bởi những người dân lao động làm thuê làm mướn bị bọn địa chủ bóc lột đến mức cả đời, cả kiếp“Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cũng không thể trả hết nợ được. Chỉ có bố chúng nó ở đây là bố của bọn quan lại, địa chủ, phú nông,… mới có đủ tiền để trả cho chúng nó mà thôi. Vì vậy mà chỉ có xin làm bố chúng nó mới có thể trả hết nợ cho “chúng nó” chứ làm kiếp trâu, kiếp bò đến hết đời cũng không xong nợ được. nói Câu nói mang tính triết lí không chỉ nêu lên được những ẩn ý mà anh nông dân gửi gắm mà còn cho chúng ta biết về một cuộc đời phải chịu những 25 Khóa luận tốt nghiệp đại học bất công, vất vả cực nhọc sống cùng với nợ và chết vẫn chưa hết nợ. Giọng điệu chua chát, dứt khoát của anh đầy tớ chi phối toàn bộ âm hưởng của truyện, góp phần bộc lộ rõ hơn tình cảnh của những người nông dân cả cuộc đời bị áp bức, bị bóc lột đến tận xương tận tủy. Đó cũng là tiếng nói phản kháng của người dân lao động nhằm vào giai cấp thống trị, tạo ra tiếng cười mỉa mai chua chát. Truyện “Hai kiểu áo” cũng là một ví dụ tiêu biểu. Câu nói của anh thợ may chứa đựng nhiều ý nghĩa. Câu chuyện xoay quanh một ông quan lớn đi may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết tính quan, anh ta hỏi quan may áo để tiếp ai bởi lẽ: “Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc. Còn nếu ngài mặc để tiếp dân, thì vạt đằng sau phải ngắn lại”. Câu nói của anh thợ may chứa hàm ý sâu sắc, thể hiện rõ bản chất của ông quan luồn cúi quan trên và hách dịch với dân chúng. Bởi lẽ, với quan trên thì ngài phải cúi gập đầu xuống đất nên may ngắn đi dăm tấc cho tiện, còn tiếp dân đen thì sẽ ưỡn ngực mà ngửa mặt về phía sau. Bạn đọc bật cười và hiểu ra hàm ý này khi quan trên trả lời: “Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu”. Nhận ra các hàm ẩn chứa đựng trong phát ngôn sẽ khiến độc giả bật cười và rút được những ý nghĩa sâu xa mà câu chuyện gửi gắm. Bởi truyện không chỉ gây cười mà còn phê phán những ông quan chuyên luồn cúi, nịnh bợ quan trên nhưng lại hách dịch, coi thường dân chúng. Những câu chuyện trên tập trung vào tố cáo tầng lớp thống trị, đó là những ông quan, địa chủ, phú nông…chuyên bóc lột, bóp hầu nặn họng tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổ. Khiến cho dân đen cả đời cả kiếp làm thuê cũng không thể nào ngóc đầu lên được. Từ câu nói mang màu sắc triết lí, đa nghĩa, nhân vật không chỉ vạch trần bộ mặt tham lam, hách dịch của tầng lớp thống trị mà còn thể hiện tiếng nói phản kháng của người dân lao động chống lại xã hội phong kiến bất công, tàn bạo. Qua đó, tác giả dân gian gửi gắm những ước mơ, hy vọng về một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn. 26 Khóa luận tốt nghiệp đại học 2.2.2.2. Yếu tố mạnh là một hành động, phát ngôn thể hiện trí tuệ con người. Ngoài những câu chuyện trào phúng nhằm mục đích phê phán, đả kích thói hư tật xấu của con người, trong hệ thống truyện cười dân gian còn có một bộ phận những tác phẩm ca ngợi tài chí thông minh, những phẩm chất đạo đức của con người. Khảo sát truyện cười dân gian, chúng tôi thống kê được 12 truyện (~6,7%) truyện có sử dụng những hành động, chi tiết, lời nói thể hiện trí tuệ, tài năng của con người.Truyện có kết cấu gần với truyện cổ tích vì thường có kết thúc có hậu, cái tốt, cái lương thiện, người nghèo khổ luôn chiến thắng cái ác, cái xấu xa. Nhân vật chính thường là những ông trạng, người học trò thông minh, người dân lương thiện. Trong truyện cười, sự thông minh, trí tuệ của con ngườ được dùng như một thủ pháp nghệ thuật tạo ra tiếng cười. Truyện “Mưu chủ nhà và mưu đầy tớ” là một minh chứng tiêu biểu. Tiếng cười được bật ra nhờ sự thông minh, hóm hỉnh của nhân vật chính là anh đầy tớ. Truyện kể về một anh đi ở cho lão nhà giàu, lão hẹn mười năm sau sẽ trả tiền công nhưng đến kì hạn, lão muốn quỵt nên đưa một cái chăn chiên vừa ngắn vừa hẹp yêu cầu anh phải đắp cho vừa người lão thì lão mới trả tiền công cho. Bằng không thì anh phải về tay trắng hay phải ở thêm mười năm nữa rồi trả công cả hai mươi năm luôn thể. Nói rồi, lão nằm ra giữa đường, người lão vừa to vừa dài mà cái chăn thì vừa ngắn vừa hẹp. Anh đầy tớ đắp mãi không được kín đằng đầu thì lại hở đằng chân. Và chính hành động cuối cùng đã thể hiện sự thông minh của anh, anh nghĩ ra một mẹo: cầm chiếc chăn trùm lên đầu lão, rồi đắp xuống quá đầu gối lão. Hai ống chân thò ra ngoài, anh ta lấy một cái gậy vụt tới tấp vào hai đầu gối, đau quá, lão co rút chân lại. Kết quả là chăn đắp lên người lão vừa khéo. Rõ ràng, lão nhà giàu đã chơi xấu anh đầy tớ, lão tham lam không muốn trả anh ta tiền công nên nghĩ ra cách này. Nhưng với trí thông minh 27 Khóa luận tốt nghiệp đại học nhanh nhạy của mình, anh đày tớ đã khiến cho lão phải chịu thua. Đến đây, người đọc sẽ bật cười bởi cách xử lí đầy mưu mẹo của anh đầy tớ. Hành động này đã được chờ đợi từ đầu tác phẩm và khi diễn ra, nó làm chúng ta thấy sảng khoái, hả dạ. Chi tiết này thể hiện ước mơ, nguyện vọng của người dân lao động về một xã hội không có bất công, bóc lột. Ví dụ truyện “Anh hà tiện mắc hợm”, người đọc sẽ bật cười bởi mưu mẹo của anh chàng trong câu chuyện. Anh ta đi lỡ đường bèn nghĩ ra một mẹo kiếm ăn, vào một nhà giàu nọ có tiếng là hà tiện, anh ta liền nói dối là thợ hàn kim. Ông chủ nhà mừng rỡ đưa trầu nước cho anh ta dùng, sai người nhà dọn cơm cho anh ta ăn và có ý nhờ anh ta hàn kim. Anh này ngồi thong thả ăn cơm, ăn xong mới bảo: “Ông tìm nốt những mũi kim gẫy ra đây cho tôi! Mũi nào tôi sẽ hàn vào kim ấy”. Câu nói của anh đầy tớ khiến cho lão nhà giàu sửng sốt, vì mũi kim nhỏ quá tưởng không dùng làm gì được nên chẳng bao giờ giữ lại. Anh ta đáp lại: “Không có mũi kim thì tôi cũng đành chịu”, rồi đàng hoàng từ giã chủ nhà thủng thẳng ra về. Bạn đọc không chỉ cười sự hà tiện của ông chủ nhà mà còn bởi mưu mẹo của anh thanh niên đi lạc đường. Thay vì đi xin ăn, anh ta đã nghĩ ra một cách khiến cho chủ nhà phải tiếp đón nồng nhiệt và có lí do chính đáng ra về khiến chủ nhà không thể bắt bẻ được. Chính sự thông minh của anh thanh niên đã tạo nên tiếng cười, sức hấp dẫn cũng là điểm nhấn mà câu chuyện muốn gửi tới bạn đọc. Ngoài ra còn có thể kể đến một số truyện khác như: Trả thù, Đón lên tỉnh rồi, Quan đối với “chó”…cũng được xây dựng trên cơ sở như vậy. Các câu chuyện được xây dựng lên nhằm ca ngợi trí tuệ, sự thông minh sắc sảo của con người, đồng thời bênh vực cho những người dân lao động nghèo khổ, những người thấp cổ bé họng. Bởi lẽ, sự chiến thắng luôn thuộc về kẻ yếu, thuộc về cái thiện. 