1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp Văn học Vấn đề con người trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng

77 665 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 453 KB

Nội dung

tượng nhân vật trong tác phẩm của Trương Hiền Lượng đều có những suy nghĩ mang tính triết lí sâu sắc”[ 25, 244]Nhà xuất bản Phụ nữ đã có những lời nhận xét về tác phẩm Một tỉ sáu của Trư

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

M.Gorki đã nói rằng: “văn học là nhân học”, và điều đó đã được các nhà

văn khẳng định qua những đứa con tinh thần của chính mình Thật vậy, văn học làmột trong những loại hình nghệ thuật có từ rất sớm và nó gắn bó thân thiết với đờisống tinh thần của con người ngay từ thuở đất trời còn hồng hoang Dù xuất hiệndưới hình thức nào thì nó vẫn là sự phản ánh thế giới khách quan qua lăng kính chủquan của người nghệ sĩ Một tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự giải bày nhữngtình cảm, những khát vọng sâu xa của nhà văn trước cuộc đời, trước những vấn đề

có ý nghĩa đối với con người Văn học đôi khi viết về những sự cố lớn lao: bão tápcách mạng, chiến tranh, hay chỉ diễn tả một tiếng côn trùng kêu, một tiếng thởdài…Song ta vẫn tìm thấy ở đó hình bóng, tâm sự của con người gửi gắm ở bêntrong Với tư cách là chủ thể của hoàn cảnh, là động lực của sự phát triển xã hội, lànguồn gốc của mọi nguồn sáng kiến phát minh, con người với tất cả niềm vui, nỗibuồn, tâm tư khát vọng, thành đạt hay thất bại, luôn là đối tượng trung tâm của vănhọc, là mối quan tâm hàng đầu của người nghệ sĩ

Dù con người xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp trong tác phẩm văn học thì nóvẫn là chủ thể duy nhất của văn chương Con người do đó phải thực hiện nhiệm vụ

mà nhà văn đã giao phó, thể hiện một cách sâu sắc ý đồ của nhà văn, nói lên quanđiểm của tác giả, thể hiện tinh thần cho văn học của mỗi thời đại Điều đó đã cho tathấy rằng, văn học là một bộ môn nghiên cứu về con người sâu sắc nhất Nó là lăngkính của nhà văn soi chiếu về cuộc sống xã hội một cách thiết thực và tinh tế nhất

Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng phản ánh xã hội đương đại Trung Quốc

thông qua cuộc đời và số phận của một số người trong lớp “nhà giàu mới nổi” và

những bi hài kịch mà họ là diễn viên chính Một tỉ sáu không đơn thuần là cuốn tiểu

thuyết viết về xã hội Trung Quốc đương đại mà nó còn là cuốn tiểu thuyết vớinhững tình tiết giả tưởng đầy hấp dẫn, kịch tính cùng với giọng văn hài hước,châm biếm Tác giả đã mở ra cho bạn đọc hiểu hơn về xã hội Trung Quốc đương

Trang 2

đại trong sự phát triển của khoa học kĩ thuật tiên tiến, đồng thời khám phá vàonhững góc khuất của xã hội.

Trong tác phẩm, Trương Hiền Lượng đã rất khéo léo đi sâu vào từng ngõnghách của đời sống con người trước guồng quay của thời đại mới, len lõi vào tận sâutâm hồn của con người, những góc kín tưởng chừng như không mấy ai để mắt đến,khám phá cái gọi là bản năng của con người Ông giúp chúng ta có cái nhìn thấu đáohơn về xã hội Trung Quốc đương đại

Chúng ta đã biết rằng vấn đề con người là một vấn đề đặc trưng của văn học.Văn học hướng đến con người và khám phá về tất cả những gì liên quan đến con

người Trong xã hội của Một tỉ sáu, trước sự biến đổi muôn màu của cuộc sống, xã

hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, các nền kinh tế - khoa học kĩ thuật tiên tiến, đờisống vật chất của con người vì thế cũng được nâng cao Nhưng trước sự phát triểnmạnh mẽ đó thì đời sống tinh thần của con người lại xuống cấp trầm trọng Conngười ta chủ yếu coi trọng địa vị, danh lợi, những toan tính trong cuộc sống đuachen mà quên đi cách phải sống như thế nào Đồng tiền trở thành mục tiêu phấnđấu cho con người trong xã hội đương đại

Đọc Một tỉ sáu ta thấy tác giả đã xây dựng một thế giới nhân vật rất đa dạng.

Mỗi nhân vật mang trong mình một tính cách riêng, một số phận riêng, nhưng tất cả

đều không đáng được gọi là “người” Tác phẩm đặt ra một vấn đề lớn cho xã hội

Trung Quốc đương đại: tương lai của dân tộc Trung Quốc sẽ đi về đâu khi mà có sựchênh lệch rất lớn về đời sống vật chất và đạo đức, nhân cách của con người? Đờisống vật chất ngày càng phát triển, trong khi con người thì ngày càng xuống cấp vềđạo đức, về nhân cách?

Vấn đề con người trở thành một vấn đề bức thiết của xã hội Trung Quốcđương đại, đó cũng là vấn đề mà Trương Hiền Lượng đang hướng đến trong chínhtác phẩm của mình

Một tỉ sáu của nhà văn Trương Hiền Lượng không chỉ là cuốn tiểu thuyết

mang đậm màu sắc triết lý mà đây còn là mảnh đất khám phá ra những điều mới

mẻ về con người, về xã hội đương đại Trung Quốc Đồng thời đây cũng là một tácphẩm với giá trị nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc Chúng tôi đã nghiên cứu tác

Trang 3

phẩm này qua đề tài: “Vấn đề con người trong Một tỉ sáu của Trương Hiền

Lượng” với hi vọng có thể góp sức vào việc khám phá những nét đẹp của tác

trang viết sắc sảo, đầy “chất tiểu thuyết” của Trương Hiền Lượng không chỉ thu

hút bao thế hệ độc giả mà còn gợi không ít những hứng thú tranh luận, trở thành

nơi “giao tiếp đối thoại” với đông đảo bạn đọc.

Cùng với sự ra đời của hàng loạt tiểu thuyết nổi tiếng, trường ca, đã khẳngđịnh được tài năng sáng tác của Trương Hiền Lượng, người đọc còn có thể tìm thấymột số lượng khá lớn, khá phong phú những bài nghiên cứu, phê bình được công

bố dưới nhiều dạng khác nhau và đề cập đến nhiều phương diện khác nhau về sángtác của Trương Hiền Lượng

Một tỉ sáu là cuốn tiểu thuyết do 2 dịch giả Phạm Tú Châu và Vương Mộng Bưu dịch từ nguyên bản tiếng Trung “Nhất Ức Lục” của nhà văn Trương Hiền

Lượng Cuốn sách này được nhà xuất bản theo hợp đồng chuyển nhượng bản quyềngiữa tác giả Trương Hiền Lượng do NXB Văn nghệ Thượng Hải đại diện và NXBPhụ nữ 2011

Đã có rất nhiều bài viết về tác giả Trương Hiền Lượng Tất cả đều là nhữngbài viết đánh giá cao về tài năng của ông, tác phẩm của ông chưa nhiều nhưng hếtthảy đều là những tác phẩm có sự ảnh hưởng lớn đối với văn học thế kỉ này

Tác giả Lê Huy Tiêu đã cho rằng tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng gợi sự

suy ngẫm giàu triết lí: “Bất luận đó là những tác phẩm viết về “vết thương” trong

“cách mạng văn hoá” hay những tác phẩm phản ánh công cuộc cải cách, hình

Trang 4

tượng nhân vật trong tác phẩm của Trương Hiền Lượng đều có những suy nghĩ mang tính triết lí sâu sắc”[ 25, 244]

Nhà xuất bản Phụ nữ đã có những lời nhận xét về tác phẩm Một tỉ sáu của

Trương Hiền Lượng như sau: Cuốn tiểu thuyết về xã hội đương đại Trung Quốc vớinhững tình tiết giả tưởng đầy kịch tính và giọng văn hài hước, châm biếm một lầnnữa khẳng định Trương Hiền Lượng xứng đáng là một trong số 100 nhà văn có ảnhhưởng rộng lớn đến thế kỉ XX do tạp chí Time bầu chọn

Những cuốn tiểu thuyết thời kì hậu hiện đại của Trương Hiền Lượng đã tạođược sự chú ý của công chúng độc giả Các bài viết đã khẳng định được những đặcđiểm cơ bản trong sáng tác của ông như: khả năng phát hiện vấn đề, ý thức tìm tòilật xới hiện thực thời hiện đại, những sự kiện bên lề mà dường như ít ai để ý.Nhưng với sự mẫn cảm trong tâm hồn, sự bất lực trước thời cuộc đã đưa ngòi bútcủa ông khám phá một cách sâu sắc hiện thực của xã hội, của bản chất con người.Ngoài ra nhắc đến hình thức trong sáng tác tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng cònphải kể đến nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đưa ra nhiều tình huống kích thích trí tò

mò độc giả nhưng lại có ý nghĩa thời cuộc hết sức lớn lao Đó chính là lối hành vănđộc đáo, khác biệt với các nhà văn thời hiện đại khác

Tác phẩm Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng đã để lại ấn tượng rất sâu đậm

trong lòng công chúng bạn đọc, không chỉ ở nội dung mà còn ở nghệ thuật đặc sắccủa nó

Mặc dù các nhà nghiên cứu đã đề cập nhiều vấn đề trong từng ngõ ngáchtrong tác phẩm của Trương Hiền Lượng, nhưng trong phạm vi khảo sát của chúng

tôi, hầu như chưa có một đề tài nào chuyên sâu tìm hiểu “Vấn đề con người trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng” Trên tinh thần tiếp thu, phát triển ý kiến của

người đi trước và một số ý kiến cá nhân, chúng tôi xin mạnh dạn góp phần làm

sáng tỏ vấn đề: “Vấn đề con người trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng”.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khoá luận này là cuốn tiểu thuyết Một tỉ sáu của

Trương Hiền Lượng Ngoài ra để có thể có được một bài viết hoàn chỉnh đề cập

Trang 5

đến vấn đề con người, vấn đề dân tộc, chúng tôi còn tìm hiểu các tác phẩm và tưliệu viết về những vấn đề này để thấy được nét độc đáo trong sáng tác của nhà văn.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài “Vấn đề con người trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng”,

khóa luận sẽ tiến hành khảo sát một số phương diện cơ bản như: Vấn đề con người,quan niệm nghệ thuật về con người, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu nghệ thuật

trong Một tỉ sáu.

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp phân tích

Sau khi khảo sát tác phẩm một cách kĩ lưỡng, chúng tôi tiến hành phân tích

và chỉ ra các vấn đề liên quan đến vấn đề con người, đi sâu và khám phá xã hộiđương đại Trung Quốc

4.2 Phương pháp cấu trúc hệ thống

Tìm và hệ thống các dẫn chứng trong tác phẩm, từ đó làm rõ vấn đề conngười và mối quan hệ giữa vấn đề con người và vấn đề dân tộc, nói lên được giá trịcủa tác phẩm

4.3 Phương pháp so sánh

Nghiên cứu vấn đề con người trong tác phẩm Một tỉ sáu trong mối quan hệ

so sánh đối chiếu với các tác phẩm khác về vấn đề con người, vấn đề nhân quyền,thực trạng xã hội

4.4 Phương pháp liên ngành

Đặt tác phẩm dưới góc nhìn của ngành khoa học khác nhau: triết học, xã hộihọc, tâm lí học…để thấy được mỗi ngành khoa học sẽ có cái nhìn như thế nào vềvấn đề con người

5 Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu vấn đề con người trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng, chúng

tôi hi vọng sẽ đóng góp một số vấn đề mới trong việc nghiên cứu văn học TrungQuốc nói riêng và văn học nói chung

- Khai thác về bức tranh hiện thực của xã hội Trung Quốc đương đại, đồngthời qua đó làm rõ về cuộc sống của con người Trung Quốc

Trang 6

- Khai thác những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm cũng như nghệ thuậtthể hiện vấn đề con người ở đó.

