2.2.2.1. Yếu tố mạnh là một hàm ẩn
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Hữu Châu, hàm ẩn là “Ý nghĩa mà nó phải
dùng đến cái thao tác suy ý, dựa vào ngữ cảnh và các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận, điều khiển hội thoại…mới nắm bắt được”
[6, Trang 359].
Nói một cách dễ hiểu, hàm ẩn chính là sự mơ hồ không rõ ràng về nghĩa. Trong truyện cười, yếu tố hài hước thường không bộc lộ ra mà ẩn giấu ở chỗ “thầm kín” của hiện thực, phải đặt đối tượng vào những hoàn cảnh ngộ nghĩnh, oái oăm, bắt nó phải làm trò cười.
Tìm hiểu truyện cười dân gian Việt Nam, chúng tôi nhận thấy, tính chất hàm ẩn không chỉ xuất hiện ở những truyện khôi hài mà còn ở những truyện trào phúng. Căn cứ vào nội dung của hàm ẩn, chúng tôi chia yếu tố hàm ẩn trong truyện cười thành một số tiểu loại sau:
a. Hàm ẩn thể hiện qua những yếu tố dư thừa, cố tình tạo ra trong phát ngôn.
Thông thường, khi đưa ra một phát ngôn cần phải có một lượng tin để người đọc và người nhận đều có thể hiểu được phát ngôn đó. Nhưng trong truyện cười, xuất hiện những trường hợp thừa hoặc thiếu lượng tin trong phát ngôn một cách cố tình, tạo ra sự hài hước cho tác phẩm.
Ta có thể lấy truyện “Nói cho có đầu có đuôi” để minh họa. Câu
chuyện xoay quanh hai nhân vật là một lão nhà giàu và anh đầy tớ tính tình bộp chộp, thấy gì nói nấy, gặp đâu nói đó, không suy nghĩ chín chắn. Vì thế mà lão nhà giàu dặn anh ta từ nay nói cái gì phải cho rõ ràng, có ngọn ngành. Nhưng chính điều này đã dẫn đến một tình cảnh trớ trêu. Một hôm, lão mặc bộ đồ tơ mới may, sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc, thì anh đầy tớ đứng chấp tay, trịnh trọng nói: “Bẩm ông, con tằm nó ăn dâu, nhả ra tơ, người ta
24
mang tơ bán cho thợ dệt, thợ dệt dệt thành từng tấm lụa, ông đi mua về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo vào, ông hút thuốc, tàn thuốc rơi vào áo ông và áo ông đang cháy”. Đến lúc này ông lão tá hỏa giật mình, nhìn xuống áo thì cái áo lụa mới may đã bị cháy một miếng bằng bàn tay rồi.
Nghe đến đây, bạn đọc không thể không bật cười giữa cuộc đối thoại của lão nhà giàu và anh đầy tớ. Ở đây, anh ta đã cố tình tạo ra một phát ngôn thừa lượng tin. Thông tin “con tằm nó ăn dâu, nhả ra tơ, người ta mang tơ
bán cho thợ dệt, thợ dệt dệt thành từng tấm lụa, ông đi mua về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo vào, ông hút thuốc, tàn thuốc rơi vào áo ông…” là không cần thiết, nó khiến cho đối phương không hiểu đích của phát ngôn là gì cho tới tận cuối cùng mới thông báo áo ông đang cháy thì mọi sự đã rồi.
Truyện “Lợn cưới, áo mới” cũng là một ví dụ tiêu biểu. Nhân vật chính là hai anh chàng có tính hay khoe của. Một anh vừa may được cái áo mới, sẵn tính khoe của nên đứng ngay cổng nhà mình để đợi mọi người qua để khoe nhưng đợi mãi mà chẳng có ai thèm hỏi han. Đúng lúc ấy thì có một anh chàng khác chuẩn bị làm cỗ cưới cũng có tính hay khoe chạy tới hỏi “Bác có
thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?” Anh kia giơ vạt áo của mình
ra nói: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua
đây cả”.
