Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 106 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
106
Dung lượng
1,25 MB
Nội dung
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KẾ TOÁN QUỐC TẾ 1 Bài mở đầu 1. Sự phát triển của kế toán trên thế giới Theo hiệp hội kế toán Hoa Kỳ- American Accounting Association: “Kế toán là một tiến trình ghi nhận, đo lường và cung cấp các thông tin kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đánh giá và quyết định của người sử dụng thông tin” Cho đến nay đã có rất nhiều bài viết về sự bắt đầu của kế toán song khó có thể nhận định một cách chính xác kế toán ra đời từ bao giờ. Vào khoảng 8.500 năm trước công nguyên, kế toán đã xuất hiện dưới dạng các bản ghi (gọi là bullae) làm bằng đất sét ghi vải, cá… được đi kèm hàng hoá để người nhận có thể biết được chính xác hàng hoá của mình và kiểm tra chất lượng cũng như giá cả của hàng hoá (lúc đó chưa có hệ số đếm). Bút toán kép có lẽ được phát triển ở Ý vào khoảng giữa thế kỷ 13 và 15. Cùng với sự phát triển của thương mại, các cuộc cách mạng trong công nghiệp, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã làm cho kế toán ngày càng hoàn thiện với vai trò là “ngôn ngữ kinh doanh”. Kế toán (Accounting) ngày nay được phân biệt rạch ròi với ghi chép số liệu (Book-keeping). Hệ thống kế toán ra đời trong một môi trường nhất định và nó phản ánh chính môi trường đó. Môi trường giữa các nước không giống nhau nên mỗi quốc gia đều có hệ thống kế toán riêng của mình. Việc hiểu biết hệ thống kế toán của các nước trên thế giới là thực sự cần thiết. Điều này có nhiều tác dụng trong việc xây dựng hệ thống kế toán riêng của mỗi quốc gia. 2. Một số mô hình kế toán trên thế giới Các mô hình kế toán được giới thiệu ở đây bao gồm: - Mô hình kế toán dạng Anglo-Saxon: Kế toán Mỹ - Mô hình kế toán La-tinh: Kế toán Pháp - Mô hình kế toán của các nước có nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường: Kế toán Trung Quốc 2.1 Mô hình kế toán Anglo-Saxon 2 Anglo-Saxon là một bộ tộc người Đức, di chuyển sang Anh vào thế kỷ V và trở thành bộ phận dân cư chủ yếu của Anh quốc ngày nay. Kế toán dạng Anglo- Saxon không những được áp dụng ở Anh và Mỹ mà còn được áp dụng ở các nước khác và các khu vực chịu ảnh hưởng của Anh như: Canada, Hongkong, Ấn Độ, Ai-len, Kenya, Malaysia, New Zealand, Nigeria, Singapo, Nam Phi và Úc. Nhìn chung, kế toán dạng Anglo-Saxon có xu hướng kém thận trọng và công khai nhiều hơn so với hệ thống kế toán Đức, các nước Latinh và Nhật Bản. Trên phương diện nhất định nào đó, hệ thống kế toán Mỹ có nhiều điểm tương đồng với kế toán Anh. Ngôn ngữ và hệ thống luật của Mỹ được du nhập từ Anh; kế toán Anh cũng là khởi nguồn của kế toán Mỹ, những người đặt nền tảng cho kế toán Mỹ cũng là sinh viên tốt nghiệp các trường đại học ở Anh quốc. Tuy nhiên môi trường lịch sử và sự phát triển gần đây đã đem đến sự khác biệt giữa kế toán Anh và kế toán Mỹ. Kế toán Mỹ là một hệ thống kế toán độc nhất trên thế giới có hệ thống chuẩn mực bao trùm đến các vấn đề BCTC. * BCTC của Mỹ gồm những báo cáo sau: - P/L hợp nhất - B/S hợp nhất, được trình bày dưới dạng 2 cột - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất: báo cáo này đầu tiên được lập ở Mỹ, sau đó một loạt các nước khác cũng tiến hành lập theo. - BCTC của công ty mẹ không bắt buộc phải đệ trình. - Các tài liệu phải bổ sung, thuyết