28 Khóa luận tốt nghiệp đại học 2.2.2.3. Yếu tố mạnh là những hành động thể hiện bản chất, tính cách của con người Các cụ ta có câu“Trông mặt mà bắt hình dong”, tính cách con người được thể hiện rất rõ qua ngoại hình, hành động và lời nói. Đặc biệt, trong truyện cười, bên cạnh tiếng cười mua vui giải trí là sự mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu, sự ngu dốt mê muội của con người. Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng yếu tố mạnh là những hành động, lời nói thể hiện bản chất của nhân vật chiếm tới 9.5% số phiếu thu được. Những chi tiết này không chỉ khiến chúng ta nhận ra tính cách, bản chất của con người mà còn bật ra tiếng cười chua chát mỉa mai, châm biếm. Ví dụ như câu chuyện về “Hai anh lười”. Một anh lười đến mức muốn ăn sung mà không buồn trèo lên hái mà cứ nằm ngửa dưới gốc cây há miệng chờ sung rụng vào thì nuốt luôn. Nhưng đợi mãi chả có quả sung nào rụng trúng mà toàn chệch ra ngoài. Chợt có người đi qua, anh ta gọi lại nhờ nhựt sung bỏ vào miệng giúp. Nhưng anh này cũng lười không kém, lấy chân cặp quả sung bỏ vào miệng cho anh kia. Anh kia thấy thế đáp: “Khốn nạn! Người chi mà lười thế!” Rõ ràng, hai hành động của hai anh đã tố cáo bản chất lười không hề thua kém nhau. Một anh muốn ăn nhưng không muốn làm, một anh giúp đỡ đúng theo phong cách của người lười không buồn cúi xuống. Bạn đọc còn bật cười bởi câu nói hai anh này chê nhau: “Người chi mà lười thế!”. Thông qua hành động và lời nói, tiếng cười không chỉ dừng lại ở sự mua vui mà còn châm biếm bản tính lười biếng, cũng là lời nhắc nhở với bạn đọc. Truyện “Ăn cỗ với ai?” cũng là một minh chứng tiêu biểu. Từ câu nói của anh chồng, ta có thể hiểu được tính cách của anh ta. Truyện xoay quanh một anh đi ăn cỗ cưới ở làng bên nhưng khi ăn cứ gục đầu xuống gắp mà không để ý đến ai. Khi về vợ mới hỏi hôm nay ngồi ăn cỗ với những ai thì 29 Khóa luận tốt nghiệp đại học anh ta thản nhiên đáp: “Cũng chả biết nữa! Khi tôi ngẩng đầu lên thì họ đã ra về cả rồi”. Điểm nhấn của câu chuyện là câu trả lời của nhân vật. Người đọc đang có sự tò không hiểu anh chồng ăn uống thô tục đến mức nào thì chính câu nói của nhân vật đã nói lên tất cả. Ăn uống tham lam, thô tục đến mức ngồi vào mâm chẳng để ý đến ai, khi ngẩng đầu dậy thì mọi người đã về hết chỉ còn lại mỗi mình. Các cụ ta có câu “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, chính sự tham lam của anh chàng đã khiến cho bạn đọc phải bật cười. Ăn uống phải có trước có sau, từ tốn, ý tứ. Câu chuyện như một lời phê phán nhẹ nhàng tới những người có tính tham ăn, tục uống. Bản chất thật của con người được thể hiện rõ ràng nhất qua từng hành động, qua cách làm việc. Đọc “Bốc thuốc theo sách”, bạn đọc ngay lập tức có thể hiểu được bản chất lang băm dốt nát của nhân vật. Làm thầy lang chuyên hành nghề cứu chữa người bệnh nhưng dốt đến nỗi ai hỏi bệnh gì cũng phải mang sách ra tra. Một lần con bệnh bị đau bụng nặng, thầy lang thắp đèn tra sách rồi bảo người nhà đi mua mấy lạng nhân sâm đem về sắc lên cho uống. Nhưng con bệnh càng đau hơn, đến sáng hôm sau thì chết. Người nhà đem đi kiện, khi quan hỏi, thầy lang trả lời thánh dạy thế nào thì theo thế, đâu có bốc bậy. Nhưng khi đưa sách ra xem thì mới vỡ lẽ. Sách của thầy lang có ghi: “Phúc thống phục nhân sâm” (đau bụng uống nhân sâm) nhưng chưa chấm câu, giở sang trang bên còn thấy hai chữ “tắc tử” (thì chết). Là một thầy lang cần phải có trách nhiệm với hành động của mình, cứu chữa người bệnh chỉ cần sai sót nhỏ cũng dẫn đến nguy kịch thậm chí là mất mạng. Sự dốt nát, hồ đồ của thầy lang trong câu chuyện được bóc mẽ qua cách làm việc dựa theo sách nhưng lại hồ đồ chưa đọc hết câu. Tiếng cười chua chát bật ra bởi chính hành động sai sót ngớ ngẩn của thầy lang đã cướp đi sinh mạng một con người. Truyện phê phán những thầy lang băm, không hiểu biết nhưng hành nghề chữa bệnh cứu người đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. 30 Khóa luận tốt nghiệp đại học * Tiểu kết: Truyện cười dân gian bên cạnh mục đích giải trí còn mang lại cho bạn đọc những hiểu biết về văn hóa dân gian của người Việt. Những câu chuyện cụ thể nhưng mang một ý nghĩa khái quát lớn, thể hiện quan niệm của nhân dân trong văn hóa ăn uống, văn hóa ăn mặc, cách đối nhân xử thế, những phong tục tập quán tốt đẹp…Các câu truyện cũng đã thể hiện thái độ phê phán của tác giả dân gian với giai cấp thống trị là những quan lại, địa chủ chuyên áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Từ đó gửi gắm những ước mơ, hy vọng của mình về một xã hội công bằng và tốt đep hơn. 2.2.2.4. Yếu tố mạnh được thể hiện bằng thủ pháp chơi chữ Chơi chữ là biện pháp có điệu tính tu từ học cao trong truyện cười. Trong “99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng việt”, tác giả Đinh Trọng Lạc đã định nghĩa: “Chơi chữ là một biện pháp tu từ, trong đó ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh…được vận dụng một cách đặc biệt nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ, lí thú.” [4, Trang 166]. Trong truyện cười, ngoài tác dụng giải trí, phê phán một cách hài hước sâu sắc thì thủ pháp này còn thể hiện trí tuệ thông minh của người Việt trong việc sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình. Chơi chữ được coi là một trò chơi chữ nghĩa. Trong “Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt”, tác giả Triều Nguyên có viết: “Có hai kiểu chơi chữ trong văn chương. Đó là kiểu chơi chữ dựa vào các phương tiện ngôn ngữ được thể hiện trên văn bản và kiểu chơi chữ dựa vào tiền giả định là dự liệu văn học, văn hóa. Mỗi kiểu chơi chữ dùng các phương tiện cách thức riêng và do đó tác dụng thẩm mỹ cũng khác nhau” [6, Trang 17]. Dựa trên cơ sở này, chúng tôi chia biện pháp chơi chữ trong truyện cười dân gian Việt Nam thành các tiểu loại: a. Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm, chữ viết. 31 Khóa luận tốt nghiệp đại học a1. Chơi chữ dựa vào đặc điểm của chữ Hán. Ở kiểu chơi chữ này, tác giả dân gian đã dựa vào những đặc điểm riêng biệt của chữ Hán để tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị. Chữ Hán là loại chữ tượng hình, mỗi con chữ được tạo nên bởi các bộ thủ mang tính tượng trưng cao. Khai thác đặc điểm này mà trong truyện cười dân gian có những tình huống dở khóc dở cười. Truyện “Thầy đồ liếm mật” là một ví dụ tiêu biểu, ông thầy đồ đã kết hợp giảng chữ với dụng cụ trực quan là đĩa mật. Vào bài giảng, thầy liếm ngang đĩa mật để đó chữ “Nhất”, liếm dọc thêm một đường để đó chữ “Thập” , thầy còn tiếc rẻ liếm quanh đĩa một vòng để dạy chữ “Điền”. Cách giảng bài dạy chữ của thầy khiến chúng ta bật cười bởi sự tham ăn của thầy thể hiện dựa trên đặc điểm hình thức của chữ Hán. Cách chơi chữ này không chỉ tạo ra tiếng cười mà còn phê phán những thói hư tật xấu như tham ăn, giấu dốt của thầy đồ. Truyện “Cây bất biển đông” cũng được xây dựng dựa trên đặc điểm của chữ Hán. Truyện xoay quanh việc thầy đồ dạy trẻ “Tam tự kinh”, đến câu “Phàm huấn mông” (phàm việc dạy học) thầy không rõ nhưng giảng liều: “Phàm là ông phàm, Huấn là ông Huấn, Mông là ông Mông”, trẻ cứ thế mà gào. Đến bài khác có chữ bôi là cái chén, thầy cũng không biết, thấy bộ mộc đứng bên cạnh chữ bất nên đoán là một loại cây bèn giảng: “Bất là cây bất”. Học trò hỏi cây bất đó như thế nào thầy liền trả lời bừa: “Cây bất mọc ở ngoài biển đông, chúng bây biết thế nào được mà hỏi.” Nếu như câu chuyện bên trên viết về một thầy đồ tham ăn thì đến đây, câu chuyện nhằm mỉa mai, châm biếm một thầy đồ dốt nát. Làm nghề dạy chữ, thầy đồ lẽ ra phải thuộc hết các cuốn sách cơ bản, đặc biệt là Tam tự kinh. Nhưng ngay một câu trong Tam tự kinh thầy cũng không hiểu được nghĩa mà giảng liều. Đến chữ bôi thầy cũng bí, chỉ nhận được chữ bất đứng bên cạnh bộ mộc mà không biết 32 Khóa luận tốt nghiệp đại học ghép vào là chữ gì. Thầy đoán đó là cây bất, nhưng trên đời làm gì có cây bất. Thầy đồ lấp liếm sự ngu dốt của mình bằng câu nói: “Cây bất mọc ở ngoài biển đông, chúng bây biết thế nào được mà hỏi.” Và sự ngu dốt ấy được châm biếm bằng một lời ru ở cuối tác phẩm: “Ai trồng cây bất bể đông? Hay là ông Huấn, ông Mông, ông Phàm” Ông Huấn, ông Mông, ông Phàm và cả cây bất đều do ông thầy đồ dốt nát kia sáng tạo nên. Từ đặc điểm chữ Hán, tác giả dân gian đã xây dựng nên một câu chuyện hài hước, thú vị và mang ý nghĩa phê phán sâu sắc. Ngoài ra, còn có một số truyện như: Tam đại con gà, Ngưu là con bò tót, Chữ nghĩa… cũng được xây dựng trên cơ sở này. a2. Chơi chữ dựa trên cấu tạo của tiếng để nói lái. Theo giáo sư Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt” thì “Nói lái là một biện pháp tu từ trong đó người ta trao đổi phụ âm đầu và phần vần giữa các âm tiết để tạo nên những từ ngữ khác có nội dung mới bất ngờ, hiểm hóc” [18, Trang 380]. Trong truyện cười, hiện tượng chơi chữ bằng cách nói lái được sử dụng như nột thủ pháp gây cười. Truyện “Thành hoàng lấy mất chữ” kể về một anh bịp bợm, muốn làm rể nhà giàu bèn giả vờ hay chữ. Khi lão trọc phú nhờ anh ta đánh dấu cây nến và cái mâm gỗ, anh ta liền vẽ loằng ngoằng như cái xích chó rồi đưa ra lí lẽ của mình: “Con đánh dấu như thế để người ta không biết được. Họ có ý gian, muốn đánh tráo đồ vật của nhà ta cũng chẳng được. “Thành chủng” là “nên cấy”, “nên cấy” chả là “cây nến” thì là gì? Còn “thiên tử” là “con trời”, “con trời” là “cơi tròn”. Họ đoán thế nào ra được chỉ nhà mình là biết thôi.” Lí lẽ này khiến cho lão trọc phú kia khen lấy khen để và gả con cho anh ta. Rõ ràng, ở đây, anh chàng kia đã vận dụng việc nói lái bằng cách tráo đổi âm đầu và phần vần giữa hai tiếng với nhau, tạo ra một sự thuyết phục tới bạn đọc: 33 Khóa luận tốt nghiệp đại học nên cấy – cây nến, con trời – cơi tròn. Từ một kẻ dốt nát, một chữ bẻ đôi cũng không biết mà nhờ sự mưu mẹo, nhanh trí và dí dỏm của mình, anh ta đã đạt được mục đích là làm rể nhà giàu. Chàng ngốc trong “Làm theo lời vợ dặn” đã nghe lời vợ một cách máy móc, ngớ ngẩn, tự biến mình thành trò cười cho thiên hạ. Chị vợ dặn anh chồng hễ gặp đám cưới thì hô to “Tốt đôi”, thế nào cũng được ăn. Chàng ngốc làm y như lời vợ nhưng không vào đám cưới mà vào đám cháy nhà, anh ta hô thành “Tôi đốt!”, thế là bị một trận đòn nhừ tử. Tiếng cười được xây dựng trên hai cơ cở, một là câu nói của chàng ngốc không đúng hoàn cảnh và hai là câu nói của chàng ngốc lại được hiểu theo cách nói lái. Ngốc không ý thức được điều này và cũng không có chủ ý sử dụng. Qua việc phân tích này, chúng ta thấy rằng nghệ thuật gây cười được vận dụng một cách linh hoạt từ các yếu tố ngữ âm, ngữ nghĩa nhằm tạo ra những liên tưởng bất ngờ, thú vị cho bạn đọc. b. Chơi chữ bằng phương tiện từ vựng, ngữ nghĩa. b1. Chơi chữ dựa trên sự kết hợp sử dụng song song hai loại tín hiệu giao tiếp: Tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu phi ngôn ngữ. Để minh chứng cho biện pháp chơi chữ này, có thể lấy truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” làm ví dụ tiêu biểu. Làng kia có một tên lý trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm nọ, Cải và Ngô đánh nhau rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế nên lót trước cho thầy Lý năm đồng. Nhưng Ngô biện chè lá những mười đồng. Bất ngờ xảy ra mâu thuẫn khi thầy Lý tuyên phạt Cải môt chục roi. Cải vội xòa năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy Lý khẽ bẩm: “Xin xét lại, lẽ phải về con mà!”. Thầy Lý cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải, nói: “Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày!”. Ở đây có sự kết hợp độc đáo giữ hai loại ngôn ngữ, ngôn ngữ nói là ngôn ngữ được công khai còn động tác, cử chỉ là một thứ ngôn ngữ bí mật mà 34 Khóa luận tốt nghiệp đại học nhân vật ngầm hiểu. Thoạt nhìn thì đó là một sự bất đồng nhưng thực chất lại thống nhất mang giá trị biểu đạt cao. Ở đây, năm ngón tay đã trở thành một ký hiệu thông báo thông tin. Sở dĩ, Cải thua kiện vì số tiền của Cải chỉ bằng một nửa của Ngô. Giá trị tố cáo của truyện ở chỗ, lẽ phải được đo bằng tiển, tiền càng nhiều thì lẽ phải càng lớn. Câu nói của thầy Lý cũng thể hiện một hình thức chơi chữ độc đáo. “Phải” là từ ngữ chỉ tính chất, chỉ sự đúng sai nhưng lại được kết hợp với từ chỉ số lượng, tạo ra nhận thức về sự bất hợp lý trong tư duy người nghe. Nhưng sự bất hợp lý này lại hoàn toàn có nghĩa khi đặt trong ngữ cảnh gắn liền với số tiền đút lót của Cải và Ngô. Tiếng cười được bật ra khi người đọc đồng thời nhận ra sự hợp lí trong cái vô lí này từ cách xử kiện của lý trưởng. Từ tiếng cười mỉa mai, châm biếm, truyện phê phán những ông quan tham lam, lấy tiền ra để cân đong công lý. Chính những hành động đút lót của những người như Cải và Ngô đã tạo điều kiện để quan tham thi hành những cách xử kiện vô lý của mình. b2. Chơi chữ bằng cách dùng từ có nhiều chiếu vật. Từ trong hệ thống ngôn ngữ có ý nghĩa biểu vật. Ý nghĩa biểu vật của từ là loại sự vật, người, hành động, tính chất rất chung chưa cụ thể hóa. Trong ngôn bản, từ phải ứng với một sự vật, hành động, tính chất, trạng thái cụ thể và cá thể. Vậy, có thể hiểu chiếu vật là sự tương ứng giữa từ (và mở rộng ra là giữa các đơn vị ngôn ngữ) với các sự vật, người, hoạt động, trạng thái…trong hiện thực được nói tới. Dựa vào đặc điểm này, nhiều câu chuyện được xây dựng trên cơ sở một từ nhưng được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo chiếu vật mà nhân vật muốn nói tới. Muốn hiểu được các nghĩa khác nhau, người đọc phải chiếu vật vào các đối tượng cụ thể, trong hoàn cảnh cụ thể. Có thể lấy một số truyện minh chứng cho biện pháp này như: Bẩm toàn chó cả, Mất rồi, Dạy con,… Truyện “Mất rồi” cũng là một ví dụ tiêu biểu cho từ có nhiều chiếu vật. Yếu tố gây cười chính là hai từ “mất rồi” và “cháy” bời nó gây ra cho 35 Khóa luận tốt nghiệp đại học người đọc nhiều cách hiểu. Ông khách đến nhà hỏi bố nhưng đứa con lại trả lời về tờ giấy bố viết. Chính sự khập khiễng giữa câu hỏi và câu trả lời đã gây ra hiểu lầm, là cơ sở để tạo nên câu chuyện. Nếu chúng ta chiếu vật với tờ giấy thì hai từ “mất rồi” và “cháy” có thể hiểu là tờ giấy bị mất do cháy, đây cũng chính là điều mà em bé muốn thông báo cho ông khách. Nhưng đặt trong hoàn cảnh câu hỏi của ông khánh muốn đề cập đến người bố thì câu trả lời này không phù hợp. Sư hồn nhiều của em bé đã vô tình tạo ra tiếng cười cho câu chuyện. Lấy chiếu vật làm người bố, hai từ nêu trên lại mang nghĩa là người bố chết do bị cháy. Do vậy, sự hốt hoảng của ông khách lúc này là nguyên nhân bật ra tiếng cười. Người khách dựa vào câu trả lời của em bé để biết về tình hình của bạn mình, nhưng câu trả lời không đi theo ý định của ông. Do vậy, ông đã hiểu sai sự việc: Người bạn mình không chết do cháy mà chính tờ giấy ông bố gửi con mới bị cháy nên không còn nữa. Hai từ “mất” vả “cháy” đã tạo nên những cách hiểu khác nhau nếu chúng ta đặt vào những ngữ cảnh khác nhau. Tờ giấy và người bố là hai sự vật khác nhau nhờ sự liên tưởng của hai từ trên mà ngẫu nhiên lại liên quan đến nhau. Thủ pháp chơi chữ dựa trên sự đa nghĩa của từ ngữ góp phần làm lên tiếng cười, cái hài có tính giải trí mua vui và mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng cách nói năng trống không, cộc lốc trong văn hóa ứng xử của một bộ phận người dân Việt Nam. b3. Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm khác nghĩa. Trước hết, có thể hiểu từ đồng âm là những từ trùng nhau ở hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa. Hiện tượng đồng âm có mặt trong ngôn ngữ là một tất yếu vì só lượng âm thanh mà con người phát ra được và dùng làm vỏ ngữ âm cho các từ dù có nhiều đến mấy cũng chỉ có giới hạn của nó. Truyện “Quan thị và quan võ xỏ nhau” đã vận dụng một cánh độc đáo các từ đồng âm nhưng khác nghĩa để tạo nên tiếng cười cho câu chuyện. 36 Khóa luận tốt nghiệp đại học Truyện kể về một ông quan võ ghét quan thị, khi trông thấy mới đọc một vế câu đối xỏ: “Thị vào hầu, thị đứng thị trông Thị cũng muốn, thị không có ấy.” Quan thị tức quá đối lại: “Vũ cậy mạnh, vũ ra vũ mưa, Vũ gặp mưa, vũ ướt cả lông.” Trong vế đối xỏ của quan võ, chữ “thị” được lặp lại tới năm lần, tạo ra nhịp điệu vui tai đầy mỉa mai cho câu thơ. Mối quan hệ giữa âm và nghĩa được biểu hiện một cách trực tiếp bởi chữ Hán là chữ ghi ý. Ở đây, năm chữ “thị” có âm đọc giống nhau nhưng lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Chữ “thị” trong vế đối có bốn nghĩa: chữ “thị” thứ nhất là hầu hạ, thứ hai là trông, thứ ba là muốn và chữ thứ tư là ấy. Chữ “thị” mang ý nghĩa vừa tục, vừa thanh, gợi ra những liên tưởng thú vị và đem lại tiếng cười cho bạn đọc. Tương tự như cách hiểu trên, chữ “vũ” cũng có bốn nghĩa khác nhau. “Vũ” là mạnh, là mưa và cũng có nghĩa là lông. Các từ có âm đọc trùng nhau, khác nhau về từ loại và ý nghĩa. Lợi dụng sự giống và khác nhau này, quan thị đã ra một vế đối xỏ đầy mỉa mai: “Vũ gặp mưa, vũ ướt cả lông”. Hai bên đối nhau đều giỏi cả, kẻ tám lạng người nửa cân. Hai câu đối được xây dựng trên cơ sở sử dụng các từ có âm đọc giống nhau nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác. Chính đặ điểm thú vị này của từ ngữ đã tạo nên tiếng cười đặc sắc cho câu chuyện, gợi ra nhiều liên tưởng thú vị. b4. Chơi chữ dựa trên quan hệ võ đoán giữa hình thức ngữ âm và sự vật mà từ biểu thị. Trong đời sống, mối quan hệ giữa sự vật và tên gọi của sự vật là mối quan hệ mang tính võ đoán (còn gọi là tính quy ước, tính không có lí do). Cùng là một sự vật trong thực tế khác quan nhưng mỗi ngôn ngữ lại sửu dụng những hình thức âm thanh khác nhau để biểu đạt. 37 Khóa luận tốt nghiệp đại học Ví dụ như trong truyện “Đậu phụ cắn nhau”, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy một sự quy ước giữa chú tiểu và ông sư, họ gọi “chó” là “đậu phụ”. Nguyên do là khi chú tiểu bắt gặp sư cụ đang ăn vụng thịt chó thì đã nói dối chú tiểu là đậu phụ. Vì vậy, vài hôm sau, có tiếng chó sủa ngoài cổng chùa, sư cụ hỏi chú tiểu có chuyện gì đấy, tiểu vội trả lời: “Bạch cụ! Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa ạ!”. Câu trả lời của chú tiểu không chỉ khiến người đọc bất ngờ mà còn có hàm ý báo cho sư cụ biết: Chú tiểu thừa biết nhà sư ăn vụng thịt chó nhưng lại nói dối là đang ăn đậu phụ. Đây là một sự bất bình thường có tác dụng gây cười đã nảy sinh do sự ngầm thay đổi tên gọi của con chó giữa hai nhân vật trong truyện. Câu chuyện đã vạch trần sự phạm giới của sư cụ khi vừa ăn thịt chó lại vừa nói dối. Dựa vào tính võ đoán giữa hình thức ngữ âm và nghĩa sự vật mà từ biểu thị, tác giả dân gian đã xây dựng một tình huống vô cùng hài hước và thú vị trong truyện “Cọp ạ”. Bằng quy ước riêng của mình, sư ông gọi những người đàn bà mặc váy xanh váy đỏ là cọp để các chú tiểu sợ hãi và tránh xa. Nhà sư tưởng rằng làm như vậy sẽ đánh lừa được các chú tiểu. Nhưng bất ngờ đã xảy ra khi nhà sư hỏi các chú tiểu xuống núi thích gì nhất, các chú tiểu đồng thanh trả lời: “Bạch thầy, cọp ạ”. Sư cụ đã ngầm dọa bằng cách lấy tên gọi của một con vật dữ tợn, đáng sợ trên núi để chỉ những người phụ nữ. Rõ ràng, điều sư cụ mong muốn đã không thực hiện được vì các chú tiểu không sợ mà còn thích con “cọp”. Đây là một câu chuyện vui mang ý nghĩa về ngôn ngữ. Sư cụ nói là cọp để các chú tiểu sợ nhưng chẳng những không sợ mà còn thích. Truyện mang ý nghĩa phê phán những chú tiểu đã đi tu nhưng chưa thoát tục, vẫn còn tính thích gái. Bằng sự phân tích hai ví dụ trên, chúng tôi nhận thấy rằng sự quy ước giữa các nhân vật đã tẹo nên một sự hóm hỉnh, dí dỏm chính bởi cách chiếu vật lạ tai lạ mắt. Đồng thời, biện pháp chơi chữ dựa trên quan hệ võ đoán giữa 38 Khóa luận tốt nghiệp đại học hình thức ngữ âm và sự vật được sử dụng trong truyện cười còn mang tính chất đả kích, phê phán những thói hư, tật xấu của con người trong xã hội. * Tiểu kết: Chơi chữ đã thể hiện sự sáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ và tính khôi hài của người Việt Nam. Tác giả dân gian đã biết vận dụng, khai thác tất cả các khả năng, diễn đạt của từ ngữ về mặt ngữ âm, văn tự, ngữ nghĩa và ngữ cảnh để tạo ra các kiểu chơi chữ. Chơi chữ trong truyện cười đã thực sự phát huy được hiệu quả của nó khi đảm nhiệm vai trò là vị trí