Câu hỏi và câu trả lời của hai anh khiến chúng ta bật cười bởi sự hài hước đến lố bịch. Chính thông tin thừa là “lợn cưới” và “áo mới” không chỉ không phù hợp với hoàn cảnh phát ngôn mà con cho thấy tính xấu của hai người. Nếu thông thường, để tìm lợn, người ta sẽ phải miêu tả đặc điểm về hình dáng, màu sắc của con lợn (lợn béo, lợn gầy…) để đối phương có thể nhận ra nhưng anh sắp lấy vợ lại đưa ra thông tin là lợn cưới. Người khác nhìn thấy chắc chắn không thể biết đấy là con lợn cưới hay lợn bình thường. Tương tự, anh kia lấy thông tin áo mới để thông báo về mặt thời gian: “Từ lúc tôi mặc cái
25
áo mới này…”. Ý nghĩa hàm ẩn chứa trong phát ngôn là để khoe sắp lấy vợ và
khoe chiếc áo mới khiến người đọc bật cười khi phát hiện ra ý nghĩa của hàm ẩn. Truyện mang ý nghĩa phê phán những anh chàng có tính hay khoe của, cũng như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với bạn đọc.
b. Hàm ẩn thể hiện qua những câu nói, lời nhận xét triết lí, đa nghĩa. L.Tônxtôi đã từng nói: “Ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương khác với lời nói thường ở chỗ nó gợi ra một tập hợp không sao kể xiết những ý tác giả, những tình cảm, những sự giải thích…”. Tập hợp không sao kể ấy chứa
đựng những hàm ẩn trong tác phẩm văn chương.
Truyện cười viết ra nhằm hướng tới mục đích trước tiên là gây cười, những truyện sử dụng hàm ẩn từ những câu nói, nhận xét mang tính đa nghĩa, triết lí còn chứa đựng dụng ý phê phán. Các truyện như: Xin làm bố để trả nợ, Hai kiểu áo, Trâu chui cũng lọt, Còn phải học gì nữa,…chứa đựng yếu tố hàm ẩn xây dựng trên cơ sở này.
Trong truyện “Xin làm bố để trả nợ” xuất hiện những câu văn chứa
hàm ẩn mang tính triết lí, đa nghĩa. Anh nông dân khi còn sống công nợ nhiều quá, lúc chết xuống âm phủ Diêm Vương tra sổ thấy chưa trả hết mới bắt hóa kiếp trâu kéo cày trả nợ. Anh ta trả lời rằng: “Làm kiếp trâu cũng không xong,
trừ khi làm bố mấy thằng cho vay nợ mới trả hết nợ chúng nó được.” Lí giải
cho câu nói đó là bởi những người dân lao động làm thuê làm mướn bị bọn địa chủ bóc lột đến mức cả đời, cả kiếp“Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cũng không thể trả hết nợ được. Chỉ có bố chúng nó ở đây là bố của bọn quan lại, địa chủ, phú nông,… mới có đủ tiền để trả cho chúng nó mà thôi. Vì vậy mà chỉ có xin làm bố chúng nó mới có thể trả hết nợ cho “chúng nó” chứ làm kiếp trâu, kiếp bò đến hết đời cũng không xong nợ được. nói
Câu nói mang tính triết lí không chỉ nêu lên được những ẩn ý mà anh nông dân gửi gắm mà còn cho chúng ta biết về một cuộc đời phải chịu những
26
bất công, vất vả cực nhọc sống cùng với nợ và chết vẫn chưa hết nợ. Giọng điệu chua chát, dứt khoát của anh đầy tớ chi phối toàn bộ âm hưởng của truyện, góp phần bộc lộ rõ hơn tình cảnh của những người nông dân cả cuộc đời bị áp bức, bị bóc lột đến tận xương tận tủy. Đó cũng là tiếng nói phản kháng của người dân lao động nhằm vào giai cấp thống trị, tạo ra tiếng cười mỉa mai chua chát.
Truyện “Hai kiểu áo” cũng là một ví dụ tiêu biểu. Câu nói của anh thợ may chứa đựng nhiều ý nghĩa. Câu chuyện xoay quanh một ông quan lớn đi may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết tính quan, anh ta hỏi quan may áo để tiếp ai bởi lẽ: “Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may
ngắn đi dăm tấc. Còn nếu ngài mặc để tiếp dân, thì vạt đằng sau phải ngắn lại”. Câu nói của anh thợ may chứa hàm ý sâu sắc, thể hiện rõ bản chất của
ông quan luồn cúi quan trên và hách dịch với dân chúng. Bởi lẽ, với quan trên thì ngài phải cúi gập đầu xuống đất nên may ngắn đi dăm tấc cho tiện, còn tiếp dân đen thì sẽ ưỡn ngực mà ngửa mặt về phía sau. Bạn đọc bật cười và hiểu ra hàm ý này khi quan trên trả lời: “Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai
kiểu”. Nhận ra các hàm ẩn chứa đựng trong phát ngôn sẽ khiến độc giả bật
cười và rút được những ý nghĩa sâu xa mà câu chuyện gửi gắm. Bởi truyện không chỉ gây cười mà còn phê phán những ông quan chuyên luồn cúi, nịnh bợ quan trên nhưng lại hách dịch, coi thường dân chúng.