trình khác. * Giá gốc được áp dụng phổ biến, tuy nhiên giá thị trường vẫn được áp dụng khi cần thiết (hợp nhất) hoặc đánh giá theo giá thấp hơn giá thị trường. * TSCĐ được khấu hao theo phương pháp tuyến tính, tuy nhiên những phương pháp như khấu hao nhanh vẫn được chấp nhận. * HTK chủ yếu được đánh giá theo phương pháp LIFO cho mục đích tránh nộp thuế những năm đầu. Điều đó cũng được chấp nhận bởi cơ quan thuế. 3 * Lợi nhuận được tính toán theo luật thuế thường không trùng hợp với lợi nhuận được tính toán trên cơ sở các chuẩn mực kế toán. 2.2 Mô hình kế toán Latinh Hệ thống kế toán các nước nhóm Latinh có những đặc điểm giống kế toán Đức do chịu ảnh hưởng của luật doanh nghiệp và chính sách thuế. Nhìn chung, kế toán các nước Latinh có xu hướng thận trọng và bí mật hơn so với hệ thống kế toán theo dạng Anglo-Saxon. Hệ thống kế toán Pháp bao gồm một hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, với những ký hiệu mã số cụ thể cho từng tài khoản, những quy định cụ thể cho việc đánh giá và xác định lợi nhuận, các mẫu biểu báo cáo, các yêu cầu về BCTC hợp nhất. Đặc điểm cơ bản của hệ thống kế toán Pháp: - BCTC gồm: + B/S hợp nhất + P/L hợp nhất + BC lưu chuyển tiền tệ + BCTC của công ty mẹ + Các tài liệu liên quan khác như BC của Ban giám đốc - Nguyên tắc đánh giá: + Kế toán Pháp áp dụng phương pháp đánh giá rất thận trọng. + Giá gốc làm căn cứ cơ bản để đánh giá tài sản. - Với mục đích bảo vệ quyền lợi của các nhà tín dụng, quỹ dự trữ phải được xây dựng tương đương 10% vốn cổ phần. Quỹ dự trữ này được trích lập hàng năm, xấp xỉ 5% lợi nhuận cho đến khi độ lớn của quỹ đạt được yêu cầu. - Tỷ lệ khấu hao cơ bản được cơ quan thuế quy định. - Phương pháp giá thấp hơn giá thị trường chỉ được sử dụng cho hàng tồn kho, nhưng giá vốn thực tế hàng xuất kho được xác định theo phương pháp bình quân hoặc theo phương pháp FIFO, phương pháp LIFO không được chấp nhận. 4 - Các hợp đồng xây dựng được xác định một cách thận trọng, phương pháp hoàn thành toàn bộ được áp dụng chủ yếu. - Lợi nhuận tính thuế thường trùng hợp với lợi nhuận được xác định theo các nguyên tắc tính thuế. 2.3 Mô hình kế toán các nước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường Luật quốc hội là một yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống kế toán và kiểm toán của Trung Quốc. Đặc điểm cơ bản của kế toán Trung Quốc: - Hệ thống kế toán dựa trên cơ sở phương trình kế toán cơ bản: Tài sản = Công nợ + Vốn chủ sở hữu - Những chuẩn mực kế toán đã hoà hợp với những giả thiết (nguyên tắc kế toán) như: + Nguyên tắc hoạt động liên tục + Nguyên tắc phù hợp + Nguyên tắc thận trọng + Nguyên tắc nhất quán - Nguyên tắc đánh giá: + Cách đánh giá tài sản của Trung Quốc rất thận trọng và giá vốn thực tế được vận dụng một cách nghiêm ngặt. + TSCĐ được khấu hao theo phương pháp tuyến tính, tỷ lệ khấu hao cao nhất được quy định bởi chính sách thuế. + Chi phí QLDN, CPBH được xác định là chi phí định kỳ. Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm chi phí NVLTT, chi phí lao động trực tiếp, chi phí quản lý phân xưởng. + Giá vốn thực tế hàng xuất kho có thể được tính theo những phương pháp: bình quân, FIFO, LIFO, phương pháp “thấp hơn giá thị trường” không được chấp nhận, tuy nhiên có thể lập dự phòng cho hàng lỗi thời hoặc hư hỏng. 5 + Các khoản đầu tư được đánh giá theo giá vốn. + Hợp đồng dài hạn có thể được đánh giá theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành hoặc phương pháp hoàn thành toàn bộ. + BCTC hợp nhất - BCTC gồm có: + B/S; P/L và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + BCTC hợp nhất (trong phạm vi nhất định) + Mẫu báo cáo chung được bộ tài chính Trung Quốc quy định, những mẫu báo cáo này gần giống như mẫu BCTC của Mỹ. 3. Phân loại hệ thống kế toán trên thế giới * Mục đích của việc phân loại nhằm: Hiểu biết được hệ thống kế toán quốc gia này tương tự hay bất đồng với hệ thống kế toán của các quốc gia khác. Hiểu biết các dạng kế toán khác nhau của các quốc gia trong mối liên hệ với quốc gia khác và xu hướng phát triển của nó. Trợ giúp cho các nhà hoạch định chính sách nhận thấy những khía cạnh của sự hoà hợp kế toán quốc tế. Họ có thể học tập kinh nghiệm hệ thống của những nước đã phát triển và ứng dụng vào điều kiện của nước mình trong khả năng cho phép. Chẳng hạn, một nước chưa bao giờ xẩy ra trường hợp lạm phát và cũng chưa từng có hệ thống kế toán cho vấn đề lạm phát này. Khi lạm phát xuất hiện ở đó, các nhà chức trách sẽ làm gì về kế toán để đương đầu với vấn đề lạm phát này. Họ có thể cố gắng nghĩ ra cách kế toán xử lý riêng hoặc có thể học tập kinh nghiệm từ những nước khác. Lợi ích học tập lợi ích của những người khác: nhanh, hiệu quả nếu như hoàn cảnh lạm phát của 2 nước giống nhau. Kế toán trong trường hợp này như là quy trình công nghệ mà có thể chia sẻ, học tập. * Có nhiều tiêu chí để phân loại hệ thống kế toán trên thế giới trong đó cách phân loại phổ biến nhất là phân loại kế toán căn cứ vào dòng tiền. Tiêu chuẩn để phân 6 loại hệ thống kế toán của cách phân loại này là thời điểm ghi nhận doanh thu- chi phí. Theo tiêu chuẩn này, hệ thống kế toán được chia thành: → Accrual Basic Accounting (Kế toán cơ sở dồn tích) → Cash Basic Accounting (Kế toán theo cơ sở tiền mặt) 3.1 Kế toán theo cơ sở dồn tích – Accrual Basic Accounting ABA là phương pháp kế toán được dựa trên cơ sở: Dự thu- dự chi. Tức là “mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền”. Doanh thu được ghi nhận khi nó được thực hiện và chi phí được ghi nhận khi nó phát sinh. Kết quả hoạt động kinh doanh được xác định trên nguyên tắc phù hợp theo công thức sau: Kết quả hoạt động kinh doanh = Doanh thu - Chi phí * Ưu điểm: - Kế toán dồn tích cho phép xác định được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từng kỳ kế toán chứ không nhất thiết phải chờ đến khi kết thúc công việc. - Phương pháp này cho phép cung cấp các thông tin về vốn bằng tiền nhờ vào cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp. - Giúp cho chính phủ thu được nhiều tiền thuế và chính xác nhất. Hiện nay, kế toán dồn tích chiếm ưu thế ở hầu hết các nước trên thế giới. Các sổ sách của kế toán dồn tích bao gồm: 1, Sales distribution journal: Dùng để ghi các khoản bán hàng theo hình thức bán trước trả sau. 2, Purchases distribution joural: Dùng để ghi các khoản mua hàng theo hình thức mua trước thu tiền sau. 3, Cash receipts joural: Dùng để ghi tất cả các loại tiền nhận được có liên quan đến doanh nghiệp. 7 4, Cash payments joural: Dùng để ghi tất cả các loại tiền chi trả có liên quan đến doanh nghiệp. 