- Nhìn nhận vấn đề con người trong văn học cũng như trong thực tế của xã hộiTrung Quốc đương đại

6 Cấu trúc của khoá luận

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của khoáluận gồm có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lí luận chung

Chương 2: Hành trình tìm kiếm con người hoàn hảo

Chương 3: Vấn đề con người qua điểm nhìn và giọng điệu trần thuật

Trang 7

B NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG1.1 Vấn đề con người và quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học

Chính sách con người đang trở thành một nền tảng trong đường lối cách mạngcủa các nước xã hội chủ nghĩa Hạnh phúc và đời sống của nhân dân, dân chủ xãhội và tự do của mỗi người là mục tiêu nóng bỏng của cách mạng nước ta hiện nay.Trong bối cảnh đó nhận thức lại cho đúng mối quan hệ văn học và con người làmột vấn đề lý luận có ý nghĩa thực tiễn cấp bách

Suốt một thời gian dài, trung tâm chú ý của các nhà nghiên cứu - phê bình và

phần nào của cả giới sáng tác là mối quan hệ giữa văn học và chính trị "Phục vụ chính trị", trực tiếp tham gia vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, hưởng ứng các

khẩu hiệu và nhiệm vụ chính trị trước mắt - đó là nhiệm vụ cơ bản của văn học tamấy chục năm vừa qua Nhờ lẽ sống lớn của dân tộc, nhờ niềm tin tuyệt đối củangười sáng tác, văn học cách mạng của chúng ta đã có được những tác phẩm hay

mà giá trị của chúng trước hết là ở tính lý tưởng, cảm hứng anh hùng và sự chânthành của nghệ sĩ Trong hoàn cảnh ấy các nhà văn chỉ mới có điều kiện quan tâmchủ yếu đến cái chung chứ chưa phải cái riêng và do đó vấn đề số phận con ngườichưa có được vị trí xứng đáng của nó trong văn học Chúng ta vẫn bắt gặp conngười nhưng phần lớn đó là con người - tập thể, con người - quần chúng, con người

- nhân dân, chứ chưa phải là những cá nhân, những số phận Các nhà văn thườngtập trung nói lên quyết tâm, ý chí, sức mạnh của con người chứ chưa diễn tả đượchết sự phong phú, kể cả nỗi cô đơn và sự yếu ớt của nó - cái cô đơn trong vinhquang và quyền lực, trong cả phút giây hạnh phúc, cái cô đơn của mọi tìm tòi, củanhững ai dám nghĩ, dám sáng tạo, dám nói điều ngay thẳng Và sự yếu ớt khôngphải lúc nào cũng chỉ như biểu hiện của hèn nhát mà còn là dấu hiệu của cái đẹp,của một tâm hồn dịu dàng, phong phú

Cũng trong điều kiện ấy văn học ta phải quan tâm chủ yếu đến việc làm saophản ánh hiện thực cho thật nhiều, ghi lại cho hay những biến động lớn lao của đời

Trang 8

sống Do vậy số phận con người tuy có được khắc họa nhưng vẫn chưa ở vào vị trí

trung tâm của tác phẩm Phương châm "văn học phản ánh hiện thực "chủ yếu vẫn

hướng nhà văn vào việc phản ánh cuộc sống mới, con người mới, chứ không

phải toàn bộ cuộc sống và con người hiện thực Yêu cầu cơ bản đối với các tác

phẩm trước hết vẫn là nội dung xã hội - lịch sử, sự phản ánh các mặt hoạt động củađời sống sản xuất, chiến đấu, hợp tác hóa, cải tạo công thương nghiệp, quản lý kinh

tế v.v Ở đây không phải không có con người, nhưng ở đây con người còn khuấtsau sự kiện, phong trào; con người chưa hiện ra ở mặt trước (avant-scène) của hiệnthực Thay vì miêu tả lịch sử thông qua con người, con người trở thành phương tiện

để trình bày lịch sử Thành ra khi năm tháng trôi qua, các phong trào này mất điđến lượt các phong trào khác xuất hiện thì các tác phẩm hiện thực theo kiểu ấycũng không còn lại bao nhiêu với đời sau ngoài một chút không khí xã hội - lịch sử.Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng, được nhắc

đi nhắc lại nhiều lần trong thi pháp học Mặc dù hiện nay, khái niệm này chưa đượccác nhà nghiên cứu định nghĩa một cách thống nhất và chặt chẽ, nhưng nó đã phần

nào gợi mở cho chúng ta hướng đến đối tượng chủ yếu của văn học Theo đó, văn học nghệ thuật là một sự ý thức về đời sống, nên nó mang tính chất quan niệm rất

cụ thể và hình tượng nghệ thuật một khi đã hình thành là mang tính chất quan niệm, ngay cả vô thức cũng là quan niệm về cái vô thức Nhà văn không thể miêu

tả đối tượng mà không có quan niệm về đối tượng Có thể khẳng định, quan niệm

chính là một phương tiện thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật Do vậy, tìm hiểu quanniệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại nói riêng và văn học ViệtNam nói chung, chính là bước đi thiết thực để đến với chiều sâu của các tác phẩm,của các giai đoạn văn học

Macxim Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học” Đó là nghệ thuật

miêu tả, biểu hiện con người Do vậy, con người chính là đối tượng chủ yếu củavăn học Dù miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật, hoặc đơn giản là miêu tả các nhânvật, văn học đều nhằm mục đích miêu tả và thể hiện vào con người

Trang 9

Thực tế cho thấy, không có một tác phẩm, một tác giả hay một nền văn họcnào lại chỉ đơn thuần nói về thiên nhiên mà không liên quan đến con người Nóicách khác, mục đích miêu tả của nhà văn là nhằm hướng đến thể hiện con người.

Ví dụ: Truyện cổ tích, thần thoại: miêu tả thần linh, ma quỷ, địa ngục, đồvật là nói đến cái hiện thực tồn tại trong đầu óc con người, góp phần thể hiện ước

mơ, khát vọng con người

Ngay cả những nhân vật không thực, ví như trong Tây Du Ký của Ngô Thừa

Ân, ngoài việc bóc trần hiện thực xã hội Trung Quốc hỗn loạn thời bấy giờ, tácgiả còn thể hiện sự khái quát về triết lí làm người Con người muốn đạt được thànhcông phải có đầy đủ sự kiên định như Đường Tăng, lanh lợi như Ngộ Không, cần

cù như Sa Tăng và rất đời như Bát Giới

Hay với những dòng thơ viết về cảnh vật, thiên nhiên Đó không phải là độngtác phác thảo vài nét cơ bản vào không gian, mà là sự bộc lộ những tâm tư, tìnhcảm của nhân vật trữ tình cũng như chủ thể tác giả dấu mặt Bởi thế mới Voltaire

khẳng định: "Thơ là âm nhạc của tâm hồn”.

Tóm lại, trong văn học, yếu tố con người được nói đến như một điều tất yếu.Con người chính là nhân vật trung tâm của văn học

Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khảnăng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của nhà văn

Có thể nói, nó giống như là một chiếc chìa khóa vàng góp phần gợi mở cho chúng

ta tất cả những gì bí ẩn trong sáng tạo nghệ thuật của mỗi người nghệ sĩ nói chung

và từng thời đại nói riêng Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù được nhiều nhà nghiêncứu quan tâm tìm hiểu, song khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người vẫn cònnhiều cách định nghĩa và diễn đạt khác nhau Cụ thể như sau:

Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: Quan niệm nghệ thuật về con người là

một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm

cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình Tức, quan

niệm nghệ thuật về con người sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người đãđược hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con ngườitrong văn học của tác giả, từ đó, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các

Trang 10

hình tượng nhân vật trong đó Vì vậy, chúng ta sẽ thấy được giá trị của hình tượngnghệ thuật trong các tác phẩm.

Giáo sư Huỳnh Như Phương cũng góp tiếng nói của mình bằng một cáchnhìn khá bao quát: Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhàvăn và chiều sâu triết lí của tác phẩm

Cũng với vấn đề về quan niệm nghệ thuật về con người, Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa như sau: Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên

trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm Nó gắn với các phạm trùkhác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thành thước đo củahình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật

Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những khái niệm trênđều nói lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người Từ đó,chúng ta có thể đi đến khái quát cách hiểu quan niệm nghệ thuật về con người nhưsau:

Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cáchnghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn Đó là quan niệm mà nhà vănthể hiện trong từng tác phẩm Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ

và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giốnghay không giống so với đối tượng

Như vậy, vì trung tâm của văn học là con người nên con người cũng chính

là đối tượng thẫm mĩ thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc sống Người sáng tác

sẽ là người vận động, suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởngmới để hiểu về con người Bởi người ta không thể miêu tả và tạo nên chiều sâu,tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học nếu không hiểu biết, cảmnhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định

Từ việc hướng đến xác định khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người,

có thể khẳng định rằng: Chúng ta sẽ không thể hiểu một cách đầy đủ những đổi thaytrong nội dung phản ánh cũng như nghệ thuật biểu hiện của văn học, nếu khôngquan tâm tới sự vận động của con người trong văn học, đặc biệt là vấn đề quan niệmnghệ thuật của các tác giả về con người trong văn học Nói cách khác, nếu bỏ qua

Trang 11

quan niệm nghệ thuật về con người sẽ dẫn tới cách hiểu đơn giản về bản chất phảnánh của nghệ thuật, hạ thấp yêu cầu sáng tạo thẩm mĩ của nghệ thuật Cho nên, tìmhiểu quan niệm nghệ thuật về con người là điều hết sức quan trọng Đây được

xem là cơ sở lí luận để chúng tôi bắt tay vào tìm hiểu “Vấn đề con người trong Một

tỉ sáu của Trương Hiền Lượng”

1.2 Nhân vật và kiểu nhân vật

Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng Các nhân vật thành côngthường là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại Tuy nhiên, trong các nhân vật, xét

về mặt nội dung, cấu trúc, chức năng có thể thấy nhiều hiện tượng lặp lại, tạo thànhcác loại nhân vật

Các tác phẩm tự sự và kịch, miêu tả con người cá nhân với những diện mạobên ngoài và thế giới nội tâm, người ta gọi đó là nhân vật tác phẩm Thuật ngữ

“nhân vật” lấy từ tiếng Pháp và có nguồn gốc ở Latinh Người ta gọi bằng

Perron-cái mặt nạ mà diễn viên đeo vào mặt và về sau người ta gọi là nhân vật, được miêu

tả một cách nghệ thuật trong tác phẩm Nhân vật là hình tượng trung tâm của tácphẩm để nhà văn lí giải và thể hiện quan niệm của mình về cuộc sống Vì vậy màtrong mỗi tác phẩm không thể không có nhân vật

Nhân vật có thể được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách,tiểu sử, có thể không có những nét đó nhưng phải có tiếng nói, giọng điệu cái nhìnnhư một người trần thuật

Nhân vật trong mỗi tác phẩm văn học có số lượng không hạn định Có thể cómột, một số hoặc là hàng trăm nhân vật như trong các tiểu thuyết và các sử thi, màtrong đó có sự phân biệt giữa nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ Sựlựa chọn, sắp xếp từng loại nhân vật tùy thuộc vào nhà văn Mỗi nhân vật là mộtsáng tạo độc đáo không lặp lại của nhà văn, đó chính là linh hồn của tác phẩm.Nói đến nhân vật trong tác phẩm văn học là nói đến con người được miêu tả,thể hiện trong đó bằng các phương tiện văn học Đó là phương diện tất yếu và quantrọng nhất để thể hiện tư tưởng trong tác phẩm

Theo từ điển thuật ngữ văn học thì nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật

đầy tính ước lệ Không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống Về

Trang 12

vấn đề này, B.Brecht có nhận xét: Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phảiđơn thuần là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượngđược khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả.

