- Khi mua NVL, căn cứ vào hoá đơn bán hàng Nợ TK Mua hàng – NVL
(Accounting for Owner’s Equity)
6.1 Kế toán trong doanh nghiệp hợp danh
6.1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp hợp danh
Một đơn vị hợp danh (Partnership) được xem là một tổ chức gồm hai hay nhiều thể nhân cùng sở hữu một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
* Đặc điểm:
- Là một tổ chức tự nguyện giữa các thành viên, chấp nhận rủi ro khi tham gia doanh nghiệp, từ đó liên đới chịu trách nhiệm vô hạn với các thành viên khác về những khoản nợ của doanh nghiệp.
- Hình thức hợp danh đặt trên cơ sở hợp đồng với những điều khoản quy định trước tạo thuận lợi cho việc điều hành hoạt động và giúp giải quyết những bất đồng về sau.
- Thời gian hoạt động của một công ty hợp danh thường có giới hạn ghi trong điều lệ công ty.
6.1.2 Phương pháp kế toán 6.1.2.1 Góp vốn và rút vốn
- Khi đầu tư vào doanh nghiệp, số tiền của mỗi thành viên góp vào được ghi nhận vào bên Có của tài khoản Vốn của từng người:
Nợ TK Tiền (Cash)
Có TK Vốn chủ sở hữu A (A, Capital)
- Khi các thành viên rút vốn, ghi Nợ TK Rút vốn của từng chủ sở hữu: Nợ TK Rút vốn chủ sở hữu A (A, Withdrawals)
Có TK Tiền (Cash)
- Cuối kỳ điều chỉnh tài khoản Vốn chủ sở hữu: Nợ TK Vốn chủ sở hữu A (A, Capital)
Có TK Rút vốn chủ sở hữu A (A, Withdrawals)
6.1.2.2 Phân phối lãi - lỗ
Cuối kỳ phần thu nhập thuần được kết chuyển từ tài khoản XĐKQ sang bên Có TK Vốn của từng thành viên. Có 2 phương pháp chia lãi:
- Theo tỷ lệ vốn góp:
Vốn góp của từng người Phần lãi được chia = Lãi x
Tổng nguồn vốn
Ví dụ: Doanh nghiệp ABC quyết đinh chia lãi theo tỷ lệ vốn góp của 3 thành
Trong năm N thu nhập thuần của công ty là $36,000, việc phân bổ thực hiện như sau: Vốn A………$50,000 Vốn B………$20,000 Vốn C………$30,000 Cộng vốn……….$100,000 50,000
Phần lãi chia cho A = 36,000 x = 18,000($) 100,000
Tương tư như vậy, phần chia lãi cho B là $7,200 Phần chia lãi cho C là $10,800 Hạch toán như sau:
Nợ TK XĐKQ (Income Summary) 36,000
Có TK Vốn A (A, Capital) 18,000 Có TK Vốn B (B, Capital) 7,200 Có TK Vốn C (C, Capital) 10,800 - Theo tỷ lệ cố định:
Phần lãi được chia = Lãi x Tỷ lệ cố định
Ví dụ: Giả sử điều lệ của công ty East & West ấn định việc chia lãi cho
ông East là 2/3 và ông West là 1/3. Thu nhập thuần trong năm $63,000. Kế toán ghi nhận việc phân bổ thu nhập như sau:
Nợ TK XĐKQ (Income Summary) 63,000
Có TK Vốn chủ sở hữu East (East, Capital) 42,000 Có TK Vốn chủ sở hữu West (West, Capital) 21,000 Trong trường hợp lỗ thì ghi Nợ TK Vốn chủ sở hữu
Nợ TK Vốn chủ sở hữu A (A, Capital) Có TK XĐKQ (Income Summary)
6.1.2.3 Thay đổi thành viên
- Sự gia nhập của một thành viên.
- Sự rút khỏi hợp danh của một thành viên. - Một thành viên bị chết
Khi xảy ra một trong các trường hợp trên, hợp danh bắt buộc phải thực hiện các thủ tục về mặt kế toán để giải thể doanh nghiệp, sau đó hợp danh có thể tiếp tục hoạt động như bình thường hoặc thành lập ra một hợp danh mới.
a, Nhận thành viên mới
Sự gia nhập của thành viên mới phải có sự cho phép của các thành viên cũ. Hợp danh cũ bị giải thể và hợp danh mới được hình thành. Do đó, một hợp đồng hợp danh mới cũng sẽ được soạn thảo. Một cá nhân có thể trở thành thành viên trong một hợp danh bằng cách mua lợi ích của thành viên cũ hoặc đem tài sản góp vào hợp danh.
Kế toán ghi:
Nợ TK Tiền (Cash)
Có TK Vốn chủ sở hữu A (A, Capital) b, Thành viên rút khỏi hợp danh
Hợp danh là một tổ chức tự nguyện, vì vậy, một thành viên có thể có quyền rút vốn bất cứ lúc nào họ muốn. Việc rời khỏi hợp danh có thể được thực hiện bằng việc bán phần vốn cho một thành viên khác hoặc rút tài sản ra khỏi hợp danh tương ứng với phần vốn của mính hoặc thành viên hợp danh vị chết.
Nợ TK Vốn chủ sở hữu A (A, Capital) Có TK Tài sản (Asset Accounts)