5, General joural: Dùng để ghi các khoản có liên quan đến doanh nghiệp mà không thể ghi vào các nhật ký khác. Một bộ sổ cái (General Ledger) bao gồm tất cả mọi tài khoản phát sinh trong doanh nghiệp và một số sổ phụ như Petty cash (sổ ghi chép các loại chi phí lặt vặt bằng tiền mặt). * Các BCTC căn bản bao gồm: 1, Trial balance: Bảng thử tính chất đúng đắn và chính xác của các tài khoản. 2, Statement of financial performance (Profit & Loss): Bảng tường trình lãi lỗ của doanh nghiệp. 3, Statement of financial position (Balance sheet): Bảng cân đối các khoản nợ và có của doanh nghiệp. 4, Taxes calculation report: Báo cáo về các khoản thuế mà doanh nghiệp có quyền lợi cũng như nghĩa vụ. 5, Accounts receivable & Payable ledger: Sổ chi tiết các khoản nợ phải thu và nợ phải trả của doanh nghiệp. 3.2 Kế toán theo cơ sở tiền mặt – Cash basic accounting (CBA) CBA là phương pháp kế toán dựa trên cơ sở thực thu- thực chi tiền. Thời điểm ghi nhận doanh thu- chi phí là lúc thu tiền hoặc chi tiền. Kết quả hoạt động kinh doanh được xác định như sau: Kết quả hoạt động kinh doanh = Dòng tiền thu - Dòng tiền chi * Ưu điểm: - Nó tập trung vào khả năng của doanh nghiệp tạo nên các luồng tiền mặt từ những hoạt động kinh doanh, chỉ rả khả năng thanh toán của các doanh nghiệp. - Đơn giản và khách quan. * Nhược điểm: không cho phép đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh theo định kỳ, bỏ qua những nghiệp vụ mà dẫn đến tăng hoặc giảm tài sản khác không 8 phải là tiền. Không thể xác định được thông tin về các khoản nợ (các khoản thu nhập, chi phí không bằng tiền). Hiện nay, quan điểm của kế toán tiền vẫn được sử dụng để đánh giá sự vận động của các luồng tiền trong doanh nghiệp sau một thời kỳ hoạt động nhất định và áp dụng trong kế toán công. Ở Việt Nam hiện nay, cơ quan thuế vẫn chưa chấp nhận cho các doanh nghiệp áp dụng phương pháp này. 4. Các nguyên tắc kế toán Các nguyên tắc kế toán được xây dựng bởi các cơ quan có chức năng và được thừa nhận bởi các cơ quan này. Tất cả các quốc gia xây dựng hệ thống kế toán theo các chuẩn mực kế toán quốc tế cũng thừa nhận nội dung của các nguyên tắc kế toán. Theo đó, việc tổ chức công tác kế toán dựa trên cơ sở một số những quy định pháp lý, được bổ sung bằng một hệ thống các nguyên tắc kế toán căn bản đã được chấp nhận, bao gồm một số các giả định (Assumptions) và các nguyên tắc kế toán (Principles) được thừa nhận. * Các giả định căn bản phản ánh phạm vi áp dụng của kế toán và xác định giới hạn hình thành thông tin kế toán. Bao gồm các giả dịnh sau: 1, Chủ thể kinh doanh độc lập (Business Entity Assumption): Tất cả mọi chi tiết có liên quan tới doanh nghiệp phải được tách rời hẳn ra với các chi tiết riêng tư của doanh nhân, mục đích là để tránh lẫn lộn trong lúc tính toán lãi (lỗ) cũng như tài sản của doanh nghiệp). 2, Hoạt động liên tục (Going-Concern Assumption): Đời sống của doanh nghiệp được giả định kéo dài trong khoảng thời gian đủ để có thể thực hiện những hoạt động dự kiến và đảm bảo những cam kết đã định. Một khi doanh nghiệp không hoạt động nữa kể như doanh nghiệp phải giải thể. 3, Đơn vị tiền tệ ổn định (Unit-of-Measure Assumption): Tất cả các doanh nghiệp đều tổ chức công tác kế toán trên cơ sở đơn vị đo lường duy nhất là tiền tệ. Do đó tất cả các bút toán có liên quan đến doanh nghiệp phải được quy thành tiền, kế cả những tài sản vô hình lẫn hữu hình. 9 4, Kỳ kế toán (Time-period Assumption): Khi bút toán phải phân đoạn theo thời gian như hàng tháng, hàng quý, hàng năm và cũng cần phải quy định rõ ràng chu kỳ hạch toán bắt đầu từ đâu và đến đâu thì chấm dứt chu kỳ hạch toán. * Các nguyên tắc cơ bản được thừa nhận chung: 1, Nguyên tắc giá phí (Cost Principle): Tài sản của doanh nghiệp được ghi theo giá phí tức giá mua và các chi phí liên quan (còn gọi là giá gốc hay giá lịch sử). 2, Nguyên tắc ghi nhận doanh thu (Revenue Regconition Principle): Trên cơ sở quan điểm dồn tích (Accrual basic), các khoản doanh thu được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, tức thời điểm mà quá trình sản sinh doanh thu đã được cơ bản hoàn thành và có thể biểu hiện qua các chứng cứ khách quan (chứng từ kế toán). Vào cuối niên độ, kế toán ghi nhận không những các nghiệp vụ đã thu tiền mà cả các nghiệp vụ sẽ thu đã cam kết trong niên độ. 3, Nguyên tắc tương xứng (Matching Principle): Chi phí cần được ghi nhận trên báo cáo thu nhập vào cùng kỳ kế toán với doanh thu sản sinh tương ứng với các chi phí đó. 4, Nguyên tắc thông tin đầy đủ (Full- Disclosure Principle): Báo cáo tài chính cần thể hiện đầy đủ các thông tin thích hợp, có ích giúp cho người sử dụng phán đoán chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mọi thông tin quan trọng đủ để tác động đến việc đánh giá của đối tượng sử dụng thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp cần phải được ghi nhận. 5, Nguyên tắc trọng yếu (Materiality Principle): Một yếu tố thông tin được xếp vào loại trọng yếu khi sự thiếu xót hoặc thiếu chính xác trong việc ghi nhận có thể tạo ảnh hưởng và làm biến đổi các quyết định của người sử dụng nó. 6, Nguyên tắc thận trọng (Conservatism Principle): Thận trọng về mặt kế toán có nghĩa khi lập báo cáo tài chính doanh nghiệp cần chọn phương pháp hạch toán sao cho càng ít đánh giá tài sản và thu nhập cao hơn thực tế càng tốt, tất nhiên điều này không có nghĩa doanh nghiệp sẽ định giá tài sản và thu nhập thấp hơn thực tế. 10 [...]... mực kế toán riêng - Vận dụng 100% các chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng có thêm phần phụ lục để có thể thêm vào hoặc bớt đi trong chuẩn mực một số phần - Vận dụng có chọn lọc các nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế có sửa đổi, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với đặc điểm nền kinh tế quốc gia và ban hành thêm chuẩn mực kế toán quốc gia - Không sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Chuẩn mực kế toán quốc. .. liệu, chứng từ kế toán 5 Chuẩn mực kế toán quốc tế Chuẩn mực kế toán quốc tế là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp, tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán thống nhất trong công tác báo cáo tài chính Chuẩn mực kế toán quốc tế đã và đang được các quốc gia vận dụng theo 1 trong 4 mức độ áp dụng sau: - Vận dụng 100% các chuẩn mực kế toán quốc tế Nếu có chuẩn mực kế toán không thể... cân đối kế toán (Xem các cột Báo cáo thu nhập và Bảng cân đối kế toán trên Bảng kế toán nháp) Tuy nhiên số liệu tổng cộng của Bảng cân đối kế toán trên Bảng kế toán nháp không bằng số liệu tổng cộng trên Bảng cân đối kế toán riêng rẽ do số liệu các khoản về khấu hao và cổ tức được sắp xếp không giống nhau giữa Bảng kế toán nháp và Bảng cân đối kế toán 1.2.9 Lập các báo cáo kế toán Báo cáo kế toán là... các vấn đề liên quan mà chuẩn mực đó đề cập đến - Phần 4: Nội dung chính của chuẩn mực, đề cập đến những vấn đề chuẩn mực cần giải quyết, nguyên tắc xử lí về kế toán, tài chính đối với vấn đề đó - Phần 