Các phương pháp quản lý hàng tồn kho

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KẾ TOÁN QUỐC TẾ (Trang 52)

- Xây dựng hệ thống tài khoản cho Q&S Company Định khoản các NVKT phát sinh trong tháng 8/N.

MATERIALS WORK IN PROCESS FINISHED GOODS

3.2 Các phương pháp quản lý hàng tồn kho

3.2.1 Phương pháp kê khai thường xuyên- KKTX (Perpetual inventory method)

* KKTX là phương pháp theo dõi một cách thường xuyên liên tục tình hình hiện có, biến động tăng, giảm HTK trên các tài khoản phản ánh chúng.

Tất cả các nghiệp vụ mua, bán, nhập, xuất hàng tồn kho đều được ghi nhận trực tiếp trên các tài khoản HTK ngay khi các nghiệp vụ này phát sinh.

* Đặc điểm:

- Khi mua hàng hoá để bán hoặc mua NVL phục vụ cho sản xuất sản phẩm thì kế toán ghi vào bên Nợ TK “Hàng hoá” hoặc TK “Nguyên vật liệu” tương ứng.

- Các chi phí vận chuyển bốc dỡ, hàng mua trả lại, giảm giá, chiết khấu hàng mua được ghi trên các tài khoản hàng tồn kho.

- Mỗi nghiệp vụ bán hàng đều phải thực hiện bút toán phản ánh giá vốn hàng tiêu thụ (Ghi Nợ TK “GVHB” và ghi Có TK “Hàng hoá”).

- Thực hiện kiểm kê thực tế HTK chỉ là để đối chiếu với số liệu về HTK trên số sách.

3.2.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ - KKĐK (Periodic inventory method)

* KKĐK là một phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục tình hình biến động tăng, giảm của HTK trên các tài khoản HTK, mà chỉ theo dõi giá trị HTK đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ.

* Đặc điểm:

- Khi mua hàng hoá để bán hoặc mua NVL phục vụ cho sản xuất sản phẩm thì kế toán ghi vào bên Nợ TK “Mua hàng”

- HTK cuối kỳ được xác định bằng cách kiểm kê

- Nghiệp vụ bán hàng không thực hiện bút toán phản ánh giá vốn hàng bán

- Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê cuối kỳ, kế toán xác định được tổng giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ để bán hoặc để sản xuất:

Giá thực tế HTK xuất trong kỳ = Giá thực tế HTK tồn đầu kỳ + Giá thực tế HTK nhập trong kỳ - Giá thực tế HTK tồn cuối kỳ 3.3 Đánh giá hàng tồn kho

Hàng tồn kho có phạm vi rộng và giá trị lớn trong các doanh nghiệp nên giá trị của chúng có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu trên BCTC, cụ thể là BCĐKT và BCTN. Do vậy, đánh giá chính xác giá trị của HTK để thể hiện trên BCTC là việc làm vô cùng cần thiết. Số liệu HTK bị sai lệch có thể làm ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố trên BCĐKT như yếu tố tổng tài sản ngắn hạn, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu… BCTN cũng bị ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu:GVHB, lãi gộp, lợi nhuận trước thuế, thuế TNDN… Các ảnh hưởng có tính chất dây chuyền này còn liên quan đến số liệu của năm sau, vì số dư cuối kỳ này là số dư đầu kỳ sau của các tài khoản thuộc BCĐKT.

Đối với HTK, việc đánh giá HTK thông qua các phương pháp đánh giá HTK là việc làm quan trọng. Một doanh nghiệp không thể thay đổi liên tục các phương pháp đánh giá HTK vì việc thay đổi các phương pháp đánh giá này có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của BCTC như đã phân tích. Trường hợp có những lí do hợp lý để thay đổi phương pháp đánh giá HTK, doanh nghiệp cần phải nêu rõ lí do, bản chất của sự thay đổi, sự ảnh hưởng của việc thay đổi đến BCTC trong Thuyết minh BCTC.

Theo phương pháp này, HTK nhập, xuất, tồn được phản ánh theo giá thực tế (giá vốn).

3.3.1.1 Hàng nhập kho

Giá nhập kho của HTK được thực hiện theo giá gốc bao gồm các chi phí trực tiếp và gián tiếp phát sinh để đưa hàng hoá vào điều kiện sẵn sàng để bán, ở địa điểm, trạng thái hiện tại.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KẾ TOÁN QUỐC TẾ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w