mạnh để tạo ra tiếng cười sảng khoái, phe phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Chơi chữ đã góp phần tạo ra tiếng cười giúp con người hoàn thiện đạo đức, nhân cách, vượt qua những khó khăn thử thách để chiến thắng đau khổ, hướng con người tới một tương lai tốt đẹp hơn. 2.2.3. Vị trí mạnh nằm ở cuối tác phẩm Trong hệ thống các tác phẩm có sử dụng vị trí mạnh thì yếu tố mạnh nằm ở cuối tác phẩm chiếm một số lượng lớn hơn cả. Qua khảo sát, chúng tôi thu được 76/179 phiếu (~42,5%) là các yếu tố mạnh nằm ở phần cuối truyện. Cơ sở tâm lí của các yếu tố mạnh này dựa trên nguyên tắc tính liên tục của toàn bộ tác phẩm tạo ra một sự chờ đợi bất ngờ hụt hẫng. Yếu tố đi trước bao giờ cũng chuẩn bị cho sự xuất hiện của các yếu tố đi sau. Khi tiếp xúc với văn bản, người đọc đón nhận sự xuất hiện của yếu tố đi sau như một lẽ thường và nó phù hợp với quy luật tâm lý, logic khánh quan. Thế nhưng, nếu yếu tố xuất hiện sau là cái không được chuẩn bị trước hay trái ngược với sự chuẩn bị trước sẽ tạo ra sự hụt hẫng, bất ngờ tới nhận thức và tâm lí người đọc. Trong truyện cười dân gian để tạo ra tiếng cười, tác giả dân gian đã sử dụng rất nhiều thủ pháp khác nhau trong đó biện pháp sử dụng sự chờ đợi hụt hẫng, bất ngờ được xem như là một yếu tố mạnh nằm ờ cuối tác phẩm. Theo giáo sư Đinh Gia Khánh: “Để gây ra tiếng cười thực giòn giã, truyện cười 39 Khóa luận tốt nghiệp đại học dân gian dùng yếu tố bất ngờ, sự bất thường gây ra cảm xúc mạnh… Xúc cảm mạnh có thể là sự ngạc nhiên, bất ngờ.” [10, trang 388]. Theo thống kê vị trí mạnh nằm ở cuối tác phẩm chiếm tới . Các chuyện như: Lí sự của một thầy lang, Cả tin, Mua kính, Thế thì không mất, Quan huyện thanh liêm… được xây dựng trên cơ sở này. 2.2.3.1. Yếu tố mạnh là kết luận vô lí của lập luận Qua khảo sát, chúng tôi thu được có tới 25 phiếu (~14%) có sử dụng yếu tố mạnh là những kết luận vô lý của lập luận. Có thể lấy ví dụ truyện “Thế thì không mất” làm minh chứng tiêu biểu cho biện pháp này. Câu chuyện xoạy quanh sự kiện cô chủ và con sen đi đò, con sen lỡ tay làm rơi cái ống vôi bạc xuống sông bèn lập mưu hỏi: “Thưa cô, cái gì mà mình biết nó ở đâu rồi thì có cho là mất được không ạ?” Và cô chủ đã vô tình bị mắc bẫy của con sen: “Sao lại hỏi lẩn thẩn thế? Đã biết nó ở đâu rồi còn gọi là mất thế nào được.” Nghe thấy cô chủ nói vậy, con sen ngay lập tức nhanh nhảu đưa ra kết luận cho những lí lẽ của mình: “Thế thì cái ống vôi của cô không mất. Con biết nó nằm dưới đáy sông, con vừa đánh rơi xuống đấy”. Lập luận và kết luận của con sen nghe thì rất hợp lí nhưng lại hoàn toàn vô lí. Hợp lí với lập luận của hai cô trò: Cái gì mà mình biết nó ở đâu thì không mất, cái ống vôi con sen biết nó nằm dưới đáy sông nên cái ống vôi không mất. Nhưng nó vô lí ở chỗ dù biết cái ống vôi nằm dưới đáy sông nhưng không thể lấy lại được. Nên lập luận trên là sai. Con sen đã lợi dụng câu trả lời của cô chủ để bao biện cho hành dộng của mình một cách hợp lí từ sự vô lí, chính sự hợp lí này đã giúp nó không bị mắng và tạo ra tiếng cười cho câu chuyện. Ta có thể lấy truyện “Thầy bói xem voi” làm một ví dụ khác cho biện pháp này. Nhân buổi ế hàng, để thỏa trí tò mò không biết con voi hình thù ra 40 Khóa luận tốt nghiệp đại học làm sao, năm thầy bói mù đã quyết tâm chung tiền để xem voi. Thầy sờ ngà, thầy sờ vói, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Mỗi thầy khám phá một bộ phận của coi voi và lần lượt đưa ra các kết luận chắc chắn của mình. Thầy sờ vòi bảo: “Tưởng con voi thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa”. Thầy sờ ngà bảo: “Không phải, nó cứng như cái đòn càn chứ”. Thầy sờ tai lại bảo: “Đâu có, nó bè bè như cái quạt mo”. Thầy sờ chân cãi lại: “Ai bảo, nó sừng sững như cái cột nhà”. Và đến cuối cùng, những tưởng một thầy nào đó sẽ đưa ra kết luận chính xác hơn cả nhưng thầy sờ đuôi cũng lại khẳng định như đinh đóng cột: “Các thầy nói không đúng cả! Nó tua tủa như cái chổi xể là cùng”. Kết quả cuối cùng, ai cũng cho là mình đúng nên các thầy cãi nhau, đánh nhau toạc đầu mẻ trán. Rõ ràng, đặt trong sự khám phá của mỗi thầy thì các thầy đều miêu tả một cách chính xác, Nhưng các thầy không hề hay biết đấy chỉ là một bộ phận của con voi. Vội vàng đưa ra sự kết luận mà không xem xét lĩ lưỡng đã dẫn tới những nhận định vô lí, khiến cho người đọc bật cười bởi sự hài hước của năm thầy. Đó cũng như một lời nhắc nhở chúng ta, khi xem xét sự vật hiện tượng cầ phải xem xét một cách toàn diện, nhiều chiều, đặt sự vật ấy vào trong hệ thống vận động của nó để đưa ra kết luận chính xác, khách quan. Nhân vật chính trong truyện “Mua kính” làm người đọc tập trung chú ý bởi những hành động rất kì quặc. Anh ta dốt đặc cán mai nhưng lại có thói sĩ diện, rởm đời. Vào của hàng kính, bắt chước mọi người, anh ta cũng thử chọn lấy một chiếc nhưng mãi mà không được ưng ý. Chủ cửa hiệu đưa cho cái nào anh ta cũng lắc đầu đòi thay vì lí do không đọc được chữ. Thoạt nghe đến đây, người đọc có thể hoàn toàn thông cảm và hiểu rằng có thể đeo kính vào, kính mắt mờ nên anh ta kén chọn chiếc khác tốt hơn. Nhưng đến cuối cây chuyện, mọi suy luận của bạn đọc đều hoàn toàn bị bất ngờ. Bởi lí do anh ta không đọc được chũ không phải vì mắt kính mờ mà vì anh ta không biết chữ. 41 Khóa luận tốt nghiệp đại học Kết luận cuối cùng của anh ta hoàn toàn vô lí và khiến cho người đọc bật cười: “Biết chữ thì đã không cần mua kính”. Sự vô lý trong suy nghĩ của anh chàng này đã khiến người đọc bật cười vì anh ta nghĩ rằng cứ đeo kính vào là sẽ đọc được chữ, chính nó cũng đã vạch trần sựu dốt nát, ngô nghê của anh chàng nọ. Ngoài ra, ta còn bắt gặp những kết luận vô lí của lập luận qua rát nhiều truyện khác như: Cả tin, Chống chế, Quan lớn nhân đức thật, Ai cũng phải cả… 2.2.3.2. Yếu tố mạnh là một chi tiết bất ngờ, hài hước trái ngược với dự đoán Những truyện cười dân gian mang yếu tố này thường được xây dựng trên một số đặc điểm như: Nhân vật chính thường là những người ngốc nghếch, những dân thường, sư sãi, thầy đồ…, nội dung phản ánh của chuyện thường xoay quanh những sự nhầm lẫn, những thói hư tật xấu, hớ hênh, ngô nghê trong cuộc sống thường ngày. Những truyện cười này chủ yếu gây cười, mang ý nghĩa phê phán một cách nhẹ nhàng những thói hư tật xấu của con ngườ mà ít có ý nghĩa đấu tranh, lên án gay gắt. a. Yếu tố mạnh là chi tiết bất ngờ thể hiện quy luật “gậy ông đập lưng ông”. Những truyện như: Tài nói láo, Cưỡi ngỗng mà về, Con vâng lời ông, Nói cho có đầu có đuôi, Vẫn chi hai quan…đều sử dụng vị trí mạnh thể hiện quy luật “gậy ông đập lưng ông” để tạo ra tiếng cười. Ta có thể lấy câu chuyện “Tài nói láo” làm một minh chứng tiêu biểu. Câu chuyện xoay quanh một anh rất giỏi nói láo, bịa chuyện như thật và biến hóa khôn lường đến nỗi nhiều người tuy biết anh hay bịa mà vẫn không khỏi bị mắc lừa. Quan biết được điều này bèn gọi anh ta tới và bắt phải nói láo trước mặt quan, nếu lừa được quan thì sẽ có thưởng, nếu không quan sẽ phạt roi. Anh ta vội quỳ xuống thành khẩn: “Lạy quan, đèn trời soi xét. 42 Khóa luận tốt nghiệp đại học Quả bấy lâu nay con mắc tiếng oan; dám nói láo với ai bao giờ đâu. Nguyên nhà con có ông Tăng tổ, xưa kia đi sứ bên tàu, có đưa về một cuốn sách nói toàn chuyện lạ; con xem thấy hay nên kể lại, nhưng người ta không tin rồi ai cũng đồn là con nói láo...”