0
Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Kế toán thương phiếu phải thu (Notes receivable)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KẾ TOÁN QUỐC TẾ (Trang 46 -46 )

- Xây dựng hệ thống tài khoản cho Q&S Company Định khoản các NVKT phát sinh trong tháng 8/N.

KẾ TOÁN TÀI SẢN NGẮN HẠN

2.4 Kế toán thương phiếu phải thu (Notes receivable)

Thương phiếu phải thu (Notes receivable) là thuật ngữ dùng để chỉ phiếu hẹn trả tiền (Promissory Note), đó là lời hứa trả nợ vô điều kiện tại một thời điểm xác định trong tương lai. Đơn vị ký phát thương phiếu gọi là bên phát hành thương phiếu. Đơn vị nhận được số tiền thanh toán gọi là bên được trả tiền. Thương phiếu có thể là loại chịu lãi hoặc không chịu lãi. Thương phiếu là một phương thức thanh toán tương đối tiện lợi vì lợi ích pháp lý của nó. Bên bán sở hữu một thương phiếu có nghĩa là đã nắm chắc giấy tờ pháp lý chứng tỏ người mua mắc nợ doanh nghiệp một khoản tiền và hứa trả ở một

Tài sản lưu động (Current assets)

Tiền (Cash) $10,000 Đầu tư ngắn hạn (Short-term Investments) 15,000 Khoản phải thu (A/R) $100,000

Trừ(Less): DP nợ khó đòi

(Allowance for Uncollectible accounts) 6,000 94,000 Hàng tồn kho (Inventory) 56,000 Tổng tài sản lưu động (Total curent assets) $175,000

thời điểm xác định. Bên bán còn có thể nhận một khoản lãi từ thương phiếu tính theo thời gian của thương phiếu. Hơn nữa, khi cần tiền bên sở hữu thương phiếu có thể đến chiết khấu tại ngân hàng để lấy tiền mà không cần đợi đến hạn của thương phiếu.

Một số khái niệm liên quan đến thương phiếu phải thu:

- Ngày đến hạn: là ngày thương phiếu được trả. Thời gian của thương phiếu thường là từ 30 ngày đến 180 ngày.

Thời gian của thương phiếu nếu tính theo số tháng thì ngày đến hạn sẽ cùng ngày với ngày phát hành thương phiếu tính thêm số tháng của thương phiếu. Nếu thời gian của thương phiếu là một số ngày cụ thể thì phải tính toán chính xác số ngày (loại trừ ngày phát hành thương phiếu). Ví dụ thương phiếu có thời hạn 30 ngày, phát hành 1/3 thì ngày đáo hạn là 31/3.

- Thời hạn của thương phiếu: là độ dài thời gian tính từ ngày phát hành thương phiếu đến ngày đáo hạn thương phiếu.

- Lãi thương phiếu: là chi phí cho số tiền mắc nợ và là thu nhập cho số tiền cho người khác nợ.

Lãi thương phiếu = Số tiền nợ gốc x Lãi xuất thương phiếu x Thời gian

Lãi suất thương phiếu thường được tính theo năm. Nếu thời hạn của thương phiếu tính theo ngày thì quy ước 1 năm 360 ngày để tính lãi thương phiếu. - Giá trị đến hạn của thương phiếu phải thu: là số tiền thu được khi đến hạn thương phiếu.

Giá trị đến hạn = Số tiền nợ gốc + Lãi thương phiếu

Giả sử thương phiếu phát hành ngày 1/3 thời hạn 30 ngày với số tiền là $30,000, lãi suất 12%/năm. Đến ngày 31/3:

Giá trị đến hạn thương phiếu = 30,000+30,000x12%/30/360 = 30,300 ($)

Phương pháp hạch toán

- Nhận thương phiếu phải thu Thương phiếu phải thu (N/R)

- Thu hồi nợ thương phiếu phải thu Tiền (Cash)

Thương phiếu phải thu (N/R) Thu nhập về lãi (Interest income)

- Đến hạn thương phiếu chưa được thanh toán Khoản phải thu (A/R)

Thương phiếu phải thu (N/R) Thu nhập về lãi (Interest income)

- Đến hạn thanh toán mà con nợ đề nghị trả bằng thương phiếu mới Thương phiếu mới (N/R2)

Thương phiếu cũ (N/R1)

Thu nhập về lãi (Interest income)

- Chiết khấu thương phiếu phải thu: Nhiều doanh nghiệp cần tiền cho hoạt động kinh doanh của mình thì họ bán thương phiếu phải thu cho ngân hàng hay các công ty tài chính để thu tiền hơn là nắm giữ chúng chờ đến hạn thanh toán. Cách làm này gọi là chiết khấu vì ngân hàng sẽ trừ bớt đi khoản tiền lãi từ giá trị đến hạn của thương phiếu nhằm xác định số tiền thu được khi thanh toán trước hạn. Người nắm giữ thương phiếu sẽ ký tên của họ vào mặt sau của thương phiếu và đưa nó cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ thu giá trị đến hạn của thương phiếu (giá trị gốc và tiền lãi) vào ngày đến hạn. Nếu người ký phát thương phiếu không chi trả khi đến hạn, thì người nắm giữ thương phiếu có trách nhiệm phải thanh toán cho ngân hàng số tiền này.

Số tiền chiết khấu = Giá trị đến hạn x Lãi suất chiết khấu x Thời gian

“Thời gian” ở đây chính là số ngày còn lại chờ đến ngày đến hạn của thương phiếu, bởi vì đó chính là thời gian mà ngân hàng cho doanh nghiệp nắm giữ thương phiếu được vay tiền.

Tiền thu được = Giá trị đến hạn - Số tiền chiết khấu.

Giả sử rằng thương phiếu có giá trị $100,000; lãi suất 12%/năm, thời gian thanh toán 60 ngày (ngày 5/3 là ngày phát hành thương phiếu). Thương

phiếu được chiết khấu vào ngày 15/3 (10 ngày sau ngày phát hành) với lãi suất chiết khấu của ngân hàng là 18%. Khi đó:

Giá trị đến hạn = $100,000 + ($100,000 x 12/100 x 60/360) = $102,000 Số tiền chiết khấu = $102,000 x 18/100 x 50/360 = $2,550

Tiền thu được = $102,000 - $2,550 = $94,450

+ Nếu tiền thu được từ việc chiết khấu thương phiếu ít hơn giá trị gốc của thương phiếu, phần chênh lệch đó sẽ ghi nợ cho tài khoản chi phí tiền lãi.

Tiền (Cash) 94,450 Chi phí tiền lãi (Interest expenses) 550

Thương phiếu phải thu (N/R) 100,000

+ Ngược lại, nếu tiền thu được từ việc chiết khấu thương phiếu nhiều hơn giá trị gốc của thương phiếu, phần chênh lệch đó sẽ được ghi cho tài khoản thu nhập tiền lãi.

Tiền (Cash) xxx

Thương phiếu phải thu (N/R) xxx Thu nhập tiền lãi (Interest income) xxx

- Bút toán điều chỉnh (Adjusting Entries): Cuối kỳ nếu có thương phiếu phải thu còn tồn lại thì tiền lãi chưa thu phải được tính toán và ghi sổ.

Ví dụ: Ngày 16/12/N công ty nhận được thương phiếu trị giá $3,000, thời

hạn 60 ngày, lãi suất 12%/năm, của một khách hàng hẹn nợ cho một khoản phải thu quá hạn. Đến 31/12 tiền lãi phải thu được tính:

$3,000 x 12% x 15/360 = $15 Bút toán điều chỉnh như sau:

Lãi phải thu (Interest Receivable) 15 Thu nhập về lãi (Interest income) 15

Ngày 14/2 năm sau phiếu hẹn nợ được thanh toán, lập bút toán: Tiền (Cash) 3,060

Thương phiếu phải thu (N/R) 3,000 Lãi phải thu 15

Thu nhập về lãi (Interest income) 45 BÀI TẬP VẬN DỤNG CHƯƠNG 2

Có tài liệu tại doanh nghiệp X như sau:

2/5: Bán chịu cho khách hàng M và nhận một Thương phiếu trị giá $3,000, lãi suất 12%, thời hạn 90 ngày.

3/6: Chấp nhận 1 Thương phiếu từ công ty H để thay thế một khoản nợ phải thu đã quá hạn, giá trị thương phiếu $2,000, lãi suất 15%, thời hạn 30 ngày. 3/7: Khách hàng H thanh toán nợ.

31/7: Khách hàng M thanh toán nợ.

1/12: Bán chịu cho công ty K và nhận một Thương phiếu trị giá $3,400, lãi suất 15%, thời hạn 60 ngày.

Yêu cầu: Định khoản các NVKT liên quan đến các Thương phiếu?

Chương 3

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KẾ TOÁN QUỐC TẾ (Trang 46 -46 )

×