Các nhân vật trong giai đoạn phát triển đầu tiên của nghệ thuật ngôn từ phầnlớn được đối chiếu theo một chiều công thức và hoàn toàn quy tụ về một sự tươngphản gay gắt Như vậy có nghĩa là con người trong giai đoạn này được nhìn nhận vàkhám phá còn rất đơn giản, chưa có sự phức tạp đa chiều Đến các tác phẩm thuộcnhững thời đại muộn hơn thì thường được xây dựng trên một hệ thống đối chiếu cácnhân vật có nhiều bình diện phức tạp Đó là các tác phẩm của Puskin, L.tônxtôi,Nam Cao, phạm Thị Hoài,…

Từ việc nhìn nhận nhân vật ở những góc độ khác nhau, có thể chia nhân vậtvăn học thành những kiểu loại khác nhau Căn cứ vào vai trò của nhân vật đối vớikết cấu, cốt truyện của tác phẩm ta có: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trungtâm Từ góc độ nội dung tư tưởng có thể chia nhân vật thành hai loại: nhân vậtchính diện và nhân vật phản diện Từ tính chất loại thể ta có nhân vật chức năng,nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng Tuy vậy, sự phân biệt cácloại hình nhân vật chỉ là tương đối, trong tác phẩm có khi nhân vật vừa là loại nàyvừa là loại kia

Trong quá trình lịch sử văn học đã xuất hiện và cùng tồn tại nhiều kiểu cấutrúc nhân vật đa dạng

a) Nhân vật chức năng (hay mặt nạ)

Trong văn học cổ đại và trung đại cổ có loại hình nhân vật không có đời sốngnội tâm Các phẩm chất đặc điểm nhân vật cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối.Hơn nữa sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng nhấtđịnh Chẳng hạn các nhân vật anh hùng giết trăn tinh, cứu người đẹp trong cổ tích,công chúa thường bị nạn, được cứu và cuối cùng trở thành phần thưởng cho anhhùng Các nhân vật của Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây khế,…đều là như vậy Hạtnhân của loại nhân vật chức năng là các vai trò và chức năng mà chúng thực hiệntrong truyện và trong việc phản ánh đời sống Do đặc điểm đó mà chúng dễ dàng trở

Trang 13

thành các tượng trưng trong đời sống tinh thần, và được hình thức hóa trong sángtác.

b) Nhân vật “loại hình”

Nhân vật loại hình là loại nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất của xãhội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời Đó là nhân vật nhằm kháiquát cái chung về loại của các tính cách và nhờ vậy mà được gọi là điển hình.Acpagong của Molie thể hiện tập trung cho thói keo kiệt Táctuyp thể hiện tập trungcho thói đạo đức giả, ông Giuốcđanh của Molie là hiện thân cho thói phù phiếm,hiếu danh của các gã tư sản muốn làm quý tộc Hạt nhân của loại nhân vật này làbao giờ cũng có một số phẩm chất loại biệt về mặt xã hội được nêu bật hơn hẳn các

tính chất khác Puskin nhận xét rất đúng bản chất của nhân vật loại hình: “Ở Molie, người keo kiệt thì keo kiệt, và chỉ có thế” Bêlixki cũng nói: “Điển hình vừa là một người, vừa là nhiều người Trên người anh ta bao quát rất nhiều người, nguyên cả một phạm trù người, thể hiện cùng một khái niệm”.

c) Nhân vật tính cách

Nhân vật tính cách là một kiểu nhân vật phức tạp Ở trên đã nói tính cáchnhư là đối tượng chủ yếu của nhận thức văn học Đó là tính cách theo nghĩa rộng.Nhưng không phải mọi nhân vật văn học đều phản ánh được cấu trúc của tính cách

Do đó trong nghĩa hẹp, tính cách là một loại nhân vật được mô tả như nhân cách,một cá nhân có cá tính nổi bật Trong nhân vật tính cách, cái quan trọng không chỉ

là cái đặc điểm, thuộc tính xã hội này nọ mà người ta có thể liệt kê ra được Tínhcách còn thể hiện ở tương quan của các thuộc tính đó với nhau, tương quan giữa cácthuộc tính đó với môi trường, tình huống Nhân vật tính cách thường có mâu thuẫnnội tại Những nghịch lí, những chuyển hóa và chính vì vậy tính cách thường cómột quá trình phát triển, và nhân vật không đồng nhất giản đơn vào chính nó Về cơbản nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du là một tính cách Nàng là một cô gái khuêcác, đoan trang trong câu trả lời Kim Trọng khi chàng có chút lả lơi, nhưng lại hốihận thương người yêu khi phải ra đi với Mã Giám Sinh,…Đó là một cá tính phứctạp, có nhiều nghịch lí Không thể dễ dàng quy Kiều vào hạng tiểu thư khuê các hay

Trang 14

gái thanh lâu, hạng trung hiếu tiết nghĩa hay nữ nhi thường tình Trong Kiều có tất

cả sự mâu thuẫn của một dòng đời vận động

Do vậy, không nên lẫn lộn nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vậtmặt nạ Mặt khác xây dựng những tính cách điển hình, vừa có cá tính, vừa có ýnghĩa loại hình lại là một yêu cầu của chủ nghĩa hiện thực- như Ăngghen đã nói

d) Nhân vật tư tưởng

Trong văn học có những nhân vật mà hạt nhân cấu trúc của nó không phải là

cá tính, cũng không phải là các phẩm chất loại hình, mà là một tư tưởng, một ýthức Chẳng hạn các nhân vật “quỷ sứ” như Manfơrết, Cain của Bairơn,Giăngvangiăng, Giave của Huygô Giave hoạt động theo ý niệm phụng sự pháp luậtnhà nước; còn Giăngvangiang hoạt động theo tư tưởng nhân đạo phụng sự conngười Nhân vật người điên trong Nhật kí người điên của Lỗ Tấn cũng là nhân vật

tư tưởng Đó là hiện thân cho bản thân tư tưởng lên án lễ giáo “đạo đức nhân nghĩa”, “ăn thịt người” của phong kiến Trung cổ.

Nhân vật tư tưởng trong văn học cổ và văn học lãng mạn thường mang tínhchất tượng trưng, trong chủ nghĩa hiện thực lại kết hợp mật thiết với yếu tố tínhcách hoặc loại hình Trong sáng tác, loại nhân vật này dễ rơi vào công thức, minhhọa, trở thành cái loa tư tưởng của tác giả

1.3 Trương Hiền Lượng - người đi bán hoang vắng

Ở Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, miền Tây Trung Quốc, có một trườngquay nổi tiếng trong và ngoài nước - Trường quay miền Tây Trấn Bắc Bảo Bướcvào trường quay này, cứ như đi vào đường hầm thời gian nghệ thuật, cảm nhận bầukhông khí mộc mạc, hiu quạnh của thị trấn ở biên cương có lịch sử nghìn năm Nhàđầu tư của trường quay này là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc - Trương Hiền Lượng

Trương Hiền Lượng sinh năm 1936 tại Nam Kinh và là giáo viên Trườngvăn hóa cán bộ tỉnh Ninh Hạ

Năm 1954, Trương Hiền Lượng chưa đầy 18 tuổi đã phải chia tay tuổi họctrò, sau khi người cha qua đời Trương Hiền Lượng tuy còn ít tuổi đã gánh váctrọng trách gia đình Sau đó, Trương Hiền Lượng dẫn mẹ và em gái rời khỏi BắcKinh đến dưới chân núi Hạ Lan, Ninh Hạ Mảnh đất này rất thu hút chàng trai trẻ

Trang 15

Trương Hiền Lượng Viết văn trở thành phương thức tốt nhất để bày tỏ ý nghĩ trongnội tâm của ông Trong thời gian rất ngắn, Trương Hiền Lượng đã trở thành nhàthơ trẻ nổi tiếng Trung Quốc.

Năm 1957, Trương Hiền Lượng sáng tác bài thơ "Đại phong ca" thể hiện lòng hăng hái tuổi thanh xuân, đăng trên nguyệt san văn học "Diên Hà" có sức ảnh hưởng lớn và gây phản ứng mạnh mẽ Nhưng, cũng vì bài thơ "Đại phong ca",

Trương Hiền Lượng đã bị phê phán kịch liệt, sau đó bị bắt giam ở nông trường laođộng cải tạo gần thành phố Ngân Xuyên Ông trở thành người tù, bị cắt đứt với bênngoài Khi nhìn lại sự từng trải trước kia, Trương Hiền Lượng có tấm lòng độlượng rộng rãi không hề chìm đắm trong tâm trạng đau buồn

"Tôi cảm thấy rất tự hào, vì tôi cùng một vận mệnh với dân tộc Trung Hoa, lúc cá nhân tôi gặp chuyện không may, dân tộc Trung Hoa cũng đang gặp trắc trở, hơn nữa lúc đó ngoài tôi ra, nhiều công nhân, nông dân, cán bộ và trí thức gặp phải chuyện tan nhà nát cửa, lạc vợ xa con, mất tự do, thậm chí mất tính mạng, tôi vẫn phải coi là người may mắn, là người may mắn sống sót."

Sau hơn 20 năm trắc trở, năm 1979, Trương Hiền Lượng bước vào thời kỳmùa xuân cuộc đời Lúc Trung Quốc mới thực thi chính sách cải cách mở cửa,Trương Hiền Lượng vẫn ở nông trường bắt đầu viết tiểu thuyết, sau khi ông gửi bàithứ 3, bước ngoặt xuất hiện, số phận của ông đã được thay đổi Tác phẩm thay đổi

số phận Trương Hiền Lượng là tiểu thuyết "Câu chuyện giữa cụ Hình và con chó", sau đó tiểu thuyết này được đạo diễn nổi tiếng Tạ Tấn cải biên thành phim "Cụ già với con chó".

Từ đó, Trương Hiền Lượng liên tiếp có tác phẩm xuất sắc ra mắt độc giả, hai

tiểu thuyết "Linh hồn và thể xác" và "Xi-ao Ơ Blác" liên tiếp được trao Giải thưởng Truyện ngắn xuất sắc nhất Trung Quốc Sau đó, tác phẩm "Một nửa đàn ông là đàn bà" khiến ông nổi tiếng hơn cả Trong các bộ tiểu thuyết của ông, sự suy nghĩ và

giãy giụa của nhân vật chính đã phản ánh số phận không may và sự suy nghĩ vềcuộc sống thời kỳ đó của một nhóm người Ông nói:

Nếu khi tôi mới bắt đầu viết tiểu thuyết, chỉ phản ánh số phận cá nhân tôi,thì tác phẩm không có giá trị lịch sử lớn, cũng không có sự đóng góp lớn cho xã

Trang 16

hội Nhưng tác phẩm của tôi đã phản ánh trắc trở của dân tộc Trung Hoa chúng tatrong hơn 20 năm.

Trương Hiền Lượng nói, suy ngẫm về một thời kỳ lịch sử có lẽ là chủ đềsuốt cuộc đời của ông, vì đây chính là số phận của ông Đối với thế hệ ông mà nói,

dù bằng lòng hay không bằng lòng, xã hội và chính trị đã tác động tới cá nhân, rồitrở thành một phần trong cuộc đời của cá nhân

Năm 1993, Trương Hiền Lượng đầu tư thành lập Công ty trách nhiệm hữuhạn trường quay miền tây Hoa Hạ Đến nay, trường quay miền tây Trấn Bắc Bảotrực thuộc công ty đã trở thành điểm đến du lịch quan trọng của Ninh Hạ Ông nói,

vì có sự nhìn nhận lý tính về văn hóa và lịch sử, ông cũng có đầu óc thương mạixuất chúng Ông nói: Người trong ngành văn hóa làm nghề văn hóa, trường quayTrấn Bắc Bảo thuộc ngành công nghiệp văn hóa, là điểm đến du lịch, nó rất sát gầnvới kiến thức vốn có của tôi, vì vậy, tôi đầu tư thành lập công ty này là chuyện dễdàng

Hiện nay, trường quay miền tây Trấn Bắc Bảo do ông Trương Hiền Lượngxây dựng đã được công nhận là khu phong cảnh đạt tiêu chuẩn 4A cấp quốc giaTrung Quốc, tài sản hữu hình trong trường quay đã lên tới hơn 100 triệu nhân dân

tệ Ở ngõ hẹp của trường quay đã ra mắt hàng trăm bộ phim khán giả rất quen thuộc

như "Hiệp khách đao ở trấn Song Kỳ", "Tân Tây Du Ký", "Hiệp khách ở đồng bằng Quan Trung" v.v.

Trương Hiền Lượng từng khái quát sự từng trải của ông như sau: viết văn là

"bán" câu chuyện đau khổ, làm kinh doanh là "bán" cảm thụ hiu quạnh Chính vì

có sự từng trải như vậy, ông có nhiều cảm nhận về cuộc đời hơn người bình

thường Ông nói “tôi chỉ là người đi bán hoang vắng”.