Những câu chuyện trên tập trung vào tố cáo tầng lớp thống trị, đó là những ông quan, địa chủ, phú nông…chuyên bóc lột, bóp hầu nặn họng tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổ. Khiến cho dân đen cả đời cả kiếp làm thuê cũng không thể nào ngóc đầu lên được. Từ câu nói mang màu sắc triết lí, đa nghĩa, nhân vật không chỉ vạch trần bộ mặt tham lam, hách dịch của tầng lớp thống trị mà còn thể hiện tiếng nói phản kháng của người dân lao động chống lại xã hội phong kiến bất công, tàn bạo. Qua đó, tác giả dân gian gửi gắm những ước mơ, hy vọng về một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn.
27
2.2.2.2. Yếu tố mạnh là một hành động, phát ngôn thể hiện trí tuệ con người.
Ngoài những câu chuyện trào phúng nhằm mục đích phê phán, đả kích thói hư tật xấu của con người, trong hệ thống truyện cười dân gian còn có một bộ phận những tác phẩm ca ngợi tài chí thông minh, những phẩm chất đạo đức của con người.
Khảo sát truyện cười dân gian, chúng tôi thống kê được 12 truyện (~6,7%) truyện có sử dụng những hành động, chi tiết, lời nói thể hiện trí tuệ, tài năng của con người.Truyện có kết cấu gần với truyện cổ tích vì thường có kết thúc có hậu, cái tốt, cái lương thiện, người nghèo khổ luôn chiến thắng cái ác, cái xấu xa. Nhân vật chính thường là những ông trạng, người học trò thông minh, người dân lương thiện. Trong truyện cười, sự thông minh, trí tuệ của con ngườ được dùng như một thủ pháp nghệ thuật tạo ra tiếng cười.
Truyện “Mưu chủ nhà và mưu đầy tớ” là một minh chứng tiêu biểu.
Tiếng cười được bật ra nhờ sự thông minh, hóm hỉnh của nhân vật chính là anh đầy tớ. Truyện kể về một anh đi ở cho lão nhà giàu, lão hẹn mười năm sau sẽ trả tiền công nhưng đến kì hạn, lão muốn quỵt nên đưa một cái chăn chiên vừa ngắn vừa hẹp yêu cầu anh phải đắp cho vừa người lão thì lão mới trả tiền công cho. Bằng không thì anh phải về tay trắng hay phải ở thêm mười năm nữa rồi trả công cả hai mươi năm luôn thể. Nói rồi, lão nằm ra giữa đường, người lão vừa to vừa dài mà cái chăn thì vừa ngắn vừa hẹp. Anh đầy tớ đắp mãi không được kín đằng đầu thì lại hở đằng chân. Và chính hành động cuối cùng đã thể hiện sự thông minh của anh, anh nghĩ ra một mẹo: cầm chiếc chăn trùm lên đầu lão, rồi đắp xuống quá đầu gối lão. Hai ống chân thò ra ngoài, anh ta lấy một cái gậy vụt tới tấp vào hai đầu gối, đau quá, lão co rút chân lại. Kết quả là chăn đắp lên người lão vừa khéo.
Rõ ràng, lão nhà giàu đã chơi xấu anh đầy tớ, lão tham lam không muốn trả anh ta tiền công nên nghĩ ra cách này. Nhưng với trí thông minh
28
nhanh nhạy của mình, anh đày tớ đã khiến cho lão phải chịu thua. Đến đây, người đọc sẽ bật cười bởi cách xử lí đầy mưu mẹo của anh đầy tớ. Hành động này đã được chờ đợi từ đầu tác phẩm và khi diễn ra, nó làm chúng ta thấy sảng khoái, hả dạ. Chi tiết này thể hiện ước mơ, nguyện vọng của người dân lao động về một xã hội không có bất công, bóc lột.