. Nghe đến đây, quan tò mò hỏi anh ta cho mượn cuốn sách đó để xem. Kết thúc câu chuyện bạn đọc không khỏi ngỡ ngàng bởi cú lừa ngoạn mục của anh ta cũng như là cú đau của ông quan khi muốn xử anh nói láo. Anh ta chỉ trả lời một câu: “Trăm lạy quan lớn...Nghìn lạy quan lớn...vì...con làm gì có thứ sách quái lạ đấy ạ!” Đến cuối cây chuyện, tiếng cười bật lên bởi sự ngỡ ngàng của ông quan huyện trước câu nói của anh có tài nói láo. Vì sự ngớ ngẩn và tò mò của mình mà quan bị lừa, bị làm trò trước mặt mọi người. Lừa được quan lớn, anh ta đã thể hiện được trí thông minh, hóm hỉnh của mình một cách tự nhiên và đáng phục. Ta cũng có thể lấy truyện “Cưỡi ngỗng mà về” để minh chứng, trong câu chuyện, chủ nhà là một kẻ giàu có nhưng vô cùng keo kiệt. Hắn ta keo kiệt đến nỗi mà bạn đến nhà chơi, trong vườn đầy vịt gà ngan ngỗng nhưng lại than nghèo kể khổ là không có gì đãi bạn. Thấy vậy, ông bạn bảo chủ nhà cứ thịt con ngựa của ông mà đánh chén, anh em hiếm khi gặp còn đánh chén cho vui. Ông chủ nhà tưởng thật hỏi lại thế thịt mất ngựa rồi thì lấy gì mà về. Lúc này ông bạn mới đá đểu, đưa ra một câu nói mỉa mai sự keo kiệt của ông chủ nhà: “Khó gì việc ấy! Rồi bác xem trong đàn ngan, ngống, gà, vịt ngoài vườn, con nào lớn, bac cho tôi mượn một con cưỡi về cũng được!”. Câu nói của ông khách ngầm thông báo là trong nhà có gà vịt ngan ngỗng to, chính vì vậy, việc chủ nhà than không có gì để đãi bạn chỉ là bịa đặt. Câu nói mỉa mai cho bạn đọc thấy được bộ mặt giả tạo, keo kiệt nhưng lại ra vẻ quý bạn của lão nhà giàu, đồng thời nó cũng khiến cho lão đỏ mặt vì xấu hổ. Câu nói được xem như một thủ pháp “gậy ông đập lưng ông” tạo nên tiếng cười mỉa mai, độc đáo trong câu chyện. 43 Khóa luận tốt nghiệp đại học b. Yếu tố gây cười là sự hớ hênh, ngốc nghếch. Bên cạnh tiếng cười được bật lên từ sự thông minh hóm hỉnh của nhân vật thì trong truyện cười xuất hiện không ít những tác phẩm mà nhân vật bộc lộ sự ngốc nghếch đến ngớ ngẩn của mình. Có thể lấy ví dụ một số truyện như: Làm theo bố vợ, Ba anh đầy tớ, Mừng quá, Buôn vịt trời, Nghe lời vợ dặn, Đổi giày, Câu cá,... là những truyện có yếu tố mạnh xuất hiện dựa trên sựu hớ hênh, ngốc nghếch của nhân vật. Chính sự hớ hênh ngốc nghếch này đã tạo nên tiếng cười mua vui độc đáo cho bạn đọc. Lấy ví dụ truyện “Làm theo bố vợ”, bạn đọc phải bật cười trước những hành động ngớ ngẩn của anh chàng kia. Trước khi anh ta đi làm rể, mẹ anh ta dặn là thấy bố vợ làm gì là phải làm theo chứ đừng hếch mắt lên nhìn. Anh chàng nghe theo lời mẹ, thấy bố vợ cuốc đất cũng xăm xắn làm giúp, bố vợ đốn tre, anh giật dao đốn tre. Ông bố bực mình, lúc về cái khăn bịt đầu vướng phải cành tre ông ta cũng không buồn nhặt, thấy vậy, anh chàng cũng cởi áo treo lên cành tre. Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đó, kết thúc là một hành động làm theo bố vợ đến ngớ ngẩn mà ai nghe cũng phải bật cười. Hai vợ chồng ông bố đang cãi nhau, ông bố đạp cho bà mẹ một cái, thấy vậy, anh ta cũng chạy vào, đạp bà mẹ vợ một cái ngã lăn kềnh ra. Chính sự ngốc nghếch của anh chàng đã hấp dẫn, gây sự chú ý của bạn đọc đến các chi tiết gây cười. Các hành động của anh chàng móc xích theo một quy luật tăng tiến, ngày càng ngớ ngẩn, và hành động cuối cùng lên đến đỉnh điểm khiến cho ông bố không thể chịu được nữa. Tiếng cười hài hước cũng cũng mang nội dung phê phán nhẹ nhàng đối với những anh chàng ngốc nghếch, không có chính kiến của mình. Anh chồng trong truyện “Nghe lời vợ dặn” cũng rất đáng cười. Có một anh đang cày ruộng, mải miết làm quá mà quên cả về ăn trưa. Chị vợ sốt ruột, đứng cách mười mặt gọi chồng về ăn cơm. Thấy vợ gọi riết, anh ta nói thật to: 44 Khóa luận tốt nghiệp đại học “Để tôi còn giấu cái cày vào bụi đã!”,. Giấu cái cày mà nói bô bô lên thế, quả thật ai đó đã nghe tiếng và lấy mất. Nhưng kết thúc truyện lại bằng một hành động kì quặc, anh ta vội vàng chạy về rồi thì thầm vào tai vợ: “Nó lấy mất cày rồi”. Anh chàng trong câu chuyện đúng là ngốc không còn gì hơn nữa. Khi giấu cày vào bụi thì nói oang oang cho mọi người nghe thấy, khi mất cày rồi mới thì thầm vào tai vợ là mất cày rồi. Hành động của anh chồng khiến cho bạn đọc không nhịn được cười. Tương tự, ở các câu chuyện khác, yếu tố gây cười được xây dựng dựa trên sự hớ hênh ngốc nghếch của nhân vật. Đó thường là các anh chồng có tính tham ăn, những anh đầy tớ hay ông quan ngu dốt, tham lam... Chính tính cách này của nhân vật đã tạo nên sự thú vị riêng có của truyện cười, tạo nên những yếu tố mạnh góp phần làm nên thành công của thể loại. c. Yếu tố mạnh là một chi tiết bất ngờ thể hiện sự giấu đầu, hở đuôi. Thành ngữ “giấu đầu hở đuôi” chỉ tính cách của con người có ý định giấu diếm điều gì đo nhưng lại vô tình làm lộ cho người khác biết. Vì vậy, bên cạnh tiếng cười mua vui giải trí, chùm truyện này còn thể hiện sự mỉa mai, phê phán những thói hư tật xấu, những điều xấu ra trong xã hội. Sự vô lí, mâu thuẫn trong nhan đề truyện “Phù thủy sợ ma” đã gợi ra một phần nội dung của câu chuyện. Trong quan niệm của người Việt Nam, những người thầy bói, phù thủy sẽ biết diệt ma, tróc quỷ nhưng thầy phù thủy trong truyện lại không như vậy. Thầy phù thủy trong truyện giấu diếm nỗi sợ hãi của mình nhưng đã bị bại lộ trong một trò đùa của vợ. Một lần, đi cúng về khi trời đã tối, thầy nhìn thấy đốm lửa tưởng là ma nên hốt hoảng bỏ tất cả mọi đồ lễ, vắt chân lên cổ chạy một mạch về nhà. Thầy không biết rằng vợ mình đã làm cho thầy nhầm tưởng đó là ma trơi. Hành động trêu đùa của bà vợ đã lật tẩy bản chất sợ ma chủa chồng mình. Người đọc bật cười bởi hóa ra, thầy phù thủy cũng sợ ma như bao người khác chứ chẳng thể diệt ma trừ tà được. 45 Khóa luận tốt nghiệp đại học Truyện “Diêm Vương thèm thịt” cũng là một ví dụ tiêu biểu. Truyện kể về một con lợn sau khi chết, oan hồn của nó được Diêm Vương cho gọi tới. Hồn con lợn lần lượt kể hết những oan sai của nó trên dương gian. Con lợn bắt đầu kể đến công việc nấu nướng của bọn người đọc ác đến đoạn: “Bắc chảo lên, đổ mỡ vào, phi hành cho thơm, thêm muối mắm vào xào...” thì bất ngờ Diêm Vương ngăn lại. Người đọc sẽ nghĩ là có lẽ Diêm Vương thấy quá thương tâm nên không lỡ để nghe thêm nữa. Nhưng câu nói của ngài đã vạch trần bản chất tham ăn: “Đừng nói nữa, ta thèm”. Đến đây cái đuôi của Diêm Vương đã hở ra, ngài cũng trần tục, tham ăn như con người ở nơi trần thế. Nhưng truyện đáng cười ở chỗ, Diêm Vương thèm thịt lợn trong khi đang xử án cho con lợn bị chết ở dương gian. Chi tiết này khiến cho người đọc bị bất ngờ bởi trái ngược với những gì bạn đọc chuẩn bị đón nhận. Câu chuyện xoay quanh Diêm Vương nhưng tiếng cười bật ra nhằm phê phán bọn quan lại, vua chua đang ngày đêm đục khoét nhân dân, làm lợi cho mình. Chi tiết bất ngờ, hụt hẫng trong truyện cười đã thực sự phát huy hiệu quả khi đảm nhiệm vai trò là các vị trí mạnh tại ra tiếng cười sảng khoái hoặc thể hiện dụng ý phê phán thói hư tật xấu trong xã hội. Tiếng cười mà vị trí mạnh mang lại luôn gắn liền với sự khám phá phát hiện thực chất của hiện tượng. Sự phát hiện đó đem lại cho chúng ta tiếng cười. Đặc biệt, sự bất ngờ, hụt hẫng đã góp phần thể hiện tài năng xây dựng tình huống gây cười của tác giả dân gian, làm cho truyện chười giân gian trở thành những tác phẩm văn chương hấp dẫn và thú vị. 2.2.3.3. Yếu tố mạnh là một câu nói ẩn ý. Như đã nói ở trên, ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương khác với lời nói thường ở chỗ nó gợi ra một tập hợp không sao kể xiết những ý tác giả, những tình cảm, nhứng sự giải thích. Mà tập hợp không sao kể xiết ấy chính là ý nghĩa hàm ẩn của văn chương. Cuối tác phẩm truyện cười xuất hiện rất 46 Khóa luận tốt nghiệp đại học nhiều những câu nói của nhân vật hàm chứa những ý nghĩa sâu xa, mang màu sắc mỉa mai, châm biếm rất rõ nét. Có thể kể ra những truyện tiêu biểu như: Thỉnh thần bên xiêm, Về bảo thằng thầy mày đừng có nói dối, Trung thần nghĩa sĩ cả, Sang cả mình con, Bẩm toàn gạo muối, Da mặt dày, Giả ơn con lợn, Chọn người gầy mà chữa, cứ bảo tuổi sửu có được không… Truyện “Sang cả mình con” là một minh chứng tiêu biểu, chỉ một câu nói thôi nhưng mang nhiều ẩn ý. Truyện kể về một lão địa chủ đi chơi về, mồ hôi đàm đìa như tắm. Lão sai người ở quạt cho lão, lát sau, mồ hôi đã ráo, khoái quá lão hỏi: “Ô, mồ hôi của tao nó đi đâu mất cả rồi nhỉ?” Thấy vậy, người ở bỏ quạt xuống, vòng tay thưa: “Bẩm nó sang cả mình con rồi ạ!” Thoạt nghe, bạn đọc sẽ nghĩ có thể anh này hơi ngốc nghếch vì mồ hôi làm sao có thể chuyển từ người này sang người khác được. Nhưng trong sự vô lí ấy lại ẩn chứa một hàm ý sâu xa của anh đầy tớ. Anh đầy tớ đã phải chịu cực nhọc, vất vả trong thời tiết nóng bức oi ả của mùa hè để quạt cho lão địa chủ. Trong khi lão chỉ việc ngồi hưởng thụ. Trong hoàn cảnh như vậy, câu nói “Sang cả mình con” lại hoàn toàn hợp lí. Qua câu chuyện, ngừi đọc phần nào cảm thông cho thân phận của người dân nghèo với những bất công, vất vả của họ, đồng thời căm ghét bọn thống trị, giai cấp địa chủ quan lại bóc lột sưc lao động của người nghèo. Câu nói của anh đầy tớ chính là thái độ phê phán và phản kháng quyết liệt của người dân đối với xã hôi phong kiến đương thời. Truyện “Về bảo thằng thầy mày đừng có nói dối!” cũng là một ví dụ thú vị cho biện pháp này. Yếu tố mạnh được xây dựng trên cơ sở một phát ngôn của nhân vật tạo nên tiếng cười mỉa mai, châm biếm sâu cay. Truyện kể về một thầy đồ hay ngủ ngày nhưng lại ngụy biện là đang nằm chiêm bao để nói chuyện với ông Chu Công và Khổng Tử. Vì vậy, lợi dụng sự dối trá của thầy, cậu học trò thông minh cũng ngụy biện cho hành động ngủ ngày của 47 Khóa luận tốt nghiệp đại học mình bằng câu trả lời tương tự là đi ra mắt ông Chu Công và Khổng Tử. Nhưng đến cuối truyện, trò đưa ra một câu nói chứa ẩn ý sâu sắc khiến bạn đọc phải bật cười: “Hai ông ấy bảo sao lâu nay không thấy thầy mày đến thăm. Con trình rằng mới hôm qua đây thầy có đến thăm ông. Hai ông thấy nói vậy có vẻ giận lắm bảo con rằng: - Mày về bảo cái thằng thầy mày đừng có nói dối.” Câu nói của cậu học trò như một lời nhắc nhở, cảnh cáo với ông thầy. Chính câu nói đầy ẩn ý này đã tạo ra tiếng cười cho câu chuyện. *Tiểu kết: Truyện cười là kết tinh trí tuệ và óc hài hước dân gian. Ra đời với ba chức năng chủ yếu: mua vui, giải trí; phê phán giáo dục; đả kích, đấu tranh xã hội, truyện cười dân gian mang tiếng cười đa cung bậc, vừa có ý nghĩa nhận thức, vừa có ý nghĩa lịch sử – xã hội. Quan khảo sát, chúng tôi nhận thấy, vị trí mạnh xuất hiện một cách dày đặc trong truyện cười dân gian Việt Nam. Ở vị trí nào cũng đều xuất hiện các yếu tố mạnh, đặc biệt ở phần cuối của tác phẩm. Tiếng cười được bật ra không chỉ là phương tiện mua vui đơn thuần, mà nói như nhà dân chủ cách mạng Nga Ghecxen: “Trong cái cười có một cái gì rất cách mạng”. Cũng bởi thế, tiếng cười được mệnh danh là “Vũ khí của kẻ mạnh” trong cuộc chiến chống lại những gì phản dân chủ. Chừng nào xã hội còn chưa hết những điều nghịch lí thì nhân dân sẽ còn sáng tác truyện cười, và sẽ còn cùng nhau cười mãi vào cái xấu để mà xua đuổi chúng đi. 48 Khóa luận tốt nghiệp đại học KẾT LUẬN 1. Phân tích “Vị trí mạnh trong truyện cười dân gian Việt Nam” từ góc độ phong cách học là một vấn đề còn mới mẻ nhưng có một vai trò thực sự quan trọng. Đây là một việc làm, hướng đi cần thiết để đánh giá nhìn nhận nội dung tư tưởng của truyện cười dân gian Việt Nam. Trong quá trình khảo sát, thống kê, phân loại và phân tích, chúng tôi nhận thấy vị trí mạnh đã góp phần làm nên tiếng cười hấp dẫn, sâu sắc của truyện cười. Tìm hiểu vị trí mạnh trong truyện cười dân gian Việt Nam, đề tài tập trung vào việc miêu tả và phân tích các biểu hiện của vị trí mạnh trong truyện cười. Từ những miêu tả và phân tích này, chúng tôi rút ra kết luận về chức năng của vị trí mạnh trong tác phẩm văn học nói chung và trong truyện cười dân gian Việt Nam nói riêng. Truyện cười dân gian là những sáng tác truyền miệng mang tính cộng đồng cao. Mặc dù còn có những chỗ mang tính chất phóng đại không có thật nhưng truyện đã thể hiện rõ những nét tâm lí, sự sáng tạo của dân gian, phản ánh nét đẹp trong phong tục tập quán là lối sống phong cách sinh hoạt của dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, việc tìm hiểu vị trí mạnh trong truyện cười còn giúp chúng ta hiểu được những giá trị cao đẹp của dân tộc. 2. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi là một vấn đề còn mới, được tiến hành trong thời gian có hạn nên việc nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy, thông qua đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. 