Một tỉ sáu là cuốn tiểu thuyết viết về xã hội đương đại Trung Quốc với

những tình tiết giả tưởng đầy kịch tính và giọng văn hài hước, châm biếm để vạchtrần được bộ mặt của bức tranh xã hội Trung Quốc thời hiện đại

Khi cả nhân loại đang đứng trước nguy cơ nòi giống bị diệt vong khi người

đàn ông hoàn hảo với kho “hạt giống” khổng lồ xuất hiện liệu anh ta sẽ là báu

Trang 17

vật quốc gia? hay sẽ là nạn nhân? Đó là những câu hỏi lớn mà tác giả Trương

Hiền Lượng đặt ra cho tác phẩm của mình

Với những đóng góp vượt bậc như vậy, Trương Hiền Lượng được xếp là

một trong 100 nhà văn có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 20 Tiểu thuyết Một tỉ sáu

của ông cũng được xếp là một trong 100 tác phẩm có ảnh hưởng lớn

Trang 18

CHƯƠNG II HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM CON NGƯỜI HOÀN HẢO2.1 Bức tranh xã hội đương đại Trung Quốc

Một tỉ sáu được xem là một bức tranh đa màu đa sắc về xã hội Trung Quốc

đương đại Ở đó có sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhu cầu cuộc sống tăngnhanh, con người chạy đua cùng với đồng tiền, với những lợi nhuận trong kinhdoanh Đó là một xã hội với những vấn đề tồn tại trong những ngõ ngách khó có

thể nhận thấy Các “đại gia” đang cố gắng củng cố lợi nhuận, củng cố vị trí của

mình trên thương trường Những tên quan tham đang ra sức vơ vét cho đầy túitham trên sức lao động của người khác Những quán bar, những vũ trường, những

“tiểu thư”, những sở cảnh sát, những bệnh viện thì liên tục mọc lên khắp nơi Đội

ngũ y, bác sĩ kém cỏi, giáo dục…tất cả đều bị đồng tiền chi phối

Ta thấy một thực tế của xã hội Trung Quốc đương đại là sự phát triển nhanhmạnh của nền kinh tế Đời sống vật chất ngày càng tăng, các lĩnh vực trong kinhdoanh ngày càng thu được nhiều lợi nhuận Vương Thảo Căn trong việc kinh doanhluôn đặt ra một chỉ tiêu lớn cho các đơn vị kinh doanh của mình, đòi hỏi lợi nhuậnthu về phải quá 100% Từ một công việc nhặt rác, thu mua phế liệu mà ông đã lên

đến đỉnh cao trong giới doanh nhân, nghiễm nhiên trở thành một “đại gia” được nhiều người coi trọng “Lông dê mọc trên thân dê, không vớt vát thu nhập ngoài luồng của một số quan chức chính phủ và ngân hàng từ người tiêu dùng thì biết vớt vát ở đâu? Đó là nguyên nhân khiến cho giá cả của rất nhiều hàng hoá, bao gồm

cả nhà đất Trung Quốc chúng ta vượt rất xa thực tế của chúng, đồng thời đẻ ra việc bán hoá đơn giả để kiếm chác Xí nghiệp mua hoá đơn giả để làm gì? Ngoài trốn thuế, lậu thuế, hầu hết đều nhằm đưa những thu nhập ngoài luồng chính phủ

và ngân hàng kia vào sổ sách, chuyển chi phí ngoài luồng của xí nghiệp thành giá thành sản xuất của xí nghiệp”[20,33] Kinh doanh dù ở dạng nào con người đều

tìm ra những lợi nhuận ngoài luồng Muốn tăng thêm lợi nhuận cho bản thân mình,người ta sẵn sàng bỏ ra một số tiền, thế là mọi chuyện đều được giải quyết ổn thoả

Cuộc sống đôi khi chỉ cần có thế mà thôi “Cho nên Vương Thảo Căn đều không

Trang 19

thích nghe người ta nói quan chức Trung Quốc tham ô Ông cảm thấy những quan chức đó thanh liêm đáo để, đưa cho họ một, hai chục ngàn tệ là họ trả lại gấp trăm lần, đưa tận tay cho ông thứ đáng giá đến một, hai triệu tệ”[20,15].

Xã hội sống theo những lợi nhuận nên con người cũng sống theo những lợinhuận Vì thế đời sống của họ giữa cuộc sống tráng lệ này rất mong manh Những

cô gái thôn quê như Lục Thư muốn sống một cách tự do trong xã hội ấy buộc phải

nhúng chân vào lớp bùn đen của xã hội Chân đã nhúng bùn khó có thể gỡ ra “Có

ai muốn làm tiểu thư đâu hả ông? Nhưng lên thành phố mà không làm tiểu thư thì

em biết làm gì? Em chả nói với ông rồi, trong thành phố rộng lớn này làm gì có chỗ dung thân cho em! Em không làm việc đó thì làm sao giúp đỡ bố và em trai em được”[20,89] Sống phải theo kịp xu thế của thời đại Thế nên việc phải làm “tiểu thư” không hề đơn giản Đó là sự sinh tồn cho cuộc sống mai sau.

Một tỉ sáu đã phê phán, tố cáo xã hội Trung Quốc đương đại Một xã hội

phát triển mạnh về vật chất, coi trọng lợi nhuận mà quên đi việc hình thành nhâncách của con người Đời sống tinh thần từ đó mà xuống cấp, con người ngày cànglấy đồng tiền làm mục đích sống Phê phán một đại gia mù chữ nhưng cũng có thể

có một vị trí cao trong thương trường, không có lấy một chút kiến thức như VươngThảo Căn mà cũng có thể mua lại bệnh viện để kinh doanh Thì ra người ta chỉquan tâm đến việc lợi nhuận sẽ thu về như thế nào chứ đâu có quan tâm đến chấtlượng sẽ ra sao

Người dân đang phải hứng chịu hằng ngày vô vàn những khí độc, ô nhiễm

do hoá chất tạo ra, trong khi đó, “cái người ta quan tâm chỉ là nguy cơ tiền tệ, cổ phiếu, giá nhà, giá xăng dầu và sự lên xuống của thực phẩm v.v ”[20,97].

Ta cũng thấy rằng, mặt trái của sự phát triển đó là sự xuống cấp về tư cách,nhân phẩm của con người, từ y học cho đến giáo dục, pháp luật, chính trị thậm chí

là trong các chùa chiền… Tất cả đã tạo nên một bức tranh sống động về xã hộiđương đại Trung Quốc - một xã hội mà ở đâu cũng có tệ nạn Đồng tiền là điềukiện tiên quyết cho mọi sự phát triển của xã hội Đâu đâu cũng thấy con người tachỉ sống với lợi nhuận, sống với những tham vọng lớn Địa vị, chức quyền, danhvọng là điều kiện cho bước tiến của ngày mai

Trang 20

Dường như xã hội này chỉ quan tâm đến đồng tiền, đến lợi nhuận Điều đó

đã khiến cho bao số phận con người đáng thương rơi vào bùn lầy của xã hội LụcThư đã phải bỏ học để kiếm tiền nuôi em trai Giữa vòng xoáy của xã hội, giữa

những khó khăn không thể giải quyết được buộc cô phải “bán trinh” để lấy tiền gửi

về cho gia đình, dấn thân vào con đường làm “tiểu thư” Nhị Bách Ngũ đáng

thương phải rơi vào cảnh đầu đường xó chợ Nền giáo dục của Trung Quốc chỉquan tâm đến việc đào tạo cho con người kiến thức học tập mà không quản lý chặtchẽ đến đời sống giới tính của con người Cô bé đã rơi từ tay kẻ lưu manh này đếnbọn lưu manh khác…Cuộc sống của Nhị Bách Ngũ giống như một nhành liễu rũbên hồ, không biết những tháng ngày về sau sẽ ra sao

Tác phẩm đã cho nhân vật nói lên tiếng nói của mình, qua đó phản ánh mộtbức tranh đa dạng về xã hội Trung Quốc Nhà sư cũng là một tên quan tham Nhàchùa dựng lên chỉ nhằm che mắt người đời mà thôi

Và một thực trạng rất vô lý nhưng vẫn tồn tại trong cái xã hội hiện đại này:bệnh viện là nơi chữa bệnh cứu người, là nơi tập trung những con người được xem

là tài đức của đất nước, “lương y như từ mẫu” Nhưng tất cả chỉ mang tính lí thuyết

mà thôi: “Bất kể người nào, địa vị cao đến đâu, đại gia lớn đến mấy, bình thường người ta cầu cạnh mình, nhưng hễ ốm đau thì ngược lại mình phải cầu cạnh người

ta Cho nên mới nói, mở ra một bệnh viện thì vạn sự chẳng cầu ai, mà ai ai cũng cầu cạnh mình”[20,23] Đó là cái gì? Là điều quan trọng, là những triết lí mà nhà

sư đã nói với Vương Thảo Căn Trên đời này không có điều gì là cho không cả, vàcũng không có điều gì khiến người ta phải bỏ cả tâm huyết ra cả

Thế nên việc mở ra bệnh viện cũng thế Mục đích không phải là để nghiêncứu tìm ra những phương pháp cứu người mà chủ yếu là để kinh doanh Nhiều khi

một bệnh viện còn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn cả ngân hàng: “cần mạng hay cần tiền? Nếu cần mạng thì xuỳ tiền ra” Nói chung những lời của nhà sư rất thấu

tình đạt lý Sự thật là nếu cứ có bệnh vào bệnh viện dù là ở địa vị nào cũng thấy

mình “thấp hẳn ba gang” Các bác sĩ không quan tâm đến người bệnh bị gì, nặng

hay nhẹ Cho dù ở trường hợp nào đi nữa, đều phải kiểm tra toàn thân, lấy máu để

Trang 21

xét nghiệm Đó là thực trạng của các bệnh viện trong xã hội đương đại, trắng trợnmoi tiền người dân.

Không chỉ riêng nhà chùa, bệnh viện, trường học mà ta còn thấy chính nơilàm ra pháp luật, nơi chứa đựng luật pháp của con người cũng không tránh khỏi sựchi phối của đồng tiền Pháp luật lỏng lẻo chỉ khiến cho người ta lách luật, lợi dụng

sơ hở để kiếm chác cho bản thân Sở cảnh sát mọc lên rất nhiều nhưng không có

chút động tĩnh gì đến việc bảo vệ trật tự xã hội Cảnh sát còn bảo vệ cho “tiểu thư” trong khi họ là những người đang thực hiện lệnh truy quét “gái mại dâm” Chỉ là

lệnh và nó chỉ diễn ra một ít ngày rồi lắng xuống Pháp luật không chặt chẽ nên

không thể triệt tiêu được những hoạt động mại dâm của các “tiểu thư” Cảnh sát chỉ bắt giữ điều tra rồi thả những cô gái bán dâm về Những “tiểu thư” quay về quê

hương nhưng làm gì có quê hương nào nhìn họ như một con người nữa Họ lại tiếptục làm gái cho qua ngày Pháp luật hay giáo dục, bệnh viện hay chùa chiền, cảnhsát hay kinh doanh, tất cả đều quy về trong một chữ tiền Từ đây ta thấy TrươngHiền Lượng đã rất khéo léo để phơi bày bộ mặt thật của Trung Quốc thời @ Mộtbức tranh chân thực về mọi mặt, một xã hội tưởng chừng hoàn hảo nhưng chỉ là giảdối Và con người trong xã hội ấy đôi khi buộc phải tuân theo những thứ được gọi

là quy luật, muốn tồn tại phải có “tiền”, “quyền” “Tiền” “quyền” là hai điều kiện

cần và đủ để có thể tồn tại trong xã hội này Vì thế con người trong xã hội ấy cầnphải tìm cho mình một lối thoát, lối thoát đó là ngày càng dấn sâu, tham gia vàonhững cuộc làm ăn bất chính

Qua tác phẩm của mình, nhà văn Trương Hiền Lượng đã vạch ra trước mắtchúng ta một sơ đồ về xã hội và con người Trung Quốc đương đại Tất cả đều được

phản ánh một cách sâu sắc Đứng trước số phận “ngàn cân treo sợi tóc” của dân

tộc trong tương lai, nhà văn Trương Hiền Lượng đã diễn tả được sự thật về xã hộiTrung Quốc thời hiện đại Và hơn ai hết tác giả mong muốn sẽ có một con ngườihoàn hảo đứng ra cứu giúp vận mệnh của dân tộc

Ngay từ đầu tác phẩm, nhà văn đã hé mở về nhân vật bí ẩn hoàn hảo này một con người sẽ mang trong mình sứ mệnh của dân tộc, sứ mệnh làm thay đổi lịch

-sử Trung Quốc tương lai Tác phẩm xoay quanh những kiểu con người khác nhau

Trang 22

trong xã hội Trung Quốc đương đại Mỗi kiểu con người có những số phận và cuộcđời khác nhau Nhà văn đã nói lên những nỗi lòng của mình khi đứng trước một xãhội loài người mà vấn đề danh vọng luôn đặt lên hàng đầu Một sự thất vọng về xã

hội chỉ đầy những “đại gia”, “tiểu thư”, “quan tham” và bên kia là bao số phận

của những đứa trẻ tội nghiệp Cuộc sống muôn màu với những con người chỉ biếtsống theo bản năng, không có mục đích tiến tới, không tình yêu Và càng tệ hại hơn

đó là khi xã hội ngày càng hiện đại con người ngày càng mất đi khả năng tạo ra mộtthế hệ mới Tác giả đã đặt ra một vấn đề bức thiết cho dân tộc Trung Quốc có thể

sẽ bị diệt vong khi mà xã hội ngày càng phát triển đi lên, thì đồng nghĩa với việcbệnh viện liên tục nhận được những ca chữa bệnh vô sinh Xã hội đầy rẫy những

con người chỉ sống dựa vào “đồng tiền”, nhìn đâu đâu cũng chỉ thấy “danh lợi”,

“địa vị”, “kinh doanh”, bệnh viện cũng kinh doanh…Tất cả đều kinh doanh, đều

sống với tham vọng sẽ có chỗ đứng đáng nể giữa thành phố đầy đua chen Với sựthất vọng nặng nề, nhà văn đã quyết định sẽ tìm kiếm ra một con người hoàn hảothực sự Một con người hội tụ cả những vẻ đẹp về thể chất và cả vẻ đẹp về tâm hồn.Một con người hoàn hảo theo quan niệm của nhà văn là vậy, hoàn hảo đến từng đặcđiểm Nhưng làm sao để tìm ra được một con người hoàn hảo như thế giữa xã hộinày Đó mới là vấn đề quan trọng của tác phẩm

Một tỉ sáu là một cuốn tiểu thuyết viết về bức tranh xã hội Trung Quốc

đương đại, nhưng trong đó vấn đề con người rất được quan tâm Nhà văn đã khéoléo tạo ra những biến cố của tác phẩm, từ đó xây dựng nên những kiểu con ngườiđặc trưng của xã hội Đồng thời nói lên được mong muốn của chính mình được gửi

gắm trong tác phẩm “Một con người hoàn hảo” không phải là một con người bình thường như bao nhiêu người khác, mà nhân vật đó phải là một “ nhân vật kiệt xuất” “Nhân vật kiệt xuất sẽ có những cống hiến to lớn trong lịch sử tương lai của Trung Quốc” Nếu là một con người hoàn hảo thì tất yếu phải được sinh ra từ

những cặp vợ chồng hoàn hảo Một người cha, người mẹ tốt về mọi mặt thì mới cóthể tạo ra được một thế hệ hoàn hảo chứ! Nhưng Trương Hiền Lượng đã tạo ranhững tình huống bất ngờ của tác phẩm Vấn đề sinh ra một con người hoàn hảothực sự theo quan niệm của nhà văn liệu sẽ có không? Chính nhà văn cũng chưa thể

Trang 23

giải thích được, nhưng đó là chuyện của tương lai, của mấy chục năm về sau Vàbây giờ tác giả đã vạch ra những bước tiến cho sự ra đời của nhân vật mang sứmệnh của nhân loại.