Ví dụ truyện “Anh hà tiện mắc hợm”, người đọc sẽ bật cười bởi mưu mẹo của anh chàng trong câu chuyện. Anh ta đi lỡ đường bèn nghĩ ra một mẹo kiếm ăn, vào một nhà giàu nọ có tiếng là hà tiện, anh ta liền nói dối là thợ hàn kim. Ông chủ nhà mừng rỡ đưa trầu nước cho anh ta dùng, sai người nhà dọn cơm cho anh ta ăn và có ý nhờ anh ta hàn kim. Anh này ngồi thong thả ăn cơm, ăn xong mới bảo: “Ông tìm nốt những mũi kim gẫy ra đây cho tôi! Mũi nào tôi sẽ hàn vào kim ấy”. Câu nói của anh đầy tớ khiến cho lão nhà
giàu sửng sốt, vì mũi kim nhỏ quá tưởng không dùng làm gì được nên chẳng bao giờ giữ lại. Anh ta đáp lại: “Không có mũi kim thì tôi cũng đành chịu”, rồi đàng hoàng từ giã chủ nhà thủng thẳng ra về. Bạn đọc không chỉ cười sự hà tiện của ông chủ nhà mà còn bởi mưu mẹo của anh thanh niên đi lạc đường. Thay vì đi xin ăn, anh ta đã nghĩ ra một cách khiến cho chủ nhà phải tiếp đón nồng nhiệt và có lí do chính đáng ra về khiến chủ nhà không thể bắt bẻ được. Chính sự thông minh của anh thanh niên đã tạo nên tiếng cười, sức hấp dẫn cũng là điểm nhấn mà câu chuyện muốn gửi tới bạn đọc.
Ngoài ra còn có thể kể đến một số truyện khác như: Trả thù, Đón lên tỉnh rồi, Quan đối với “chó”…cũng được xây dựng trên cơ sở như vậy. Các
câu chuyện được xây dựng lên nhằm ca ngợi trí tuệ, sự thông minh sắc sảo của con người, đồng thời bênh vực cho những người dân lao động nghèo khổ, những người thấp cổ bé họng. Bởi lẽ, sự chiến thắng luôn thuộc về kẻ yếu, thuộc về cái thiện.
29
2.2.2.3. Yếu tố mạnh là những hành động thể hiện bản chất, tính cách của con người
Các cụ ta có câu“Trông mặt mà bắt hình dong”, tính cách con người được thể hiện rất rõ qua ngoại hình, hành động và lời nói. Đặc biệt, trong truyện cười, bên cạnh tiếng cười mua vui giải trí là sự mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu, sự ngu dốt mê muội của con người.
Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng yếu tố mạnh là những hành động, lời nói thể hiện bản chất của nhân vật chiếm tới 9.5% số phiếu thu được. Những chi tiết này không chỉ khiến chúng ta nhận ra tính cách, bản chất của con người mà còn bật ra tiếng cười chua chát mỉa mai, châm biếm.
Ví dụ như câu chuyện về “Hai anh lười”. Một anh lười đến mức muốn ăn sung mà không buồn trèo lên hái mà cứ nằm ngửa dưới gốc cây há miệng chờ sung rụng vào thì nuốt luôn. Nhưng đợi mãi chả có quả sung nào rụng trúng mà toàn chệch ra ngoài. Chợt có người đi qua, anh ta gọi lại nhờ nhựt sung bỏ vào miệng giúp. Nhưng anh này cũng lười không kém, lấy chân cặp quả sung bỏ vào miệng cho anh kia. Anh kia thấy thế đáp: “Khốn nạn! Người
chi mà lười thế!”
Rõ ràng, hai hành động của hai anh đã tố cáo bản chất lười không hề thua kém nhau. Một anh muốn ăn nhưng không muốn làm, một anh giúp đỡ đúng theo phong cách của người lười không buồn cúi xuống. Bạn đọc còn bật cười bởi câu nói hai anh này chê nhau: “Người chi mà lười thế!”. Thông qua hành động và lời nói, tiếng cười không chỉ dừng lại ở sự mua vui mà còn châm biếm bản tính lười biếng, cũng là lời nhắc nhở với bạn đọc.
Truyện “Ăn cỗ với ai?” cũng là một minh chứng tiêu biểu. Từ câu nói của anh chồng, ta có thể hiểu được tính cách của anh ta. Truyện xoay quanh một anh đi ăn cỗ cưới ở làng bên nhưng khi ăn cứ gục đầu xuống gắp mà không để ý đến ai. Khi về vợ mới hỏi hôm nay ngồi ăn cỗ với những ai thì
30
anh ta thản nhiên đáp: “Cũng chả biết nữa! Khi tôi ngẩng đầu lên thì họ đã ra
về cả rồi”. Điểm nhấn của câu chuyện là câu trả lời của nhân vật. Người đọc
đang có sự tò không hiểu anh chồng ăn uống thô tục đến mức nào thì chính câu nói của nhân vật đã nói lên tất cả. Ăn uống tham lam, thô tục đến mức ngồi vào mâm chẳng để ý đến ai, khi ngẩng đầu dậy thì mọi người đã về hết chỉ còn lại mỗi mình. Các cụ ta có câu “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”,