5: Cách thức công bố, trình bày báo cáo tài chính đối với vấn đề mà chuẩn mực điều chỉnh CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 1 So sánh các mô hình kế toán trên thế giới? 2 Kế toán cơ sở dồn tích và kế toán tiền... đoạn đường khoảng 100km Peter đề nghị giám đốc thanh toán chi phí đi lại căn cứ trên chi phí xăng thực tế đã hao phí để đi thực hiện công việc 12 Chương 1 ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN MỸ - Đơn vị tiền tệ: USD - Hình thức kế toán sử dụng thống nhất: Nhật ký chung - Hệ thống tài khoản: tài khoản bằng chữ 1.1 Đối tượng kế toán và phương trình kế toán 1.1.1 Đối tượng kế toán Đối tượng của kế toán nói chung là tài sản... Chu trình kế toán Mỹ 15 50,000 1,500 1,500 200,000 203,500 -2,000 -2,000 -1,500 3,500 Chu trình kế toán là toàn bộ các bước công việc cần tiến hành để hoàn chỉnh công việc, đưa thông tin kế toán từ các NVKT phát sinh vào BCTC Kế toán Mỹ áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung Một chu trình kế toán phải trải qua các bước công việc sau: - Thu thập, kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh... toán quốc tế Chuẩn mực kế toán quốc tế đầu tiên được soạn thảo vào năm 1974 và có hiệu lực vào năm 1975 Hiện tại có tất cả 34 chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, học tập và vận dụng chuẩn mực, một chuẩn mực kế toán quốc tế thường bao gồm 05 nội dung cơ bản sau: 11 - Phần 1: Mục đích áp dụng chuẩn mực - Phần 2: Phạm vi áp dụng chuẩn mực - Phần 3: Thống nhất các thuật ngữ... nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các giá trị phát sinh; giá trị còn lại của các tài khoản kế toán - Lập các bút toán điều chỉnh - Ghi nhận các bút toán điều chỉnh vào các sổ kế toán - Lập bảng kế toán nháp - Lập các báo cáo kế toán 1.2.1 Hệ thống tài khoản trong kế toán Mỹ Hệ thống tài khoản trong kế toán Mỹ bao gồm 5 loại tài khoản sau: Loại 1: Tài khoản phản ánh tài sản Loại 2: Tài khoản phản ánh nợ phải... 22,075 138,200 Tác dụng của Bảng kế toán nháp: - Ghi chép các bút toán điều chỉnh: Các bút toán điều chỉnh trên Bnảg kế toán nháp có thể được sao chép sang sổ Nhật ký hoặc chuyển vào sổ Cái - Ghi các bút toán khoá sổ vào Nhật ký chung: Tất cả các bút toán cần kết chuyển số dư đều có thể tìm thấy trong các cột của Báo cáo thu nhập (trừ các tài khoản cổ tức) Các bút toán khoá sổ được ghi vào Nhật ký... Liên hệ với thực tế tại Việt Nam? 3 Nội dung cơ bản của 1 chuẩn mực kế toán quốc tế? Cho ví dụ minh họa? BÀI TẬP VẬN DỤNG Trong mỗi tình huống sau, hãy cho biết khái niệm, nguyên tắc kế toán nào được áp dụng? 1 Công ty Apple mua một mảnh đất vào năm N, trị giá $80,000 Năm N+7, Ban giám đốc công ty Apple cho rằng công ty có thể bán mảnh đất này với giá $170,000 Trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N+7, . $80,000. 2. Peter đang sở hữu một chiếc ôtô. Trung bình mỗi năm Peter lái chiếc xe đó khoảng 10,000km. Peter không thường sử dụng cho công việc của công ty nhưng hôm nay giám đốc yêu cầu Peter sử. đúng đắn và chính xác của các tài khoản. 2, Statement of financial performance (Profit & Loss): Bảng tường trình lãi lỗ của doanh nghiệp. 3, Statement of financial position (Balance sheet):. phát hành (maker); người được trả tiền gọi là người thụ hưởng (payee). Khi đến hạn thanh toán người phát hành phải thanh toán cho người thụ hưởng cả tiền gốc (princial) và tiền lãi (interest). 3.