Trước hết trong xã hội đầy nhố nhăng này việc tìm kiếm một con ngườihoàn hảo sẽ rất khó khăn Nhìn con người đầy đường mà chỉ thấy chạnh lòng Sựthất vọng nặng nề đã giúp bác sĩ nhận ra rằng cái con người hoàn hảo kia sẽ đượcsinh ra từ những con người có khiếm khuyết mang tên là Nhất Ức Lục Anh làngười bị thiểu năng, dù rất khoẻ mạnh và thậm chí là một con người có kho hạt

giống khổng lồ Một người cha ngờ nghệch sẽ gặp một người mẹ “đĩ điếm” Từ

một đứa trẻ gặp cảnh đời bất hạnh, Nhị Bách Ngũ liên tiếp bị những kẻ lưu manhhãm hại, lợi dụng thân xác của cô để kiếm tiền Sự kết hợp như vậy rồi sẽ ra sao?Hai con người ấy đều có một sự trong sáng, ngây thơ trong tâm hồn, không bị dòngđời đua chen tác động Họ đến với nhau bằng tình yêu thực sự, một tình yêu ngâythơ non nớt của tâm hồn hai đứa trẻ tội nghiệp Nhân vật hoàn hảo ấy sẽ được sinh

ra và sẽ là người kiệt xuất cứu giúp toàn dân tộc Trung Quốc

Một bức tranh xã hội Trung Quốc đương đại đang dần được phơi bày tronghành trình tìm kiếm con người hoàn hảo Nhà văn đã thành công khi vạch trần bộmặt của nền kinh tế thị trường, biến tướng của những nhố nhăng trong vòng quaycủa nền kinh tế ấy Trên con đường tìm kiếm con người hoàn hảo, những dự báo vềmột tương lai mờ mịt của con người thế hệ mai sau cũng được giải bày

Tác phẩm đặt ra những tình huống về bức tranh xã hội Trung Quốc đươngđại, về con người trong xã hội ấy Con người trong xã hội hiện đại đang dần đánhmất đi chính bản thân mình Sự xuống cấp về phẩm chất, nhân cách của con ngườitrong xã hội ấy báo hiệu cho một tương lai không mấy sáng sủa Nhìn nhận vấn đềcủa xã hội cần có những góc nhìn khác nhau trong tác phẩm của mình Đứng theogóc nhìn của chính nhà văn thì xã hội đang phát triển mạnh, nền kinh tế đang ngàycàng vững chắc Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất củacon người vì thế lại được chú trọng nhiều hơn Vật chất trở thành điều kiện tiênquyết trong cuộc sống của loài người, thì những mặt trái của sự phát triển ấy đã nảysinh

Trang 24

Nhà văn đã cho chúng ta thấy một thực trạng mà dân tộc Trung Hoa phải đốimặt, trước hết là sự xuống cấp về nhân phẩm của con người Xã hội đang tồn tại

đầy rẫy những “quan tham”, những “đại gia”, những “tiểu thư” Một thế giới con người chỉ sống dựa vào vật chất, coi “đồng tiền” là vật bất li thân Sống chỉ vì

những tham vọng, ham muốn giàu sang Con người ta sống với nhau chẳng quacũng chỉ vì những mối quan hệ, những danh vọng có thể mang lại cho nhau, tìnhngười dường như không còn nữa

Nhà văn đã đưa ra một loạt những con người đang dần mất đi những tínhngười, họ sống chỉ biết cho danh lợi của chính mình Một xã hội mà ở đâu cũng đầynhững con người khiếm khuyết Nhà sư cũng tham vinh hoa phú quý, lấy nhà chùalàm nên giao dịch kinh doanh Y bác sĩ thì vô trách nhiệm, không có chút lươngtâm nghề nghiệp mà chỉ biết làm sao đó có được nhiều tiền là được rồi Những

“đại gia” chỉ biết tiêu tiền ăn chơi, bao các “tiểu thư” Những lỗ hỏng trong pháp

luật, tạo điều kiện cho các thế lực xấu xa thâm nhập vào bên trong, cảnh sát thì lại

bảo vệ cho “tiểu thư” Xem ra cuộc sống này các “tiểu thư” rất được coi trọng, nó như một nghề cao quý mà con người ta không thể từ bỏ Sự lên ngôi của các “tiểu thư” trong xã hội Trung Quốc đương đại chứng tỏ một sự phát triển rất mạnh mẽ

của sự biến thái về đạo đức

Việc mở ra bệnh viện Chúng Sinh với mục đích phục vụ cho sức khoẻ củacon người và hơn thế là việc nghiên cứu thụ tinh nhân tạo cho con người Bác sĩLưu người chịu trách nhiệm trong việc nghiên cứu tìm ra phương pháp thụ tinhnhân tạo cho con người Trong quá trình nghiên cứu ấy, ông đã chợt nhận ra những

thứ không đáng trong xã hội này “Từ lâu chủ nhiệm Lưu đã để ý tới, vấn đề lớn nhất mà loài người phải đối mặt không chỉ là vấn đề mà người ta tranh cãi mãi không thôi như chiến tranh, nghèo đói, chủ nghĩa khủng bố, thiếu hụt lương thực,

sa mạc hoá trái đất…mà là nhân loại sắp tuyệt chủng”[20,96] Thật vậy, những

vấn đề chiến tranh hay những vấn đề nghèo đói cũng không có gì đáng lo ngại.Những vấn đề thực sự đáng bàn đến , ở đây là con người, là sự diệt vong của dân

tộc Trung Hoa “Khi đời sống vật chất đạt tới mức độ cao nhất của lịch sử thì tinh trùng trong tinh hoàn sẽ giảm tới mức số không, không thể sinh đẻ được gì, và loài

Trang 25

người chính thức bị tuyệt diệt”[20,97] Chủ nhiệm Lưu đã có cuộc khảo sát về số

lượng tinh trùng của nam giới những năm trước và những năm gần đây, thì thấyrằng, khi mà xã hội đang còn nghèo đói, cuộc sống còn phải lo nhiều thứ thì sốlượng tinh trùng của nam giới lại rất tốt và khoẻ mạnh Nhưng khi xã hội phát triển,mức sống của con người được nâng cao thì số lượng tinh trùng của nam giới lạigiảm rất mạnh và rất yếu

Một cuộc khảo sát về tinh trùng của nam giới được các bác sĩ thực hiện thụtinh nhân tạo cho giám đốc Vương Thảo Căn theo yêu cầu của San San Một loạtnam giới được kiểm tra Đầu tiên là những công nhân, nhưng không có ai đạt đượcyêu cầu cả Tuổi của họ còn trẻ nhưng phần lớn tinh trùng của họ không chết thìcũng bị khiếm khuyết, không thể thích hợp cho việc chọn giống thụ tinh được Âucũng bởi những người công nhân này đều làm những việc liên quan đến hoá học,nên nó chịu ảnh hưởng nhiều từ những chất hoá học Một loạt những người đàn ôngkhác đăng kí qua mạng nhưng không ai có thể làm vừa lòng chủ nhiệm Lưu

Một tỉ sáu cho thấy một sự tuyệt vọng về tương lai của dân tộc Trung Hoa,

“khi mà đời sống vật chất đạt tới mức độ cao nhất của lịch sử thì tinh trùng trong tinh hoàn lại giảm tới mức số không, không thể sinh đẻ gì được nữa, và loài người chính thức bị tuyệt diệt”[20,97].

Nhà văn cảm thấy bất lực trước nguy cơ diệt vong của dân tộc mình Mộttương lai của dân tộc Trung Hoa đang đứng trên bờ vực thẳm

Có thể nói, Một tỉ sáu với hành trình tìm kiếm con người hoàn hảo, nhà văn

đã có những khám phá mới mẽ về hiện thực xã hội Trung Quốc đương đại Trướcmột thực tại xuống cấp về đạo đức lẫn nhân cách của con người Trung Quốc đươngđại Nhà văn đã có một hành trình tìm kiếm con người hoàn hảo, với hi vọng sẽ cứugiúp sự nguy vong của dân tộc Trung Hoa trong tương lai Sự ra đời của con ngườihoàn hảo ấy sẽ là một sự thay đổi lớn về vận mệnh lớn của dân tộc Trung Quốc.Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là con người hoàn hảo ấy sẽ ra đời như thế nào, trongkhi xã hội Trung Quốc đương đại chỉ tồn tại đầy rẫy những con người băng hoại về

đạo đức lẫn nhân cách Một người cha bị thiểu năng và người mẹ “đĩ điếm” liệu có

thể cho ra đời một con người hoàn hảo như mong muốn của mọi người được

Trang 26

không? Và trên hành trình tìm kiếm con người hoàn hảo ấy, dân tộc Trung Hoa sẽ

đi về đâu trước thực tại về con người đầy phủ phàng như vậy? Đó chính là vấn đề

mà nhà văn muốn đặt ra cho tác phẩm của mình

2.2 Các kiểu con người trong Một tỉ sáu

Trong dòng chảy của nền văn học nói chung, đặc biệt là thể loại tiểu thuyếtnói riêng, có rất nhiều kiểu con người đang tồn tại, đang sống và đang thể hiệnmình Mỗi kiểu con người như vậy trong tác phẩm sẽ hiện thân cho kiểu con ngườingoài cuộc sống Nó nói lên suy nghĩ của nhà văn về thế giới mà con người đangtồn tại Tác phẩm văn học từ đó đã trở nên trọn vẹn và có hồn hơn khi có một thếgiới con người như vậy

Văn học Trung Quốc trong thời kì cải cách mở cửa có sự đổi mới đa dạng.Những kiểu con người mới trong xã hội đương đại Trung Quốc bắt đầu xuất hiệndần trên văn đàn đất nước này, một sự đổi mới toàn diện về nội dung lẫn phong

cách nghệ thuật “Bước sang thời kì cải cách mở cửa, tiểu thuyết đương đại Trung Quốc bắt đầu xuất hiện hình tượng nhân vật mới mang đặc trưng con người hiện đại Đây là sản phẩm tất yếu của thời kì cải cách mở cửa Sự đổi mới về thể chế chính trị, kinh tế, sự giao lưu văn hóa Đông - Tây, sự thay đổi quan niệm giá trị, kết cấu tâm lí dẫn đến sự ra đời con người hiện đại”[25,116].

Với một thế giới nhân vật rất sinh động và đa dạng, bằng nhiều mảnh ghép

về cuộc đời của mỗi nhân vật, Trương Hiền Lượng đã tạo nên một hệ thống cáckiểu con người Mỗi kiểu con người là một mảnh đời, một số phận, đại diện chomột tầng lớp trong xã hội đương đại Trung Quốc

2.2.1 Kiểu con người gặp thời

Để có thể phản ánh một cách chân thực sinh động về thế giới bên ngoài, nhàvăn Trương Hiền Lượng đã xây dựng các kiểu con người khác nhau, tạo nên mộtbức tranh đa dạng về xã hội đương đại Trung Quốc

Kiểu con người gặp thời là một trong những kiểu con người nổi bật trong

Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng Nhà văn đã rất khéo léo khi xây dựng kiểu con

người rất phổ biến trong xã hội hiện đại này Tiêu biểu cho kiểu con người gặp thời

đó là Vương Thảo Căn - một nhân vật đặc biệt mang nhiều dấu ấn trong tác phẩm

Trang 27

Vương Thảo Căn, nhân vật được mệnh danh là “vị doanh nhân hàng đầu” Bên

cạnh đó là những người phụ nữ như: Lục Thư và San San những người đàn bà

quyền quý trong hàng “tiểu thư”….

Cuộc sống muôn hình vạn trạng với những màu sắc rực rỡ Nào ai biết đâuchính giữa cái xã hội ấy có bao nhiêu con người đang cố gắng chạy đua cho kịp

vòng quay của bánh xe trần gian Kiểu con người gặp thời trong Một tỉ sáu, là

những kiểu con người đến từ nhiều vùng miền khác nhau, họ tình cờ gặp nhau giữavòng tròn số phận Tất cả họ đều là những con người gặp nhiều những cảnh éo letrong cuộc sống Vương Thảo Căn và Lục Thư là những người xuất thân nơi thônquê vất vả, thiếu thốn đủ bề Họ từ giả quê hương để đến với chốn phồn hoa nhiềucám dỗ Mỗi người chọn cho mình một con đường đi riêng, những con đường quyếtđịnh tương lai của chính bản thân họ

San San - cô gái xuất thân từ thành thị Cuộc sống gia đình đã đưa đẩy côvào thế bế tắc, tất cả cũng bởi đồng tiền, bởi chính cái việc quen sống trong cảnhnhung lụa đã đưa cô đặt chân đến với thế giới chớp nhoáng xanh đỏ Tuy nhiên tacũng phải thấy một thực tế rằng, tuy gặp nhiều sóng gió trong cuộc đời nhưng họvẫn lạc quan, yêu đời, không chịu lùi bước trước số phận nghiệt ngã của mình.Cuộc sống ở đô thị đã dạy cho họ một tinh thần luôn luôn sẵn sàng đối đầu vớinhững khó khăn trong cuộc sống Từ một người xuất thân là nông thôn lạc hậu,không được học hành như bao người khác nhưng không ai có thể ngay lần gặp đầu

tiên có thể nhận ra được điều đó “Đừng tưởng Vương Thảo Căn mù chữ thì không

có chút văn hóa nào Hồi trẻ ở nông thôn, ông cũng hơi nổi tiếng đấy Người làng đều khen thằng bé này có nhiều sáng kiến, hay bênh vực người yếu, hay giúp đỡ người khác Nhà ai có việc bận như lợp nhà, cắt lúa, cần tìm người giúp, thì người đầu tiên họ nghĩ đến là Vương Thảo Căn Vương Thảo Căn không những làm việc cẩn thận mà còn biết nghĩ ra nhiều cách, nên thường làm ít mà thành công nhiều” [20,55]

Kiểu con người gặp thời này đã được tác giả miêu tả rất kĩ từ hoàn cảnh xuấtthân cho đến tính cách, địa vị xã hội, tạo nên một sự thống nhất chặt chẽ về cách

Trang 28

xây dựng kiểu con người đặc trưng cho một xã hội thời @ Thời @ điều gì cũng có

thể xảy ra, những “đại gia” ngày càng phất cao nhờ vào vận may của mình.

Cuộc sống với những bất ngờ không thể biết trước Đôi khi những thứ tưởngchừng như rất khó khăn nhưng con người lại có được, nhờ gặp vận may không ngờtới khi rời xa chốn quê mùa Mỗi người có một vận may riêng từ đó trở thànhnhững người nổi tiếng và có được địa vị xã hội Vương Thảo Căn xuất thân từ bùn

đất đã trở thành một “đại gia” thực sự, một kiểu đại gia ngoi lên từ ruộng đồng, một “vị doanh nhân hàng đầu” Ông phất lên và có địa vị cao trong xã hội là nhờ

gặp thời Từ một nông dân quê mùa trở thành đại gia là nhờ vào vận may, vàonhững mánh khóe mà ông thu nhận được giữa cuộc sống bon chen nhiều toan tính

của con người Trung Quốc hiện đại Đi lên từ cái nghề nhặt rác, “nhờ chăm chỉ, nhanh nhẹn, ông nhặt được nhiều phế liệu hơn người khác Người khác bới một đống thì ông bới ba đống” [20,11] Ông cố gom góp tất cả những gì có thể mang

lại lợi nhuận cho việc kinh doanh bằng nhiều thủ đoạn của bản thân, từ chỗ đi nhặtphế liệu ông leo lên thu mua phế liệu Thường những thứ bẩn thỉu người ta khôngmàng đến thì Vương Thảo Căn rất coi trọng và đó là điều giúp ông may mắn

Từ những mánh khóe trong kinh doanh nhỏ, Vương Thảo Căn đã tiến dầnlên những bậc cao hơn trong lĩnh vực kinh doanh của mình Hết thu mua phế liệu

ông chuyển sang buôn bất động sản: “Như chó chạy đến đâu thì vãi đái đánh dấu đến đấy, ông coi đất là lãnh địa của mình và lãnh địa của ông lan ra khắp nơi”[20,15] Lợi dụng sự xuống cấp về nhân cách của một số thành phần đứng đầu

thành phố C Vương Thảo Căn từ đó đã liên tục được nhận nhiều món lợi trongkinh doanh, trở thành chủ của nhiều xí nghiệp và nhà máy lớn chỉ bằng chút mamảnh trong việc mua bán Tên tuổi của ông được nhiều người biết đến Những cái

danh hiệu như “doanh nhân tiên tiến”, “doanh nhân tiên tiến xuất sắc” liên tục

dành cho Vương Thảo Căn Không phải là ông giỏi, thông minh hơn người khác

mà chỉ vì ông biết cách để tận dụng những thứ người ta vứt đi trở thành cái lợi cho

mình: “bất kể thủ tục phí trong quá trình thu mua là bao nhiêu, hễ chuyển sang tay ông là hiệu quả kinh doanh tăng gấp bội phần, lời lãi ổn định không bao giờ lỗ vốn Thì ra, những giám đốc và bí thư Đảng ở nhà máy không phải do kiến thức

Trang 29

không bằng ông mà là vì không để tâm suy tính như ông” [20,16] Mọi thứ đến với

Vương Thảo Căn như một sự may mắn định trước Xuất thân từ nông dân lại khôngđược học hành vậy mà sau những ngày tháng rong ruổi ở thành phố với sự khởi đầu

nhặt rác, Vương Thảo Căn đã trở thành một “đại gia”, được ngồi vào hàng cấp cao

của xã hội Trung Quốc, bao nhiêu người phải kính nể Ông trở thành một hiệntượng đặc biệt của xã hội Trung Quốc đương đại

Lục Thư một cô gái quê, vì mong cho em trai được đi học mà cô đã rời bỏước mơ học thành tài để đi kiếm tiền Giữa đô thị đầy những cạm bẫy cô gặp đượcPhượng Thư, người đã giúp đỡ cô rất nhiều trong cuộc sống Từ chỗ là một cô gáiquê mùa nhưng lại xinh đẹp hấp dẫn, Lục Thư rất dễ dàng đặt chân vào thế giới củagiai cấp thượng lưu Vận may trong cuộc đời liên tiếp đến với cô gái trẻ này và

luôn được các loại “đại gia” yêu thương chiều chuộng, nâng đỡ Lục Thư ngày càng khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh, trong làng “tiểu thư”.

Từ một cô gái nhà quê, lạc lõng chơ vơ giữa dòng đời đen bạc, Lục Thư đã thực sựđặt đôi chân nhỏ nhắn của mình vào giới thượng lưu, được đại gia bao, được mộtcảnh sát cấp cao làm vệ sĩ Đời cô cứ lên như diều gặp gió

Xây dựng kiểu con người gặp thời với nhiều tình tiết làm người đọc cũngphải bất ngờ Đây là kiểu con người khá nổi bật trong thực tế đương đại không chỉ

ở Trung Quốc mà dường như có trên khắp thế giới Kiểu con người này của Một tỉ sáu đã đưa người đọc có sự hiểu biết thêm về cuộc sống về con người trong sự

chuyển đổi của xã hội

2.2.2 Kiểu “chân dài” rơi vào “bước đường cùng”

Một tỉ sáu là thế giới của những đại gia, những “chân dài”, cuộc sống với đầy rẫy những biến động lớn Xã hội phát triển đi lên, các “đại gia”, “chân dài”

ngày càng chứng tỏ vị thế của mình Trương Hiền Lượng đã xây dựng hình ảnh các

cô gái “chân dài” bởi cuộc sống mưu sinh đã đưa đẩy họ vào những rối ren của cuộc đời, chân lún sâu vào bùn đen của xã hội Các “tiểu thư” thời @ đầy rẫy trên phố Họ là những cô gái tuổi thanh xuân đã bán đi cuộc đời mình cho các “đại gia”

để lo cho cuộc sống, “tiểu thư” trở thành nghề hái ra tiền trong thời hiện đại Với

các nhân vật như Lục Thư, San San, Nhị Bách Ngũ, những cô gái ở quán cắt tóc

Trang 30

Phượng Thư, những cô gái trong quán bar chỗ San San làm trước khi gặp VươngThảo Căn, Hoàng Tiểu Mai,….Những cô gái đến từ những vùng miền khác nhau,mỗi cô một nét đẹp riêng, và cái đẹp chính là đặc điểm chung của họ.

Các chân dài có nhan sắc nhưng lại gặp hoàn cảnh không may mắn, kế sinh

nhai, miếng cơm manh áo đã đẩy họ đến những “bước đường cùng” bán thân, cho

những kẻ thừa tiền ăn chơi

Bằng con mắt quan sát rất tinh tế về thực tại xã hội, Trương Hiền Lượng đã

xây dựng khá thành công về con người và cuộc đời của những “chân dài” này Phải chăng là “hồng nhan bạc phận” hay tự chính họ đã đưa họ đến gần với cuộc sống ấy, cuộc sống của những phấn son “Đồng tiền” đã chi phối tất cả, từ tình cảm con người cho đến vật chất Tất cả gói gọn trong một chữ “tiền” Có tiền mới có

địa vị, vậy thì thử hỏi làm thế nào ở giữa chốn thị thành nhiều cám dỗ này có chỗ

dung thân cho những “chân dài” này?

Chính cái xã hội luôn tồn tại những vấn đề băng hoại về đạo đức, nên cuộc

sống con người cũng bị kéo theo guồng quay đó “Có ai muốn làm tiểu thư đâu hả ông? Nhưng lên thành phố mà không làm tiểu thư thì em biết làm gì? Em chả nói với ông đó rồi, trong thành phố rộng lớn này làm gì có chỗ dung thân cho em! Em không làm việc đó thì sao giúp đỡ cho bố em và em trai em được?”[20,89]

Những lời tâm sự ấy rất chân thật Đâu phải ai cũng muốn mình rơi vào cảnh

làm “tiểu thư” như thế, nhưng số phận trớ trêu giữa một xã hội hiện đại buộc cũng phải như vậy thôi Suy cho cùng tất cả cũng chỉ vì “đồng tiền” mà gây nên mọi chuyện phức tạp, buộc con người ta phải sa vào “bước đường cùng”.

Không phải những “chân dài” đều có số phận giống nhau, hoàn cảnh như

nhau, có những người vì nghèo nên phải lên thành phố để kiếm kế sinh nhai nhưngcũng có những cô có gia đình đàng hoàng, nhưng vì cái nghiệt ngã của cuộc đời đã

đẩy họ vào thân “bướm đêm” Hoàng Tiểu Mai một nhân vật tuy chỉ được nhắc

đến rất ít nhưng cô là hiện thân cho một số phận nghiệt ngã Một thời xinh đẹp,nhan sắc lẫy lừng, lập gia đình sinh con nhưng hoàn cảnh khó khăn, con cái bệnhtật, chị phải đi thắt ống dẫn trứng, rồi chồng đòi li dị để kiếm con riêng, chị phải

lưu lạc lên thành phố, bị tên ma cô ép làm “bướm đêm”, bị bắt vì tội mại dâm.

Trang 31

Cuộc đời chị tưởng chừng sẽ hạnh phúc khi có anh quản giáo nơi trại giam đã cướichị, nhưng chị lại rơi vào cảnh tù tội vì đã không cứu được đứa con chồng Quá phũphàng cho kiếp người phụ nữ này, dường như không có điều gì là công bằng trong

xã hội hiện đại này cả

Lục Thư xinh đẹp và có một cuộc sống bình yên ở miền quê cùng với giađình Mẹ cô mất sớm nên mọi việc trong gia đình Lục Thư đều một tay cô lo liệu

Vì cuộc sống nghèo khổ, vì thương em trai và muốn em được học hành đànghoàng, cô đã từ bỏ ước mơ của mình, tạm biệt quê hương lên thành phố kiếm việclàm Thành phố xa hoa lộng lẫy, nhưng đầy rẫy những cám dỗ, đã đưa Lục Thư đến

với nghiệp “tiểu thư”- con đường cùng buộc cô phải lựa chọn Vừa đặt chân đến

mảnh đất kinh kì này cô đã gặp được Phượng Thư, tuy là người đàn bà được xem là

Tú Bà nhưng là một con người rất tốt và yêu thương cô chân thành, xem cô như chị

em vậy Ở lại tiệm làm tóc của Phượng Thư, Lục Thư cũng kiếm được chút ít từcông việc dọn dẹp, giặt giũ, để gửi về quê cho người cha

Những tháng ngày ở thành phố, chứng kiến cuộc sống của các cô gái ở tiệmlàm tóc, Lục Thư quyết định sẽ đi tìm công việc khác Cô không muốn sống mãi ởcái chốn phức tạp ấy Trời chẳng chịu chiều lòng người Những tưởng sẽ có côngviệc ổn định là làm thư kí tại một công ty, nhưng đó chỉ là cái mác giả danh, thư kíchẳng qua là bồ nhí cho giám đốc Thất vọng, cô trở về quán Phượng Thư tiếp tụccông việc lâu nay của mình Nhưng cuộc sống này không chịu buông tha cho cô.Giữa lúc không tìm được một công việc gì để kiếm tiền thì gia đình cô lại gặpchuyện Trận mưa lịch sử ở quê đã đẩy Lục Thư đến bờ vực thẳm Nhà sập, bố bịthương phải nằm viện Những sóng gió trong cuộc sống này đã đẩy Lục Thư vàobước đường cùng Cô lấy đâu ra một lúc nhiều tiền như vậy để gửi về quê cho bố

chứ? Không còn lựa chọn nào khác, cô buộc phải “bán trinh” cho “đại gia” để lấy tiền Từ đây cô đã chính thức bước chân vào thế giới của các “tiểu thư” Lần “bán trinh” mang lại cho cô rất nhiều tiền nhưng cũng đẩy cô vào cái nghề không thể

bước ra được

San San không giống với Lục Thư Là một cô gái thành thị được ăn học tử

tế, nhưng sự phản bội của người chồng khi cô có mang đã đẩy liên tục cô đến với

Trang 32

những trớ trêu trong cuộc sống Cuối cùng cô vào làm tiếp viên tại quán bar Chính

cái xã hội băng hoại đã đẩy những cô gái này vào “bước đường cùng” của cuộc

sống

Bởi thế mà San San đã đúng khi nhìn nhận về thực tại xã hội mình đang

sống: “xã hội hiện nay, cơm áo gạo tiền cũng không xuềnh xoàng được nữa, phải không nào? Nhìn thấy các cô gái mặt mũi, dáng dấp không bằng mình mà làm gái, tiền kiếm được một đêm nhiều hơn tiền lương mà mình vất vả làm cả tháng trời; rồi người ta mặc hàng hiệu, cho dù là hàng hiệu rởm thì cũng vẫn là hàng hiệu, lại được cùng khách ra vào nhũng khu vui chơi….”[20,77]

Vậy thì không việc gì phải “gìn vàng giữ ngọc tấm thân” Trong cái xã hội

này, mấy ai còn coi trọng việc ngọc vàng nữa mà giữ đây? Trương Hiền Lượng đã

vạch ra cho chúng ta thấy rất rõ số phận của những cô gái “chân dài”, để từ đó họ

nói lên được tiếng nói của chính mình Xã hội băng hoại ngày nay đã dồn conngười đến bước đường cùng, muốn được sống bình yên như người bình thường màđâu có được

Có thể nói cuốn tiểu thuyết Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng là một thế

giới không tình yêu Con người lãnh cảm với mọi thứ Họ chỉ biết sống và làm theobản năng, việc lấy vợ, lấy chồng sinh con dường như cũng chỉ là nhiệm vụ, là tráchnhiệm cần phải làm Họ không cần giữa hai trái tim có cùng chung một chí hướnghay không, chỉ cần thoả mãn sự ham muốn thể xác, thì mọi chuyện có thể được giải

quyết Thương cho số phận của những “tiểu thư”, họ làm cái nghề mua vui cho

những kẻ lắm tiền, có tiền họ sẵn sàng lao vào như những con thiêu thân, khôngbiết cảm giác sau những lần chung đụng thể xác với bao nhiêu đàn ông, sẽ như thế

nào Những “đại gia” luôn hào phóng, sẵn sàng vứt cả chục triệu tệ để “mua trinh”, và họ chỉ gặp nhau khi cần đến nhu cầu sinh lý, xong việc xem như không

biết nhau

Lục Thư đến với cảnh sát Đào cũng xem là một tình yêu Nhưng Đào đã có

vợ và họ sống với nhau chỉ là với danh nghĩa người tình, ở bên nhau trong tình yêu

và cả sự ham muốn thể xác Dành cả sự trân trọng và rung động của con tim mình

cho viên cảnh sát đã bao lần cứu nguy cho sự nghiệp “tiểu thư” của cô, Lục Thư

Trang 33

can tâm tình nguyện làm người tình của viên cảnh sát nổi tiếng này Đằng sau cáitâm hồn nhỏ bé của người phụ nữ này là cả những bầu trời của lo âu, lo một ngàynào đó anh sẽ không yêu cô nữa Tình yêu của cô và anh như một sợi chỉ mongmanh Ở bên anh, cô luôn có những thèm khát dục vọng mãnh liệt Phải chăng tìnhyêu mà nhà văn đề cập đến nó chỉ dừng trong sự ham muốn của bản thân, đầy tròntác phẩm là sự ham muốn làm tình cả trong mọi suy nghĩ và trong mọi hành động.May ra chỉ có Nhất Ức Lục là ngây thơ trong sáng, cậu thiểu năng nên mọi vấn đề

về giới tính, về tình dục cậu chưa một lần nghĩ đến Nhưng tận sâu trong nhữnggiấc mơ hằng đêm, Nhất Ức Lục vẫn có sự ý thức về giới tính của mình, cậu chậmhiểu về thế giới bên ngoài nên chưa hiểu biết về cuộc sống và con người trên trái

đất này Những lần bị “dị mộng tinh” trong giấc ngủ sâu cho ta thấy rằng chính cậu

bé thiểu năng này cũng có những ham muốn bản năng làm người của mình

San San đến với Vương Thảo Căn cũng không phải là xuất phát từ tình yêu

không giới hạn tuổi tác Cô đến với vị “đại gia” này cũng chỉ vì hai con người có

được sự hiểu biết về nhau Họ có thể thông cảm cho cuộc sống của nhau Và hơnthế cái San San cần là chỗ dựa và cái mà Vương Thảo Căn cần là có một đứa contrai để nối dõi sự ngiệp của mình Vì San San trẻ nên ông ta nghĩ rằng chỉ cần thoảmãn trên thân xác của nhau, với kinh nghiệm làm tình của San San họ sẽ có đượcmột đứa con trai như ý Có ai trong tác phẩm này đến với nhau mà không hề vụ lợicủa cá nhân, họ không toan tính điều này thì cũng suy xét điều kia, tất cả đều vìmục đích thoả mãn cho bản năng làm người của chính họ

Nếu như có những nhân vật không có sự toan tính thì họ lại sống âm thầm

và lặng lẽ như một cái bóng, không có tiếng nói, không có mục đích tiến thân như

bà cả và bà hai của Vương Thảo Căn Tất cả dường như trở nên mơ hồ trong cuộcsống của họ Tình cảm cha con cũng trống rỗng, không có giá trị trong cuộc sốngnày Một người cha chỉ lo cho bản thân mình mà không quan tâm đến việc con cáimình sống ra sao, chỉ biết nhận tiền và thế là đủ, khi về già vẫn chỉ muốn có mộtngười phụ nữ ở bên, không nghĩ ngợi điều gì cho con cái – thế mà vẫn xứng đánglàm cha ư? Thật là một thế giới con người kì lạ Đó liệu có phải là sự phán xét cho

xã hội loài người ngày hôm nay không? Vậy thật ra, điều mà nhà văn muốn nói đến

Trang 34

là gì khi mà một thế giới con người chỉ sống trong bản năng ham muốn làm tình,không có một tình yêu thuần khiết.

Con người trong xã hội này sống theo bản năng của chính họ Trước lúc ra

đi đến với một thế giới khác thường là những lời trăng trối cho người thân, nhưngông già bé nhỏ bạn với Lục Thư lại muốn ngắm cái thân hình đẹp của Lục Thư

Trước lúc chết trong ông vẫn tồn tại những ham muốn nhục dục: “Này! Em hãy cởi

áo để tôi có thể ngắm nhìn cơ thể tuyệt đẹp của em, như thế là tôi mãn nguyện lắm rồi! Mặt ông già sáng lên, ông nhếch mép rộng hơn vui mừng tràn trề bên nữa mặt chưa bị liệt của mình”[20,239]

Đọc Một tỉ sáu không thể không thấy xót thương cho số phận của những

“chân dài”, có nhan sắc nhưng muốn tồn tại trong xã hội thời @ này phải biết chấp

nhận, chấp nhận số phận của chính mình trong dòng đời lưu lạc, chốn hồng quầnnhiều thị phi, cũng đành phó mặc cho số phận mà thôi Họ biết phải làm gì nữa đâu

Họ chỉ có cách duy nhất để tồn tại đó là phải dựa vào thế lực của các “đại gia” Sự

nâng đỡ của các đại gia sẽ là chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại của chính họ Khôngphải ai cũng may mắn được các đại gia bao, cái may mắn đó chỉ có thể đến với một

số trường hợp như Lục Thư và San San mà thôi Cuộc sống của họ trong nhung lụa,

có tiền ắt hẳn sẽ có địa vị, tự nhiên thế lực của họ cũng được nâng cấp lên tầng caomới Một sự thật phũ phàng nhưng như thế mới đúng là xã hội đương đại Trung

Quốc mà Trương Hiền Lượng đã lột tả một cách sắc nét trong Một tỉ sáu.

2.2.3 Kiểu “quan tham” sống nhờ vào “đồng hào có ma”

Đứng giữa vòng quay của thời đại mới, khi những điều kiện vật chất càng

chứng tỏ vị thế của mình, con người rơi vào sự bon chen tầm thường “Đại gia” ngày càng nhiều thì các “quan tham” cũng nhiều Quy luật cung cầu ngàn đời vẫn

thế Kiểu nhân vật này không mới nhưng nó chính là một trong những yếu tố quantrọng làm nên sự xuống cấp của xã hội, đồng thời cũng là một yếu tố làm cho thế

giới nhân vật trong Một tỉ sáu thêm phần đa dạng, phong phú.

Kiểu “quan tham” sống nhờ vào “đồng hào có ma” là một kiểu con người

khá phổ biến trong văn học từ các thời kì trước Việc khai thác kiểu con ngườitrong giai đoạn văn học đương đại của Trung Quốc cho thấy một cái nhìn bao quát

Trang 35

về bức tranh cuộc sống của xã hội Trung Quốc Trương Hiền Lượng đã lột tả được

bộ mặt của những tên “quan tham” này Đại diện cho kiểu “quan tham” sống nhờ vào “đồng hào có ma” trong Một tỉ sáu cũng không có gì khác lạ, chủ yếu là những ông to bà lớn, những kẻ chỉ biết “ngồi mát ăn bát vàng” Đó là tên trưởng thôn ở

miền quê nghèo của Vương Thảo Căn cho đến những quan chức trên thành phố C,

từ bác sĩ đến cảnh sát, cho đến vị sư trụ trì tại chùa,….mà dường như tất cả mọilĩnh vực trong xã hội đều tồn tại những con người như thế

Một trưởng thôn nhỏ nhoi ở một miền quê nghèo nhưng đã nuôi trong lòng

một sự tham lam Lấy lí do “mượn cớ sửa đường, mảnh ruộng cỏn con được khoán

bị thôn đòi lại không bồi thường”, trưởng thôn muốn tiệt đường sinh sống của người dân, vét cho đầy túi tham của chính mình, đẩy Vương Thảo Căn phải sa vào cảnh “lang thang ở ngoài đồng kiếm cái ăn như gà bới thóc”.[20,55].

Ở một miền quê nhỏ bé nghèo nàn còn như vậy nữa là ở thành phố, “quan tham” sống nhờ vào đồng tiền của người khác sẽ càng nhiều hơn Từ những bon chen trong kinh doanh ta nhận ra một điều rằng chỉ có “tiền” mới giải quyết được

tất cả Và những điều đen tối trở nên sáng sủa, con người dường như chỉ chú trọngvào tiền, vào địa vị Một bên cần tiền còn một bên lại cần địa vị, quy luật tất yếu

sản sinh ra những “quan tham” Và các “đại gia”, “tiểu thư” ngày càng tăng thì

“quan tham” ngày càng nhiều theo.

Thực trạng “quan tham” sống nhờ vào “đồng hào có ma” tồn tại một cách

tự nhiên và phát triển ngày càng mạnh Mọi việc kinh doanh nếu không biết cáchdàn xếp công việc với những quan chức thì công việc khó mà thuận lợi Nhưng chỉcần biết quan tâm các quan chức hậu hĩnh thôi thì mọi chuyện sẽ thành công rất

nhanh chóng Vương Thảo Căn đã nhận ra điều đó như một quy luật tất yếu “Ông phát hiện những xí nghiệp quốc doanh này chả khác gì phế liệu Cũng giống như mua đất, chỉ cần có quan hệ tốt với giám đốc và bí thư nhà máy, thoã mãn yêu cầu của họ thì cấp trên và cấp trên của cấp trên của họ sẽ ra mặt thu xếp Khi đã gia

cố mọi mắt xích trên sợi xích lợi ích là nhà máy đáng giá hai mươi triệu nhân dân

tệ thì bỏ ra nhiều nhất hai, ba triệu chỉ công khai và cửa sau tổng cộng không tới bốn triệu tệ là xong”[20,14] Nói chung chỉ cần có tiền hậu hĩnh thì mọi vấn đề đều

Trang 36

sẽ thuận lợi, kể cả việc thế chấp ngân hàng Có tiền trong tay, ngân hàng cũnggiống như của chính mình mở ra, điều đó cho thấy một sự suy đồi về đạo đức củanhững quan chức nhà nước như thế nào.

Không chỉ những quan chức mới là những “quan tham” mà chính những

nhà sư, người được xem như hình mẫu cho sự từ bi cứu khổ cứu nạn cũng là một

trong những nhân vật biểu trưng cho kiểu “quan tham” trong Một tỉ sáu Lợi dụng

lòng tin của mọi người, sư trụ trì nơi Vương Thảo Căn đến xin quẻ đã làm mọi cách

để lấy tiền của dân mà không bị ai ca thán “Đặc biệt ông hoá duyên, dùng danh tiếng của Phật mà làm điểm bán, lấy lịch sử miếu cổ làm thương hiệu, sản phẩm chủ yếu là thẻ Một tờ giấy xấu mỏng tang ít nhất cũng vài trăm tệ, nhiều hơn thì

cả nghìn tệ…” Vị sư này chủ yếu là tiếp các quan lớn Bằng con mắt sỏi đời của mình “nhà sư đáng kính” có thể nhận ra ai là đại gia thực sự.

Không chỉ có thế, chính đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện cũng là những

nhân vật đại diện cho kiểu “quan tham” Họ nhận tiền và chữa bệnh, không nhận

được tiền thì bệnh nhẹ cũng thành nặng, bệnh nặng thành bệnh không chữa được

Có tiền thôi chưa đủ, phải có địa vị, danh tiếng thì may ra mới được ưu ái trong mọitrường hợp đến khám chữa bệnh

Trương Hiền Lượng đã chỉ ra một cách chi tiết kiểu “quan tham” trong xã hội đương đại Trung Quốc Những tên bảo vệ tại khách sạn, nếu như các “tiểu thư”

muốn được yên thân để hoạt động thì phải dúi cho chúng một đồng bạc lẽ, đảm bảoviệc gì cũng giải quyết được hết Đó là lời mà cảnh sát Đào đã cho Lục Thư biếtkhi cô bị hai tên bảo vệ tại khách sạn mà cô vừa hành nghề bắt giữ Người ta đã

phải bán mình để làm “tiểu thư” nhưng bọn người quen vơ vét ấy vẫn không chịu

buông tha, chúng muốn lấp cho đầy cái miệng tham lam thì chúng mới có thể để

cho các “tiểu thư” hoạt động êm xuôi “Nếu cô ném vài đồng bạc lẽ cho bọn bảo

vệ thì dù có chuyện gì cũng giải quyết được hết mà có khi bọn chết tiệt đó còn dắt mối cho cô nữa đấy” Một sự thật không thể ngờ đến nhưng nó lại diễn ra trước

mắt chúng ta Những bọn quan tham luôn nghĩ đến việc sẽ làm thế nào để có thểlấy tiền của người khác mà mình không mất đi một chút công sức nào là vậy Mộtthực trạng về thế giới con người đã được phơi bày ra trước mắt, dưới ngòi bút điêu

Trang 37

luyện tài năng của Trương Hiền Lượng, Một tỉ sáu đã thể hiện thành công ý đồ của

tác giả khi xây dựng con người trong tác phẩm của mình

Con người thực tại trước mắt nhà văn là những con người chỉ ham danh lợi,sống với những âm mưu và thủ đoạn nhằm làm đạt được mục đích của mình Một

bước may mắn ai cũng có thể trở thành “đại gia”, một chút thủ đoạn, các “tiểu thư” đều có thể trở thành nữ doanh nhân trọng vọng Tất cả cứ thế diễn ra một cách

kì lạ nhưng lại có thực Con người chỉ sống trong vòng hào quang mà “đồng tiền”

mang lại Còn về nhân tính, phẩm giá và đạo đức chỉ là những thứ rẻ tiền khôngcần phải quan tâm Xã hội càng hiện đại thì lại sản sinh ra nhiều những con ngườinhư thế Một con người được xem là sự toàn vẹn về đạo đức, phẩm giá của một

người tu hành như nhà sư trong Một tỉ sáu mà cũng sống vì danh lợi, vì đồng tiền, lợi dụng sự tin tưởng của chúng sinh, mang trong mình cái mác “cứu khổ cứu nạn”

để thu về cho mình những lợi nhuận khác

Cũng thật kì lạ, khi một ngôi chùa có phong cách “kinh doanh” hợp với thời

đại thì mọi chúng sinh thập phương lũ lượt kéo nhau về Suy cho cùng người ta chỉnghĩ đến việc đi cúng lễ những ngôi chùa nào lớn, chùa đó có mang lại lợi nhuận gìkhông chứ không phải đến chùa là vì lòng thành kính dâng hương lễ phật Và nhà

sư trụ trì đã nhận thấy được cơ hội, ngàn năm khó kiếm đó Ngồi không mà tiền tựnhảy vào túi ai mà chẳng tham Vậy nên mọi việc trong chùa đều dần dần đượcthay đổi theo chiều hướng đi lên khác xa so với lúc vị Cao tăng đầu tiên đến trụ trì

Khi Vương Thảo Căn cùng tài xế của mình đến, chỉ cần nhìn qua cái xe vị

hoà thượng đã có thể đánh giá được đẳng cấp hai bên: “Đừng tưởng người xuất gia không để ý gì đến sự đời, hoà thượng này biết rất rõ về các loại xe con Xe vị quan lớn chẳng qua chỉ là con Audi, lại là sản xuất trong nước, còn xe mới đến là Benz S600 mà dân chơi thường gọi là Ben lớn” Chừng đó thôi cũng đủ thấy hoà thượng

đáng kính của chúng ta là người như thế nào - rất sành điệu và rất chịu chơi Hoàthượng này đã đánh vào lòng tin, sự mê tín của các quý ông, quý bà lắm tiền để bònrút tiền của họ Thấy tiền tất yếu sự quan tâm sẽ khác đi rất nhiều so với những

người không có tiền Đồng thời ta cũng thấy được một xã hội toàn những “đại gia” Xã hội hiện đại nhưng con người lại rất mê tín, vì họ làm nhiều điều tham lam

Trang 38

nên ai cũng lo sợ Trước khi quyết định làm việc gì đó họ lại cuống cuồng lo việccúng bái, ma chay Họ có thể bàn luận việc đi lễ chùa nào, quỷ thần ở mọi lúc mọinơi.

Xã hội toàn những con người như thế, mê tín và chỉ dựa vào những vậnmay, phó thác số phận cho những quẻ bói bốc được, không có chút niềm tin chobản thân tự vận động, thử hỏi làm sao có thể chống để cho tương lai của đất nướcđược chứ Nhưng tất cả đã hiện ra trước mắt một cách chân thực và rõ nét Sự thấtvọng càng đậm nét hơn khi Trương Hiền Lượng cho các nhân vật tự nhìn nhận vềchính mình, về chính những con người trong xã hội mà họ đang sống, không chỉ lànhà sư, mà cả bác sĩ, y tá, tất cả đều giống một khuôn đúc ra Các bác sĩ, y tá tại các

bệnh viện lớn nhỏ đều như nhau, “đồng tiền” luôn đi trước, “đồng tiền” trở thành

lời chào hợp lý nhất trong mọi trường hợp Bằng một giọng điệu hết sức mỉa maiTrương Hiền Lượng đã cho chúng ta thấy được một xã hội hiện đại, có tiền thầnthánh cũng như con người Con người thì ăn nói một cách rất thoải mái, tục tỉunhưng cũng không thấy phải xấu hổ, nói chuyện một cách bản năng, tuỳ tiện chothấy những con người không ra làm sao của xã hội Trung Quốc đương đại Bác sĩ,cảnh sát, giáo viên, tất cả cũng chỉ vì đồng tiền mà họ có thể kiếm được và họ sẽđược gì sau những mối quan hệ, trong những công việc đã qua

Một tỉ sáu thực sự là một thế giới của những con người xuống cấp về đạo

đức, nhân cách trầm trọng, một xã hội mà nhìn đâu cũng thấy tiền, đâu cũng thấylợi nhuận kinh doanh là hàng đầu Trương Hiền Lượng đã thể hiện rõ thái độ củamình trước những con người của thực tại - một sự thất vọng về hành vi và về cả

nhân cách con người “Đại gia” nhiều bao nhiêu “chân dài”, các “quan tham” lại

càng tăng theo xu thế của thời đại Nhìn nhận vấn đề một cách sắc sảo, nhà văn đãphần nào nói lên được quan điểm của chính mình, thất vọng về con người trướcthực tại, lo lắng cho tương lai của đất nước Liệu rồi đây con người có thể sản sinhđược những thế hệ mới được hay không? Lo âu cho số phận của con người TrungQuốc không biết sẽ đi về đâu, trôi dạt về phương nào?

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aravind adiga (2009) (Thi Trúc dịch), Cọp Trắng, Nhà xuất bản trẻ - Dt books Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cọp Trắng
Nhà XB: Nhà xuất bản trẻ - Dt books
2. Lại Nguyên Ân (1999), 50 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 50 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
3. M.Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M.Bakhtin
Nhà XB: Nxb HộiNhà văn
Năm: 1992
4. M.Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M.Bakhtin
Năm: 2003
5. Lê Huy Bắc (2008), Những huyền thoại, Phùng Văn Tửu dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những huyền thoại
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2008
6. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa họcxã hội
Năm: 2004
7. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Đại Học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: NxbĐại Học Quốc Gia
Năm: 2001
8. Đặng Anh Đào và…(2002), Văn hoá phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá phương Tây
Tác giả: Đặng Anh Đào và…
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
9. Hà Minh Đức (2006, chủ biên), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
10. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học (bộ mới)
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2004
11. Nguyễn Hải Hà (2006), Thi pháp tiểu thuyết L.Tonxtoi, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp tiểu thuyết L.Tonxtoi
Tác giả: Nguyễn Hải Hà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ vănhọc
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
13. Lê Thị Tuyết Hạnh (2003), Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự, Nxb Đại Học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự
Tác giả: Lê Thị Tuyết Hạnh
Nhà XB: Nxb Đại Học sư phạm
Năm: 2003
14. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại
Tác giả: Đào Duy Hiệp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
15. Đỗ Đức Hiểu (1994), Đổi mới phê bình văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phê bình văn học
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1994
16. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hoà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
17. PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp (2007), Một số vấn đề Văn học Trung Quốc đương đại, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, Tp Biên Hoà, Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề Văn học Trung Quốc đương đại
Tác giả: PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Đồng Nai
Năm: 2007
18. PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp (2003), Một số vấn đề Văn học Trung Quốc thời kì mới, Nxb Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề Văn học Trung Quốc thời kì mới
Tác giả: PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp
Nhà XB: Nxb Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2003
19. Nguyễn Thái Hoà (2005), Từ diển tu từ - phong cách – thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ diển tu từ - phong cách – thi pháp học
Tác giả: Nguyễn Thái Hoà
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2005
20. Trương Hiền Lượng (2012) (Phạm Tú Châu – Vương Mộng Bưu dịch), Một tỉ sáu, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một tỉsáu
Nhà XB: Nxb Phụ nữ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w