3.Với việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong rằng khóa luận sẽ là những cơ sở cho bản thân có thêm sự hiểu biết sâu sắc hơn về một biện pháp tu từ văn bản. Mặt khác, chúng tôi hy vọng đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho bản thân và các bạn đồng nghiệp trong quá trình công tác giảng dạy ở các trường phổ thông sau này ở trường phổ thông. Đề tài của chúng tôi sẽ góp 49 Khóa luận tốt nghiệp đại học phần khẳng định một hướng tiếp cận tác phẩm nghệ thuật. Đó là cách phân tích và tiếp cận tác phẩm từ phương diện biện pháp tu từ văn bản. Cách tiếp cận này sẽ giúp cho chúng ta nhìn nhận tác phẩm như là một chỉnh thể hoàn chỉnh có sự phối hợp của tác phẩm để tạo ra hiệu quả thẩm mĩ cũng như tính liên kết của tác phẩm. ************ 50 Khóa luận tốt nghiệp đại học TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Sách nghiên cứu. 1. Diệp Quang Ban (2005), Văn bản và liên kết trong văn bản, Nxb Giáo Dục, Hà Nội 2. Đỗ Hữu Châu (2006), Đại Cương ngôn ngữ, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyến Khắc Phi…(2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 4. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 5. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 6. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2006), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 7. Đinh Trọng Lạc (2006), 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 8. Triều Nguyên (2000), Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt, Nxb Thuận Hóa, Thanh Hóa. B. Sách tham khảo, báo, tạp chí. 1. Đức Anh (2013), Tiếu lâm Việt Nam hay nhất , Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 2. Ngọc Hà (2014), Truyện cười dân gian Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 3. Đinh Gia Khánh (Chủ biên) (2003), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Đinh Trọng Lạc (1992), “Vấn đề, xác định, phân loại và miêu tả các phương tiện và biện pháp tu từ”, Tạp chí ngôn ngữ,(4). 5. Bùi Mạnh Nhị (2003), Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo Dục, Thành phố Hồ Chí Minh. Khóa luận tốt nghiệp đại học 6. Nguyễn An Tiêm (1996), “Cái hài mua vui giải trí trong truyện cười dân gian Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian, (1). 7. Huỳnh Công Tín (2002), “Cái hài dân gian Bắc Bộ - Nam Bộ”, Tạp chí văn hóa dân gian, (5). [...]... trí mạnh trong truyện cười dân gian Việt Nam - Vận dụng phương pháp phân tích phong cách học văn bản để miêu tả, phân tích các yếu tố cấu tạo của vị trí mạnh, từ đó rút ra kết luận về tác dụng của vị trí mạnh trong tác phẩm văn học nói chung và truyện cười dân gian Việt Nam nói riêng 4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Vị trí mạnh trong truyện cười dan gian Việt Nam 4.2 Phạm vi... truyện cười dân gian Việt Nam qua hai cuốn Truyện cười dân gian Việt Nam (Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2014), Ngọc Hà sưu tầm và biên soạn và “Tiếu lâm Việt Nam hay nhất” (Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2013), Đức Anh sưu tầm và biên soạn Căn cứ vào vị trí, cấu tạo và điệu tính tu từ học của vị trí mạnh đối với toàn văn bản, chúng tôi phân loại thành ba vị trí biểu hiện chủ yếu của vị trí mạnh. .. hiệu quả cao cho mục đích gây cười Trên cơ sở lí luận đã trình bày, căn cứ vào vai trò của vị trí mạnh với toàn văn bản, chúng tôi tìm hiểu về vị trí mạnh qua việc khảo sát các truyện cười dân gian Việt Nam được sưu tầm trong các cuốn sách đã nêu ở mục 4.2 (Phạm vi nghiên cứu) 12 Khóa luận tốt nghiệp đại học Chƣơng 2 VAI TRÒ CỦA VỊ TRÍ MẠNH TRONG TRUYỆN CƢỜI DÂN GIAN VIỆT NAM 2.1 Kết quả khảo sát – thống... vậy, trong truyện cười, vị trí mạnh chính là những vị trí đặc biệt trong cấu trúc ngữ nghĩa của tác phẩm có tác dụng hài hước, gây cười hoặc để thực hiện chức năng phê phán, châm biếm Ngoài tác dụng gây cười và phê phán, các yếu tố này còn có chức năng khái quát hóa nội dung, quy định giọng kể và định hướng cách hiểu tác phẩm 1.2.3 Một số đặc điểm về truyện cười dân gian Việt Nam Truyện cười dân gian Việt. .. một sự kiện Các vị trí mạnh trong văn bản có ý nghĩa quan trọng trong việc tập trung chú ý của độc giả tại những yếu tố có giá trị lớn về ngữ nghĩa, giúp độc giả tri thức được hết giá trị nội dung của văn bản cũng như ý đồ của tác giả 1.2 Những đặc trƣng cơ bản của truyện cƣời dân gian Việt Nam 1.2.1 Khái niệm Truyện cười dân gian Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”, truyện cười dân gian được định... Việt Nam 4.2 Phạm vi nghiên cứu Khảo sát qua hai cuốn: - Truyện cười dân gian Việt Nam , (Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2014), Ngọc Hà sưu tầm và biên soạn - “Tiếu lâm Việt Nam hay nhất”, (Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2013), Đức Anh sưu tầm và biên soạn 5 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Vị trí mạnh trong truyện cười dân gian Việt Nam , khóa luân nhằm góp phần củng cố các vấn đề lý thuyết... tàng Truyện cười dân gian Việt Nam, khóa luận này sẽ đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố mạnh được sử dụng trong truyện cười dân gian Việt Nam một cách cụ thể Đồng thời, khóa luận còn góp phần khẳng định những tiền đề lý thuyết của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học trước đó 3 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài - Khảo sát, thống kê những trường hợp sử dụng vị trí mạnh trong. .. định nghĩa như sau: Truyện cười dân gian là một thể loại văn học dân gian chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện 10 Khóa luận tốt nghiệp đại học chức năng phê phán, châm biếm, đả kích cái xấu xa và mua vui giải trí. ” [16, 369] 1.2.2 Phân loại truyện cười Truyện cười được chia làm hai loại: Truyện cười kết chuỗi và truyện cười không kết chuỗi Truyện cười kết chuỗi là những... hiện chủ yếu của vị trí mạnh trong truyện cười, đó là: - Vị trí mạnh nằm ở nhan đề của tác phẩm - Vị trí mạnh nằm ở phần nội dung của tác phẩm - Vị trí mạnh nằm ở phần cuối của tác phẩm Ở mối vị trí, căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và phương thức biểu hiện mà chia thành các tiểu loại nhỏ hơn Kết quả cụ thể được chúng tôi thể hiện ở bảng phân loại sau: Kết quả thống kê STT Vị trí Tiểu loại Số Tỷ lệ phiếu... tích, nhận xét, chúng tôi hy vọng khẳng định thêm vai trò của vị trí mạnh trong tác phẩm văn học dân gian Qua đó, nâng cao hơn nữa những hiểu biết về truyện cười dân gian Việt Nam, chuẩn bị tư liệu cho việc học tập và giảng dạy môn Ngữ văn sau này 6 Phƣơng pháp nghiên cứu - Khảo sát, thống kê, phân loại các trường hợp có sử dụng vị trí mạnh - Phân tích ví dụ minh họa tiêu biểu rồi rút ra kết luận chung

Ngày đăng: 28/09/2015, 14:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan