Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 78 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
78
Dung lượng
549,97 KB
Nội dung
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
M.Gorki đã nói rằng: “văn học là nhân học”, và điều đó đã được các nhà
văn khẳng định qua những đứa con tinh thần của chính mình. Thật vậy, văn học là
một trong những loại hình nghệ thuật có từ rất sớm và nó gắn bó thân thiết với đời
sống tinh thần của con người ngay từ thuở đất trời còn hồng hoang. Dù xuất hiện
dưới hình thức nào thì nó vẫn là sự phản ánh thế giới khách quan qua lăng kính chủ
quan của người nghệ sĩ. Một tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự giải bày những
tình cảm, những khát vọng sâu xa của nhà văn trước cuộc đời, trước những vấn đề
có ý nghĩa đối với con người. Văn học đôi khi viết về những sự cố lớn lao: bão táp
cách mạng, chiến tranh, hay chỉ diễn tả một tiếng côn trùng kêu, một tiếng thở
dài…Song ta vẫn tìm thấy ở đó hình bóng, tâm sự của con người gửi gắm ở bên
trong. Với tư cách là chủ thể của hoàn cảnh, là động lực của sự phát triển xã hội, là
nguồn gốc của mọi nguồn sáng kiến phát minh, con người với tất cả niềm vui, nỗi
buồn, tâm tư khát vọng, thành đạt hay thất bại, luôn là đối tượng trung tâm của văn
học, là mối quan tâm hàng đầu của người nghệ sĩ.
Dù con người xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp trong tác phẩm văn học thì nó
vẫn là chủ thể duy nhất của văn chương. Con người do đó phải thực hiện nhiệm vụ
mà nhà văn đã giao phó, thể hiện một cách sâu sắc ý đồ của nhà văn, nói lên quan
điểm của tác giả, thể hiện tinh thần cho văn học của mỗi thời đại. Điều đó đã cho ta
thấy rằng, văn học là một bộ môn nghiên cứu về con người sâu sắc nhất. Nó là lăng
kính của nhà văn soi chiếu về cuộc sống xã hội một cách thiết thực và tinh tế nhất.
Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng phản ánh xã hội đương đại Trung Quốc
thông qua cuộc đời và số phận của một số người trong lớp “nhà giàu mới nổi” và
những bi hài kịch mà họ là diễn viên chính. Một tỉ sáu không đơn thuần là cuốn tiểu
thuyết viết về xã hội Trung Quốc đương đại mà nó còn là cuốn tiểu thuyết với
những tình tiết giả tưởng đầy hấp dẫn, kịch tính cùng với giọng văn hài hước,
châm biếm. Tác giả đã mở ra cho bạn đọc hiểu hơn về xã hội Trung Quốc đương
1
đại trong sự phát triển của khoa học kĩ thuật tiên tiến, đồng thời khám phá vào
những góc khuất của xã hội.
Trong tác phẩm, Trương Hiền Lượng đã rất khéo léo đi sâu vào từng ngõ
nghách của đời sống con người trước guồng quay của thời đại mới, len lõi vào tận sâu
tâm hồn của con người, những góc kín tưởng chừng như không mấy ai để mắt đến,
khám phá cái gọi là bản năng của con người. Ông giúp chúng ta có cái nhìn thấu đáo
hơn về xã hội Trung Quốc đương đại.
Chúng ta đã biết rằng vấn đề con người là một vấn đề đặc trưng của văn học.
Văn học hướng đến con người và khám phá về tất cả những gì liên quan đến con
người. Trong xã hội của Một tỉ sáu, trước sự biến đổi muôn màu của cuộc sống, xã
hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, các nền kinh tế - khoa học kĩ thuật tiên tiến, đời
sống vật chất của con người vì thế cũng được nâng cao. Nhưng trước sự phát triển
mạnh mẽ đó thì đời sống tinh thần của con người lại xuống cấp trầm trọng. Con
người ta chủ yếu coi trọng địa vị, danh lợi, những toan tính trong cuộc sống đua
chen mà quên đi cách phải sống như thế nào. Đồng tiền trở thành mục tiêu phấn
đấu cho con người trong xã hội đương đại.
Đọc Một tỉ sáu ta thấy tác giả đã xây dựng một thế giới nhân vật rất đa dạng.
Mỗi nhân vật mang trong mình một tính cách riêng, một số phận riêng, nhưng tất cả
đều không đáng được gọi là “người”. Tác phẩm đặt ra một vấn đề lớn cho xã hội
Trung Quốc đương đại: tương lai của dân tộc Trung Quốc sẽ đi về đâu khi mà có sự
chênh lệch rất lớn về đời sống vật chất và đạo đức, nhân cách của con người? Đời
sống vật chất ngày càng phát triển, trong khi con người thì ngày càng xuống cấp về
đạo đức, về nhân cách?
Vấn đề con người trở thành một vấn đề bức thiết của xã hội Trung Quốc
đương đại, đó cũng là vấn đề mà Trương Hiền Lượng đang hướng đến trong chính
tác phẩm của mình.
Một tỉ sáu của nhà văn Trương Hiền Lượng không chỉ là cuốn tiểu thuyết
mang đậm màu sắc triết lý mà đây còn là mảnh đất khám phá ra những điều mới
mẻ về con người, về xã hội đương đại Trung Quốc. Đồng thời đây cũng là một tác
phẩm với giá trị nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Chúng tôi đã nghiên cứu tác
2
phẩm này qua đề tài: “Vấn đề con người trong Một tỉ sáu của Trương Hiền
Lượng” với hi vọng có thể góp sức vào việc khám phá những nét đẹp của tác
phẩm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Số lượng và chất lượng sáng tạo nghệ thuật của Trương Hiền Lượng suốt
nửa thế kỉ đã xếp nhà văn vào vị trí xứng đáng của nền văn học Trung Quốc. Với
những sáng tác cống hiến cả đời văn của nhà văn như: Một nửa đàn ông là đàn bà,
Khúc hát đại phong,…Trương Hiền Lượng đã được giới nghiên cứu phê bình đánh
giá là một cây bút thông minh, tinh tế và sắc sảo trong khám phá và nắm bắt hiện
thực. Sự mẫn cảm với những gì đang diễn ra hằng ngày, với những vấn đề nóng
bỏng không riêng gì của Trung Quốc mà còn cả của nhân loại, đã khiến những
trang viết sắc sảo, đầy “chất tiểu thuyết” của Trương Hiền Lượng không chỉ thu
hút bao thế hệ độc giả mà còn gợi không ít những hứng thú tranh luận, trở thành
nơi “giao tiếp đối thoại” với đông đảo bạn đọc.
Cùng với sự ra đời của hàng loạt tiểu thuyết nổi tiếng, trường ca, đã khẳng
định được tài năng sáng tác của Trương Hiền Lượng, người đọc còn có thể tìm thấy
một số lượng khá lớn, khá phong phú những bài nghiên cứu, phê bình được công
bố dưới nhiều dạng khác nhau và đề cập đến nhiều phương diện khác nhau về sáng
tác của Trương Hiền Lượng.
Một tỉ sáu là cuốn tiểu thuyết do 2 dịch giả Phạm Tú Châu và Vương Mộng
Bưu dịch từ nguyên bản tiếng Trung “Nhất Ức Lục” của nhà văn Trương Hiền
Lượng. Cuốn sách này được nhà xuất bản theo hợp đồng chuyển nhượng bản quyền
giữa tác giả Trương Hiền Lượng do NXB Văn nghệ Thượng Hải đại diện và NXB
Phụ nữ 2011.
Đã có rất nhiều bài viết về tác giả Trương Hiền Lượng. Tất cả đều là những
bài viết đánh giá cao về tài năng của ông, tác phẩm của ông chưa nhiều nhưng hết
thảy đều là những tác phẩm có sự ảnh hưởng lớn đối với văn học thế kỉ này.
Tác giả Lê Huy Tiêu đã cho rằng tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng gợi sự
suy ngẫm giàu triết lí: “Bất luận đó là những tác phẩm viết về “vết thương” trong
“cách mạng văn hoá” hay những tác phẩm phản ánh công cuộc cải cách, hình
3
tượng nhân vật trong tác phẩm của Trương Hiền Lượng đều có những suy nghĩ
mang tính triết lí sâu sắc”[ 25, 244]
Nhà xuất bản Phụ nữ đã có những lời nhận xét về tác phẩm Một tỉ sáu của
Trương Hiền Lượng như sau: Cuốn tiểu thuyết về xã hội đương đại Trung Quốc với
những tình tiết giả tưởng đầy kịch tính và giọng văn hài hước, châm biếm một lần
nữa khẳng định Trương Hiền Lượng xứng đáng là một trong số 100 nhà văn có ảnh
hưởng rộng lớn đến thế kỉ XX do tạp chí Time bầu chọn.
Những cuốn tiểu thuyết thời kì hậu hiện đại của Trương Hiền Lượng đã tạo
được sự chú ý của công chúng độc giả. Các bài viết đã khẳng định được những đặc
điểm cơ bản trong sáng tác của ông như: khả năng phát hiện vấn đề, ý thức tìm tòi
lật xới hiện thực thời hiện đại, những sự kiện bên lề mà dường như ít ai để ý.
Nhưng với sự mẫn cảm trong tâm hồn, sự bất lực trước thời cuộc đã đưa ngòi bút
của ông khám phá một cách sâu sắc hiện thực của xã hội, của bản chất con người.
Ngoài ra nhắc đến hình thức trong sáng tác tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng còn
phải kể đến nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đưa ra nhiều tình huống kích thích trí tò
mò độc giả nhưng lại có ý nghĩa thời cuộc hết sức lớn lao. Đó chính là lối hành văn
độc đáo, khác biệt với các nhà văn thời hiện đại khác.
Tác phẩm Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng đã để lại ấn tượng rất sâu đậm
trong lòng công chúng bạn đọc, không chỉ ở nội dung mà còn ở nghệ thuật đặc sắc
của nó.
Mặc dù các nhà nghiên cứu đã đề cập nhiều vấn đề trong từng ngõ ngách
trong tác phẩm của Trương Hiền Lượng, nhưng trong phạm vi khảo sát của chúng
tôi, hầu như chưa có một đề tài nào chuyên sâu tìm hiểu “Vấn đề con người trong
Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng”. Trên tinh thần tiếp thu, phát triển ý kiến của
người đi trước và một số ý kiến cá nhân, chúng tôi xin mạnh dạn góp phần làm
sáng tỏ vấn đề: “Vấn đề con người trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận này là cuốn tiểu thuyết Một tỉ sáu của
Trương Hiền Lượng. Ngoài ra để có thể có được một bài viết hoàn chỉnh đề cập
4
đến vấn đề con người, vấn đề dân tộc, chúng tôi còn tìm hiểu các tác phẩm và tư
liệu viết về những vấn đề này để thấy được nét độc đáo trong sáng tác của nhà văn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Vấn đề con người trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng”,
khóa luận sẽ tiến hành khảo sát một số phương diện cơ bản như: Vấn đề con người,
quan niệm nghệ thuật về con người, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu nghệ thuật
trong Một tỉ sáu.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích
Sau khi khảo sát tác phẩm một cách kĩ lưỡng, chúng tôi tiến hành phân tích
và chỉ ra các vấn đề liên quan đến vấn đề con người, đi sâu và khám phá xã hội
đương đại Trung Quốc.
4.2. Phương pháp cấu trúc hệ thống
Tìm và hệ thống các dẫn chứng trong tác phẩm, từ đó làm rõ vấn đề con
người và mối quan hệ giữa vấn đề con người và vấn đề dân tộc, nói lên được giá trị
của tác phẩm.
4.3. Phương pháp so sánh
Nghiên cứu vấn đề con người trong tác phẩm Một tỉ sáu trong mối quan hệ
so sánh đối chiếu với các tác phẩm khác về vấn đề con người, vấn đề nhân quyền,
thực trạng xã hội.
4.4. Phương pháp liên ngành
Đặt tác phẩm dưới góc nhìn của ngành khoa học khác nhau: triết học, xã hội
học, tâm lí học…để thấy được mỗi ngành khoa học sẽ có cái nhìn như thế nào về
vấn đề con người.
5. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu vấn đề con người trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng, chúng
tôi hi vọng sẽ đóng góp một số vấn đề mới trong việc nghiên cứu văn học Trung
Quốc nói riêng và văn học nói chung.
- Khai thác về bức tranh hiện thực của xã hội Trung Quốc đương đại, đồng
thời qua đó làm rõ về cuộc sống của con người Trung Quốc.
5
- Khai thác những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm cũng như nghệ thuật
thể hiện vấn đề con người ở đó.
- Nhìn nhận vấn đề con người trong văn học cũng như trong thực tế của xã hội
Trung Quốc đương đại.
6. Cấu trúc của khoá luận
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của khoá
luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung.
Chương 2: Hành trình tìm kiếm con người hoàn hảo.
Chương 3: Vấn đề con người qua điểm nhìn và giọng điệu trần thuật.
6
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Vấn đề con người và quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học
Chính sách con người đang trở thành một nền tảng trong đường lối cách mạng
của các nước xã hội chủ nghĩa. Hạnh phúc và đời sống của nhân dân, dân chủ xã
hội và tự do của mỗi người là mục tiêu nóng bỏng của cách mạng nước ta hiện nay.
Trong bối cảnh đó nhận thức lại cho đúng mối quan hệ văn học và con người là một
vấn đề lý luận có ý nghĩa thực tiễn cấp bách.
Suốt một thời gian dài, trung tâm chú ý của các nhà nghiên cứu - phê bình và
phần nào của cả giới sáng tác là mối quan hệ giữa văn học và chính trị. "Phục vụ
chính trị", trực tiếp tham gia vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, hưởng ứng các
khẩu hiệu và nhiệm vụ chính trị trước mắt - đó là nhiệm vụ cơ bản của văn học ta
mấy chục năm vừa qua. Nhờ lẽ sống lớn của dân tộc, nhờ niềm tin tuyệt đối của
người sáng tác, văn học cách mạng của chúng ta đã có được những tác phẩm hay
mà giá trị của chúng trước hết là ở tính lý tưởng, cảm hứng anh hùng và sự chân
thành của nghệ sĩ. Trong hoàn cảnh ấy các nhà văn chỉ mới có điều kiện quan tâm
chủ yếu đến cái chung chứ chưa phải cái riêng và do đó vấn đề số phận con người
chưa có được vị trí xứng đáng của nó trong văn học. Chúng ta vẫn bắt gặp con
người nhưng phần lớn đó là con người - tập thể, con người - quần chúng, con người
- nhân dân, chứ chưa phải là những cá nhân, những số phận. Các nhà văn thường
tập trung nói lên quyết tâm, ý chí, sức mạnh của con người chứ chưa diễn tả được
hết sự phong phú, kể cả nỗi cô đơn và sự yếu ớt của nó - cái cô đơn trong vinh
quang và quyền lực, trong cả phút giây hạnh phúc, cái cô đơn của mọi tìm tòi, của
những ai dám nghĩ, dám sáng tạo, dám nói điều ngay thẳng. Và sự yếu ớt không
phải lúc nào cũng chỉ như biểu hiện của hèn nhát mà còn là dấu hiệu của cái đẹp,
của một tâm hồn dịu dàng, phong phú.
Cũng trong điều kiện ấy văn học ta phải quan tâm chủ yếu đến việc làm sao
phản ánh hiện thực cho thật nhiều, ghi lại cho hay những biến động lớn lao của đời
7
sống. Do vậy số phận con người tuy có được khắc họa nhưng vẫn chưa ở vào vị trí
trung tâm của tác phẩm. Phương châm "văn học phản ánh hiện thực "chủ yếu vẫn
hướng nhà văn vào việc phản ánh cuộc sống mới, con người mới, chứ không
phải toàn bộ cuộc sống và con người hiện thực. Yêu cầu cơ bản đối với các tác
phẩm trước hết vẫn là nội dung xã hội - lịch sử, sự phản ánh các mặt hoạt động của
đời sống sản xuất, chiến đấu, hợp tác hóa, cải tạo công thương nghiệp, quản lý kinh
tế v.v... Ở đây không phải không có con người, nhưng ở đây con người còn khuất
sau sự kiện, phong trào; con người chưa hiện ra ở mặt trước (avant-scène) của hiện
thực. Thay vì miêu tả lịch sử thông qua con người, con người trở thành phương tiện
để trình bày lịch sử. Thành ra khi năm tháng trôi qua, các phong trào này mất đi
đến lượt các phong trào khác xuất hiện thì các tác phẩm hiện thực theo kiểu ấy
cũng không còn lại bao nhiêu với đời sau ngoài một chút không khí xã hội - lịch sử.
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng, được nhắc
đi nhắc lại nhiều lần trong thi pháp học. Mặc dù hiện nay, khái niệm này chưa được
các nhà nghiên cứu định nghĩa một cách thống nhất và chặt chẽ, nhưng nó đã phần
nào gợi mở cho chúng ta hướng đến đối tượng chủ yếu của văn học. Theo đó, văn
học nghệ thuật là một sự ý thức về đời sống, nên nó mang tính chất quan niệm rất
cụ thể và hình tượng nghệ thuật một khi đã hình thành là mang tính chất quan
niệm, ngay cả vô thức cũng là quan niệm về cái vô thức. Nhà văn không thể miêu tả
đối tượng mà không có quan niệm về đối tượng. Có thể khẳng định, quan niệm
chính là một phương tiện thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật. Do vậy, tìm hiểu quan
niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại nói riêng và văn học Việt
Nam nói chung, chính là bước đi thiết thực để đến với chiều sâu của các tác phẩm,
của các giai đoạn văn học.
Macxim Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học”. Đó là nghệ thuật
miêu tả, biểu hiện con người. Do vậy, con người chính là đối tượng chủ yếu của
văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật, hoặc đơn giản là miêu tả các nhân
vật, văn học đều nhằm mục đích miêu tả và thể hiện vào con người.
8
Thực tế cho thấy, không có một tác phẩm, một tác giả hay một nền văn học
nào lại chỉ đơn thuần nói về thiên nhiên mà không liên quan đến con người. Nói
cách khác, mục đích miêu tả của nhà văn là nhằm hướng đến thể hiện con người.
Ví dụ: Truyện cổ tích, thần thoại: miêu tả thần linh, ma quỷ, địa ngục, đồ
vật...là nói đến cái hiện thực tồn tại trong đầu óc con người, góp phần thể hiện ước
mơ, khát vọng con người.
Ngay cả những nhân vật không thực, ví như trong Tây Du Ký của Ngô Thừa
Ân, ngoài việc bóc trần hiện thực xã hội Trung Quốc hỗn loạn thời bấy giờ, tác
giả còn thể hiện sự khái quát về triết lí làm người. Con người muốn đạt được thành
công phải có đầy đủ sự kiên định như Đường Tăng, lanh lợi như Ngộ Không, cần
cù như Sa Tăng và rất đời như Bát Giới.
Hay với những dòng thơ viết về cảnh vật, thiên nhiên. Đó không phải là động
tác phác thảo vài nét cơ bản vào không gian, mà là sự bộc lộ những tâm tư, tình
cảm của nhân vật trữ tình cũng như chủ thể tác giả dấu mặt. Bởi thế mới Voltaire
khẳng định: "Thơ là âm nhạc của tâm hồn”.
Tóm lại, trong văn học, yếu tố con người được nói đến như một điều tất yếu.
Con người chính là nhân vật trung tâm của văn học.
Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả
năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của nhà văn.
Có thể nói, nó giống như là một chiếc chìa khóa vàng góp phần gợi mở cho chúng
ta tất cả những gì bí ẩn trong sáng tạo nghệ thuật của mỗi người nghệ sĩ nói chung
và từng thời đại nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm tìm hiểu, song khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người vẫn còn
nhiều cách định nghĩa và diễn đạt khác nhau. Cụ thể như sau:
Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: Quan niệm nghệ thuật về con người là
một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm
cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình. Tức, quan
niệm nghệ thuật về con người sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người đã
được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người
trong văn học của tác giả, từ đó, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các
9
hình tượng nhân vật trong đó. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy được giá trị của hình tượng
nghệ thuật trong các tác phẩm.
Giáo sư Huỳnh Như Phương cũng góp tiếng nói của mình bằng một cách
nhìn khá bao quát: Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhà
văn và chiều sâu triết lí của tác phẩm.
Cũng với vấn đề về quan niệm nghệ thuật về con người, Từ điển Thuật ngữ
văn học định nghĩa như sau: Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên
trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm. Nó gắn với các phạm trù
khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thành thước đo của
hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật.
Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những khái niệm trên
đều nói lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người. Từ đó,
chúng ta có thể đi đến khái quát cách hiểu quan niệm nghệ thuật về con người như
sau:
Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách
nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn. Đó là quan niệm mà nhà văn
thể hiện trong từng tác phẩm. Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ
và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống
hay không giống so với đối tượng.
Như vậy, vì trung tâm của văn học là con người nên con người cũng chính
là đối tượng thẫm mĩ thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc sống. Người sáng tác
sẽ là người vận động, suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng
mới để hiểu về con người. Bởi người ta không thể miêu tả và tạo nên chiều sâu,
tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học nếu không hiểu biết, cảm
nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định.
Từ việc hướng đến xác định khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người,
có thể khẳng định rằng: Chúng ta sẽ không thể hiểu một cách đầy đủ những đổi thay
trong nội dung phản ánh cũng như nghệ thuật biểu hiện của văn học, nếu không
quan tâm tới sự vận động của con người trong văn học, đặc biệt là vấn đề quan niệm
nghệ thuật của các tác giả về con người trong văn học. Nói cách khác, nếu bỏ qua
10
quan niệm nghệ thuật về con người sẽ dẫn tới cách hiểu đơn giản về bản chất phản
ánh của nghệ thuật, hạ thấp yêu cầu sáng tạo thẩm mĩ của nghệ thuật. Cho nên, tìm
hiểu quan niệm nghệ thuật về con người là điều hết sức quan trọng. Đây được
xem là cơ sở lí luận để chúng tôi bắt tay vào tìm hiểu “Vấn đề con người trong Một
tỉ sáu của Trương Hiền Lượng”
1.2. Nhân vật và kiểu nhân vật
Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng. Các nhân vật thành công
thường là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, trong các nhân vật, xét
về mặt nội dung, cấu trúc, chức năng có thể thấy nhiều hiện tượng lặp lại, tạo thành
các loại nhân vật.
Các tác phẩm tự sự và kịch, miêu tả con người cá nhân với những diện mạo
bên ngoài và thế giới nội tâm, người ta gọi đó là nhân vật tác phẩm. Thuật ngữ
“nhân vật” lấy từ tiếng Pháp và có nguồn gốc ở Latinh. Người ta gọi bằng Perroncái mặt nạ mà diễn viên đeo vào mặt và về sau người ta gọi là nhân vật, được miêu
tả một cách nghệ thuật trong tác phẩm. Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác
phẩm để nhà văn lí giải và thể hiện quan niệm của mình về cuộc sống. Vì vậy mà
trong mỗi tác phẩm không thể không có nhân vật.
Nhân vật có thể được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách,
tiểu sử, có thể không có những nét đó nhưng phải có tiếng nói, giọng điệu cái nhìn
như một người trần thuật.
Nhân vật trong mỗi tác phẩm văn học có số lượng không hạn định. Có thể có
một, một số hoặc là hàng trăm nhân vật như trong các tiểu thuyết và các sử thi, mà
trong đó có sự phân biệt giữa nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. Sự
lựa chọn, sắp xếp từng loại nhân vật tùy thuộc vào nhà văn. Mỗi nhân vật là một
sáng tạo độc đáo không lặp lại của nhà văn, đó chính là linh hồn của tác phẩm.
Nói đến nhân vật trong tác phẩm văn học là nói đến con người được miêu tả,
thể hiện trong đó bằng các phương tiện văn học. Đó là phương diện tất yếu và quan
trọng nhất để thể hiện tư tưởng trong tác phẩm.
Theo từ điển thuật ngữ văn học thì nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật
đầy tính ước lệ. Không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Về
11
vấn đề này, B.Brecht có nhận xét: Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải
đơn thuần là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng
được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả.
Các nhân vật trong giai đoạn phát triển đầu tiên của nghệ thuật ngôn từ phần
lớn được đối chiếu theo một chiều công thức và hoàn toàn quy tụ về một sự tương
phản gay gắt. Như vậy có nghĩa là con người trong giai đoạn này được nhìn nhận và
khám phá còn rất đơn giản, chưa có sự phức tạp đa chiều. Đến các tác phẩm thuộc
những thời đại muộn hơn thì thường được xây dựng trên một hệ thống đối chiếu các
nhân vật có nhiều bình diện phức tạp. Đó là các tác phẩm của Puskin, L.tônxtôi,
Nam Cao, phạm Thị Hoài,…
Từ việc nhìn nhận nhân vật ở những góc độ khác nhau, có thể chia nhân vật
văn học thành những kiểu loại khác nhau. Căn cứ vào vai trò của nhân vật đối với
kết cấu, cốt truyện của tác phẩm ta có: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung
tâm. Từ góc độ nội dung tư tưởng có thể chia nhân vật thành hai loại: nhân vật
chính diện và nhân vật phản diện. Từ tính chất loại thể ta có nhân vật chức năng,
nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Tuy vậy, sự phân biệt các
loại hình nhân vật chỉ là tương đối, trong tác phẩm có khi nhân vật vừa là loại này
vừa là loại kia.
Trong quá trình lịch sử văn học đã xuất hiện và cùng tồn tại nhiều kiểu cấu
trúc nhân vật đa dạng.
a) Nhân vật chức năng (hay mặt nạ)
Trong văn học cổ đại và trung đại cổ có loại hình nhân vật không có đời sống
nội tâm. Các phẩm chất đặc điểm nhân vật cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối.
Hơn nữa sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng nhất
định. Chẳng hạn các nhân vật anh hùng giết trăn tinh, cứu người đẹp trong cổ tích,
công chúa thường bị nạn, được cứu và cuối cùng trở thành phần thưởng cho anh
hùng. Các nhân vật của Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây khế,…đều là như vậy. Hạt
nhân của loại nhân vật chức năng là các vai trò và chức năng mà chúng thực hiện
trong truyện và trong việc phản ánh đời sống. Do đặc điểm đó mà chúng dễ dàng trở
12
thành các tượng trưng trong đời sống tinh thần, và được hình thức hóa trong sáng
tác.
b) Nhân vật “loại hình”
Nhân vật loại hình là loại nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất của xã
hội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời. Đó là nhân vật nhằm khái
quát cái chung về loại của các tính cách và nhờ vậy mà được gọi là điển hình.
Acpagong của Molie thể hiện tập trung cho thói keo kiệt. Táctuyp thể hiện tập trung
cho thói đạo đức giả, ông Giuốcđanh của Molie là hiện thân cho thói phù phiếm,
hiếu danh của các gã tư sản muốn làm quý tộc. Hạt nhân của loại nhân vật này là
bao giờ cũng có một số phẩm chất loại biệt về mặt xã hội được nêu bật hơn hẳn các
tính chất khác. Puskin nhận xét rất đúng bản chất của nhân vật loại hình: “Ở Molie,
người keo kiệt thì keo kiệt, và chỉ có thế”. Bêlixki cũng nói: “Điển hình vừa là một
người, vừa là nhiều người. Trên người anh ta bao quát rất nhiều người, nguyên cả
một phạm trù người, thể hiện cùng một khái niệm”.
c) Nhân vật tính cách
Nhân vật tính cách là một kiểu nhân vật phức tạp. Ở trên đã nói tính cách
như là đối tượng chủ yếu của nhận thức văn học. Đó là tính cách theo nghĩa rộng.
Nhưng không phải mọi nhân vật văn học đều phản ánh được cấu trúc của tính cách.
Do đó trong nghĩa hẹp, tính cách là một loại nhân vật được mô tả như nhân cách,
một cá nhân có cá tính nổi bật. Trong nhân vật tính cách, cái quan trọng không chỉ
là cái đặc điểm, thuộc tính xã hội này nọ mà người ta có thể liệt kê ra được. Tính
cách còn thể hiện ở tương quan của các thuộc tính đó với nhau, tương quan giữa các
thuộc tính đó với môi trường, tình huống. Nhân vật tính cách thường có mâu thuẫn
nội tại. Những nghịch lí, những chuyển hóa và chính vì vậy tính cách thường có
một quá trình phát triển, và nhân vật không đồng nhất giản đơn vào chính nó. Về cơ
bản nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du là một tính cách. Nàng là một cô gái khuê
các, đoan trang trong câu trả lời Kim Trọng khi chàng có chút lả lơi, nhưng lại hối
hận thương người yêu khi phải ra đi với Mã Giám Sinh,…Đó là một cá tính phức
tạp, có nhiều nghịch lí. Không thể dễ dàng quy Kiều vào hạng tiểu thư khuê các hay
13
gái thanh lâu, hạng trung hiếu tiết nghĩa hay nữ nhi thường tình. Trong Kiều có tất
cả sự mâu thuẫn của một dòng đời vận động.
Do vậy, không nên lẫn lộn nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật
mặt nạ. Mặt khác xây dựng những tính cách điển hình, vừa có cá tính, vừa có ý
nghĩa loại hình lại là một yêu cầu của chủ nghĩa hiện thực- như Ăngghen đã nói.
d) Nhân vật tư tưởng
Trong văn học có những nhân vật mà hạt nhân cấu trúc của nó không phải là
cá tính, cũng không phải là các phẩm chất loại hình, mà là một tư tưởng, một ý
thức. Chẳng hạn các nhân vật “quỷ sứ” như Manfơrết, Cain của Bairơn,
Giăngvangiăng, Giave của Huygô. Giave hoạt động theo ý niệm phụng sự pháp luật
nhà nước; còn Giăngvangiang hoạt động theo tư tưởng nhân đạo phụng sự con
người. Nhân vật người điên trong Nhật kí người điên của Lỗ Tấn cũng là nhân vật
tư tưởng. Đó là hiện thân cho bản thân tư tưởng lên án lễ giáo “đạo đức nhân
nghĩa”, “ăn thịt người” của phong kiến Trung cổ.
Nhân vật tư tưởng trong văn học cổ và văn học lãng mạn thường mang tính
chất tượng trưng, trong chủ nghĩa hiện thực lại kết hợp mật thiết với yếu tố tính
cách hoặc loại hình. Trong sáng tác, loại nhân vật này dễ rơi vào công thức, minh
họa, trở thành cái loa tư tưởng của tác giả.
1.3. Trương Hiền Lượng - người đi bán hoang vắng
Ở Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, miền Tây Trung Quốc, có một trường
quay nổi tiếng trong và ngoài nước - Trường quay miền Tây Trấn Bắc Bảo. Bước
vào trường quay này, cứ như đi vào đường hầm thời gian nghệ thuật, cảm nhận bầu
không khí mộc mạc, hiu quạnh của thị trấn ở biên cương có lịch sử nghìn năm. Nhà
đầu tư của trường quay này là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc - Trương Hiền Lượng.
Trương Hiền Lượng sinh năm 1936 tại Nam Kinh và là giáo viên Trường
văn hóa cán bộ tỉnh Ninh Hạ.
Năm 1954, Trương Hiền Lượng chưa đầy 18 tuổi đã phải chia tay tuổi học
trò, sau khi người cha qua đời. Trương Hiền Lượng tuy còn ít tuổi đã gánh vác
trọng trách gia đình. Sau đó, Trương Hiền Lượng dẫn mẹ và em gái rời khỏi Bắc
Kinh đến dưới chân núi Hạ Lan, Ninh Hạ. Mảnh đất này rất thu hút chàng trai trẻ
14
Trương Hiền Lượng. Viết văn trở thành phương thức tốt nhất để bày tỏ ý nghĩ trong
nội tâm của ông. Trong thời gian rất ngắn, Trương Hiền Lượng đã trở thành nhà thơ
trẻ nổi tiếng Trung Quốc.
Năm 1957, Trương Hiền Lượng sáng tác bài thơ "Đại phong ca" thể hiện
lòng hăng hái tuổi thanh xuân, đăng trên nguyệt san văn học "Diên Hà" có sức ảnh
hưởng lớn và gây phản ứng mạnh mẽ. Nhưng, cũng vì bài thơ "Đại phong ca",
Trương Hiền Lượng đã bị phê phán kịch liệt, sau đó bị bắt giam ở nông trường lao
động cải tạo gần thành phố Ngân Xuyên. Ông trở thành người tù, bị cắt đứt với bên
ngoài. Khi nhìn lại sự từng trải trước kia, Trương Hiền Lượng có tấm lòng độ
lượng rộng rãi không hề chìm đắm trong tâm trạng đau buồn.
"Tôi cảm thấy rất tự hào, vì tôi cùng một vận mệnh với dân tộc Trung Hoa,
lúc cá nhân tôi gặp chuyện không may, dân tộc Trung Hoa cũng đang gặp trắc trở,
hơn nữa lúc đó ngoài tôi ra, nhiều công nhân, nông dân, cán bộ và trí thức gặp
phải chuyện tan nhà nát cửa, lạc vợ xa con, mất tự do, thậm chí mất tính mạng, tôi
vẫn phải coi là người may mắn, là người may mắn sống sót."
Sau hơn 20 năm trắc trở, năm 1979, Trương Hiền Lượng bước vào thời kỳ
mùa xuân cuộc đời. Lúc Trung Quốc mới thực thi chính sách cải cách mở cửa,
Trương Hiền Lượng vẫn ở nông trường bắt đầu viết tiểu thuyết, sau khi ông gửi bài
thứ 3, bước ngoặt xuất hiện, số phận của ông đã được thay đổi. Tác phẩm thay đổi
số phận Trương Hiền Lượng là tiểu thuyết "Câu chuyện giữa cụ Hình và con chó",
sau đó tiểu thuyết này được đạo diễn nổi tiếng Tạ Tấn cải biên thành phim "Cụ già
với con chó".
Từ đó, Trương Hiền Lượng liên tiếp có tác phẩm xuất sắc ra mắt độc giả, hai
tiểu thuyết "Linh hồn và thể xác" và "Xi-ao Ơ Blác" liên tiếp được trao Giải thưởng
Truyện ngắn xuất sắc nhất Trung Quốc. Sau đó, tác phẩm "Một nửa đàn ông là đàn
bà" khiến ông nổi tiếng hơn cả. Trong các bộ tiểu thuyết của ông, sự suy nghĩ và
giãy giụa của nhân vật chính đã phản ánh số phận không may và sự suy nghĩ về
cuộc sống thời kỳ đó của một nhóm người. Ông nói:
Nếu khi tôi mới bắt đầu viết tiểu thuyết, chỉ phản ánh số phận cá nhân tôi,
thì tác phẩm không có giá trị lịch sử lớn, cũng không có sự đóng góp lớn cho xã
15
hội. Nhưng tác phẩm của tôi đã phản ánh trắc trở của dân tộc Trung Hoa chúng ta
trong hơn 20 năm.
Trương Hiền Lượng nói, suy ngẫm về một thời kỳ lịch sử có lẽ là chủ đề
suốt cuộc đời của ông, vì đây chính là số phận của ông. Đối với thế hệ ông mà nói,
dù bằng lòng hay không bằng lòng, xã hội và chính trị đã tác động tới cá nhân, rồi
trở thành một phần trong cuộc đời của cá nhân.
Năm 1993, Trương Hiền Lượng đầu tư thành lập Công ty trách nhiệm hữu
hạn trường quay miền tây Hoa Hạ. Đến nay, trường quay miền tây Trấn Bắc Bảo
trực thuộc công ty đã trở thành điểm đến du lịch quan trọng của Ninh Hạ. Ông nói,
vì có sự nhìn nhận lý tính về văn hóa và lịch sử, ông cũng có đầu óc thương mại
xuất chúng. Ông nói: Người trong ngành văn hóa làm nghề văn hóa, trường quay
Trấn Bắc Bảo thuộc ngành công nghiệp văn hóa, là điểm đến du lịch, nó rất sát gần
với kiến thức vốn có của tôi, vì vậy, tôi đầu tư thành lập công ty này là chuyện dễ
dàng.
Hiện nay, trường quay miền tây Trấn Bắc Bảo do ông Trương Hiền Lượng
xây dựng đã được công nhận là khu phong cảnh đạt tiêu chuẩn 4A cấp quốc gia
Trung Quốc, tài sản hữu hình trong trường quay đã lên tới hơn 100 triệu nhân dân
tệ. Ở ngõ hẹp của trường quay đã ra mắt hàng trăm bộ phim khán giả rất quen thuộc
như "Hiệp khách đao ở trấn Song Kỳ", "Tân Tây Du Ký", "Hiệp khách ở đồng bằng
Quan Trung" v.v.
Trương Hiền Lượng từng khái quát sự từng trải của ông như sau: viết văn là
"bán" câu chuyện đau khổ, làm kinh doanh là "bán" cảm thụ hiu quạnh. Chính vì
có sự từng trải như vậy, ông có nhiều cảm nhận về cuộc đời hơn người bình
thường. Ông nói “tôi chỉ là người đi bán hoang vắng”.
Một tỉ sáu là cuốn tiểu thuyết viết về xã hội đương đại Trung Quốc với
những tình tiết giả tưởng đầy kịch tính và giọng văn hài hước, châm biếm để vạch
trần được bộ mặt của bức tranh xã hội Trung Quốc thời hiện đại.
Khi cả nhân loại đang đứng trước nguy cơ nòi giống bị diệt vong...khi người
đàn ông hoàn hảo với kho “hạt giống” khổng lồ xuất hiện...liệu anh ta sẽ là báu
16
vật quốc gia?...hay sẽ là nạn nhân?..Đó là những câu hỏi lớn mà tác giả Trương
Hiền Lượng đặt ra cho tác phẩm của mình.
Với những đóng góp vượt bậc như vậy, Trương Hiền Lượng được xếp là
một trong 100 nhà văn có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 20. Tiểu thuyết Một tỉ sáu
của ông cũng được xếp là một trong 100 tác phẩm có ảnh hưởng lớn.
17
CHƯƠNG II
HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM CON NGƯỜI HOÀN HẢO
2.1. Bức tranh xã hội đương đại Trung Quốc
Một tỉ sáu được xem là một bức tranh đa màu đa sắc về xã hội Trung Quốc
đương đại. Ở đó có sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhu cầu cuộc sống tăng
nhanh, con người chạy đua cùng với đồng tiền, với những lợi nhuận trong kinh
doanh. Đó là một xã hội với những vấn đề tồn tại trong những ngõ ngách khó có
thể nhận thấy. Các “đại gia” đang cố gắng củng cố lợi nhuận, củng cố vị trí của
mình trên thương trường. Những tên quan tham đang ra sức vơ vét cho đầy túi tham
trên sức lao động của người khác. Những quán bar, những vũ trường, những “tiểu
thư”, những sở cảnh sát, những bệnh viện thì liên tục mọc lên khắp nơi. Đội ngũ y,
bác sĩ kém cỏi, giáo dục…tất cả đều bị đồng tiền chi phối.
Ta thấy một thực tế của xã hội Trung Quốc đương đại là sự phát triển nhanh
mạnh của nền kinh tế. Đời sống vật chất ngày càng tăng, các lĩnh vực trong kinh
doanh ngày càng thu được nhiều lợi nhuận. Vương Thảo Căn trong việc kinh doanh
luôn đặt ra một chỉ tiêu lớn cho các đơn vị kinh doanh của mình, đòi hỏi lợi nhuận
thu về phải quá 100%. Từ một công việc nhặt rác, thu mua phế liệu mà ông đã lên
đến đỉnh cao trong giới doanh nhân, nghiễm nhiên trở thành một “đại gia” được
nhiều người coi trọng. “Lông dê mọc trên thân dê, không vớt vát thu nhập ngoài
luồng của một số quan chức chính phủ và ngân hàng từ người tiêu dùng thì biết vớt
vát ở đâu? Đó là nguyên nhân khiến cho giá cả của rất nhiều hàng hoá, bao gồm
cả nhà đất Trung Quốc chúng ta vượt rất xa thực tế của chúng, đồng thời đẻ ra
việc bán hoá đơn giả để kiếm chác. Xí nghiệp mua hoá đơn giả để làm gì? Ngoài
trốn thuế, lậu thuế, hầu hết đều nhằm đưa những thu nhập ngoài luồng chính phủ
và ngân hàng kia vào sổ sách, chuyển chi phí ngoài luồng của xí nghiệp thành giá
thành sản xuất của xí nghiệp”[20,33]. Kinh doanh dù ở dạng nào con người đều
tìm ra những lợi nhuận ngoài luồng. Muốn tăng thêm lợi nhuận cho bản thân mình,
người ta sẵn sàng bỏ ra một số tiền, thế là mọi chuyện đều được giải quyết ổn thoả.
Cuộc sống đôi khi chỉ cần có thế mà thôi. “Cho nên Vương Thảo Căn đều không
18
thích nghe người ta nói quan chức Trung Quốc tham ô. Ông cảm thấy những quan
chức đó thanh liêm đáo để, đưa cho họ một, hai chục ngàn tệ là họ trả lại gấp trăm
lần, đưa tận tay cho ông thứ đáng giá đến một, hai triệu tệ”[20,15].
Xã hội sống theo những lợi nhuận nên con người cũng sống theo những lợi
nhuận. Vì thế đời sống của họ giữa cuộc sống tráng lệ này rất mong manh. Những
cô gái thôn quê như Lục Thư muốn sống một cách tự do trong xã hội ấy buộc phải
nhúng chân vào lớp bùn đen của xã hội. Chân đã nhúng bùn khó có thể gỡ ra “Có
ai muốn làm tiểu thư đâu hả ông? Nhưng lên thành phố mà không làm tiểu thư thì
em biết làm gì? Em chả nói với ông rồi, trong thành phố rộng lớn này làm gì có
chỗ dung thân cho em! Em không làm việc đó thì làm sao giúp đỡ bố và em trai em
được”[20,89]. Sống phải theo kịp xu thế của thời đại. Thế nên việc phải làm “tiểu
thư” không hề đơn giản. Đó là sự sinh tồn cho cuộc sống mai sau.
Một tỉ sáu đã phê phán, tố cáo xã hội Trung Quốc đương đại. Một xã hội
phát triển mạnh về vật chất, coi trọng lợi nhuận mà quên đi việc hình thành nhân
cách của con người. Đời sống tinh thần từ đó mà xuống cấp, con người ngày càng
lấy đồng tiền làm mục đích sống. Phê phán một đại gia mù chữ nhưng cũng có thể
có một vị trí cao trong thương trường, không có lấy một chút kiến thức như Vương
Thảo Căn mà cũng có thể mua lại bệnh viện để kinh doanh. Thì ra người ta chỉ
quan tâm đến việc lợi nhuận sẽ thu về như thế nào chứ đâu có quan tâm đến chất
lượng sẽ ra sao.
Người dân đang phải hứng chịu hằng ngày vô vàn những khí độc, ô nhiễm
do hoá chất tạo ra, trong khi đó, “cái người ta quan tâm chỉ là nguy cơ tiền tệ, cổ
phiếu, giá nhà, giá xăng dầu và sự lên xuống của thực phẩm v.v..”[20,97].
Ta cũng thấy rằng, mặt trái của sự phát triển đó là sự xuống cấp về tư cách,
nhân phẩm của con người, từ y học cho đến giáo dục, pháp luật, chính trị thậm chí
là trong các chùa chiền… Tất cả đã tạo nên một bức tranh sống động về xã hội
đương đại Trung Quốc - một xã hội mà ở đâu cũng có tệ nạn. Đồng tiền là điều
kiện tiên quyết cho mọi sự phát triển của xã hội. Đâu đâu cũng thấy con người ta
chỉ sống với lợi nhuận, sống với những tham vọng lớn. Địa vị, chức quyền, danh
vọng là điều kiện cho bước tiến của ngày mai.
19
Dường như xã hội này chỉ quan tâm đến đồng tiền, đến lợi nhuận. Điều đó
đã khiến cho bao số phận con người đáng thương rơi vào bùn lầy của xã hội. Lục
Thư đã phải bỏ học để kiếm tiền nuôi em trai. Giữa vòng xoáy của xã hội, giữa
những khó khăn không thể giải quyết được buộc cô phải “bán trinh” để lấy tiền gửi
về cho gia đình, dấn thân vào con đường làm “tiểu thư”. Nhị Bách Ngũ đáng
thương phải rơi vào cảnh đầu đường xó chợ. Nền giáo dục của Trung Quốc chỉ
quan tâm đến việc đào tạo cho con người kiến thức học tập mà không quản lý chặt
chẽ đến đời sống giới tính của con người. Cô bé đã rơi từ tay kẻ lưu manh này đến
bọn lưu manh khác…Cuộc sống của Nhị Bách Ngũ giống như một nhành liễu rũ
bên hồ, không biết những tháng ngày về sau sẽ ra sao.
Tác phẩm đã cho nhân vật nói lên tiếng nói của mình, qua đó phản ánh một
bức tranh đa dạng về xã hội Trung Quốc. Nhà sư cũng là một tên quan tham. Nhà
chùa dựng lên chỉ nhằm che mắt người đời mà thôi.
Và một thực trạng rất vô lý nhưng vẫn tồn tại trong cái xã hội hiện đại này:
bệnh viện là nơi chữa bệnh cứu người, là nơi tập trung những con người được xem
là tài đức của đất nước, “lương y như từ mẫu”. Nhưng tất cả chỉ mang tính lí thuyết
mà thôi: “Bất kể người nào, địa vị cao đến đâu, đại gia lớn đến mấy, bình thường
người ta cầu cạnh mình, nhưng hễ ốm đau thì ngược lại mình phải cầu cạnh người
ta. Cho nên mới nói, mở ra một bệnh viện thì vạn sự chẳng cầu ai, mà ai ai cũng
cầu cạnh mình”[20,23]. Đó là cái gì? Là điều quan trọng, là những triết lí mà nhà
sư đã nói với Vương Thảo Căn. Trên đời này không có điều gì là cho không cả, và
cũng không có điều gì khiến người ta phải bỏ cả tâm huyết ra cả.
Thế nên việc mở ra bệnh viện cũng thế. Mục đích không phải là để nghiên
cứu tìm ra những phương pháp cứu người mà chủ yếu là để kinh doanh. Nhiều khi
một bệnh viện còn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn cả ngân hàng: “cần mạng hay
cần tiền? Nếu cần mạng thì xuỳ tiền ra”. Nói chung những lời của nhà sư rất thấu
tình đạt lý. Sự thật là nếu cứ có bệnh vào bệnh viện dù là ở địa vị nào cũng thấy
mình “thấp hẳn ba gang”. Các bác sĩ không quan tâm đến người bệnh bị gì, nặng
hay nhẹ. Cho dù ở trường hợp nào đi nữa, đều phải kiểm tra toàn thân, lấy máu để
20
xét nghiệm. Đó là thực trạng của các bệnh viện trong xã hội đương đại, trắng trợn
moi tiền người dân.
Không chỉ riêng nhà chùa, bệnh viện, trường học mà ta còn thấy chính nơi
làm ra pháp luật, nơi chứa đựng luật pháp của con người cũng không tránh khỏi sự
chi phối của đồng tiền. Pháp luật lỏng lẻo chỉ khiến cho người ta lách luật, lợi dụng
sơ hở để kiếm chác cho bản thân. Sở cảnh sát mọc lên rất nhiều nhưng không có
chút động tĩnh gì đến việc bảo vệ trật tự xã hội. Cảnh sát còn bảo vệ cho “tiểu thư”
trong khi họ là những người đang thực hiện lệnh truy quét “gái mại dâm”. Chỉ là
lệnh và nó chỉ diễn ra một ít ngày rồi lắng xuống. Pháp luật không chặt chẽ nên
không thể triệt tiêu được những hoạt động mại dâm của các “tiểu thư”. Cảnh sát
chỉ bắt giữ điều tra rồi thả những cô gái bán dâm về. Những “tiểu thư” quay về quê
hương nhưng làm gì có quê hương nào nhìn họ như một con người nữa. Họ lại tiếp
tục làm gái cho qua ngày. Pháp luật hay giáo dục, bệnh viện hay chùa chiền, cảnh
sát hay kinh doanh, tất cả đều quy về trong một chữ tiền. Từ đây ta thấy Trương
Hiền Lượng đã rất khéo léo để phơi bày bộ mặt thật của Trung Quốc thời @. Một
bức tranh chân thực về mọi mặt, một xã hội tưởng chừng hoàn hảo nhưng chỉ là giả
dối. Và con người trong xã hội ấy đôi khi buộc phải tuân theo những thứ được gọi
là quy luật, muốn tồn tại phải có “tiền”, “quyền”. “Tiền” “quyền” là hai điều kiện
cần và đủ để có thể tồn tại trong xã hội này. Vì thế con người trong xã hội ấy cần
phải tìm cho mình một lối thoát, lối thoát đó là ngày càng dấn sâu, tham gia vào
những cuộc làm ăn bất chính.
Qua tác phẩm của mình, nhà văn Trương Hiền Lượng đã vạch ra trước mắt
chúng ta một sơ đồ về xã hội và con người Trung Quốc đương đại. Tất cả đều được
phản ánh một cách sâu sắc. Đứng trước số phận “ngàn cân treo sợi tóc” của dân
tộc trong tương lai, nhà văn Trương Hiền Lượng đã diễn tả được sự thật về xã hội
Trung Quốc thời hiện đại. Và hơn ai hết tác giả mong muốn sẽ có một con người
hoàn hảo đứng ra cứu giúp vận mệnh của dân tộc.
Ngay từ đầu tác phẩm, nhà văn đã hé mở về nhân vật bí ẩn hoàn hảo này một con người sẽ mang trong mình sứ mệnh của dân tộc, sứ mệnh làm thay đổi lịch
sử Trung Quốc tương lai. Tác phẩm xoay quanh những kiểu con người khác nhau
21
trong xã hội Trung Quốc đương đại. Mỗi kiểu con người có những số phận và cuộc
đời khác nhau. Nhà văn đã nói lên những nỗi lòng của mình khi đứng trước một xã
hội loài người mà vấn đề danh vọng luôn đặt lên hàng đầu. Một sự thất vọng về xã
hội chỉ đầy những “đại gia”, “tiểu thư”, “quan tham” và bên kia là bao số phận
của những đứa trẻ tội nghiệp. Cuộc sống muôn màu với những con người chỉ biết
sống theo bản năng, không có mục đích tiến tới, không tình yêu. Và càng tệ hại hơn
đó là khi xã hội ngày càng hiện đại con người ngày càng mất đi khả năng tạo ra một
thế hệ mới. Tác giả đã đặt ra một vấn đề bức thiết cho dân tộc. Trung Quốc có thể
sẽ bị diệt vong khi mà xã hội ngày càng phát triển đi lên, thì đồng nghĩa với việc
bệnh viện liên tục nhận được những ca chữa bệnh vô sinh. Xã hội đầy rẫy những
con người chỉ sống dựa vào “đồng tiền”, nhìn đâu đâu cũng chỉ thấy “danh lợi”,
“địa vị”, “kinh doanh”, bệnh viện cũng kinh doanh…Tất cả đều kinh doanh, đều
sống với tham vọng sẽ có chỗ đứng đáng nể giữa thành phố đầy đua chen. Với sự
thất vọng nặng nề, nhà văn đã quyết định sẽ tìm kiếm ra một con người hoàn hảo
thực sự. Một con người hội tụ cả những vẻ đẹp về thể chất và cả vẻ đẹp về tâm hồn.
Một con người hoàn hảo theo quan niệm của nhà văn là vậy, hoàn hảo đến từng đặc
điểm. Nhưng làm sao để tìm ra được một con người hoàn hảo như thế giữa xã hội
này. Đó mới là vấn đề quan trọng của tác phẩm.
Một tỉ sáu là một cuốn tiểu thuyết viết về bức tranh xã hội Trung Quốc
đương đại, nhưng trong đó vấn đề con người rất được quan tâm. Nhà văn đã khéo
léo tạo ra những biến cố của tác phẩm, từ đó xây dựng nên những kiểu con người
đặc trưng của xã hội. Đồng thời nói lên được mong muốn của chính mình được gửi
gắm trong tác phẩm. “Một con người hoàn hảo” không phải là một con người bình
thường như bao nhiêu người khác, mà nhân vật đó phải là một “ nhân vật kiệt
xuất”. “Nhân vật kiệt xuất sẽ có những cống hiến to lớn trong lịch sử tương lai của
Trung Quốc”. Nếu là một con người hoàn hảo thì tất yếu phải được sinh ra từ
những cặp vợ chồng hoàn hảo. Một người cha, người mẹ tốt về mọi mặt thì mới có
thể tạo ra được một thế hệ hoàn hảo chứ! Nhưng Trương Hiền Lượng đã tạo ra
những tình huống bất ngờ của tác phẩm. Vấn đề sinh ra một con người hoàn hảo
thực sự theo quan niệm của nhà văn liệu sẽ có không? Chính nhà văn cũng chưa thể
22
giải thích được, nhưng đó là chuyện của tương lai, của mấy chục năm về sau. Và
bây giờ tác giả đã vạch ra những bước tiến cho sự ra đời của nhân vật mang sứ
mệnh của nhân loại.
Trước hết trong xã hội đầy nhố nhăng này việc tìm kiếm một con người
hoàn hảo sẽ rất khó khăn. Nhìn con người đầy đường mà chỉ thấy chạnh lòng. Sự
thất vọng nặng nề đã giúp bác sĩ nhận ra rằng cái con người hoàn hảo kia sẽ được
sinh ra từ những con người có khiếm khuyết mang tên là Nhất Ức Lục. Anh là
người bị thiểu năng, dù rất khoẻ mạnh và thậm chí là một con người có kho hạt
giống khổng lồ. Một người cha ngờ nghệch sẽ gặp một người mẹ “đĩ điếm”. Từ
một đứa trẻ gặp cảnh đời bất hạnh, Nhị Bách Ngũ liên tiếp bị những kẻ lưu manh
hãm hại, lợi dụng thân xác của cô để kiếm tiền. Sự kết hợp như vậy rồi sẽ ra sao?
Hai con người ấy đều có một sự trong sáng, ngây thơ trong tâm hồn, không bị dòng
đời đua chen tác động. Họ đến với nhau bằng tình yêu thực sự, một tình yêu ngây
thơ non nớt của tâm hồn hai đứa trẻ tội nghiệp. Nhân vật hoàn hảo ấy sẽ được sinh
ra và sẽ là người kiệt xuất cứu giúp toàn dân tộc Trung Quốc.
Một bức tranh xã hội Trung Quốc đương đại đang dần được phơi bày trong
hành trình tìm kiếm con người hoàn hảo. Nhà văn đã thành công khi vạch trần bộ
mặt của nền kinh tế thị trường, biến tướng của những nhố nhăng trong vòng quay
của nền kinh tế ấy. Trên con đường tìm kiếm con người hoàn hảo, những dự báo về
một tương lai mờ mịt của con người thế hệ mai sau cũng được giải bày.
Tác phẩm đặt ra những tình huống về bức tranh xã hội Trung Quốc đương
đại, về con người trong xã hội ấy. Con người trong xã hội hiện đại đang dần đánh
mất đi chính bản thân mình. Sự xuống cấp về phẩm chất, nhân cách của con người
trong xã hội ấy báo hiệu cho một tương lai không mấy sáng sủa. Nhìn nhận vấn đề
của xã hội cần có những góc nhìn khác nhau trong tác phẩm của mình. Đứng theo
góc nhìn của chính nhà văn thì xã hội đang phát triển mạnh, nền kinh tế đang ngày
càng vững chắc. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của
con người vì thế lại được chú trọng nhiều hơn. Vật chất trở thành điều kiện tiên
quyết trong cuộc sống của loài người, thì những mặt trái của sự phát triển ấy đã nảy
sinh.
23
Nhà văn đã cho chúng ta thấy một thực trạng mà dân tộc Trung Hoa phải đối
mặt, trước hết là sự xuống cấp về nhân phẩm của con người. Xã hội đang tồn tại
đầy rẫy những “quan tham”, những “đại gia”, những “tiểu thư”. Một thế giới con
người chỉ sống dựa vào vật chất, coi “đồng tiền” là vật bất li thân. Sống chỉ vì
những tham vọng, ham muốn giàu sang. Con người ta sống với nhau chẳng qua
cũng chỉ vì những mối quan hệ, những danh vọng có thể mang lại cho nhau, tình
người dường như không còn nữa.
Nhà văn đã đưa ra một loạt những con người đang dần mất đi những tính
người, họ sống chỉ biết cho danh lợi của chính mình. Một xã hội mà ở đâu cũng đầy
những con người khiếm khuyết. Nhà sư cũng tham vinh hoa phú quý, lấy nhà chùa
làm nên giao dịch kinh doanh. Y bác sĩ thì vô trách nhiệm, không có chút lương
tâm nghề nghiệp mà chỉ biết làm sao đó có được nhiều tiền là được rồi. Những “đại
gia” chỉ biết tiêu tiền ăn chơi, bao các “tiểu thư”. Những lỗ hỏng trong pháp luật,
tạo điều kiện cho các thế lực xấu xa thâm nhập vào bên trong, cảnh sát thì lại bảo
vệ cho “tiểu thư”. Xem ra cuộc sống này các “tiểu thư” rất được coi trọng, nó như
một nghề cao quý mà con người ta không thể từ bỏ. Sự lên ngôi của các “tiểu thư”
trong xã hội Trung Quốc đương đại chứng tỏ một sự phát triển rất mạnh mẽ của sự
biến thái về đạo đức.
Việc mở ra bệnh viện Chúng Sinh với mục đích phục vụ cho sức khoẻ của
con người và hơn thế là việc nghiên cứu thụ tinh nhân tạo cho con người. Bác sĩ
Lưu người chịu trách nhiệm trong việc nghiên cứu tìm ra phương pháp thụ tinh
nhân tạo cho con người. Trong quá trình nghiên cứu ấy, ông đã chợt nhận ra những
thứ không đáng trong xã hội này “Từ lâu chủ nhiệm Lưu đã để ý tới, vấn đề lớn
nhất mà loài người phải đối mặt không chỉ là vấn đề mà người ta tranh cãi mãi
không thôi như chiến tranh, nghèo đói, chủ nghĩa khủng bố, thiếu hụt lương thực,
sa mạc hoá trái đất…mà là nhân loại sắp tuyệt chủng”[20,96]. Thật vậy, những
vấn đề chiến tranh hay những vấn đề nghèo đói cũng không có gì đáng lo ngại.
Những vấn đề thực sự đáng bàn đến , ở đây là con người, là sự diệt vong của dân
tộc Trung Hoa. “Khi đời sống vật chất đạt tới mức độ cao nhất của lịch sử thì tinh
trùng trong tinh hoàn sẽ giảm tới mức số không, không thể sinh đẻ được gì, và loài
24
người chính thức bị tuyệt diệt”[20,97]. Chủ nhiệm Lưu đã có cuộc khảo sát về số
lượng tinh trùng của nam giới những năm trước và những năm gần đây, thì thấy
rằng, khi mà xã hội đang còn nghèo đói, cuộc sống còn phải lo nhiều thứ thì số
lượng tinh trùng của nam giới lại rất tốt và khoẻ mạnh. Nhưng khi xã hội phát triển,
mức sống của con người được nâng cao thì số lượng tinh trùng của nam giới lại
giảm rất mạnh và rất yếu.
Một cuộc khảo sát về tinh trùng của nam giới được các bác sĩ thực hiện thụ
tinh nhân tạo cho giám đốc Vương Thảo Căn theo yêu cầu của San San. Một loạt
nam giới được kiểm tra. Đầu tiên là những công nhân, nhưng không có ai đạt được
yêu cầu cả. Tuổi của họ còn trẻ nhưng phần lớn tinh trùng của họ không chết thì
cũng bị khiếm khuyết, không thể thích hợp cho việc chọn giống thụ tinh được. Âu
cũng bởi những người công nhân này đều làm những việc liên quan đến hoá học,
nên nó chịu ảnh hưởng nhiều từ những chất hoá học. Một loạt những người đàn ông
khác đăng kí qua mạng nhưng không ai có thể làm vừa lòng chủ nhiệm Lưu.
Một tỉ sáu cho thấy một sự tuyệt vọng về tương lai của dân tộc Trung Hoa,
“khi mà đời sống vật chất đạt tới mức độ cao nhất của lịch sử thì tinh trùng trong
tinh hoàn lại giảm tới mức số không, không thể sinh đẻ gì được nữa, và loài người
chính thức bị tuyệt diệt”[20,97].
Nhà văn cảm thấy bất lực trước nguy cơ diệt vong của dân tộc mình. Một
tương lai của dân tộc Trung Hoa đang đứng trên bờ vực thẳm.
Có thể nói, Một tỉ sáu với hành trình tìm kiếm con người hoàn hảo, nhà văn
đã có những khám phá mới mẽ về hiện thực xã hội Trung Quốc đương đại. Trước
một thực tại xuống cấp về đạo đức lẫn nhân cách của con người Trung Quốc đương
đại. Nhà văn đã có một hành trình tìm kiếm con người hoàn hảo, với hi vọng sẽ cứu
giúp sự nguy vong của dân tộc Trung Hoa trong tương lai. Sự ra đời của con người
hoàn hảo ấy sẽ là một sự thay đổi lớn về vận mệnh lớn của dân tộc Trung Quốc.
Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là con người hoàn hảo ấy sẽ ra đời như thế nào, trong
khi xã hội Trung Quốc đương đại chỉ tồn tại đầy rẫy những con người băng hoại về
đạo đức lẫn nhân cách. Một người cha bị thiểu năng và người mẹ “đĩ điếm” liệu có
thể cho ra đời một con người hoàn hảo như mong muốn của mọi người được
25
không? Và trên hành trình tìm kiếm con người hoàn hảo ấy, dân tộc Trung Hoa sẽ
đi về đâu trước thực tại về con người đầy phủ phàng như vậy? Đó chính là vấn đề
mà nhà văn muốn đặt ra cho tác phẩm của mình.
2.2. Các kiểu con người trong Một tỉ sáu
Trong dòng chảy của nền văn học nói chung, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết
nói riêng, có rất nhiều kiểu con người đang tồn tại, đang sống và đang thể hiện
mình. Mỗi kiểu con người như vậy trong tác phẩm sẽ hiện thân cho kiểu con người
ngoài cuộc sống. Nó nói lên suy nghĩ của nhà văn về thế giới mà con người đang
tồn tại. Tác phẩm văn học từ đó đã trở nên trọn vẹn và có hồn hơn khi có một thế
giới con người như vậy.
Văn học Trung Quốc trong thời kì cải cách mở cửa có sự đổi mới đa dạng.
Những kiểu con người mới trong xã hội đương đại Trung Quốc bắt đầu xuất hiện
dần trên văn đàn đất nước này, một sự đổi mới toàn diện về nội dung lẫn phong
cách nghệ thuật. “Bước sang thời kì cải cách mở cửa, tiểu thuyết đương đại Trung
Quốc bắt đầu xuất hiện hình tượng nhân vật mới mang đặc trưng con người hiện
đại. Đây là sản phẩm tất yếu của thời kì cải cách mở cửa. Sự đổi mới về thể chế
chính trị, kinh tế, sự giao lưu văn hóa Đông - Tây, sự thay đổi quan niệm giá trị,
kết cấu tâm lí dẫn đến sự ra đời con người hiện đại”[25,116].
Với một thế giới nhân vật rất sinh động và đa dạng, bằng nhiều mảnh ghép
về cuộc đời của mỗi nhân vật, Trương Hiền Lượng đã tạo nên một hệ thống các
kiểu con người. Mỗi kiểu con người là một mảnh đời, một số phận, đại diện cho
một tầng lớp trong xã hội đương đại Trung Quốc.
2.2.1. Kiểu con người gặp thời
Để có thể phản ánh một cách chân thực sinh động về thế giới bên ngoài, nhà
văn Trương Hiền Lượng đã xây dựng các kiểu con người khác nhau, tạo nên một
bức tranh đa dạng về xã hội đương đại Trung Quốc.
Kiểu con người gặp thời là một trong những kiểu con người nổi bật trong
Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng. Nhà văn đã rất khéo léo khi xây dựng kiểu con
người rất phổ biến trong xã hội hiện đại này. Tiêu biểu cho kiểu con người gặp thời
đó là Vương Thảo Căn - một nhân vật đặc biệt mang nhiều dấu ấn trong tác phẩm.
26
Vương Thảo Căn, nhân vật được mệnh danh là “vị doanh nhân hàng đầu”. Bên
cạnh đó là những người phụ nữ như: Lục Thư và San San những người đàn bà
quyền quý trong hàng “tiểu thư”….
Cuộc sống muôn hình vạn trạng với những màu sắc rực rỡ. Nào ai biết đâu
chính giữa cái xã hội ấy có bao nhiêu con người đang cố gắng chạy đua cho kịp
vòng quay của bánh xe trần gian. Kiểu con người gặp thời trong Một tỉ sáu, là
những kiểu con người đến từ nhiều vùng miền khác nhau, họ tình cờ gặp nhau giữa
vòng tròn số phận. Tất cả họ đều là những con người gặp nhiều những cảnh éo le
trong cuộc sống. Vương Thảo Căn và Lục Thư là những người xuất thân nơi thôn
quê vất vả, thiếu thốn đủ bề. Họ từ giả quê hương để đến với chốn phồn hoa nhiều
cám dỗ. Mỗi người chọn cho mình một con đường đi riêng, những con đường quyết
định tương lai của chính bản thân họ.
San San - cô gái xuất thân từ thành thị. Cuộc sống gia đình đã đưa đẩy cô
vào thế bế tắc, tất cả cũng bởi đồng tiền, bởi chính cái việc quen sống trong cảnh
nhung lụa đã đưa cô đặt chân đến với thế giới chớp nhoáng xanh đỏ. Tuy nhiên ta
cũng phải thấy một thực tế rằng, tuy gặp nhiều sóng gió trong cuộc đời nhưng họ
vẫn lạc quan, yêu đời, không chịu lùi bước trước số phận nghiệt ngã của mình.
Cuộc sống ở đô thị đã dạy cho họ một tinh thần luôn luôn sẵn sàng đối đầu với
những khó khăn trong cuộc sống. Từ một người xuất thân là nông thôn lạc hậu,
không được học hành như bao người khác nhưng không ai có thể ngay lần gặp đầu
tiên có thể nhận ra được điều đó. “Đừng tưởng Vương Thảo Căn mù chữ thì không
có chút văn hóa nào. Hồi trẻ ở nông thôn, ông cũng hơi nổi tiếng đấy. Người làng
đều khen thằng bé này có nhiều sáng kiến, hay bênh vực người yếu, hay giúp đỡ
người khác. Nhà ai có việc bận như lợp nhà, cắt lúa, cần tìm người giúp, thì người
đầu tiên họ nghĩ đến là Vương Thảo Căn. Vương Thảo Căn không những làm việc
cẩn thận mà còn biết nghĩ ra nhiều cách, nên thường làm ít mà thành công
nhiều”.[20,55]
Kiểu con người gặp thời này đã được tác giả miêu tả rất kĩ từ hoàn cảnh xuất
thân cho đến tính cách, địa vị xã hội, tạo nên một sự thống nhất chặt chẽ về cách
27
xây dựng kiểu con người đặc trưng cho một xã hội thời @. Thời @ điều gì cũng có
thể xảy ra, những “đại gia” ngày càng phất cao nhờ vào vận may của mình.
Cuộc sống với những bất ngờ không thể biết trước. Đôi khi những thứ tưởng
chừng như rất khó khăn nhưng con người lại có được, nhờ gặp vận may không ngờ
tới khi rời xa chốn quê mùa. Mỗi người có một vận may riêng từ đó trở thành
những người nổi tiếng và có được địa vị xã hội. Vương Thảo Căn xuất thân từ bùn
đất đã trở thành một “đại gia” thực sự, một kiểu đại gia ngoi lên từ ruộng đồng,
một “vị doanh nhân hàng đầu”. Ông phất lên và có địa vị cao trong xã hội là nhờ
gặp thời. Từ một nông dân quê mùa trở thành đại gia là nhờ vào vận may, vào
những mánh khóe mà ông thu nhận được giữa cuộc sống bon chen nhiều toan tính
của con người Trung Quốc hiện đại. Đi lên từ cái nghề nhặt rác, “nhờ chăm chỉ,
nhanh nhẹn, ông nhặt được nhiều phế liệu hơn người khác. Người khác bới một
đống thì ông bới ba đống” [20,11]. Ông cố gom góp tất cả những gì có thể mang
lại lợi nhuận cho việc kinh doanh bằng nhiều thủ đoạn của bản thân, từ chỗ đi nhặt
phế liệu ông leo lên thu mua phế liệu. Thường những thứ bẩn thỉu người ta không
màng đến thì Vương Thảo Căn rất coi trọng và đó là điều giúp ông may mắn.
Từ những mánh khóe trong kinh doanh nhỏ, Vương Thảo Căn đã tiến dần
lên những bậc cao hơn trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Hết thu mua phế liệu
ông chuyển sang buôn bất động sản: “Như chó chạy đến đâu thì vãi đái đánh dấu
đến đấy, ông coi đất là lãnh địa của mình và lãnh địa của ông lan ra khắp
nơi”[20,15]. Lợi dụng sự xuống cấp về nhân cách của một số thành phần đứng đầu
thành phố C. Vương Thảo Căn từ đó đã liên tục được nhận nhiều món lợi trong
kinh doanh, trở thành chủ của nhiều xí nghiệp và nhà máy lớn chỉ bằng chút ma
mảnh trong việc mua bán. Tên tuổi của ông được nhiều người biết đến. Những cái
danh hiệu như “doanh nhân tiên tiến”, “doanh nhân tiên tiến xuất sắc” liên tục
dành cho Vương Thảo Căn. Không phải là ông giỏi, thông minh hơn người khác
mà chỉ vì ông biết cách để tận dụng những thứ người ta vứt đi trở thành cái lợi cho
mình: “bất kể thủ tục phí trong quá trình thu mua là bao nhiêu, hễ chuyển sang tay
ông là hiệu quả kinh doanh tăng gấp bội phần, lời lãi ổn định không bao giờ lỗ
vốn. Thì ra, những giám đốc và bí thư Đảng ở nhà máy không phải do kiến thức
28
không bằng ông mà là vì không để tâm suy tính như ông” [20,16]. Mọi thứ đến với
Vương Thảo Căn như một sự may mắn định trước. Xuất thân từ nông dân lại không
được học hành vậy mà sau những ngày tháng rong ruổi ở thành phố với sự khởi đầu
nhặt rác, Vương Thảo Căn đã trở thành một “đại gia”, được ngồi vào hàng cấp cao
của xã hội Trung Quốc, bao nhiêu người phải kính nể. Ông trở thành một hiện
tượng đặc biệt của xã hội Trung Quốc đương đại.
Lục Thư một cô gái quê, vì mong cho em trai được đi học mà cô đã rời bỏ
ước mơ học thành tài để đi kiếm tiền. Giữa đô thị đầy những cạm bẫy cô gặp được
Phượng Thư, người đã giúp đỡ cô rất nhiều trong cuộc sống. Từ chỗ là một cô gái
quê mùa nhưng lại xinh đẹp hấp dẫn, Lục Thư rất dễ dàng đặt chân vào thế giới của
giai cấp thượng lưu. Vận may trong cuộc đời liên tiếp đến với cô gái trẻ này và
luôn được các loại “đại gia” yêu thương chiều chuộng, nâng đỡ. Lục Thư ngày
càng khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh, trong làng “tiểu thư”.
Từ một cô gái nhà quê, lạc lõng chơ vơ giữa dòng đời đen bạc, Lục Thư đã thực sự
đặt đôi chân nhỏ nhắn của mình vào giới thượng lưu, được đại gia bao, được một
cảnh sát cấp cao làm vệ sĩ. Đời cô cứ lên như diều gặp gió.
Xây dựng kiểu con người gặp thời với nhiều tình tiết làm người đọc cũng
phải bất ngờ. Đây là kiểu con người khá nổi bật trong thực tế đương đại không chỉ
ở Trung Quốc mà dường như có trên khắp thế giới. Kiểu con người này của Một tỉ
sáu đã đưa người đọc có sự hiểu biết thêm về cuộc sống về con người trong sự
chuyển đổi của xã hội.
2.2.2. Kiểu “chân dài” rơi vào “bước đường cùng”
Một tỉ sáu là thế giới của những đại gia, những “chân dài”, cuộc sống với
đầy rẫy những biến động lớn. Xã hội phát triển đi lên, các “đại gia”, “chân dài”
ngày càng chứng tỏ vị thế của mình. Trương Hiền Lượng đã xây dựng hình ảnh các
cô gái “chân dài” bởi cuộc sống mưu sinh đã đưa đẩy họ vào những rối ren của
cuộc đời, chân lún sâu vào bùn đen của xã hội. Các “tiểu thư” thời @ đầy rẫy trên
phố. Họ là những cô gái tuổi thanh xuân đã bán đi cuộc đời mình cho các “đại gia”
để lo cho cuộc sống, “tiểu thư” trở thành nghề hái ra tiền trong thời hiện đại. Với
các nhân vật như Lục Thư, San San, Nhị Bách Ngũ, những cô gái ở quán cắt tóc
29
Phượng Thư, những cô gái trong quán bar chỗ San San làm trước khi gặp Vương
Thảo Căn, Hoàng Tiểu Mai,….Những cô gái đến từ những vùng miền khác nhau,
mỗi cô một nét đẹp riêng, và cái đẹp chính là đặc điểm chung của họ.
Các chân dài có nhan sắc nhưng lại gặp hoàn cảnh không may mắn, kế sinh
nhai, miếng cơm manh áo đã đẩy họ đến những “bước đường cùng” bán thân, cho
những kẻ thừa tiền ăn chơi.
Bằng con mắt quan sát rất tinh tế về thực tại xã hội, Trương Hiền Lượng đã
xây dựng khá thành công về con người và cuộc đời của những “chân dài” này.
Phải chăng là “hồng nhan bạc phận” hay tự chính họ đã đưa họ đến gần với cuộc
sống ấy, cuộc sống của những phấn son. “Đồng tiền” đã chi phối tất cả, từ tình cảm
con người cho đến vật chất. Tất cả gói gọn trong một chữ “tiền”. Có tiền mới có
địa vị, vậy thì thử hỏi làm thế nào ở giữa chốn thị thành nhiều cám dỗ này có chỗ
dung thân cho những “chân dài” này?
Chính cái xã hội luôn tồn tại những vấn đề băng hoại về đạo đức, nên cuộc
sống con người cũng bị kéo theo guồng quay đó. “Có ai muốn làm tiểu thư đâu hả
ông? Nhưng lên thành phố mà không làm tiểu thư thì em biết làm gì? Em chả nói
với ông đó rồi, trong thành phố rộng lớn này làm gì có chỗ dung thân cho em! Em
không làm việc đó thì sao giúp đỡ cho bố em và em trai em được?”[20,89]
Những lời tâm sự ấy rất chân thật. Đâu phải ai cũng muốn mình rơi vào cảnh
làm “tiểu thư” như thế, nhưng số phận trớ trêu giữa một xã hội hiện đại buộc cũng
phải như vậy thôi. Suy cho cùng tất cả cũng chỉ vì “đồng tiền” mà gây nên mọi
chuyện phức tạp, buộc con người ta phải sa vào “bước đường cùng”.
Không phải những “chân dài” đều có số phận giống nhau, hoàn cảnh như
nhau, có những người vì nghèo nên phải lên thành phố để kiếm kế sinh nhai nhưng
cũng có những cô có gia đình đàng hoàng, nhưng vì cái nghiệt ngã của cuộc đời đã
đẩy họ vào thân “bướm đêm”. Hoàng Tiểu Mai một nhân vật tuy chỉ được nhắc
đến rất ít nhưng cô là hiện thân cho một số phận nghiệt ngã. Một thời xinh đẹp,
nhan sắc lẫy lừng, lập gia đình sinh con nhưng hoàn cảnh khó khăn, con cái bệnh
tật, chị phải đi thắt ống dẫn trứng, rồi chồng đòi li dị để kiếm con riêng, chị phải
lưu lạc lên thành phố, bị tên ma cô ép làm “bướm đêm”, bị bắt vì tội mại dâm.
30
Cuộc đời chị tưởng chừng sẽ hạnh phúc khi có anh quản giáo nơi trại giam đã cưới
chị, nhưng chị lại rơi vào cảnh tù tội vì đã không cứu được đứa con chồng. Quá phũ
phàng cho kiếp người phụ nữ này, dường như không có điều gì là công bằng trong
xã hội hiện đại này cả.
Lục Thư xinh đẹp và có một cuộc sống bình yên ở miền quê cùng với gia
đình. Mẹ cô mất sớm nên mọi việc trong gia đình Lục Thư đều một tay cô lo liệu.
Vì cuộc sống nghèo khổ, vì thương em trai và muốn em được học hành đàng
hoàng, cô đã từ bỏ ước mơ của mình, tạm biệt quê hương lên thành phố kiếm việc
làm. Thành phố xa hoa lộng lẫy, nhưng đầy rẫy những cám dỗ, đã đưa Lục Thư đến
với nghiệp “tiểu thư”- con đường cùng buộc cô phải lựa chọn. Vừa đặt chân đến
mảnh đất kinh kì này cô đã gặp được Phượng Thư, tuy là người đàn bà được xem là
Tú Bà nhưng là một con người rất tốt và yêu thương cô chân thành, xem cô như chị
em vậy. Ở lại tiệm làm tóc của Phượng Thư, Lục Thư cũng kiếm được chút ít từ
công việc dọn dẹp, giặt giũ, để gửi về quê cho người cha.
Những tháng ngày ở thành phố, chứng kiến cuộc sống của các cô gái ở tiệm
làm tóc, Lục Thư quyết định sẽ đi tìm công việc khác. Cô không muốn sống mãi ở
cái chốn phức tạp ấy. Trời chẳng chịu chiều lòng người. Những tưởng sẽ có công
việc ổn định là làm thư kí tại một công ty, nhưng đó chỉ là cái mác giả danh, thư kí
chẳng qua là bồ nhí cho giám đốc. Thất vọng, cô trở về quán Phượng Thư tiếp tục
công việc lâu nay của mình. Nhưng cuộc sống này không chịu buông tha cho cô.
Giữa lúc không tìm được một công việc gì để kiếm tiền thì gia đình cô lại gặp
chuyện. Trận mưa lịch sử ở quê đã đẩy Lục Thư đến bờ vực thẳm. Nhà sập, bố bị
thương phải nằm viện. Những sóng gió trong cuộc sống này đã đẩy Lục Thư vào
bước đường cùng. Cô lấy đâu ra một lúc nhiều tiền như vậy để gửi về quê cho bố
chứ? Không còn lựa chọn nào khác, cô buộc phải “bán trinh” cho “đại gia” để lấy
tiền. Từ đây cô đã chính thức bước chân vào thế giới của các “tiểu thư”. Lần “bán
trinh” mang lại cho cô rất nhiều tiền nhưng cũng đẩy cô vào cái nghề không thể
bước ra được.
San San không giống với Lục Thư. Là một cô gái thành thị được ăn học tử
tế, nhưng sự phản bội của người chồng khi cô có mang đã đẩy liên tục cô đến với
31
những trớ trêu trong cuộc sống . Cuối cùng cô vào làm tiếp viên tại quán bar. Chính
cái xã hội băng hoại đã đẩy những cô gái này vào “bước đường cùng” của cuộc
sống.
Bởi thế mà San San đã đúng khi nhìn nhận về thực tại xã hội mình đang
sống: “xã hội hiện nay, cơm áo gạo tiền cũng không xuềnh xoàng được nữa, phải
không nào? Nhìn thấy các cô gái mặt mũi, dáng dấp không bằng mình mà làm gái,
tiền kiếm được một đêm nhiều hơn tiền lương mà mình vất vả làm cả tháng trời; rồi
người ta mặc hàng hiệu, cho dù là hàng hiệu rởm thì cũng vẫn là hàng hiệu, lại
được cùng khách ra vào nhũng khu vui chơi….”[20,77]
Vậy thì không việc gì phải “gìn vàng giữ ngọc tấm thân”. Trong cái xã hội
này, mấy ai còn coi trọng việc ngọc vàng nữa mà giữ đây? Trương Hiền Lượng đã
vạch ra cho chúng ta thấy rất rõ số phận của những cô gái “chân dài”, để từ đó họ
nói lên được tiếng nói của chính mình. Xã hội băng hoại ngày nay đã dồn con
người đến bước đường cùng, muốn được sống bình yên như người bình thường mà
đâu có được.
Có thể nói cuốn tiểu thuyết Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng là một thế
giới không tình yêu. Con người lãnh cảm với mọi thứ. Họ chỉ biết sống và làm theo
bản năng, việc lấy vợ, lấy chồng sinh con dường như cũng chỉ là nhiệm vụ, là trách
nhiệm cần phải làm. Họ không cần giữa hai trái tim có cùng chung một chí hướng
hay không, chỉ cần thoả mãn sự ham muốn thể xác, thì mọi chuyện có thể được giải
quyết. Thương cho số phận của những “tiểu thư”, họ làm cái nghề mua vui cho
những kẻ lắm tiền, có tiền họ sẵn sàng lao vào như những con thiêu thân, không
biết cảm giác sau những lần chung đụng thể xác với bao nhiêu đàn ông, sẽ như thế
nào. Những “đại gia” luôn hào phóng, sẵn sàng vứt cả chục triệu tệ để “mua
trinh”, và họ chỉ gặp nhau khi cần đến nhu cầu sinh lý, xong việc xem như không
biết nhau.
Lục Thư đến với cảnh sát Đào cũng xem là một tình yêu. Nhưng Đào đã có
vợ và họ sống với nhau chỉ là với danh nghĩa người tình, ở bên nhau trong tình yêu
và cả sự ham muốn thể xác. Dành cả sự trân trọng và rung động của con tim mình
cho viên cảnh sát đã bao lần cứu nguy cho sự nghiệp “tiểu thư” của cô, Lục Thư
32
can tâm tình nguyện làm người tình của viên cảnh sát nổi tiếng này. Đằng sau cái
tâm hồn nhỏ bé của người phụ nữ này là cả những bầu trời của lo âu, lo một ngày
nào đó anh sẽ không yêu cô nữa. Tình yêu của cô và anh như một sợi chỉ mong
manh. Ở bên anh, cô luôn có những thèm khát dục vọng mãnh liệt. Phải chăng tình
yêu mà nhà văn đề cập đến nó chỉ dừng trong sự ham muốn của bản thân, đầy tròn
tác phẩm là sự ham muốn làm tình cả trong mọi suy nghĩ và trong mọi hành động.
May ra chỉ có Nhất Ức Lục là ngây thơ trong sáng, cậu thiểu năng nên mọi vấn đề
về giới tính, về tình dục cậu chưa một lần nghĩ đến. Nhưng tận sâu trong những
giấc mơ hằng đêm, Nhất Ức Lục vẫn có sự ý thức về giới tính của mình, cậu chậm
hiểu về thế giới bên ngoài nên chưa hiểu biết về cuộc sống và con người trên trái
đất này. Những lần bị “dị mộng tinh” trong giấc ngủ sâu cho ta thấy rằng chính cậu
bé thiểu năng này cũng có những ham muốn bản năng làm người của mình.
San San đến với Vương Thảo Căn cũng không phải là xuất phát từ tình yêu
không giới hạn tuổi tác. Cô đến với vị “đại gia” này cũng chỉ vì hai con người có
được sự hiểu biết về nhau. Họ có thể thông cảm cho cuộc sống của nhau. Và hơn
thế cái San San cần là chỗ dựa và cái mà Vương Thảo Căn cần là có một đứa con
trai để nối dõi sự ngiệp của mình. Vì San San trẻ nên ông ta nghĩ rằng chỉ cần thoả
mãn trên thân xác của nhau, với kinh nghiệm làm tình của San San họ sẽ có được
một đứa con trai như ý. Có ai trong tác phẩm này đến với nhau mà không hề vụ lợi
của cá nhân, họ không toan tính điều này thì cũng suy xét điều kia, tất cả đều vì
mục đích thoả mãn cho bản năng làm người của chính họ.
Nếu như có những nhân vật không có sự toan tính thì họ lại sống âm thầm
và lặng lẽ như một cái bóng, không có tiếng nói, không có mục đích tiến thân như
bà cả và bà hai của Vương Thảo Căn. Tất cả dường như trở nên mơ hồ trong cuộc
sống của họ. Tình cảm cha con cũng trống rỗng, không có giá trị trong cuộc sống
này. Một người cha chỉ lo cho bản thân mình mà không quan tâm đến việc con cái
mình sống ra sao, chỉ biết nhận tiền và thế là đủ, khi về già vẫn chỉ muốn có một
người phụ nữ ở bên, không nghĩ ngợi điều gì cho con cái – thế mà vẫn xứng đáng
làm cha ư? Thật là một thế giới con người kì lạ. Đó liệu có phải là sự phán xét cho
xã hội loài người ngày hôm nay không? Vậy thật ra, điều mà nhà văn muốn nói đến
33
là gì khi mà một thế giới con người chỉ sống trong bản năng ham muốn làm tình,
không có một tình yêu thuần khiết.
Con người trong xã hội này sống theo bản năng của chính họ. Trước lúc ra
đi đến với một thế giới khác thường là những lời trăng trối cho người thân, nhưng
ông già bé nhỏ bạn với Lục Thư lại muốn ngắm cái thân hình đẹp của Lục Thư.
Trước lúc chết trong ông vẫn tồn tại những ham muốn nhục dục: “Này! Em hãy cởi
áo để tôi có thể ngắm nhìn cơ thể tuyệt đẹp của em, như thế là tôi mãn nguyện lắm
rồi!...Mặt ông già sáng lên, ông nhếch mép rộng hơn vui mừng tràn trề bên nữa
mặt chưa bị liệt của mình”[20,239]
Đọc Một tỉ sáu không thể không thấy xót thương cho số phận của những
“chân dài”, có nhan sắc nhưng muốn tồn tại trong xã hội thời @ này phải biết chấp
nhận, chấp nhận số phận của chính mình trong dòng đời lưu lạc, chốn hồng quần
nhiều thị phi, cũng đành phó mặc cho số phận mà thôi. Họ biết phải làm gì nữa đâu.
Họ chỉ có cách duy nhất để tồn tại đó là phải dựa vào thế lực của các “đại gia”. Sự
nâng đỡ của các đại gia sẽ là chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại của chính họ. Không
phải ai cũng may mắn được các đại gia bao, cái may mắn đó chỉ có thể đến với một
số trường hợp như Lục Thư và San San mà thôi. Cuộc sống của họ trong nhung lụa,
có tiền ắt hẳn sẽ có địa vị, tự nhiên thế lực của họ cũng được nâng cấp lên tầng cao
mới. Một sự thật phũ phàng nhưng như thế mới đúng là xã hội đương đại Trung
Quốc mà Trương Hiền Lượng đã lột tả một cách sắc nét trong Một tỉ sáu.
2.2.3. Kiểu “quan tham” sống nhờ vào “đồng hào có ma”
Đứng giữa vòng quay của thời đại mới, khi những điều kiện vật chất càng
chứng tỏ vị thế của mình, con người rơi vào sự bon chen tầm thường. “Đại gia”
ngày càng nhiều thì các “quan tham” cũng nhiều. Quy luật cung cầu ngàn đời vẫn
thế. Kiểu nhân vật này không mới nhưng nó chính là một trong những yếu tố quan
trọng làm nên sự xuống cấp của xã hội, đồng thời cũng là một yếu tố làm cho thế
giới nhân vật trong Một tỉ sáu thêm phần đa dạng, phong phú.
Kiểu “quan tham” sống nhờ vào “đồng hào có ma” là một kiểu con người
khá phổ biến trong văn học từ các thời kì trước. Việc khai thác kiểu con người
trong giai đoạn văn học đương đại của Trung Quốc cho thấy một cái nhìn bao quát
34
về bức tranh cuộc sống của xã hội Trung Quốc. Trương Hiền Lượng đã lột tả được
bộ mặt của những tên “quan tham” này. Đại diện cho kiểu “quan tham” sống nhờ
vào “đồng hào có ma” trong Một tỉ sáu cũng không có gì khác lạ, chủ yếu là những
ông to bà lớn, những kẻ chỉ biết “ngồi mát ăn bát vàng”. Đó là tên trưởng thôn ở
miền quê nghèo của Vương Thảo Căn cho đến những quan chức trên thành phố C,
từ bác sĩ đến cảnh sát, cho đến vị sư trụ trì tại chùa,….mà dường như tất cả mọi
lĩnh vực trong xã hội đều tồn tại những con người như thế.
Một trưởng thôn nhỏ nhoi ở một miền quê nghèo nhưng đã nuôi trong lòng
một sự tham lam. Lấy lí do “mượn cớ sửa đường, mảnh ruộng cỏn con được khoán
bị thôn đòi lại không bồi thường”, trưởng thôn muốn tiệt đường sinh sống của
người dân, vét cho đầy túi tham của chính mình, đẩy Vương Thảo Căn phải sa vào
cảnh “lang thang ở ngoài đồng kiếm cái ăn như gà bới thóc”.[20,55].
Ở một miền quê nhỏ bé nghèo nàn còn như vậy nữa là ở thành phố, “quan
tham” sống nhờ vào đồng tiền của người khác sẽ càng nhiều hơn. Từ những bon
chen trong kinh doanh ta nhận ra một điều rằng chỉ có “tiền” mới giải quyết được
tất cả. Và những điều đen tối trở nên sáng sủa, con người dường như chỉ chú trọng
vào tiền, vào địa vị. Một bên cần tiền còn một bên lại cần địa vị, quy luật tất yếu
sản sinh ra những “quan tham”. Và các “đại gia”, “tiểu thư” ngày càng tăng thì
“quan tham” ngày càng nhiều theo.
Thực trạng “quan tham” sống nhờ vào “đồng hào có ma” tồn tại một cách
tự nhiên và phát triển ngày càng mạnh. Mọi việc kinh doanh nếu không biết cách
dàn xếp công việc với những quan chức thì công việc khó mà thuận lợi. Nhưng chỉ
cần biết quan tâm các quan chức hậu hĩnh thôi thì mọi chuyện sẽ thành công rất
nhanh chóng. Vương Thảo Căn đã nhận ra điều đó như một quy luật tất yếu. “Ông
phát hiện những xí nghiệp quốc doanh này chả khác gì phế liệu. Cũng giống như
mua đất, chỉ cần có quan hệ tốt với giám đốc và bí thư nhà máy, thoã mãn yêu cầu
của họ thì cấp trên và cấp trên của cấp trên của họ sẽ ra mặt thu xếp. Khi đã gia cố
mọi mắt xích trên sợi xích lợi ích là nhà máy đáng giá hai mươi triệu nhân dân tệ
thì bỏ ra nhiều nhất hai, ba triệu chỉ công khai và cửa sau tổng cộng không tới bốn
triệu tệ là xong”[20,14]. Nói chung chỉ cần có tiền hậu hĩnh thì mọi vấn đề đều sẽ
35
thuận lợi, kể cả việc thế chấp ngân hàng. Có tiền trong tay, ngân hàng cũng giống
như của chính mình mở ra, điều đó cho thấy một sự suy đồi về đạo đức của những
quan chức nhà nước như thế nào.
Không chỉ những quan chức mới là những “quan tham” mà chính những
nhà sư, người được xem như hình mẫu cho sự từ bi cứu khổ cứu nạn cũng là một
trong những nhân vật biểu trưng cho kiểu “quan tham” trong Một tỉ sáu. Lợi dụng
lòng tin của mọi người, sư trụ trì nơi Vương Thảo Căn đến xin quẻ đã làm mọi cách
để lấy tiền của dân mà không bị ai ca thán. “Đặc biệt ông hoá duyên, dùng danh
tiếng của Phật mà làm điểm bán, lấy lịch sử miếu cổ làm thương hiệu, sản phẩm
chủ yếu là thẻ. Một tờ giấy xấu mỏng tang ít nhất cũng vài trăm tệ, nhiều hơn thì cả
nghìn tệ…”. Vị sư này chủ yếu là tiếp các quan lớn. Bằng con mắt sỏi đời của mình
“nhà sư đáng kính” có thể nhận ra ai là đại gia thực sự.
Không chỉ có thế, chính đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện cũng là những
nhân vật đại diện cho kiểu “quan tham”. Họ nhận tiền và chữa bệnh, không nhận
được tiền thì bệnh nhẹ cũng thành nặng, bệnh nặng thành bệnh không chữa được.
Có tiền thôi chưa đủ, phải có địa vị, danh tiếng thì may ra mới được ưu ái trong mọi
trường hợp đến khám chữa bệnh.
Trương Hiền Lượng đã chỉ ra một cách chi tiết kiểu “quan tham” trong xã
hội đương đại Trung Quốc. Những tên bảo vệ tại khách sạn, nếu như các “tiểu thư”
muốn được yên thân để hoạt động thì phải dúi cho chúng một đồng bạc lẽ, đảm bảo
việc gì cũng giải quyết được hết. Đó là lời mà cảnh sát Đào đã cho Lục Thư biết
khi cô bị hai tên bảo vệ tại khách sạn mà cô vừa hành nghề bắt giữ. Người ta đã
phải bán mình để làm “tiểu thư” nhưng bọn người quen vơ vét ấy vẫn không chịu
buông tha, chúng muốn lấp cho đầy cái miệng tham lam thì chúng mới có thể để
cho các “tiểu thư” hoạt động êm xuôi. “Nếu cô ném vài đồng bạc lẽ cho bọn bảo vệ
thì dù có chuyện gì cũng giải quyết được hết mà có khi bọn chết tiệt đó còn dắt mối
cho cô nữa đấy”. Một sự thật không thể ngờ đến nhưng nó lại diễn ra trước mắt
chúng ta. Những bọn quan tham luôn nghĩ đến việc sẽ làm thế nào để có thể lấy
tiền của người khác mà mình không mất đi một chút công sức nào là vậy. Một thực
trạng về thế giới con người đã được phơi bày ra trước mắt, dưới ngòi bút điêu luyện
36
tài năng của Trương Hiền Lượng, Một tỉ sáu đã thể hiện thành công ý đồ của tác giả
khi xây dựng con người trong tác phẩm của mình.
Con người thực tại trước mắt nhà văn là những con người chỉ ham danh lợi,
sống với những âm mưu và thủ đoạn nhằm làm đạt được mục đích của mình. Một
bước may mắn ai cũng có thể trở thành “đại gia”, một chút thủ đoạn, các “tiểu
thư” đều có thể trở thành nữ doanh nhân trọng vọng. Tất cả cứ thế diễn ra một cách
kì lạ nhưng lại có thực. Con người chỉ sống trong vòng hào quang mà “đồng tiền”
mang lại. Còn về nhân tính, phẩm giá và đạo đức chỉ là những thứ rẻ tiền không
cần phải quan tâm. Xã hội càng hiện đại thì lại sản sinh ra nhiều những con người
như thế. Một con người được xem là sự toàn vẹn về đạo đức, phẩm giá của một
người tu hành như nhà sư trong Một tỉ sáu mà cũng sống vì danh lợi, vì đồng tiền,
lợi dụng sự tin tưởng của chúng sinh, mang trong mình cái mác “cứu khổ cứu nạn”
để thu về cho mình những lợi nhuận khác.
Cũng thật kì lạ, khi một ngôi chùa có phong cách “kinh doanh” hợp với thời
đại thì mọi chúng sinh thập phương lũ lượt kéo nhau về. Suy cho cùng người ta chỉ
nghĩ đến việc đi cúng lễ những ngôi chùa nào lớn, chùa đó có mang lại lợi nhuận gì
không chứ không phải đến chùa là vì lòng thành kính dâng hương lễ phật. Và nhà
sư trụ trì đã nhận thấy được cơ hội, ngàn năm khó kiếm đó. Ngồi không mà tiền tự
nhảy vào túi ai mà chẳng tham. Vậy nên mọi việc trong chùa đều dần dần được
thay đổi theo chiều hướng đi lên khác xa so với lúc vị Cao tăng đầu tiên đến trụ trì.
Khi Vương Thảo Căn cùng tài xế của mình đến, chỉ cần nhìn qua cái xe vị
hoà thượng đã có thể đánh giá được đẳng cấp hai bên: “Đừng tưởng người xuất gia
không để ý gì đến sự đời, hoà thượng này biết rất rõ về các loại xe con. Xe vị quan
lớn chẳng qua chỉ là con Audi, lại là sản xuất trong nước, còn xe mới đến là Benz
S600 mà dân chơi thường gọi là Ben lớn”. Chừng đó thôi cũng đủ thấy hoà thượng
đáng kính của chúng ta là người như thế nào - rất sành điệu và rất chịu chơi. Hoà
thượng này đã đánh vào lòng tin, sự mê tín của các quý ông, quý bà lắm tiền để bòn
rút tiền của họ. Thấy tiền tất yếu sự quan tâm sẽ khác đi rất nhiều so với những
người không có tiền. Đồng thời ta cũng thấy được một xã hội toàn những “đại
gia”. Xã hội hiện đại nhưng con người lại rất mê tín, vì họ làm nhiều điều tham lam
37
nên ai cũng lo sợ. Trước khi quyết định làm việc gì đó họ lại cuống cuồng lo việc
cúng bái, ma chay. Họ có thể bàn luận việc đi lễ chùa nào, quỷ thần ở mọi lúc mọi
nơi.
Xã hội toàn những con người như thế, mê tín và chỉ dựa vào những vận
may, phó thác số phận cho những quẻ bói bốc được, không có chút niềm tin cho
bản thân tự vận động, thử hỏi làm sao có thể chống để cho tương lai của đất nước
được chứ. Nhưng tất cả đã hiện ra trước mắt một cách chân thực và rõ nét. Sự thất
vọng càng đậm nét hơn khi Trương Hiền Lượng cho các nhân vật tự nhìn nhận về
chính mình, về chính những con người trong xã hội mà họ đang sống, không chỉ là
nhà sư, mà cả bác sĩ, y tá, tất cả đều giống một khuôn đúc ra. Các bác sĩ, y tá tại các
bệnh viện lớn nhỏ đều như nhau, “đồng tiền” luôn đi trước, “đồng tiền” trở thành
lời chào hợp lý nhất trong mọi trường hợp. Bằng một giọng điệu hết sức mỉa mai
Trương Hiền Lượng đã cho chúng ta thấy được một xã hội hiện đại, có tiền thần
thánh cũng như con người. Con người thì ăn nói một cách rất thoải mái, tục tỉu
nhưng cũng không thấy phải xấu hổ, nói chuyện một cách bản năng, tuỳ tiện cho
thấy những con người không ra làm sao của xã hội Trung Quốc đương đại. Bác sĩ,
cảnh sát, giáo viên, tất cả cũng chỉ vì đồng tiền mà họ có thể kiếm được và họ sẽ
được gì sau những mối quan hệ, trong những công việc đã qua.
Một tỉ sáu thực sự là một thế giới của những con người xuống cấp về đạo
đức, nhân cách trầm trọng, một xã hội mà nhìn đâu cũng thấy tiền, đâu cũng thấy
lợi nhuận kinh doanh là hàng đầu. Trương Hiền Lượng đã thể hiện rõ thái độ của
mình trước những con người của thực tại - một sự thất vọng về hành vi và về cả
nhân cách con người. “Đại gia” nhiều bao nhiêu “chân dài”, các “quan tham” lại
càng tăng theo xu thế của thời đại. Nhìn nhận vấn đề một cách sắc sảo, nhà văn đã
phần nào nói lên được quan điểm của chính mình, thất vọng về con người trước
thực tại, lo lắng cho tương lai của đất nước. Liệu rồi đây con người có thể sản sinh
được những thế hệ mới được hay không? Lo âu cho số phận của con người Trung
Quốc không biết sẽ đi về đâu, trôi dạt về phương nào?
38
2.2.4. Kiểu “trẻ em đường phố” chịu nhiều “giông tố” cuộc đời
Một tỉ sáu là một sự khám phá trải nghiệm về cuộc sống và con người của xã
hội Trung Quốc đương đại. Trương Hiền Lượng đã có một hành trình rất dài để có
thể có một cái nhìn sâu sắc về kiểu con người trong cuộc sống hiện nay. Chúng ta
cũng có thể nhận ra một điều rằng: tuy xã hội đang phát triển rất mạnh mẽ và đời
sống của mọi con người đều được chú trọng nâng cao, nhưng ở ngoài kia, trên từng
con đường nhỏ, dưới bóng đèn hiu hắt ấy vẫn còn có những mảnh đời trái ngang
không có may mắn. Các em bé tâm hồn còn non nớt nhưng đã phải lang thang khắp
nơi, thèm khát một sự quan tâm dù nhỏ thôi, mong được nhận sự yêu thương của
những con người kia. Nhưng có lẽ hi vọng đó thật quá mong manh.
Nhị Bách Ngũ (Ngũ Tiểu Hạng) là hiện thân cho kiểu: trẻ em đường phố
chịu nhiều “giông tố” cuộc đời. Đây có thể nói là nhân vật tiêu biểu đặc trưng cho
kiểu con người này trong tác phẩm Một tỉ sáu.
Sinh ra không biết mặt bố mẹ, bị bỏ rơi hay bị bắt cóc điều đó cũng không
biết được chính xác, chỉ biết rằng cuối cùng Nhị Bách Ngũ được đôi vợ chồng già
nhận nuôi. Cô bé sống với ông bà rất ngoan ngoãn, ông bà thương lắm. Nhưng số
phận của Nhị Bách Ngũ cũng không được thay đổi chút nào, vẫn được đi học như
chúng bạn nhưng cô bé luôn bị mọi người xa lánh. Hơn ai hết Nhị Bách Ngũ thèm
khát được hoà đồng với bạn bè nhưng không thể, ai cũng đều xa lánh em. Nhị Bách
Ngũ được gửi vào trường trung học cơ sở nội trú, mơ ước được một lần chơi đùa
cùng đám bạn của cô bé ngày càng trôi xa. Ai cũng khinh thường và miệt thị cô bé.
Cuộc sống của cô bé tội nghiệp này ngày càng tệ hại hơn. Cảnh sống cô đơn không
ai yêu thương chia sẻ đã đẩy Nhị Bách Ngũ rơi vào những đau thương.
Xã hội nhiều cạm bẫy đang rình rập. Cô bé mới lớn không được dạy dỗ một
cách nghiêm túc. Nhà trường chỉ lo phần dẹp trật tự trong giờ học với những bài
giảng khô cứng trong khi vấn đề lớn của xã hội là những bài giáo dục về giới tính
thì không được lưu ý. Thiếu hiểu biết, Nhị Bách Ngũ đã bị Khỉ Quậy, một tên lưu
manh ở vùng đó lợi dụng hãm hiếp và bắt cô bé đi làm “tiểu thư”. Một cô bé với
tâm hồn non nớt không hề nghĩ rằng mình đang bị lợi dụng thân xác để kiếm tiền
cho kẻ lưu manh. Lần đầu tiên trong cuộc đời cô đơn lẻ loi giữa dòng đời xô bồ ấy,
39
Nhị Bách Ngũ mới có được sự quan tâm của người khác. Cô bé cảm thấy vui vì
được ai đó nói chuyện và càng vui hơn khi mình có thể giúp đỡ người bạn của
mình. Với sự thiếu hiểu biết về cuộc sống, về xã hội và về giới tính của cô gái mới
lớn này, khiến em trở thành nạn nhân của sự lừa lọc mà không hề hay biết.
Tên Khỉ Quậy đó đã lợi dụng tâm hồn non trẻ kia để kiếm chác cho mình.
Sau bao nhiêu lần Nhị Bách Ngũ phải ngủ với người khác nhưng hắn ta vẫn chưa
trả hết nợ, và Nhị Bách Ngũ phải làm “chuyện ấy” cho đến năm mười tám tuổi. Có
người lái xe thấy Nhị Bách Ngũ là một con người rất thú vị, anh ta muốn cô bé sẽ
đi cùng mình trên những chuyến xe. Cô bé đồng ý cùng người lái xe đi ra thành
phố. Nếu như hôm đó người lái xe không đi giải quyết chuyện gia đình thì có lẽ đời
cô bé sẽ khác đi. Vừa thoát khỏi “sóng gió” này cô lại rơi vào sóng gió khác. Tất
cả ập đến với cô gái này một cách nhanh chóng. Thoát khỏi Khỉ Quậy, Nhị Bách
Ngũ lại bị tên lưu manh già ép tiếp khách ở thành phố, lợi dụng thân xác của cô gái
ngây ngô này để kiếm tiền cho chúng hút chích. Cảnh “làm đĩ” luôn bị giày vò về
thể xác lẫn cả tâm hồn khiến cô thèm khát được nghe nói “anh yêu em”, một nỗi
niềm khát khao cháy bỏng. Một đoạn hội thoại ướt át trong phim cổ trang hài hước
của Châu Tinh Trì lại khiến Nhị Bách Ngũ “nói người mà nghĩ đến mình”, buồn bã
như đánh mất cái gì đó. Nỗi thèm khát được yêu đương trỗi dậy trong Nhị Bách
Ngũ. Ngẫm lại cuộc đời mình đã trải qua bao nhiêu người đàn ông, nhưng cô chỉ
toàn nhận được sự đau đớn về thể xác và nhục nhã cho thân con điếm của mình,
chưa một lần được nghe những lời ngọt ngào dù là giả dối. “Từ nhỏ Nhị Bách Ngũ
chỉ quẩn quanh bên những con ngựa, con voi, hình nhân bằng giấy bồi, lớn lên
cũng gặp người này người nọ, nhưng người sống cũng không khác gì người giấy,
chẳng ai đem lại cho cô sự ấm cúng và thân tình. Những gã đàn ông ăn nằm với cô,
giày vò thân thể cô nếu không im lặng chẳng nói câu nào thì cũng gào rú những
thứ tởm lợm như “tao đ. Mày”, “tao thịt mày”…Có những gã còn bồi thêm chữ
“chết” phía sau mấy động từ đó, cứ như có thù oán với cô, khiến cho phần dưới
của cô rất đau, tâm tư cũng không thoải mái”[20,318].
Bằng sự trải nghiệm của mình, Trương Hiền Lượng đã cho chúng ta thấy
được một sự thật về số phận của những “trẻ em đường phố”. Đó là những cuộc
40
sống đầy rẫy những “sóng gió”. Bao nhiêu tai hoạ đều có thể xảy ra với cuộc đời
của các em. Xây dựng nên kiểu con người này nhà văn muốn chúng ta hãy có
những cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, về con người trong xã hội đương đại
Trung Quốc nói riêng và cho toàn nhân loại nói chung. Nếu như xã hội quan tâm
nhiều hơn nữa đến những mảnh đời bất hạnh, những trẻ em cơ nhỡ, thì đâu có
những số phận con người có thể bị lãng quên. Những đứa trẻ lang thang đầu đường
ngõ hẹp không tên tuổi, không quê quán. Cuộc sống của các em luôn bị đe doạ bởi
những màn đêm đen tối. Các em cần có sự chở che của xã hội, của những tình
thương, niềm khao khát được như bao đứa trẻ khác có một căn nhà ấm êm.
Một tỉ sáu đã phơi bày trước mắt chúng ta những số phận nghiệt ngã ấy
Những đứa trẻ như Nhị Bách Ngũ đang tồn tại đầy trong xã hội kia. Mấy ai có thể
hiểu hết được nỗi lòng của nó. Trương Hiền Lượng đã sẽ chia một cách rất chân
thành, bằng cái nhìn cảm thông đối với những đứa trẻ bất hạnh.
Đọc Một tỉ sáu ta có thể thấy được ở đó những số phận con người khác nhau
đã được nhà văn khai thác một cách triệt để. Mỗi nhân vật trong tác phẩm là đại
diện cho mỗi kiểu con người của xã hội. Có thể nói rằng, khám phá những kiểu con
người trong Một tỉ sáu ta sẽ có được một sự nhìn nhận đánh giá khách quan hơn về
xã hội Trung Quốc đương đại.
2.3. Hành trình tìm kiếm con người hoàn hảo
2.3.1. Con người hoàn hảo F1 - con người có đủ sức mạnh về thể chất
Trương Hiền Lượng đã đặt ra một vấn đề rõ ràng trong tác phẩm của mình vấn đề nhân loại có thể bị diệt vong khi mà xã hội đang ngày càng phát triển, các
bệnh viện liên tục nhận được các ca bệnh vô sinh. Bởi lí do phần lớn là những
người đàn ông đang mất dần những tinh trùng khoẻ mạnh đủ để sinh ra những đứa
con.
Bác sĩ Lưu là người nhận trách nhiệm tìm kiếm phương thức cứu chữa bệnh
vô sinh cho người bệnh trong bệnh viện Chúng Sinh do Vương Thảo Căn làm giám
đốc. Trong công việc của mình, bác sĩ Lưu đã phát hiện ra vấn đề lớn của nhân loại,
nhưng thực sự mà nói việc xuất hiện một con người hoàn hảo, có số tinh trùng tốt
giữa xã hội này có lẽ là vấn đề khó khăn. Ông đã phát hiện ra nhiều vấn đề làm nên
41
sự suy yếu trong người đàn ông, tinh trùng kém, “những cặp vô sinh được ông cứu
chữa cứ năm đôi lại có một đôi vô phương cứu chữa”. Đặt cách so sánh với đời
sống trước kia, vào thập kỉ sáu mươi của thế kỉ XX, khi đời sống vật chất còn thiếu
hụt thì số lượng tinh trùng của những người đàn ông Trung Quốc lại rất nhiều “mỗi
mililit có khoảng sáu mươi triệu con”, thì những năm lại đây, khi đời sống nâng
cao “trong mỗi mililit tinh dịch của người đàn ông Trung Quốc chỉ còn khoảng ba
mươi triệu con”, điều đó cho thấy sức sinh sản của con người đã giảm mạnh. Việc
mượn giống sinh con thật là một vấn đề lớn, khó có thể thành công. Ngân hàng tinh
trùng có đó, nhưng nếu lấy một cách nghiêm khắc có lẽ không có con tinh trùng
nào qua được cửa ải. Thật là khó để giải quyết.
Nếu muốn có được một F2 hoàn hảo, không tì vết thì F1 buộc phải là một
nhân vật có đầy đủ sức mạnh về thể chất. Trong quá trình nghiên cứu về trường
hợp của Vương Thảo Căn, với hị vọng giúp “đại gia” có được một đứa con trai, sự
thật để lấy tinh trùng của Vương Thảo Căn để thụ tinh là điều không thể, bởi tinh
hoàn của ông ta chứa những tinh trùng chết. Phải mượn tinh trùng của người khác,
nhưng mượn ai mới là vấn đề. Xã hội này đâu còn những người nào có tinh trùng
khoẻ như những yêu cầu được chứ.
Cuộc đụng độ với Nhất Ức Lục - một thanh niên khỏe mạnh lại thật thà ở
bãi đỗ xe đã giải quyết phần nào khó khăn này. Bằng con mắt y học của mình bác sĩ
Lưu thấy rõ người mình cần tìm là đây. “Xa tận chân trời gần ngay trước mắt”,
Nhất Ức Lục dưới con mắt X quang của bác sĩ Lưu hiện rõ “cao 1m78 đến 1m80,
ngũ quan ngay ngắn, sống mũi cao, thẳng mà đầy đặn, mày sáng sủa đẹp đẽ, vai
rộng ngực nở, lưng tròn, tỉ lệ trên dưới, tứ chi cùng nhân thể hoàn toàn phù hợp
với Người, chẳng khác gì tiêu bản nam giới trong tranh vẽ thân thể con người dạng
ra hình chữ “đại” cùng vị trí địa cầu lắp trên máy thăm dò mối liên hệ không
tưởng với người ngoài hành tinh mà người Mỹ phóng lên vũ trụ” [20,9].
Thật vậy, ở Nhất Ức Lục còn hội tụ những thể trạng tinh tuý nhất mà không
ai có được. Chính bộ đội cũng không có thân hình đẹp như thế, nhân thể đầy khí
dương cương, tràn trề sức sống, thể hình lại gần như hoàn mĩ. Nhất Ức Lục, về thể
42
chất anh ta là một người hoàn toàn đạt chuẩn, tính cách hiền lành, thật thà, siêng
năng và rất cởi mở.
Hơn nữa ở Nhất Ức Lục còn hội tụ đầy đủ tiêu chuẩn để sản sinh ra một hạt
giống hoàn hảo. Chàng cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc quan hệ lung tung với
người khác giới. Một tâm hồn trong trắng rất ngây thơ, xã hội hiện nay khó ai có
được. Và điều quan trọng hơn Nhất Ức Lục lại là người đàn ông có số lượng tinh
trùng rất lớn. Mỗi mililit có vượt quá một tỉ sáu con.“Bây giờ người có lượng tinh
trùng cao như thế trong nhân loại là cực ít, cực cực ít. Sức hoạt động và tỉ lệ sống
lại rất cao, đều vượt qua mức bình thường cần phải có. Hình thái ổn định của tinh
trùng có đến quá nửa, hầu như không dị dạng” [20,135]. Với số lượng tinh trùng
rất khổng lồ “một tỉ sáu”, anh ta hội đủ tố chất để sản sinh ra một thế hệ F2 đạt
chuẩn “hoàn hảo”. “Xét nghiệm tinh trùng cho Nhất Ức Lục còn có cả Đỗ Bì và
toàn thể y, bác sĩ của phòng thí nghiệm vô sinh. Trong mấy trăm người đàn ông
đến làm hoá nghiệm chỉ có mình Nhất Ức Lục có tới một tỉ sáu tinh trùng. Thói
thường cái gì hiếm thì thường quý nên không ai là không vui mừng” [20,238].
Nhưng chuyên môn mà Đỗ Bì muốn nói là gì, đó là món hời sẽ thu về từ Nhất Ức
Lục với kho tinh trùng khổng lồ ấy: “Chuyên môn của chúng ta là gì? Chuyên môn
chính là món hời đấy, anh Lưu ạ! Xem ra anh chàng trai ấy sẽ mang đến cho chúng
ta một khoản béo bở. Điều trước mắt là phải thuyết phục anh chàng này cung cấp
cho chúng ta những “hạt giống người” tốt nhất. Chúng ta cần biến một tỉ sáu con
tinh trùng này thành một tỉ sáu nhân dân tệ”[20,239]. Chủ nhiệm Lưu không đồng
tình với cách làm này của Đỗ Bì. Không thể kiếm tiền dựa trên sức khoẻ của người
khác. Nhưng từ đây ông mới bắt đầu thấy mối đe doạ cho tính mạng của Nhất Ức
Lục. Và cuộc chiến dành giật “tinh trùng” bắt đầu, giữa một bên là người bảo vệ
Nhất Ức Lục và một bên là những con người muốn đánh cắp cho bằng được
“người giống” ấy. Chủ nhiệm Lưu, đứng ở giữa tiến thoái lưỡng nan, chưa biết sẽ
giải quyết thế nào cho ổn.
Bằng mọi thủ đoạn và nắm lấy mọi cơ hội, Đỗ Bì – tên bác sĩ cùng bệnh
viện với chủ nhiệm Lưu đã cùng bàn bạc với các đồng nghiệp tìm phương án tiếp
cận Nhất Ức Lục. Bằng mọi giá phải sở hữu cho được số tinh trùng ấy. Tìm được
43
mọi cách nhưng vẫn không tìm được cách nào có thể có được Nhất Ức Lục một
cách an toàn nhất cho tham muốn của họ, nên cuối cùng họ quyết định sẽ gặp trực
tiếp Nhất Ức Lục: “Nếu như vậy chi bằng ta trực tiếp tìm đến Nhất Ức Lục. Bỏ mỏ
vàng ngay bên cạnh,trơ mắt nhìn kẻ khác tới cướp, sao lại dại dột như
thế?”[20,342]. Và họ tiến hành theo kế hoạch, tất nhiên sẽ bí mật và chỉ có họ mới
biết. Giữa cuộc chiến đầy gay go và quyết liệt ấy, liệu Nhất Ức Lục có được an
toàn không? Và F2 sẽ ra đời như thế nào? Điều đó đã được nhà văn khai thác qua
chính nhân vật của mình.
Có thể khẳng định rằng, Nhất Ức Lục chính là F1 - một con người có sức
mạnh hoàn hảo về thể chất, là “người giống” cho sự ra đời của F2, đồng thời đó
cũng là một tài sản vô giá để họ lợi dụng và sở hữu được. Từ điểm nhìn của Vương
Thảo Căn và các bác sĩ trong bệnh viện Chúng Sinh, có thể thấy bọn họ là những
con người mất nhân tính, vô lương tâm.
2.3.2. Con người hoàn hảo F2 - con người “siêu nhân” trong đời thực
Khi F1 là những người có đầy đủ về sức mạnh thể chất, người ta mong đợi
cho sự ra đời của F2, sẽ là một nhân vật thực sự mang lại những bất ngờ cho đất
nước, cứu lấy sự tồn tại cho nhân loại, và chắc hẳn sẽ cho ra một thế hệ F3, F4 khác
rất khoẻ mạnh. Nhưng liệu khi F2 ra đời có là một nhân vật kiệt xuất như chúng ta
mong đợi không? Khi mà F1 là một thanh niên thiểu năng, những người thân xung
quanh anh ta lại toàn người vướng những vết nhơ của xã hội. Chị gái là một “tiểu
thư”, bạn gái cũng như vậy. Cha bị thiểu năng, mẹ là đĩ điếm, xã hội lại đầy rẫy
những thói ma cô, tham ô,… liệu F2 sinh ra là người như thế nào?
Nhà văn đã khéo léo cho các nhân vật của mình chuẩn bị cho sự ra đời của
“nhân vật kiệt xuất”- một con người hoàn hảo thực sự, không phải là một chuyện
dễ dàng. Bởi F1 tuy là một con người có đầy đủ về sức mạnh thể chất nhưng là một
thanh niên bị thiểu năng. Không phải cứ mang trong mình một kho tình trùng
khổng lồ thì có khả năng sinh sản. Là một thanh niên bị thiểu năng, lại hồn nhiên và
trong sáng, Nhất Ức Lục lớn từng đó rồi nhưng vẫn không hiểu biết gì về giới tính
con người, thậm chí cậu cũng không biết lúc nào cậu sẽ dậy thì. Mọi chuyện đều
một tay chị gái chăm lo, nên cậu càng không biết gì cả. Cậu không biết cảm giác
44
thích một người con gái là như thế nào. Việc lấy tinh trùng của Nhất Ức Lục để làm
thí nghiệm cũng cần phải chỉ bảo. Và chị gái của cậu cũng phải hướng dẫn rất tỉ mỉ
để cậu có thể xuất tinh. Chủ nhiệm Lưu nhận ra được điều đó, nên cần có một F2
hoàn hảo ra đời, thì phải bắt tay vào việc đào tạo F1 về giới tính, cho cậu biết thế
nào là cảm giác yêu một người.
Trong hoàn cảnh Nhất Ức Lục đang đứng trước mối đe doạ sẽ bị cướp tinh
trùng, việc chuẩn bị cho F2 ra đời cũng gặp nhiều khó khăn. Sau lần bị Đỗ Bì lừa
không thành công, an toàn của Nhất Ức Lục đã được cảnh giác cao. Nhưng cái khó
là có thể chọn ai để có thể dạy cậu những điều cần thiết trước khi quyết định để F2
ra đời. Sau những lần gặp gỡ và nói chuyện tâm sự với San San, Lục Thư cảm thấy
San San là người thích hợp nhất có thể giúp em trai mình. San San vốn cũng đã để
ý đến Nhất Ức Lục, cô thèm khát được làm tình ngay với cậu thanh niên đó, gặp
lúc cô và Vương Thảo Căn đang cần có một đứa con trai mà Vương Thảo Căn thì
không thể có được một tinh trùng khoẻ mạnh, nên phải nhờ vào số tinh trùng của
Nhất Ức Lục. Thế là vẹn cả đôi đường, vừa thoả mãn dục vọng của San San, cũng
có thể giúp Nhất Ức Lục tìm được cảm giác yêu ai đó. Mọi chuyện được sắp xếp
theo kế hoạch. Người ta cho San San và Nhất Ức Lục gặp nhau trong một khách
sạn bí mật. Hai người có thời gian bên nhau và tâm sự những điều cần nhất. Việc
này đối với San San rất dễ dàng thực hiện, nhưng đứng trước sự ngờ nghệch của
Nhất Ức Lục khiến cô không khỏi lúng túng.
Sau một lúc nói chuyện, San San nhận ra rằng, con người Nhất Ức Lục rất
thật, chất phác và không hoa mĩ khi nói chuyện. Nói chuyện với cậu ta cũng cần có
một chút ngờ nghệch như cậu thì may ra mới có thể để cậu mở lòng. Và phương
pháp này rất có hiệu quả, Nhất Ức Lục rất hồn nhiên, cười đùa cùng với San San, vì
thế San San cũng có cơ hội để hiểu hơn về con người này. Chẳng qua vì trong mắt
chị gái, Nhất Ức Lục giống như một đứa trẻ chưa trưởng thành, đó cũng chính là
điều mà khiến Nhất Ức Lục mãi mãi dừng lại ở một tâm hồn của một đứa trẻ lên
tám. San San sau khi nói chuyện với Nhất Ức Lục đã nhận ra cậu trưởng thành hơn
rất nhiều.
45
San San đã giúp Nhất Ức Lục mạnh dạn và tự tin hơn trong quan hệ với
người khác giới. Cũng từ đây cô cảm nhận được một cảm giác mà lâu nay cô chưa
từng được hưởng thụ. Nếu có thể hiểu được Nhất Ức Lục thì có thể dẫn dắt anh ta
vào những quy luật của tự nhiên, đúng như lời của chủ nhiệm Lưu: “Nhất Ức Lục
không có bệnh, chính chúng ta mới có bệnh”[20,476], do vậy Nhất Ức Lục là lựa
chọn F1 duy nhất, có thể sản sinh ra một thế hệ mới hoàn hảo.
Và con người hoàn hảo F2 đó phải là một “siêu nhân” trong đời thực, là
người có thể làm nên một trang lịch sử chói vàng cho Trung Quốc trong tươmg lai.
Ngay từ đầu tác phẩm, nhà văn đã hé lộ một bí mật về nhân vật bí ẩn này. Lời giới
thiệu đầu tác phẩm báo hiệu cho chúng ta rằng, đất nước Trung Quốc đến năm
2050 sẽ ra đời một “nhân vật kiệt xuất” vĩ đại. “Nhân vật kiệt xuất ấy sẽ có những
cống hiến lớn lao trong lịch sử Trung Quốc họ Lục. Con theo họ cha, vậy cha của
anh ta đương nhiên cũng họ Lục”[20,6].
Điều đáng chú ý, nhà văn của chúng ta đã cho nhân vật này sinh ra vào một
không gian rất thoáng đãng, không khí phải trong lành và rất ít người qua lại. Tất cả
chúng chỉ vì muốn một điều là những thói xấu, những thứ cặn bã của xã hội này sẽ
không ảnh hưởng đến việc hình thành con người kiệt xuất sau này. Với San San
không thành công, sự gặp gỡ với Nhị Bách Ngũ đã làm đơm hoa kết trái, tình yêu
nảy nở thật tự nhiên và thuần khiết.
Đến đây Nhất Ức Lục như được quay trở lại thời thơ trẻ, với những niềm vui
bất tận. Cuộc sống con người như được thanh lọc hơn. Chàng hí hửng hoà vào
trong làn gió, giữa bạt ngàn thảm cỏ xanh um, giữa tiếng kêu của côn trùng trong
đêm tối, hít lấy những mùi hương thật kì lạ mà đắm say, mùi của quê hương như
hòa vào trong cậu thanh niên này. Thực ra bởi cậu sống ở thành phố đã “quen” với
bụi của các loại xe, của những hoá chất, những sóng điện tử nên giờ đây về với
thiên nhiên đất trời nơi đây, không gian thật lắng đọng, mùi đó cái mùi “hơi tanh
của đất” như làm lắng lại sự trôi chảy của thời gian.
Và tiếng sáo của Nhất Ức Lục cất lên như làm tăng thêm vẻ đẹp trinh
nguyên của nó. Cậu thổi tuỳ hứng, thích thì thổi. Tất cả cảnh vật xung quanh như
46
đang phối hợp cùng tiến sáo ấy. Trong cái khung cảnh nên thơ của đất trời, nhân
vật kiệt xuất sẽ hình thành nơi đây, khung cảnh như reo vui cho sự kiện mới này.
Có thể nói rằng, con người hoàn hảo F2 này trong con mắt của nhà văn
dường như phải là một con người “siêu nhân”, chỉ có “siêu nhân” may ra mới có
thể cứu được tương lai của Trung Quốc trong cái thời công nghệ hiện đại này.
Nhân vật này sẽ được sinh ra từ trong một tỉ sáu tinh trùng kia.
Tóm lại, F2 sẽ được hình thành từ sự kết hợp của người cha bị thiểu năng và
người mẹ “đĩ điếm”. Toàn bộ chiều dài tác phẩm là câu chuyện liên quan đến
những người thân và gia đình của F2. Giữa một xã hội đầy những vấn đề đen tối,
một sự kết hợp như vậy liệu có thể cho ra đời một nhân vật hoàn hảo theo quan
niệm của nhà văn không? Cho đến cuối tác phẩm nhân vật ấy vẫn chưa ra đời,
nhưng tác giả khẳng định, phôi thai sẽ được hình thành và trong tương lai. Con
người F2 ấy sẽ là con người đứng ra giải quyết vấn đề nan giải của xã hội Trung
Quốc đương đại nói riêng và toàn nhân loại nói chung.
Như vậy, qua các kiểu nhân vật điển hình trong tác phẩm, ta đã khám phá
thêm nhiều điều mới mẻ liên quan đến vấn đề con người trong tác phẩm. Bức tranh
đó được nhìn nhận và đánh giá theo quan điểm của nhà văn. Với việc thực hiện
hành trình tìm kiếm một con người hoàn hảo trong Một tỉ sáu, Trương Hiền Lượng
đã thể hiện rõ quan điểm sáng tạo nghệ thuật của mình, đồng thời nói lên thực trạng
đang tồn tại của con người Trung Quốc đương đại. Đó là sự thể hiện khát vọng của
nhà văn nói riêng và của dân tộc Trung Hoa nói chung, một khát vọng chiếm lĩnh
thế giới.
47
CHƯƠNG III
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VẤN ĐỀ CON NGƯỜI
TRONG MỘT TỈ SÁU
3.1. Phương thức trần thuật đa điểm nhìn
Điểm nhìn nghệ thuật (the point of view) là vấn đề cơ bản, then chốt của kết
cấu. Điểm nhìn là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng
trong tác phẩm. Trong tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần
thuật hay giữa điểm nhìn của người trần thuật với những gì anh ta kể là điều đặc
biệt quan trọng. Có nhiều người đề xuất cách gọi điểm nhìn là nhãn quan, điểm
quan sát, tiêu cự trần thuật…nhưng theo chúng tôi, dùng khái niệm điểm nhìn là
phù hợp nhất. Vì điểm nhìn còn thể hiện lập trường tư tưởng của nhà văn. Điểm
nhìn nghệ thuật giống như một camera dẫn dắt người đọc vào mê cung văn bản
ngôn từ. Khi nghiên cứu điểm nhìn nghệ thuật, người ta chia điểm nhìn thành các
loại: điểm nhìn tác giả, điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời
gian, điểm nhìn tâm lý, điểm nhìn tư tưởng, điểm nhìn tu từ…Trong nghệ thuật trần
thuật, sáng tạo của nhà văn trước hết thể hiện ở cách “ứng xử” với câu chuyện để
tạo ra sự đa dạng của các điểm nhìn nghệ thuật.
Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng là tác phẩm có sự phối ghép nhiều điểm
nhìn với các hình thức trần thuật khác nhau. Mỗi hình thức trần thuật như vậy, lại
gắn với những vấn đề khác nhau mà tác giả đề cập. Mà ở đây nổi bật lên là vấn đề
con người trong tác phẩm. Bằng phương thức trần thuật đa điểm nhìn, Trương Hiền
Lượng đã xây dựng nhân vật của mình từ nhiều góc độ khác nhau, tạo nên chân
dung hoàn chỉnh cho từng nhân vật. Vì thế khi đọc Một tỉ sáu ta có cái nhìn một
cách bao quát nhất về con người Trung Quốc đương đại.
3.1.1. Điểm nhìn bên ngoài
Điểm nhìn bên ngoài sẽ thực hiện nhiệm vụ quan sát và miêu tả những đặc
trưng bên ngoài của từng nhân vật. Có thể thấy rằng, với điểm nhìn bên ngoài,
người trần thuật tập trung vào miêu tả hành động của nhân vật, không bình luận,
48
đánh giá gì thêm và để cho người đọc tự suy nghĩ. Trong tác phẩm của mình, nhà
văn Trương Hiền Lượng đã có sự kết hợp giữa điểm nhìn bên ngoài với người kể
chuyện ngôi thứ ba, để có thể quan sát tinh tế từng con người và từng số phận của
mỗi nhân vật.
Nhân vật trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng là những nhân vật thuộc
nhiều kiểu loại khác nhau. Có thể thấy điểm nhìn xuyên suốt tác phẩm này là điểm
nhìn của người kể chuyện ở ngôi thứ ba - tác giả hàm ẩn. Người kể chuyện đứng
bên ngoài quan sát và kể lại câu chuyện. Với điểm nhìn này, người kể chuyện đã
thể hiện cái nhìn về đời sống, số phận của từng nhân vật, đồng thời tái hiện một
cách rõ nét hơn về bức tranh xã hội Trung Quốc đương đại, mà tác phẩm Một tỉ sáu
đã khám phá một cách sâu sắc. Đặc biệt người kể chuyện đã tái hiện lại mọi sự
kiện, biến cố của cuộc đời mỗi nhân vật cũng như vận mệnh của nhân loại.
Trong Một tỉ sáu, với cặp mắt quan sát rất tinh tế, sự bao quát thật tuyệt vời
và một trí tưởng tượng sáng tạo, phong phú, người kể chuyện đã dần dần vẽ ra
trước mắt bạn đọc một bức tranh sinh động của cuộc sống, của con người và những
hoạt động của xã hội. Những tham vọng về tiền tài, danh lợi của những con người
ấy đều được nhà văn quan sát một cách rất tinh tế. Một Nhất Ức Lục với chân dung
của một cậu thanh niên bị thiểu năng, ngây thơ và ngô nghê. Nhà văn bằng điểm
nhìn bên ngoài đã soi chiếu rất kĩ cái dáng dấp bề ngoài của nhân vật này. Nhất Ức
Lục sinh ra ở một miền quê nghèo khổ, mẹ mất sớm, người cha suốt ngày chỉ lo
cho việc không có tiền để tiêu pha. Nhất Ức Lục lớn lên nhờ vào sự yêu thương của
người chị gái Lục Thư.
Qua điểm nhìn của các nhân vật trong tác phẩm, nhà văn đã cho chúng ta
thấy được một chàng thanh niên ngây ngô như thế nào, khi sơ ý quệt phải xe của
người khác. Nếu là một ai đó lỡ làm như vậy, người ta sẽ bỏ chạy nhưng Nhất Ức
Lục vẫn ở đó quan sát chiếc xe và cảm thấy rất có lỗi trong chuyện này. Nhất Ức
Lục lúng túng và sợ hãi trước chiếc xe đã bị mình làm xước. Điểm nhìn trần thuật
lúc này nhà văn trao cho bác sĩ Lưu, vị bác sĩ cũng lắm duyên nợ với nhân vật. Một
bức chân dung về Nhất Ức Lục được định vị bằng con mắt X quang của chuyên gia
y học để nhìn nhận.
49
Chân dung của một vị “doanh nhân hàng đầu” Vương Thảo Căn hiện lên
qua sự quan sát rất tỉ mĩ của người kể chuyện. Đó là một “đại gia” xuất thân từ
ruộng đồng. Bằng điểm nhìn bên ngoài, nhà văn đã lột tả những biến động của cuộc
đời nhân vật. Sự miệt mài trong việc kinh doanh, táo bạo trong mọi tình huống đầu
tư đã giúp cho vị “đại gia” này càng ngày tiến thân trên con đường lập nghiệp. Con
mắt quan sát của vị hoà thượng thật tinh tường. “Sư nhận ra đại gia ngồi xe Benz
lớn chẳng biết được mấy chữ. Đừng có thấy đại gia cả người sặc sỡ, nhưng da ông
ta lại khô ráp, đốt ngón tay rất to, khe bàn tay còn toả ra mùi ngoi lên từ ruộng
đồng chưa được bao lâu.”[ 20,22].
Đó còn là chân dung của Lục Thư qua nhận xét của bác sĩ Lưu “Thiếu phụ
đẹp hơn San San nhiều lắm, lại thanh nhã và điềm đạm hơn San San, vừa hấp dẫn
vừa đoan trang”[20,118]. Qua con mắt quan sát của bác sĩ Lưu, hai cô “tiểu thư”
nổi đình nổi đám về danh tiếng ở thành phố C, đã được vẽ lên những nét vẽ rất
mềm mại, về nét riêng trong vẻ đẹp bên ngoài của họ: “San San có khuôn mặt hình
dưa hấu, còn thiếu phụ có gương mặt hình trứng ngỗng, đầy đặn và phúc hậu, rất
giống với khuôn mặt của các mĩ nhân thời xưa”[20,118]. Một sự so sánh rất kín đáo
nhưng cũng đủ cho người đọc nhận ra được sự hơn kém về sắc đẹp của San San và
Lục Thư. Qua con mắt quan sát của Vương Thảo Căn, San San hiện lên một cách
đầy bí ẩn khiến người khác chú ý: “Dung nhan của cô tuy không phải xinh đẹp
nhất trong số các chị em, nhưng lại rất thanh tú, đoan trang”[20,70]. Không chỉ
riêng miêu tả những nhân vật trên, nhà văn với điểm nhìn bên ngoài đã cho các
nhân vật của mình trong Một tỉ sáu hiện lên qua cách nhìn nhận của từng nhân vật
trong tác phẩm.
Như vậy nhờ điểm nhìn bên ngoài mà chân dung của các nhân vật hiện lên
một cách sinh động, chân thực. Đồng thời qua đó giúp người đọc hiểu hơn phần
nào trong con người của các nhân vật. Ta có thể thấy rằng, nhà văn liên tục trao
điểm nhìn cho các nhân vật trong tác phẩm, ai cũng có thể quan sát và nhìn nhận
vấn đề, ai cũng có khả năng biết hết câu chuyện của từng nhân vật khác.
Như thế, thông qua điểm nhìn của người kể chuyện, các biến cố, các sự kiện
của câu chuyện được tái hiện một cách trọn vẹn, chân thực và sinh động. Ngoài ra
50
với một cái nhìn rộng rãi, người kể chuyện có thể bao quát hầu như toàn bộ bức
tranh về mọi mặt của đời sống xã hội trong những đặc trưng về kiến trúc, văn hoá,
sinh hoạt và con người… khiến cho người đọc có thể hình dung được một cách đầy
đủ và sắc nét về xã hội Trung Quốc đương đại.
Thực trạng của một xã hội hiện đại được phơi bày ra trước mắt chúng ta.
Một xã hội với việc ra đời những con người không có một chữ bẻ đôi, vẫn có thể có
những chứng nhận doanh nhân hàng đầu của thành phố, vẫn đàng hoàng đĩnh đạc là
tổng giám đốc của bệnh viện Chúng Sinh; một xã hội với việc các “tiểu thư” còn
được kính nể hơn người thường. Vẫn biết rằng họ sa chân vào những con đường ấy
là bất đắc dĩ, nhưng họ lại rất được xem trọng và cả cảnh sát cũng phải kính nể.
Một xã hội mà luật pháp ngày càng xuống cấp trầm trọng, chữ “tiền” đã che mắt
người ta và đưa họ đến với những thói ganh đua hèn mọn, con người chỉ sống vì địa
vị, vì danh vọng, xem trọng tiền tài và danh lợi hơn chính giá trị của bản thân mình.
Bằng điểm nhìn bên ngoài ta còn quan sát được những biến động trong cuộc
sống của từng nhân vật, những tiến thoái lưỡng nan trong cuộc đời của họ. Các
nhân vật trong tác phẩm với những hoàn cảnh khác nhau, số phận khác nhau và
luôn có những biến cố lớn trong cuộc đời. Một Vương Thảo Căn với hoàn cảnh
xuất thân từ miền quê nghèo, quanh năm lo việc ruộng đồng. Ông không được học
hành như bao người khác, lấy vợ theo sự sắp xếp của gia đình. Bố mẹ mất với hai
bàn tay trắng, hai vợ chồng cùng những đứa con thơ lặn lội lên thành phố làm ăn.
Hình ảnh về làng quê, về gia đình, về cuộc sống của vị “đại gia” này được miêu tả
rất cụ thể. Ông là con trai một trong gia đình, một mình giúp bố mẹ lo toan công
việc nhà nên không có cơ hội được đi học như bạn bè cùng trang lứa. Cuộc sống
của ông đầu tắt mặt tối. Cơ ngơi cũng chỉ dựa vào mảnh ruộng cỏn con. Nhưng sau
khi bố mẹ mất, thôn cũng lấy lại ruộng, gia đình ông phải neo nhau lên thành phố
kiếm việc làm. Khởi đầu bằng việc đi nhặt rác, rồi đến khi kinh doanh rác phế thải,
vợ chồng Vương Thảo Căn ngày càng giàu có hơn. Ông có ba bà vợ. Vợ Cả là
người được mai mối cưới xin đàng hoàng, bà Hai là vì ơn nghĩa nên cô gái con
người nhặt phế liệu chấp nhận lời cha mà theo ông suốt cuộc đời, còn bà ba - San
51
San, cô “tiểu thư” trở thành cánh tay đắc lực cho ông trong mọi công việc kinh
doanh.
Hay về hoàn cảnh và xuất thân của Lục Thư. Một đoạn đường dài phải cố
gắng vượt qua mọi thử thách, những biến cố trong cuộc đời của cô “tiểu thư” lắm
sóng gió này, cũng được miêu tả rất cặn kẽ.
Hoàng Tiểu Mai người phụ nữ đẹp và giỏi giang. Vì không may mắn trong
đời sống gia đình mà cô đã bị đẩy vào con đường tù tội. Tất cả đều được phơi bày
dưới con mắt quan sát của người kể chuyện ngôi thứ 3.
Với người kể chuyện ngôi thứ ba, câu chuyện về hoàn cảnh, cuộc đời của
các nhân vật đều được làm rõ. Cuộc sống muôn hình vạn trạng, số phận của con
người không phải ai cũng may mắn như ai.
Như vậy, với điểm nhìn bên ngoài - người kể chuyện - tác giả hàm ẩn, đã
khái quát bức tranh xã hội Trung Quốc đương đại. Thông qua đó nhà văn bày tỏ
quan điểm của mình về mọi vấn đề của xã hội trong giai đoạn này. Bên cạnh đó nhà
văn của chúng ta đã có sự khám phá rất sâu sắc về thế giới con người trong xã hội
Trung Quốc đương đại. Những kiểu con người đặc trưng trong xã hội hiện đại, số
phận và cuộc đời của họ đều được sàng lọc qua con mắt quan sát tinh tế của nhà
văn. Đồng thời, với điểm nhìn bên ngoài, tác giả có thể cho ta thấy được vị trí của
người trần thuật. Người trần thuật đứng từ xa kể lại câu chuyện, điều đó đảm bảo
tính chân thực của cuộc sống, đôi khi người trần thuật cùng đồng hành trải nghiệm
cùng nhân vật, tạo nên một sự sắc nét trong từng tình huống của cuốn tiểu thuyết.
Trương Hiền Lượng, một nhà văn với con mắt tinh tế đã quan sát nhân vật
của mình bằng nhiều phương diện. Điểm nhìn của Trương Hiền Lượng di chuyển
rất nhiều chỗ, từ xa tới gần, từ thấp lên cao, từ không gian đến thời gian. Có thể nói
với điểm nhìn di động đó của Trương Hiền Lượng, đã làm nổi bật lên cả một xã hội
Trung Quốc thời hiện đại, thấy rõ được bản chất của những con người sống trong
xã hội ấy.
Với phương thức đa điểm nhìn trần thuật, điểm nhìn không gian là điểm
nhìn không thể thiếu. Trong tác phẩm Một tỉ sáu, người kể chuyện đã phóng tầm
nhìn rộng lớn bao quát bức tranh toàn xã hội Trung Quốc đương đại. Đó là một
52
không gian thành thị náo nức, xô bồ, con người thì sống với những guồng quay của
vụ lợi toan tính, lo lắng cho địa vị, vị trí xã hội của bản thân mình. Đó cũng là một
không gian làng quê, tuy nghèo đói nhưng rất bình dị, hương quê thoang thoảng
làm dịu mát tâm hồn Nhất Ức Lục. Với điểm nhìn vào các không gian đối lập nhau,
nhà văn đã cho chúng ta thấy được một thế giới với những mảnh ghép vụn vặt
nhưng khi nó ghép lại thì tạo ra một bức tranh rất rộng lớn. Và dường như nhà văn
đã cố gắng “khu biệt hoá” vùng không gian để ngắm nhìn nhân vật của mình đang
dịch chuyển ở trong đó. Tác phẩm mở rộng theo chiều dịch chuyển từ thành thị về
nông thôn, rồi từ nông thôn ra thành thị, và kết thúc tác phẩm là một không gian
đầy mùi hương mạ non, mùi tanh của bùn đất. Đó là vùng không gian thôn quê
trong trẻo rất hợp cho đôi tình nhân. Nhà văn đã cho người đọc dịch chuyển theo
bước chân của từng nhân vật, nhân vật đi đến đâu và dừng lại ở đâu, đó trở thành vị
trí quan sát của nhà văn. Thành thị phố xá xa hoa lộng lẫy với những không gian
trong bệnh viện, khách sạn, sở cảnh sát, công trường… tất cả đã tạo nên một bức
tranh thành thị rộng lớn mà đông đúc. Điểm nhìn không gian là mấu chốt quan
trọng giúp cho người đọc có những khám phá mới mẻ về bức tranh của toàn xã hội.
Theo chân bác sĩ Lưu ta sẽ thấy được một không gian trong bệnh viện - nơi
nghiên cứu ra phương pháp chữa bệnh vô sinh. Đây cũng là nơi các bác sĩ tiến hành
kiểm tra về số lượng tinh trùng của Nhất Ức Lục, là nơi nhìn nhận về vấn đề vô
sinh của con người hiện nay. Gắn với Vương Thảo Căn là không gian của chùa
chiền nơi các vị “đại gia” thường xuyên lui tới cúng viếng cầu làm ăn phát tài,…
Trong tác phẩm, nhà văn thường nhìn nhân vật cận cảnh, trường nhìn mở rộng theo
sự dịch chuyển của nhân vật và sự thay đổi của không gian gắn với sự thay đổi về
tính cách và số phận của từng nhân vật.
Từ điểm nhìn không gian ta thấy một bức tranh toàn cảnh về xã hội Trung
Quốc đương đại. Bức tranh ấy là kết quả việc quan sát tỉ mỉ của người trần thuật.
Một không gian rộng lớn đang hiện ra trước mắt người đọc. Đứng ở một góc nhìn,
khung cảnh thành phố C hiện ra trước mắt với những sự phát triển về kinh tế, các
sàn chứng khoán, quán bar, vũ trường mọc lên khắp nơi. Một thành phố với những
hoạt động xô bồ không tuân theo một trật tự logic nào cả. Nếu không quan sát kĩ
53
thật khó có thể chứng kiến được những hoạt động của dòng người ở thành phố C.
Dịch chuyển điểm nhìn một cách linh hoạt trên những góc khuất của thành phố C,
người trần thuật có nhiệm vụ tái hiện lại mọi hoạt động của các nhân vật. Giữa
không gian gần công trường và trước bệnh viện, hình ảnh người thanh niên Nhất
Ức Lục được miêu tả rất rõ nét. Những trạng thái cảm xúc được lột tả một cách sâu
sắc. Phải đứng ở một góc nhìn cận cảnh thì mới có thể quan sát chi tiết đến như
vậy. Và điều đó đã được nhà văn gửi gắm ở bác sĩ Lưu, lúc này là người đang đi
tìm phương pháp chữa bệnh vô sinh. Chỉ có nhân vật này mới có thể đứng ở một
góc nhìn thích hợp như thế.
Với điểm nhìn không gian, ta cũng thấy được những biến cố trong cuộc đời
của từng nhân vật. Vương Thảo Căn từ miền quê nghèo đói, nơi quê hương một
thời ông cùng gia đình tần tảo kiếm sống để đến với thành phố xa hoa. Đây là nơi
Vương Thảo Căn tiến thân một cách thuận lợi. Ông ngày càng được mọi người coi
trọng đặt cho những cái tên đầy vinh hạnh: “doanh nhân hàng đầu”, “doanh nhân
tiên tiến xuất sắc”. Có một không gian đầy suy tư khi vị “đại gia” này lắng nghe
việc bình luận của các y bác sĩ về việc mở thêm phòng nghiên cứu vô sinh. Tuy
không được học hành, không thể hiểu hết được ý nghĩa của việc này nhưng ông là
một người bệnh cũng đang rất muốn sinh con trai, nên ông cảm thấy đó là điều may
mắn, cơ hội và phần hy vọng cho mình. Đứng ở một góc nhìn vừa gần vừa xa, đôi
khi khuất sau những nhân vật khác, người trần thuật vẫn miệt mài với việc gắn
điểm nhìn phù hợp.
Không gian vùng quê nông thôn đem lại cho con người một cảm giác gần
gũi và thân quen, đưa nhân vật chìm vào nỗi yêu thương ngọt ngào lan toả. Đọc đến
những đoạn mà tác phẩm miêu tả về nông thôn, ta thấy một sự đối lập rõ ràng với
nơi thành thị phồn hoa nhộn nhịp. Thành phố hiện đại cho ta cảm giác xa lạ và
khoảng cách, không giống như ở nông thôn với một cảm giác dịu êm ở giữa đồng
cỏ bát ngát. Điểm nhìn không gian lúc này dịch chuyển một cách chầm chậm.
Thành phố khuất dần đằng xa và hiện ra trước mắt Nhất Ức Lục một quang cảnh
thoáng đãng làm sao. Di chuyển điểm nhìn của nhân vật, đồng thời di chuyển điểm
nhìn không gian đưa nhân vật di chuyển theo trục không gian đã định, nhà văn đã
54
cho chúng ta thấy một góc nhìn rất đẹp và lộng lẫy của ánh chiều tà. Nhất Ức Lục
và Nhị Bách Ngũ đang phải rời xa thành phố kia, tránh xa “cuộc chiến tinh trùng”
đang theo Nhất Ức Lục ráo riết để đến với miền đất Ninh Hạ thoáng đãng, đậm mùi
đất của thôn quê. Tại vùng núi non Hạ Lan, hai người thoả thích ngắm cảnh, bỏ lại
đằng sau những xô bồ, những toan tính mưu cầu của người thành phố, để sống với
những cảnh núi non hùng vĩ dưới trời chiều in bóng dịu êm.
Và bầu trời thật dễ chịu hơn khi màn đêm đã bao phủ khắp đất trời, khi mọi
hoạt động của ban ngày đã dừng lại. Không khí bốn cõi dường như ngưng đọng, chỉ
có tiếng côn trùng kêu làm Nhất Ức Lục như trở về với thời thơ ấu. Anh sà vào
những đồng cỏ xanh mát kia, ôm vào đất hít sâu như ngửi thấy mùi lạ, anh như
chìm đắm trong sự vui sướng. Đi khắp thành phố anh vẫn không thể tìm kiếm được
thứ hương vị quen thuộc này, một thứ mùi hương “hơi tanh của đất”. Ta bất chợt
cảm nhận được một luồng không khí trong lành của màn đêm bao phủ khắp mọi
nơi, bỏ xa cái không khí ngột ngạt đầy mùi xăng dầu của thành phố, để đến với
miền núi sông gần gũi yêu thương.
Như vậy, với điểm nhìn không gian, nhà văn đã khắc hoạ rất sinh động thế
giới con người. Qua những góc quay khác nhau ở những không gian mà nhân vật
đã sống và tồn tại, người trần thuật sẽ cùng với nhân vật trải nghiệm và khai mở
những sự thật về con người trong xã hội Trung Quốc đương đại.
Bổ sung vào thế giới điểm nhìn bên ngoài còn có sự ảnh hưởng của thời gian
nghệ thuật. Trong tác phẩm tự sự, việc tổ chức thời gian trần thuật hoàn toàn do
người trần thuật quyết định. Người trần thuật có thể kể theo trật tự thời gian tuyến
tính, nhưng cũng có thể phá vỡ trật tự thời gian tuyến tính như : cắt, lắp ghép, đan
xen để kể… Và mỗi cách lựa chọn đều mang lại hiệu quả.
Trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng, nhìn bề ngoài thì trình tự cốt
truyện tuân theo trật tự thời gian tuyến tính, các sự kiện đang nối đuôi nhau diễn ra,
nhưng khi khám phá sâu vào tác phẩm ta thấy nhà văn đã cho phá vỡ trật tự tuyến
tính ấy, không tuân theo một trật tự nhất định.
Câu chuyện của tương lai diễn ra ngay từ đầu tác phẩm. Trục thời gian là
một vòng tròn bắt đầu từ tương lai, đứng ở hiện tại và nói chuyện của tương lai sau
55
hơn bốn mươi năm “Hơn bốn mươi năm sau, tức khoảng năm 2050, tất cả mọi
người trên toàn thế giới đều biết về nhân vật kiệt xuất vĩ đại của Trung
Quốc…”[20,5]. Đây là một cách gợi mở cho sự huyền bí của tác phẩm. Điểm nhìn
không gian trong tác phẩm gắn liền với những số phận, những con người, gắn với
sự phát triển của cuộc đời mỗi con người. Chúng ta còn có thể đếm được từng phút,
từng giây cái khoảnh khắc của cuộc đời mỗi con người. Ở đó hành trình của những
số phận được miêu tả tỉ mỉ và chân thực.
Bao quát điểm nhìn thời gian của tác phẩm là điểm nhìn của hiện tại. Người
trần thuật đã đứng ở hiện tại để quan sát mọi biến cố của xã hội, kể về chuyện hiện
tại đang diễn ra. Nhưng thời gian quá khứ cũng đồng thời được xen vào. Khước từ
lối kể chuyện theo thời gian tuyến tính, câu chuyện cứ lồng ghép vào nhau, thành
một vòng tròn không có điểm dừng. Với điểm nhìn thời gian ta thấy Một tỉ sáu của
Trương Hiền Lượng đã tạo ra một mối tương quan rất rõ nét với các điểm nhìn với
nhau. Điểm nhìn thời gian đặt trong mối tương quan với điểm nhìn không gian.
Điểm nhìn của người trần thuật vì thế được dịch chuyển theo chiều tâm trạng của
nhân vật. Đôi khi đó là sự đan xen của điểm nhìn nhân vật. Nhân vật tự kể lại câu
chuyện của mình nhưng bị chi phối bởi người trần thuật. Điểm nhìn thời gian trong
tác phẩm vì thế cũng được thay đổi theo.
Câu chuyện bắt đầu từ việc nhà văn giới thiệu về sự ra đời của nhân vật kiệt
xuất, đây là một con người hoàn hảo mà nhà văn đang hướng đến. Tiếp đó là câu
chuyện về các nhân vật trong tác phẩm. Đó là việc Nhất Ức Lục không cẩn thận đã
cho xe đẩy quệt vào chiếc ô tô con của bác sĩ Lưu - người bác sĩ chịu trách nhiệm
nghiên cứu phương pháp chữa bệnh vô sinh cho bệnh viện Chúng Sinh; tiếp đến là
câu chuyện về Vương Thảo Căn với những công việc “kinh doanh” của các “đại
gia” này, câu chuyện về ba bà vợ của ông, cuộc đời của San San; cuộc nói chuyện
tại bệnh viện giữa bác sĩ Lưu với Nhất Ức Lục và Lục Thư; cuộc đời của Lục Thư
trải dài theo thời gian của tâm trạng, về hiện tại, về quá khứ. Điểm nhìn thời gian
trong Một tỉ sáu được vận động một cách liên hoàn, một vòng tròn, từ tương lai với
câu chuyện của nhân vật bí ẩn kiệt xuất, rồi quay về hiện tại, thời điểm của những
con người có mối quan hệ với nhân vật kiệt xuất đang sống, rồi quay về với quá
56
khứ, với những tâm trạng trong cuộc đời của những con người ấy. Điểm nhìn
không dừng lại ở đó, trở về với thực tại và lại đi đến tương lai.
Đứng ở hiện tại, nhà văn cho trượt điểm nhìn thời gian về quá khứ. Mỗi
nhân vật được nhìn lại một thời đã qua của chính mình. Những câu chuyện không
hẳn là người trần thuật kể lại, mà đôi khi do chính nhân vật kể câu chuyện đó. Sự
dịch chuyển điểm nhìn thời gian làm xoá mờ ranh giới của người kể chuyện và
nhân vật. Trong khoảnh khắc ấy, nhân vật sẽ trôi theo dòng tâm trạng trở về với
quá khứ, với những dòng kí ức của một thời đã qua, đã làm đứt gãy trục thời gian
tuyến tính. Việc bác sĩ Lưu đang cố gắng tìm ra phương pháp nghiên cứu bệnh vô
sinh là việc đang diễn ra trong hiện tại. Một công việc cần phải được thực hiện
nhanh và cấp bách. Gặp Nhất Ức Lục và Lục Thư về việc liên quan đến tinh trùng
của nam giới cũng là việc diễn ra ở hiện tại, nhưng từ việc này nhà văn đã có sự
liên hệ với các sự việc khác. Trong mối quan hệ giữa các nhân vật nhà văn đã cho
các nhân vật tự tìm hiểu về nhau. Đó là độ lùi nhất định về thời gian theo ý đồ của
nhà văn. “Đúng như Lục Thư nói, khi Nhất Ức Lục lên tám thì cô tốt nghiệp trung
học, em trai cô đã phải đến tuổi đến trường rồi! Nó đi học thì gia đình phải nạp hết
khoản này, khoản kia. Hết tiền sách giáo khoa lại đến tiền vở bài tập, khiến cho
gánh nặng của người cha càng thêm vất vả!”[20,143].
Nhờ có sự dịch chuyển điểm nhìn về thời gian, từ đó điểm nhìn không gian
cũng được thay đổi. Lúc này người trần thuật ngôi thứ ba thực hiện nhiệm vụ thay
đổi góc nhìn của mình song hành cùng với điểm nhìn nhân vật. Nhà văn đã cho
nhân vật cùng thực hiện đối thoại với nhau, đặt câu chuyện về trạng thái giống như
đang ở tại thời điểm diễn ra mọi chuyện. Trong đoạn nói chuyện giữa hai cha con
Lục Thư về vấn đề đi học của Nhất Ức Lục ta sẽ thấy rất rõ các cuộc đối thoại giữa
hai cha con như đang ở thời điểm hiện tại, và câu chuyện về Lục Thư từ nông thôn
lên thành phố trở thành “tiểu thư” cũng bắt đầu hé lộ.
Với điểm nhìn thời gian, trong độ lùi của thời gian, ta thấy mọi câu chuyện
tuy sắp xếp lộn xộn nhưng tất cả đều có những mắt xích với nhau. Nó đều có sự
liên kết rất chặt chẽ các câu chuyện của từng nhân vật. Bắt đầu bằng câu chuyện về
nhân vật “kiệt xuất” trong tương lai và tiếp đó là những câu chuyện về các nhân vật
57
có liên quan đến nhân vật “kiệt xuất” bí ẩn đó. Đó là những cha, mẹ, cô, bác…đó
là vấn đề tại sao nhà văn lại kể về Nhất Ức Lục trước, vì đây là nhân vật có mối
quan hệ trực tiếp với nhân vật hoàn hảo mà nhà văn đang tìm kiếm, là người sẽ sản
sinh ra tinh trùng tốt chuẩn bị cho sự ra đời của một nhân vật trong tương lai.
Tất nhiên đi kèm bên cạnh Nhất Ức Lục sẽ là bác sĩ Lưu, người đang cố
gắng tìm mọi cách để chữa căn bệnh vô sinh cho bao nhiêu cặp vợ chồng trên khắp
thành phố C. Chuỗi liên kết tiếp đó sẽ là Vương Thảo Căn - một con người có rất
nhiều biến cố trong cuộc đời. Nếu không có nhân vật này thì sẽ không có cuộc tìm
kiếm các phương pháp sinh con ưu việt nhất, thì cuộc gặp gỡ giữa bác sĩ Lưu và
Nhất Ức Lục sẽ không có gì mới lạ. Một chuỗi những cuộc đời của các nhân vật
theo đó mà được hé mở. Các bà vợ của Vương Thảo Căn là những người phụ nữ có
tầm ảnh hưởng đến việc ông không sinh được con trai. San San người mà vị “đại
gia” này tin tưởng và đặt bao nhiêu hi vọng nhất đều không thành hiện thực, vì số
tinh trùng của ông phần đa là tinh trùng chết. Sinh con gái đã khó huống hồ là đẻ
con trai, việc mượn giống sinh con từ đó phải được thực hiện. Đồng thời San San là
người sẽ dạy cho Nhất Ức Lục biết được cảm giác của một người đàn ông, và sau
cùng sẽ là sự xuất hiện của Nhị Bách Ngũ, một nhân vật tưởng chừng như mờ nhạt
trong tác phẩm nhưng lại là một nhân vật có tầm tác động lớn cho hành trình tìm
kiếm con người hoàn hảo. Đồng thời đây là một cô gái có xuất thân cũng rất bi đát,
từ câu chuyện hiện tại xảy ra giữa cô và Nhất Ức Lục và kéo sau đó là những chuỗi
câu chuyện về nhân vật này.
Thay cho việc sẽ tiếp tục kể về quá khứ bằng chuỗi liên kết từ câu chuyện
hiện tại, nhà văn đã đẩy cho điểm nhìn thời gian đi tới tương lai, với câu chuyện về
hơn sáu mươi năm sau: “Hơn sáu mươi năm sau, khi Nhị Bách Ngũ qua đời bà đã
được hưởng đầy đủ nghi thức tôn vinh. Các vị lãnh đạo quốc gia và rất nhiều nhân
sĩ quốc tế nổi tiếng đều gửi điện chia buồn với con trai bà, mong anh bớt đau buồn
để tập trung vào công việc trước mắt”[20,303]. Câu chuyện được kể một cách tự
nhiên từ hiện tại rồi đến tương lai và trở về quá khứ, cứ thế luân hồi tạo những
điểm rất hấp dẫn.
58
Cảnh Nhất Ức Lục và Nhị Bách Ngũ bên nhau ở Ninh Hạ là cảnh thành
công và đẹp nhất của Một tỉ sáu. Trương Hiền Lượng đã chọn một góc nhìn hợp lí,
không gần không xa, vừa thực vừa hư, và lúc này điểm nhìn thời gian ghi lại
khoảnh khắc đẹp và lãng mạn đó. Đoạn này là một cách miêu tả thời gian rất độc
đáo, cảnh vật dường như đang hưởng ứng niềm vui của con người.
Bắt đầu bằng câu chuyện của tương lai, rồi trở về với hiện tại, quay trở lại
quá khứ, lại về hiện tại, rồi đến tương lai, quá khứ, hiện tại…và nhân vật “kiệt
xuất” ấy vẫn là một bí ẩn. Sự di chuyển điểm nhìn về thời gian và được diễn ra liên
tục, làm xáo trộn về mặt thời gian, tạo nên một độ lùi cần thiết cho việc tổ chức
thời gian của tác phẩm. Sự tương quan giữa điểm nhìn không gian và thời gian đã
tạo nên một sự logic chặt chẽ cho tác phẩm của mình. Nhà văn xáo trộn trật tự thời
gian tuyến tính, tuy nhiên không vì thế mà các sự kiện trong tác phẩm sẽ bị sắp xếp
lộn xộn, ngược lại tất cả các sự kiện đều được liên kết với nhau rất chặt chẽ. Đó
chính là điểm thành công trong việc tổ chức điểm nhìn cho tác phẩm của mình.
Từ đó ta có thể thấy với phương thức trần thuật đa điểm nhìn, vấn đề con
người trong Một tỉ sáu đã được thể hiện rất sâu sắc. Trong khi kể chuyện tác giả rất
có ý thức trong việc đặt điểm nhìn không gian và thời gian. Nhưng cũng phải nói
rằng điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài mới là điểm nhấn đáng chú ý
trong nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
3.1.2. Điểm nhìn bên trong - sự trải nghiệm về tâm lý nhân vật
Với người kể chuyện toàn năng, toàn tri biết tuốt, qua điểm nhìn bên ngoài
có thể thấy được chân dung của các nhân vật, thì điểm nhìn bên trong cho phép trần
thuật qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, đã tái hiện đời sống nội tâm của nhân
vật một cách sâu sắc. Việc phối hợp và di chuyển điểm nhìn bên ngoài và bên trong
sẽ giúp cho nhà văn có điều kiện vẽ nhiều ô cửa sổ để khám phá đời sống từ nhiều
góc độ khác nhau. Theo đó, nhà văn có đủ điều kiện để đào sâu vào cả tầng vô thức
cũng như miêu tả một cách sinh động những đường quanh tâm trạng đầy tinh vi của
nhân vật.
Sự luân phiên thay đổi điểm nhìn trần thuật cũng là một nét đặc sắc trong tác
phẩm. Người trần thuật luôn có sự di chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong,
59
từ điểm nhìn của người trần thuật toàn tri đến điểm nhìn của nhân vật trong câu
chuyện. Điều đó tạo nên ấn tượng khách quan, chân thực đồng thời tạo nên tính dân
chủ và đối thoại. Người đọc được khuyến khích tham gia tranh luận về những tình
huống trong tác phẩm dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Trong Một tỉ sáu, ta thấy sự
dịch chuyển điểm nhìn trần thuật được thực hiện liên tục. Khi miêu tả về bối cảnh
xung quanh của cuộc sống, điểm nhìn bên ngoài dựng nên không gian rộng lớn bao
trùm toàn bức tranh xã hội. Trong không gian đó sẽ diễn ra các hoạt động của các
nhân vật, những mối quan hệ trong công việc của từng nhân vật. Đi sâu vào khám
phá các sự kiện, điểm nhìn bên trong lại thực hiện việc khám phá số phận của các
cá nhân. Điểm nhìn bên trong còn cho thấy những băn khoăn, trăn trở, những hoài
nghi vô vọng, những nỗi đau về tận sâu trong tâm hồn của mỗi con người trước
những hoàn cảnh đầy biến động của chính mình trước cuộc đời. Sự di chuyển điểm
nhìn đã giúp cho Trương Hiền Lượng có cái nhìn sâu hơn về cuộc sống và con
người trong xã hội Trung Quốc đương đại, đem đến cho người đọc một cái nhìn
mới mẽ và sống động trong hành trình tìm kiếm con người hoàn hảo của nhân loại.
Một tỉ sáu đã có một hành trình khám phá chiều sâu tâm hồn nhân vật qua
từng chi tiết. Nhân vật tự soi chiếu vào đời sống nội tâm của chính mình. Họ tâm sự
với những người được xem là tri kỉ. Đừng nói Nhất Ức Lục thiểu năng mà không
có nội tâm. Anh ta cũng có những suy nghĩ, những ưu tư trong cuộc sống. Là một
thanh niên rất khoẻ mạnh và đã trưởng thành, nhưng anh ta với một đầu óc của đứa
trẻ thơ, luôn được sự che chở của chị gái, lớn từng ấy rồi nhưng chị anh phải lo
lắng cho anh bao nhiêu là chuyện trong cuộc sống, từ việc ăn uống cho tới học
hành, anh chuyên gây rắc rối cho chị gái mình. Nhưng ai ngờ tận sâu trong tâm hồn
anh là cả một suy nghĩ dài miên man: “Anh thường gây rắc rối ở bên ngoài. Lớn
chừng này tuổi đầu mà nói theo cách của chị gái thì chị anh phải “chùi đít” cho
anh. Nghĩ đến đây, anh cảm thấy rất xấu hổ…”[20,7]. Đừng nghĩ rằng bị thiểu
năng mà Nhất Ức Lục không có những suy nghĩ của chính mình. Anh không muốn
cuộc sống có sự sắp đặt sẵn của chị gái, anh không thích phải gồng mình trong các
lớp học vô bổ. Anh không muốn hoà lẫn mình trong những thứ xa xỉ của thành phố
60
xô bồ nhố nhăng. Một tâm hồn rất ngây thơ nhưng cũng có những suy nghĩ của
riêng mình, những suy nghĩ rất thật.
“Đại gia” Vương Thảo Căn, những “tiểu thư” luôn sống trong giàu sang,
nhung lụa quanh mình, xe hơi đưa đón, nhưng tận sâu trong những con người ấy là
những nỗi niềm ưu tư không ai hiểu họ hơn chính họ. Nỗi lo âu của vị “đại gia”
Vương Thảo Căn là một nỗi lo âu về việc hiếm muộn con trai nối dõi sự nghiệp của
chính mình. Những suy nghĩ của những cô gái lầm lỡ bước chân vào cái nghiệp
“tiểu thư”, là sự đau xót cho số phận của chính mình.
Ta thấy điểm nhìn bên trong thường là hình thức trần thuật theo ngôi kể thứ
nhất. Tuy nhiên Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng thay vì trần thuật ở ngôi thứ
nhất thì lại trần thuật ở ngôi thứ ba. Nhưng điểm nhìn đôi lúc vẫn trao cho từng
nhân vật trong truyện và đôi lúc có sự đánh tráo ngôi kể. Toàn bộ tác phẩm đều
không đặt điểm nhìn ở nhân vật xưng tôi. Người kể chuyện hiển diện hầu như toàn
văn bản. Đó là cách đánh tráo ngôi kể của nhà văn, với cái tôi len lỏi vào tác phẩm.
Có lẽ là do nhu cầu phản ánh hiện thực với tất cả sự phong phú và chiều sâu của
con người, các nhà văn không duy trì một phương thức trần thuật từ đầu đến cuối
tác phẩm. Tác giả đã mượn điểm nhìn của nhân vật, xâm nhập vào ý nghĩ, cảm xúc
của nhân vật, nhìn theo nhãn quan của nhân vật và trần thuật đúng giọng điệu của
nó.
Chính nhờ sự chuyển dịch điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong làm cho
những xúc cảm được khắc hoạ rõ nét cái bên trong sâu thẳm của tâm lí nhân vật.
Cùng với sự đan xen chuyển dịch đó cộng với thực tại đầy bi kịch khiến cho đối
tượng được miêu tả trở nên đa chiều hơn. Các nhân vật được khẳng định chính
mình trong cái thế giới hỗn loạn, đau khổ và đầy bi kịch này.
Những dòng hồi ức về quá khứ của nhân vật như trôi chảy dọc theo miền
tâm trạng chính họ. Những ngày mới chập chững bước chân lên thành phố, những
cám dỗ và cạm bẫy đang rình rập một cô gái trẻ đẹp từ nông thôn, bằng trực giác
của mình Lục Thư đã tránh xa bằng những nỗi sợ hãi. Mặc dù sống gần bùn nhưng
cô vẫn giữ được nét tươi trong của mình. Lục Thư tự nghĩ không thể ở lại tiệm cắt
tóc mãi. Cô xin nghĩ ở quán cắt tóc ít hôm để đi xin việc, nhưng công việc thư kí
61
mà cô được nhận khiến cô không thể làm, thư kí nhưng thực ra làm bồ nhí cho
giám đốc mà thôi. Từ đây những biến cố trong cuộc đời cô cũng đã đến, vì gia đình
có chuyện cần tiền gấp khiến Lục Thư phải “bán trinh”. Mọi chuyện trong xã hội
này đều có thể xảy ra, và buộc cô phải chấp nhận. Cô suy nghĩ rất nhiều cho hành
động sẽ cho ai phá trinh của mình, và cô đã thấy “cái tồn tại là cái hợp lý”. Sự trăn
trở trước ngày đi “phá trinh” và cái nghiệp “tiểu thư” sắp tới cũng làm cho người
đọc băn khoăn, trăn trở. Chỉ có bằng điểm nhìn của chính nhân vật mới có thể có
được những dòng tâm sự sâu sắc với chính bản thân mình như vậy. Đó là tài nghệ
của nhà văn khi quyết định trao điểm nhìn cho nhân vật. Không riêng nhân vật Lục
Thư mới có những dòng tâm sự với chính mình như thế, mà còn có một San San
xinh đẹp, kiêu sa luôn sống trong nhung lụa. Xuất thân từ thành phố, bao nhiêu
biến cố của cuộc sống gia đình đã đưa cô vào cái nghề làm tiếp viên, cái nghề ấy
cũng đưa cô đến với Vương Thảo Căn, được “đại gia” bao, cuộc sống của cô cũng
được nhiều sung sướng. Những tâm sự cùng nhau với Lục Thư khiến người đọc
cũng phần nào xót thương cho số phận của họ.
Khi trao quyền trần thuật và di chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật,
nhà văn đã đồng thời trao quyền nhìn nhận đánh giá người khác theo chủ quan của
mỗi nhân vật và đôi khi nhìn nhận lại cả bản thân mình. Tất cả đều được nhìn nhận
một cách sâu sắc, với nhiều điểm nhìn khác nhau của nhiều nhân vật khác nhau.
Nhất Ức Lục trong con mắt của người chị gái Lục Thư là một cậu bé chưa trưởng
thành khiến cô phải lo toan, ân cần; trong mắt bác sĩ Lưu thì đây là nam thanh niên
cường tráng vượt cả tiêu chuẩn mà ông đang tìm kiếm, trong con mắt của San San
thì Nhất Ức Lục là một thanh niên mà cô mơ ước. Đồng thời ta cũng thấy nhà văn
còn cho nhân vật của mình tự nhìn nhận về bản thân, về xã hội mà họ đang sống.
Đó là sự đánh giá nhìn nhận vấn đề của cảnh sát Đào trong cuộc nói chuyện với
Lục Thư: “Em chế giễu anh không phá nổi án. Nói thực những vụ án ngày nay,
chẳng cần phải tra xét cũng rõ, bởi nó tầm thường hết chỗ nói. Quả thật anh không
có đất dụng võ, anh muốn phá những vụ án cao cấp hơn…”[20,141], rằng đó
chẳng phải là sự bại hoại của dòng giống thì còn là gì?. Cảnh sát Đào liên tục đưa
62
ra hàng loạt những suy nghĩ của mình về xã hội và con người trong xã hội Trung
Quốc đương đại.
Như vậy, bên cạnh điểm nhìn của người kể chuyện là điểm nhìn của các
nhân vật. Đó có thể là lúc các nhân vật tự soi chiếu vào chính bản thân mình. Điểm
nhìn khách quan của các nhân vật tập trung vào một nhân vật là điểm độc đáo được
các nhà văn thể hiện. Từ phương diện nào đó, có thể nói, sự đan xen và dịch
chuyển liên tục điểm nhìn cũng là một cách thức để tạo nên tính phức điệu của tiểu
thuyết. Theo đó, văn bản nghệ thuật trở thành một cấu trúc đa tầng, có khả năng
phá vỡ tính đơn âm và cùng lúc vang lên nhiều tiếng nói khác nhau. Điểm nhìn bên
trong được trao cho các nhân vật một mặt được tạo cơ hội để cho các nhân vật tự
bộc lộ cảm xúc tâm trạng, mặt khác tạo nên được tiếng nói dân chủ, bình đẳng
trong cách nhìn nhận vấn đề, đánh giá và nhận xét mọi tình huống trong tác phẩm.
3.2. Trần thuật đa giọng điệu
Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của văn học, một yếu tố quan trọng để
tạo nên phong cách của nhà văn. Nói như Krápchenco thì những đặc tính cơ bản
của lĩnh vực giọng điệu trong những tác phẩm nghệ thuật của nhà văn, sự ưu tiên
phong cách cũng có liên quan mật thiết với cảm hứng chủ đạo trong sáng tạo của
nhà văn. Giọng điệu trở thành “chìa khoá” để “giải mã” tác phẩm và từ giọng điệu
ta có thể xác định được tác giả.
Giọng điệu trần thuật trong tác phẩm Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng là
giọng điệu của người trần thuật ngôi thứ ba, người đứng bên ngoài câu chuyện. Tuy
nhiên ta cũng thấy được sự luân chuyển, không đơn thuần chỉ là người trần thuật kể
câu chuyện mà chính nhân vật đôi khi cũng tham gia vào chính câu chuyện của
mình. Toàn bộ tác phẩm nhờ thế mà có sự đa thanh trong giọng điệu trần thuật của
tác phẩm. Có nhiều nhân vật thì càng có nhiều giọng điệu được sử dụng, và ngay
đôi khi trong chính mỗi nhân vật cũng có sự đa giọng điệu như thế. Vì vậy khi đọc
Một tỉ sáu ta sẽ có những cảm nhận rất đa chiều về giọng điệu. Nó giúp ta hoà nhập
các tình tiết của các câu chuyện lại với nhau. Đó chính là thành công của tác phẩm.
63
3.2.1. Giọng hài hước, châm biếm
Hài hước, châm biếm được xem là giọng điệu chủ đạo của tác phẩm Một tỉ
sáu. Sự hài hước, châm biếm là khi nhân vật nói lên tiếng nói của chính mình và
nhà văn đồng thời cũng lồng ghép quan điểm của mình vào trong đó. Đôi chỗ trong
tác phẩm khiến người đọc phì cười vì những sự thật trớ trêu. Hài hước ở đây không
phải dùng để cười vui, để giải trí, mà cười để châm biếm, cười trước sự thật của
bức tranh xã hội Trung Quốc đương đại để rồi suy ngẫm và hành động.
Sử dụng giọng điệu hài hước, châm biếm nhà văn muốn nhằm vào chính thế
giới con người đang tồn tại trong xã hội hiện đại ấy. Một nụ cười mỉa mai cho
những sự thật đang tồn tại một cách điềm nhiên. Châm biếm xã hội, những con
người chức quyền cao trọng chỉ biết “ngồi mát ăn bát vàng”, giọng điệu trần thuật
vừa hài hước vừa châm biếm sâu cay, mang nhiều ẩn ý bên trong lời nói. Đọc Một
tỉ sáu ta nhận được một sự mỉa mai đối với xã hội Trung Quốc đương đại, một xã
hội sống vì danh lợi, vì đồng tiền.
Với giọng điệu hài hước, châm biếm nhà văn đã cho phép người trần thuật
khám phá tất cả bề dọc lẫn bề sâu những góc khuất của xã hội loài người. Sự khinh
bỉ mỉa mai cho những nhà sư, miệng Nam mô mà lòng đầy cả một “kho tham lam”,
chỉ thấy “tiền” là sáng mắt, hành động cầm sổ bố thí cung kính chờ đợi, hi vọng
“đại gia” sẽ bố thí cho nhà chùa, ta thấy nó vừa buồn cười vừa có cái gì đó rất
đáng châm biếm. Một thực tế của xã hội đương đại, ai cũng sống vì tiền, vì danh
lợi. Nhà văn đã dùng giọng điệu vừa hài hước vừa châm biếm để lột tả về hiện thực
xã hội một cách sâu sắc nhất.
Ngôn ngữ trần thuật mang sắc thái hài hước châm biếm đôi khi được thể
hiện qua câu nói đầy ẩn ý của nhà văn: “Vương Thảo Căn rất không thích nghe
người ta nói quan chức Trung Quốc tham ô. Ông cảm thấy những quan chức đó
thanh liêm đáo để, đưa cho họ một, hai chục ngàn tệ là họ trả lại gấp trăm lần, đưa
tận tay cho ông thứ đáng giá một, hai triệu tệ”[20,15]…Trước mọi hoạt động đang
diễn ra của cuộc sống, nhà văn nhận ra những sự thật đang tồn tại, con người sống
với nhau chẳng qua cũng chỉ vì danh lợi mà thôi.
64
Mỉa mai sự dốt nát của “đại gia”, một con người không có lấy một chữ bẻ
đôi nhưng lại rất phát triển trong giới kinh doanh, không học hành nhưng vẫn nắm
lấy những vị trí trọng yếu của xã hội, liên tục nhận được những danh hiệu danh giá
nhất. Tác giả viết: “Nhắc đến chủ nhân sự thật của bệnh viện ấy thì ở thành phố C
không ai không biết, không ai không tỏ. Nào là Uỷ viên Chính trị Hiệp thương của
thành phố, “đại gia công thương” của giới xí nghiệp, từ “Doanh nhân tiên tiến”,
“Doanh nhân tiên tiến xuất sắc” cho đến “Một trong mười doanh nhân hàng đầu
của thành phố C”, ông cứ thế lên thẳng một lèo trong quá trình xây dựng kinh tế
thị trường từ bấy đến nay..”[20,11. Một con người không có bằng cấp mà dám để
cho làm giám đốc bệnh viện, thử hỏi tính mạng con người có còn quan trọng nữa
không? Bao nhiêu người làm kinh doanh đều khó có thể thành công như Vương
Thảo Căn, nhưng cứ hễ bất cứ việc gì vào tay ông đều thành công cả. Thì ra, những
giám đốc và bí thư Đảng ở nhà máy không phải do kiến thức không bằng ông mà là
vì không để tâm suy tính như ông…Từ đó ta có thể thấy rằng, việc sử dụng giọng
điệu hài hước, châm biếm, đã nói lên được quan điểm của nhà văn. Hài hước nhưng
châm biếm, châm biếm để cho ta thấy được những mặt tối của xã hội.
Không chỉ dừng lại ở đó, ta còn thấy nhà văn đã tái hiện lại cảnh các quan
chức đi họp đại biểu. Chẳng ai chú tâm vào công việc của mình, mọi quan chức
trong thành phố này từ lớn đến nhỏ đều mê tín, vừa thấy nực cười vừa thấy khinh
bỉ: “Trên diễn đàn bàn giảng Mác – Lê, dưới diễn đàn bàn chuyện quỷ thần, phong
thuỷ…nào con trai thi đại học, nào hôn nhân đại sự của con gái, nào đầu tư cổ
phiếu và nhà đất, nào chính trị hiệp thương thành phố khoá sau có được làm Uỷ
viên nữa hay không, có khi còn hỏi giúp ai đó xem người đó có bị về tội tham
nhũng hay không…”[20,18]. Giống như trò chơi con nít vậy, nhưng người ta lại rất
tin tưởng thế mới lạ?
Cuộc sống của những con người trong xã hội đương đại giống như một trò
đùa. Dường như họ đưa cả chính cuộc sống ra để cá cược với đời. Và nhà văn với
giọng điệu châm biếm đã đả kích những con người như thế. Những quan chức
nhiều tiền mà lắm thời gian rảnh rỗi, chỉ biết dựa vào việc cầu may, cầu cho thần
thánh giúp đỡ, và những thánh thần đáng kính ấy đã cho họ cơ hội để làm giàu
65
thêm. Ta thấy buồn cười hơn khi nhà văn cho ra một tình huống thật mỉa mai châm
biếm, đó là khi Vương Thảo Căn đến chùa xin quẻ thử xem có nên mua bệnh viện
hay không. Một “đại gia” lúc nào cũng chỉ muốn khoe trong túi mình có rất nhiều
tiền nên chẳng bao giờ ông mang theo tiền mặt cả, chỉ kí séc mà thôi, nhưng là nơi
chùa chiền và nhà sư, đưa séc có lẽ hơi bất tiện và nhà văn đã không ngần ngại cho
“đại gia” của mình buông ra một câu hỏi với chất giọng mỉa mai, châm biếm
nhưng cũng rất hài hước: “Đại sư phụ, ở đây có máy rút tiền không?”. Chùa là nơi
linh thiêng nhưng lại hỏi có máy rút tiền không?, câu hỏi có vẻ thừa trong tình
huống ấy, nhưng đó là dụng ý của nhà văn, vừa mỉa mai chê bai nhà sư, vừa nói lên
thái độ của nhà văn với những con người trong xã hội Trung Quốc đương đại. Bất
kì ở đâu con người ta đều nghĩ đến tiền, tiền là thứ để cho người ta lấy làm mục
đích sự sống.
Càng châm biếm và hài hước hơn khi nhà văn đã ví con người giống như
những động vật bò cái, ngựa cái, lợn nái. Bởi Vương Thảo Căn vốn chẳng được
học hành gì, có được cả một sự nghiệp hoành tráng đó chẳng qua là gặp may. Bây
giờ cai quản cả một bệnh viện lớn, dù gì thì cũng là giám đốc, ông phải có cách gì
đó để nâng cao danh tiếng của bệnh viện lên. Và cuộc họp trong bệnh viện được
mở ra, tất cả các bác sĩ đồng tình việc triển khai nghiệp vụ thụ tinh trong ống
nghiệm. Vốn dĩ ông không hiểu gì những chuyện này nên ông nghĩ giống như việc
các bác sĩ thú y tiêm vào cơ quan sinh dục của bò cái, ngựa cái, lợn nái. Bây giờ
phương pháp này cũng được áp dụng cho con người. Đó là vấn đề mà nhân loại
đang gặp phải, việc xã hội phát triển, con người lại ngày càng không có khả năng tự
sinh con mà phải nhờ vào thụ tinh nhân tạo, thử hỏi sao không giống với động vật
chứ. Bằng giọng điệu hài hước, nhân vật đã khiến cho người đọc cảm thấy một tâm
trạng không thoải mái khi đọc Một tỉ sáu và càng hiểu sâu hơn cái mà nhà văn đang
muốn nói đến trong tác phẩm này.
Sự thật là con người ngày càng sống chủ yếu cho những toan tính tầm
thường. Chính sự tầm thường đã khiến cho họ phải trả giá, trả một cái giá quá đắt
khi mà chính họ cũng không thể sinh ra những đứa con một cách tự nhiên. Lối sống
vị kỉ, sống đua đòi ăn chơi của các tầng lớp thanh niên đã đưa họ rơi vào khoảng
66
không của vũ trụ, khoảng không chơi vơi không biết đi về đâu. Giờ đây họ cũng
giống như động vật phải thụ tinh nhân tạo, phải đi tìm cho mình một “giống tốt”.
Thái độ của nhà văn vừa châm biếm nhưng cũng đầy xót xa cho số phận của loài
người. Tìm đâu ra một con người có thể chất, làm một “người giống” cho công
việc thụ tinh này đây? Rất khó có thể có giữa cái xã hội này. Hài hước châm biếm
nhưng cũng nói lên sự thất vọng của nhà văn về con người của thực tại.
Bên cạnh đó bằng giọng điệu hài hước châm biếm, nhà văn đã vẽ nên chân
dung của những con người có chức quyền nhưng sa đoạ xuống cấp, bề ngoài có thể
đánh giá được phần nào con người họ như thế nào. Đó là hình ảnh của một tên
giám đốc nơi Lục Thư đến xin việc. Nhìn thấy bộ dạng hám gái của ông ta, ta thấy
phì cười và ghê tởm: “Bộ mặt vàng như nghệ, chỉ cần nhìn qua cũng biết ngay là
chưa già đã suy, còn quả đầu của ông ta thì ở dạng “địa phương nâng đỡ trung
ương”, đỉnh đầu bè bè bong loáng, môi thì thưỡn ra, đầy một mồm răng vàng khè,
hôi hám” [20,165]. Lại nói đến những tên bảo vệ trong các khách sạn. Thực hiện
việc truy quét gái mại dâm nên hầu như những tên bảo vệ này đều lợi dụng vào việc
bắt gái mại dâm để kiếm chút bỏ túi. Chỉ cần trong người ai có giữ những vật
chứng có thể bán dâm đều là gái bán dâm cả. Hết mọi lí do có thể đưa ra và bao cao
su là vật không ngoại lệ , không cần bắt tại trận. Chỉ cần tìm được trong túi của cô
gái có vật ấy thì chắc hẳn là bán dâm thật. Thật nực cười cho những hành động như
thế, chỉ cần trong người có giữ thứ đồ đó thì đều là gái mại dâm, vậy thì có bao
nhiêu người trên trái đất này không có những vật đó chứ: “Bao cao su có thể làm
chứng thế được ư? Theo suy luận của anh thì chúng tôi đang lùng bắt tên yêu râu
xanh, mà hai anh đây cũng có của quý, mà bất cứ ai có của quý thì đều có khả
năng cưỡng hiếp phụ nữ” [20,203]. Sự lỏng lẻo của pháp luật cũng khiến cho con
người ta có thể lách luật. Ai lại đưa ra cái lập luận vô lí như vậy chứ. Cứ hễ có bao
cao su trong người đều là gái mại dâm? Hài hước và đầy châm biếm đã giúp nhà
văn thành công trong việc đưa ra những tình huống, những mặt trái của xã hội, của
con người trong xã hội Trung Quốc đương đại.
Con người ta sống cho đến già cũng không xác định được mục đích sống của
mình là gì. Khẩu hiệu của đồn công an “vì nghĩa quên thân, vì dân phục vụ” đầy ẩn
67
ý sâu xa ở bên trong. Cha của Lục Thư sống đến già một mình thì không chịu
được. Biết vậy, Lục Thư và cảnh sát Đào đã bàn ra kế hoạch cưới vợ cho cha, tình
huống rất hài hước cũng làm cho người đọc quên đi phần nào sự xáo trộn trong
cuộc sống này.
Tóm lại, ta có thể thấy rằng với giọng điệu hài hước, châm biếm, nhà văn
Trương Hiền Lượng đã khiến cho người đọc phải suy nghĩ. Một tỉ sáu là giọng điệu
của nhà văn, chính điều này đã làm tăng thêm phần độc đáo cho tác phẩm. Thông
qua giọng điệu hài hước, châm biếm tác giả lên án những lớp người sống tất cả đều
vì “đồng tiền”, mà bỏ quên cả nhân tính, nhân phẩm của mình.
3.2.2. Giọng điệu triết lí chiêm nghiệm
Trong sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là văn học, điều quan trọng của nhà văn
đó là xác định được giọng điệu thích hợp với tác phẩm mà mình sáng tạo nên, và
Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng cũng vậy. Bằng giọng điệu triết lí, chiêm
nghiệm, tác giả đã giúp bạn đọc và có lẽ trước hết là giúp chính mình có thể nghiền
ngẫm sâu hơn về cuộc sống này, một cuộc sống có quá nhiều thị phi, quá nhiều
toan tính.
Tiểu thuyết viết về cuộc sống, với việc khám phá xã hội đương đại, khám
phá về thế giới con người như Một tỉ sáu thì có lẽ chất giọng triết lí chiêm nghiệm
này sẽ rất thích hợp và mang lại hiệu quả hơn. Thể hiện vấn đề con người bằng
giọng điệu triết lí cộng với lối trần thuật đa điểm nhìn, người trần thuật vừa đứng
bên ngoài câu chuyện vừa là nhân vật tự nếm trải và chứng kiến câu chuyện.
Trong tác phẩm, với việc thể hiện vấn đề con người bằng phương thức trần
thuật đa điểm nhìn, người trần thuật do vậy cũng đa dạng. Có khi người trần thuật
là nhà văn hàm ẩn, có khi người trần thuật cũng chính là nhân vật. Thế nên việc thể
hiện giọng điệu triết lí chiêm nghiệm cũng rất đa dạng. Nhà văn đã rất khéo léo khi
sắp xếp người trần thuật cho tác phẩm của mình nên việc thể hiện giọng điệu sao
cho hợp lí cũng là ý đồ của nhà văn. Nhưng có thể nói rằng, trong tác phẩm này,
giọng triết lí, chiêm nghiệm chủ yếu là giọng của nhân vật.
Khi nói về cuộc sống, về sự tồn tại, nhân vật của chúng ta không ít lần nói
lên tiếng nói của chính mình. Muốn sống một cách vững chắc trong xã hội hiện đại
68
này cần phải có tiền, có quyền thì lúc đó mới có thể ngóc đầu lên được. Và những
gì tồn tại trong xã hội này đều là những thứ hợp lí cả. Xã hội luôn tồn tại những thứ
rõ ràng là không đúng nhưng nó vẫn hiển hiện đương nhiên và diễn ra một cách
đường hoàng, pháp luật chẳng qua cũng chỉ là cái cớ và con người ta nhận ra đó là
điều đương nhiên của xã hội thời @ này: “Chà! Thời buổi bây giờ là như thế mà!
Truy quét mại dâm chỉ làm ở cấp thấp thôi, còn cao cấp thì chẳng thể nào quét
nổi,cảnh sát chúng tôi cũng bất lực rồi”[20,204]. Những suy nghĩ của nhân vật và
chính giọng điệu mang tính chiêm nghiệm, triết lí đã góp phần làm cho tác phẩm có
giá trị sâu sắc hơn.
Khi những “tiểu thư” phải lo cơm áo gạo tiền, họ phải bán thân để có được
cuộc sống no đủ, thì bên cạnh những nụ cười giả dối với các “đại gia”, trong tâm
hồn họ là cả tiếng oán than về cuộc đời đầy tham ô, bị đồng tiền chi phối. Cuộc
sống đã đẩy cho những con người ấy phải sa vào bùn lầy của xã hội. Cuộc sống đâu
có thể tồn tại mà không phải trả giá điều gì. Tất cả đều có cái giá của nó, và con
người phải chấp nhận mà thôi. Sống trong một xã hội mà phần chìm sâu là phần
sáng, nó tồn tại rất mơ hồ, còn xã hội đương đại chịu sự chi phối của phần tối, phần
làm nên những ngang trái của cuộc đời. Đừng nghĩ rằng “tiểu thư” ăn sung mặc
sướng, ở nhà lầu, đi xe hơi, được các đại gia đưa đón là sẽ hạnh phúc. Họ có những
nỗi lòng không ai có thể hiểu được và chỉ có bản thân họ mới hiểu tất cả mà thôi.
Họ đã rút ra những triết lí cho cuộc sống của mình. Lục Thư đã rút ra một triết lí
cho cuộc sống nơi phồn hoa này cho chính số phận của cô cũng như bao cô gái
khác rằng: “Có ai muốn làm tiểu thư đâu hả ông? Nhưng lên thành phố mà không
làm tiểu thư thì em biết làm gì? Em chả nói với ông rồi, trong thành phố rộng lớn
này làm gì có chổ dung thân cho em! Em không làm việc đó thì sao giúp đỡ cho bố
và em trai em được?”[20,189].
Cuộc sống ấy chẳng ai mong muốn cả, nhưng cũng chỉ vì nỗi lo cơm áo gạo
tiền mà thôi. Những triết lí về cuộc sống dường như đã ngấm sâu vào tâm hồn
những cô gái ấy, San San cũng như Lục Thư, họ nhìn nhận cuộc sống đó là một thứ
không thể lường trước được và làm “tiểu thư” cũng chẳng ai muốn đâu: “Cái câu
“cuộc sống đêm đều chỉ vì cơm áo gạo tiền” là hay nhất”; “Dù trời có sinh ra đĩ
69
thoả đến đâu đi nữa cũng không ai muốn làm gái. Tại sao? Vì đĩ thoả trời sinh thì
cũng muốn ngủ với người ra hồn, có phải thế không? Cũng muốn người ta ôm ấp,
sờ mó, có phải thế không?”[20,76]. Nhưng xã hội hiện nay nó bạc bẽo lắm “có lúc,
so sánh với những bề ngoài là chính nhân quân tử mà bề trong thì hèn kém, đê tiện
hơn chúng em thì chúng em nghĩ, làm gái ừ thì làm gái thì sao! Chúng em không
tham ô, trộm cắp, càng không phá tán của công, chúng em kiếm tiền nhờ vào thân
xác của mình cao thượng hơn cả những kẻ xài tiền nhà nước đến đây đùa cợt, vày
vò chúng em”[20,77].
Nhà văn đã cho nhân vật nhận ra sự thật của xã hội bằng chính những triết lí
của cuộc sống, với sự chiêm nghiệm về những sự việc xảy ra. Nhân vật bác sĩ Lưu
cũng không ngoại lệ khi nhận ra những triết lí ấy, triết lí của xã hội thời @: “Cái
người ta quan tâm chỉ là nguy cơ tiền tệ, giá nhà, giá xăng, và sự lên xuống của
thực phẩm… đó chính là những việc lặt vặt trong cuộc sống, mà càng quan tâm thì
càng nôn nóng, căng thẳng; càng nôn nóng căng thẳng thì tinh trùng càng ít, càng
yếu. Cuối cùng đời sống phong phú đấy nhưng tinh trùng trong tinh hoàn lại thiếu
hụt, hai cái đó tỉ lệ nghịch với nhau. Khi đời sống vật chất đạt tới mức độ cao nhất
trong lịch sử thì tinh trùng trong tinh hoàn sẽ giảm tới mức số không, không thể
sinh đẻ gì được nữa ,và loài người chính thức bị tuyệt diệt”[20, 97]. Đó là triết lí
cuộc sống, về sự thật tồn tại của loài người trong xã hội đương đại này, một nguy
cơ dẫn đến loài người sẽ bị diệt vong, những thứ không thể diễn ra giờ nó đã diễn
ra trước mắt, nguy cơ con người bị suy đồi trong tương lai càng phát triển.
Cuộc đời của những cô gái trẻ phải làm nghề “tiểu thư” thật không đơn
giản. Từ xa xưa phận hồng nhan là bạc mệnh: “Chà! Lầu xanh nhiều bạc bẽo hồng
trần ít ấm êm. Ôi! Nơi nào mới tốt ! Nơi nào mới tốt!”[20,224]. Một tiếng thở dài
cho xã hội đương đại Trung Quốc: “Chà! Chả biết cái xã hội này đang biến thành
cái thứ gì nữa.[20,231]. Cuộc sống luôn nhận được những thứ mà chính nó không
thể nhận ra khi đang tồn tại. Trải qua một khoảng thời gian dài sống cùng năm
tháng mới hiểu hết về cuộc đời này. Những thứ đáng quý nhưng chưa hẳn là quý,
những thứ bị xem là ô nhục nhưng nó lại đáng quý. Cái sự thật của xã hội loài
người cũng đúng thôi, con người chỉ biết sống với dục vọng, giới trẻ ngày càng sa
70
đoạ, thì tự hỏi việc có một người khoẻ mạnh đúng tiêu chuẩn sẽ tồn tại không? Và
những thứ đó giống như cảnh sát Đào nói: “Chẳng phải do xã hội hay chế độ gì cả
đâu… Hoá ra là dòng giống chúng ta hỏng rồi, nhân chủng của chúng ta hỏng
rồi!”[20,140].
Giọng điệu trần thuật như lột tả ý nghĩ tư tưởng của nhân vật cũng như của
tác giả. Giọng triết lí, chiêm nghiệm đã chiếm một phần không nhỏ trong toàn bộ
tác phẩm này. Qua đó còn phản ánh những điểm nhìn sáng tạo, sắc sảo có tính lí
luận cao và có một cái nhìn bao quát của người trần thuật khi nhìn nhận về vấn đề
con người. Giọng điệu triết lí, chiêm nghiệm của người trần thuật không đơn thuần
chỉ là tiếng nói của lí trí và tư duy logic, nó phát ra từ chính trong tiềm thức của con
người và những con người đó là những con người đầy tâm trạng. Vì thế mà người
đọc có thể cảm nhận được một cách sâu sắc dụng ý của Trương Hiền Lượng trong
Một tỉ sáu.
3.2.3. Giọng dung tục đời thường
Giọng điệu trong Một tỉ sáu không chỉ bắt nguồn từ cảm hứng chủ đạo mà
còn có mối liên quan với sự di động điểm nhìn trần thuật - yếu tố có tác động lớn
đến giọng điệu của nhà văn. Bên cạnh sự tồn tại của giọng điệu hài hước, châm
biếm, triết lí chiêm nghiệm thì sự xuất hiện của giọng điệu dung tục và rất đời
thường sẽ càng làm tăng thêm hiệu quả thẫm mỹ cho tác phẩm. Một cuốn tiểu
thuyết đương đại với vấn đề dung tục đời thường là một sự tồn tại rất bình thường
và dường như nó đã trở thành xu thế của văn chương giai đoạn này. Một tỉ sáu đôi
khi cũng có những khoảnh khắc cần phải nói năng lễ độ, đó là văn hoá trong giao
tiếp. Nhưng ta thấy trong chính tác phẩm này nhà văn đã cho nhân vật của mình nói
chuyện rất thoải mái, rất đời thường không cầu kì hoa mỹ. Những cuộc đối thoại
hết sức thoải mái, dù là một “đại gia”, một “tiểu thư” danh tiếng, họ chỉ nói những
lời hoa mỹ với những trường hợp cần phải thể hiện sự trang trọng nhưng cũng rất ít.
Gần như toàn bộ tác phẩm đều được trần thuật với giọng điệu này, vừa đời thường
vừa dung tục, gợi đến một sự xuống cấp cho nhân cách của con người.
Vương Thảo Căn nói năng rất thoải mái, mở miệng ra nói là toàn những từ
tục tĩu, nó xuất phát từ miệng của một “đại gia” ngoi lên từ ruộng đồng là vậy: “Ồ,
71
ý ông muốn hỏi còn có thể đ. phải không?... Tôi ấy à xưa nay không quen đ. đàn
bà”[20,46]. Trong ý nghĩ của nhân vật cũng vẫn dùng những từ mang tính chất
mạnh như thế, với một giọng điệu hết sức tự nhiên: “l. mẹ nó chứ”; “đồ con c”; “tổ
cha nó”; “đồ chó đ.”; “đ. mẹ nó”; “đồ trời đánh”… rất thô lỗ trong chính con người
này khiến cho người đọc cảm nhận được sự thất học, vô đạo đức của con người
này.
Đọc Một tỉ sáu ta không phải suy nghĩ nhiều về từng câu nói trong tác phẩm.
Có những đoạn nhà văn miêu tả rất tỉ mĩ nhưng lại dùng thứ giọng điệu rất thường
trong cuộc sống. Đặc biệt là khi được gọi đến bệnh viện về việc hiến tinh trùng cho
quá trình nghiên cứu của bệnh viện, lớn từng ấy tuổi rồi nhưng Nhất Ức Lục chưa
một lần “tự sướng”. Đây là một hiện tượng hiếm thấy trong xã hội hiện đại này,
nên Lục Thư phải dạy cho em mình. Những đoạn này đều được nhà văn sử dụng
những đối thoại rất chân thực: “kéo chim ra”…hàng loạt những câu nói tương tự
đều được sử dụng một cách chuyên nghiệp. Điều này cũng thể hiện một sự phản
ánh về xã hội Trung Quốc đương đại. Con người ta quá thoải mái trong cách nói
năng giao tiếp. Chính nó là điểm nhấn làm nên sự thành công cho tác phẩm, đưa
người đọc đến gần hơn với con người, với cuộc sống.
Một tỉ sáu được kể với một giọng điệu rất đời thường, rất thực tế, gần với
cuộc sống của những người hiện đại, không giấu diếm bản chất của chính mình, rất
dung tục. Bản chất thật sự của con người là vậy.“Đại gia”, “tiểu thư”, tất cả đều
có xuất thân từ nông thôn quê mùa, những câu nói từ cửa miệng ra không ám chỉ ai
và cũng không phải là đích danh ai. Với giọng điệu đời thường, nhà văn đã cho
nhân vật của mình xích gần lại với cuộc sống, con người trong các mối quan hệ
cũng từ đó mà thể hiện một cách sâu sắc hơn.
Ngôn ngữ trần thuật nhờ vậy mà được biểu hiện những sắc thái cảm xúc
trong tâm hồn nhân vật. Nhìn đời bằng con mắt quan sát chân thực, cuộc sống có
giàu sang bao nhiêu, địa vị có cao bao nhiêu đi nữa, thì bản chất của chính bản thân
mình cũng có gốc gác. Và cái gốc gác kia chính là một phần tác động trong việc sử
dụng giọng điệu trần thuật đời thường và dung tục. Như vậy, ta có thể thấy rằng,
tuy không phải là giọng điệu chủ đạo cho tác phẩm nhưng giọng điệu dung tục đời
72
thường này cũng là một phần quan trọng trong việc thể hiện vấn đề con người trong
Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng, thể hiện một sự đa dạng trong giọng điệu trần
thuật của tác phẩm.
Tóm lại, với việc thể hiện vấn đề con người qua phương thức trần thuật đa
điểm nhìn, nên từ đó sẽ kéo theo tác phẩm sẽ có phương thức thể hiện đa giọng
điệu. Sự đa dạng và phong phú trong giọng điệu trần thuật là yếu tố tạo nên sự
thành công trong việc biểu hiện sắc thái cảm xúc của nhà văn. Tất cả đều được thể
hiện qua điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trong chính tác phẩm đó. Đồng thời đó
là sự phản ánh con người trong xã hội Trung Quốc đương đại, sự xuống cấp về đạo
đức trong chính mỗi con người, nó là một phần làm nên sự nguy vong cho dân tộc.
Với Một tỉ sáu có thể thấy rằng Trương Hiền Lượng đã tõ ra khá thuần thục
trong việc phối hợp các phương thức trần thuật đa điểm nhìn, đa giọng điệu. Và với
sự phối hợp uyển chuyển ấy, người đọc không chỉ có được một cái nhìn phong phú,
đa chiều về thực tại xã hội, về chân dung “con người” trong thực tại ấy, mà còn có
được những dự báo về tương lai của xã hội Trung Quốc đương đại nói riêng và
nhân loại nói chung để mà suy nghĩ và hành động đúng cách.
73
C. PHẦN KẾT LUẬN
Trương Hiền Lượng là cây bút độc đáo, luôn đứng ở vị trí hàng đầu của nền
văn học Trung Quốc đương đại. Hành trình sáng tạo văn chương của ông được tạo
dựng bằng sự say mê, sự trăn trở, day dứt, băn khoăn nhiều hơn nữa đối với con
người. Vì vậy, những tiểu thuyết của ông luôn đem lại những cách nhìn mới sâu
thẳm về nhân loại, về thực tại đầy rẫy những toan tính, bon chen của xã hội Trung
Quốc đương đại.
Nhà văn – một con người được lớn lên từ mảnh đất Nam Kinh - Trung
Quốc. hơn ai hết ông thấu hiểu bản chất của xã hội Trung Quốc hiện đại đã mang
lại cho con người những toan tính bon chen. Chính vì thế, trên những trang viết của
ông luôn trở đi trở lại hình ảnh những “con người gặp thời”, những kiểu “trẻ em
đường phố” chịu nhiều “giông tố” cuộc đời, hay những kiểu con người sống nhờ
“vào đồng hào có ma”. Trương Hiền Lượng đặt họ trong mối quan hệ với xã hội
Trung Quốc thời hiện đại để lí giải cho cuộc đời của họ. Dẫu cho họ không phải lựa
chọn những con đường đi đó, nhưng xã hội thực tại buộc họ phải lựa chọn để song
hành cùng lối đi của xã hội. Với những con người gặp thời như Vương Thảo Căn,
như Lục Thư, như San San,…giờ họ chỉ biết bấu víu vào “đồng tiền” để tồn tại, để
sống. Họ cho rằng những gì tồn tại được trong xã hội này đều là lẽ phải. Bởi thế, họ
bất chấp tất cả nhân bản, nhân tính con người để có được chỗ đứng trong xã hội.
Để làm nên thành công trên những trang viết của mình về con người, về bức
tranh của xã hội Trung Quốc, nhà văn Trương Hiền Lượng luôn bám sát hiện thực,
chăm chú tìm hiểu về cuộc sống ngày hôm nay, khám phá để nhận thức đúng đắn
về nó. Để từ đó nhà văn luôn tự day dứt với bản thân mình là phải tìm ra một con
người hoàn hảo thực sự - một con người có đủ sức mạnh về thể chất và trí tuệ để
cứu rỗi được cái xã hội “hỗn loạn”- một xã hội của sự tồn tại những bất công,
những toan tính có thể đẩy con người tới chỗ không lối thoát.
Trên hành trình cầm bút của mình, Trương Hiền Lượng luôn cố gắng tạo cho
mình một dấu ấn riêng, một lối đi riêng khác với những nhà văn cùng thời khác.
Trên mỗi trang viết ấy là mỗi trang đời của người cầm bút – không thôi trăn trở,
suy nghĩ, mãi mê kiếm tìm con người hoàn hảo, kiếm tìm chân lí. Chính chặng
đường lao động nhọc nhằn đó, Trương Hiền Lượng xứng đáng được vinh danh là
một trong 100 nhà văn có ảnh hưởng lớn trong thế kỉ XX.
74
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aravind adiga (2009) (Thi Trúc dịch), Cọp Trắng, Nhà xuất bản trẻ - Dt books.
2. Lại Nguyên Ân (1999), 50 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. M.Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, Nxb Hội
Nhà văn, Hà Nội.
4. M.Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du,
Hà Nội.
5. Lê Huy Bắc (2008), Những huyền thoại, Phùng Văn Tửu dịch, Nxb Tri thức, Hà
Nội.
6. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
7. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb
Đại Học Quốc Gia, Hà Nội.
8. Đặng Anh Đào và…(2002), Văn hoá phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Hà Minh Đức (2006, chủ biên), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội.
10. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội.
11. Nguyễn Hải Hà (2006), Thi pháp tiểu thuyết L.Tonxtoi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Lê Thị Tuyết Hạnh (2003), Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự,
Nxb Đại Học sư phạm, Hà Nội.
14. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
15. Đỗ Đức Hiểu (1994), Đổi mới phê bình văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
17. PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp (2007), Một số vấn đề Văn học Trung Quốc đương đại,
Nxb Tổng hợp Đồng Nai, Tp Biên Hoà, Đồng Nai.
18. PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp (2003), Một số vấn đề Văn học Trung Quốc thời kì mới,
Nxb Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
75
19. Nguyễn Thái Hoà (2005), Từ diển tu từ - phong cách – thi pháp học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
20. Trương Hiền Lượng (2012) (Phạm Tú Châu – Vương Mộng Bưu dịch), Một tỉ
sáu, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
21. Phương Lựu (Chủ biên) (2002), Lí luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
22. Mai Thị Nhung (2008), “ Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kì đổi
mới của Ma Văn Kháng”, Tạp chí Văn học.
23. Trần Huyền Sâm (2010), Những vấn đề lí luận văn học phương Tây hiện đại,
Nxb Văn học.
24. Trần Đình Sửu (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.
25. Lê Huy Tiêu (2011), Tiểu thuyết Trung Quốc thời kì cải cách mở cửa, NXB
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
76
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
4.1. Phương pháp phân tích ................................................................................. 5
4.2. Phương pháp cấu trúc hệ thống ..................................................................... 5
4.3. Phương pháp so sánh .................................................................................... 5
4.4. Phương pháp liên ngành ............................................................................... 5
5. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 5
6. Cấu trúc của khoá luận .................................................................................... 6
B. NỘI DUNG .................................................................................................... 7
Chương I: Những vấn đề lí luận chung ................................................................ 7
1.1. Vấn đề con người và quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học .7
1.2. Nhân vật và kiểu nhân vật ........................................................................... 11
1.3. Trương Hiền Lượng - người đi bán hoang vắng .......................................... 14
CHƯƠNG II ...................................................................................................... 18
HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM CON NGƯỜI HOÀN HẢO ................................... 18
2.1. Bức tranh xã hội đương đại Trung Quốc ..................................................... 18
2.2. Các kiểu con người trong Một tỉ sáu ........................................................... 26
2.2.1. Kiểu con người gặp thời........................................................................... 26
2.2.2. Kiểu “chân dài” rơi vào “bước đường cùng” ............................................ 29
2.2.3. Kiểu “quan tham” sống nhờ vào “đồng hào có ma” ................................. 34
2.2.4. Kiểu “trẻ em đường phố” chịu nhiều “giông tố” cuộc đời ........................ 39
2.3. Hành trình tìm kiếm con người hoàn hảo .................................................... 41
2.3.1. Con người hoàn hảo F1 - con người có đủ sức mạnh về thể chất .............. 41
2.3.2. Con người hoàn hảo F2 - con người “siêu nhân” trong đời thực .............. 44
77
CHƯƠNG III .................................................................................................... 48
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG MỘT TỈ SÁU ... 48
3.1. Trần thuật đa điểm nhìn .............................................................................. 48
3.1.1. Điểm nhìn bên ngoài ................................................................................ 48
3.1.2. Điểm nhìn bên trong – sự trải nghiệm về tâm lý nhân vật ........................ 59
3.2. Trần thuật đa giọng điệu ............................................................................. 63
3.2.1. Giọng hài hước, châm biếm ..................................................................... 64
3.2.3. Giọng điệu triết lí chiêm nghiệm .............................................................. 68
3.2.3. Giọng dung tục đời thường ...................................................................... 71
C. PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................... 74
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 75
78
[...]... là vấn đề quan trọng của tác phẩm Một tỉ sáu là một cuốn tiểu thuyết viết về bức tranh xã hội Trung Quốc đương đại, nhưng trong đó vấn đề con người rất được quan tâm Nhà văn đã khéo léo tạo ra những biến cố của tác phẩm, từ đó xây dựng nên những kiểu con người đặc trưng của xã hội Đồng thời nói lên được mong muốn của chính mình được gửi gắm trong tác phẩm Một con người hoàn hảo” không phải là một con. .. lớn mà tác giả Trương Hiền Lượng đặt ra cho tác phẩm của mình Với những đóng góp vượt bậc như vậy, Trương Hiền Lượng được xếp là một trong 100 nhà văn có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 20 Tiểu thuyết Một tỉ sáu của ông cũng được xếp là một trong 100 tác phẩm có ảnh hưởng lớn 17 CHƯƠNG II HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM CON NGƯỜI HOÀN HẢO 2.1 Bức tranh xã hội đương đại Trung Quốc Một tỉ sáu được xem là một bức tranh... kiểu con người là một mảnh đời, một số phận, đại diện cho một tầng lớp trong xã hội đương đại Trung Quốc 2.2.1 Kiểu con người gặp thời Để có thể phản ánh một cách chân thực sinh động về thế giới bên ngoài, nhà văn Trương Hiền Lượng đã xây dựng các kiểu con người khác nhau, tạo nên một bức tranh đa dạng về xã hội đương đại Trung Quốc Kiểu con người gặp thời là một trong những kiểu con người nổi bật trong. .. trước thực tại về con người đầy phủ phàng như vậy? Đó chính là vấn đề mà nhà văn muốn đặt ra cho tác phẩm của mình 2.2 Các kiểu con người trong Một tỉ sáu Trong dòng chảy của nền văn học nói chung, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết nói riêng, có rất nhiều kiểu con người đang tồn tại, đang sống và đang thể hiện mình Mỗi kiểu con người như vậy trong tác phẩm sẽ hiện thân cho kiểu con người ngoài cuộc sống... của xã hội, đồng thời cũng là một yếu tố làm cho thế giới nhân vật trong Một tỉ sáu thêm phần đa dạng, phong phú Kiểu “quan tham” sống nhờ vào “đồng hào có ma” là một kiểu con người khá phổ biến trong văn học từ các thời kì trước Việc khai thác kiểu con người trong giai đoạn văn học đương đại của Trung Quốc cho thấy một cái nhìn bao quát 34 về bức tranh cuộc sống của xã hội Trung Quốc Trương Hiền Lượng. ..quan niệm nghệ thuật về con người sẽ dẫn tới cách hiểu đơn giản về bản chất phản ánh của nghệ thuật, hạ thấp yêu cầu sáng tạo thẩm mĩ của nghệ thuật Cho nên, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người là điều hết sức quan trọng Đây được xem là cơ sở lí luận để chúng tôi bắt tay vào tìm hiểu Vấn đề con người trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng 1.2 Nhân vật và kiểu nhân vật Nhân... của dân tộc Trung Quốc Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là con người hoàn hảo ấy sẽ ra đời như thế nào, trong khi xã hội Trung Quốc đương đại chỉ tồn tại đầy rẫy những con người băng hoại về đạo đức lẫn nhân cách Một người cha bị thiểu năng và người mẹ “đĩ điếm” liệu có thể cho ra đời một con người hoàn hảo như mong muốn của mọi người được 25 không? Và trên hành trình tìm kiếm con người hoàn hảo ấy, dân tộc... trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng Nhà văn đã rất khéo léo khi xây dựng kiểu con người rất phổ biến trong xã hội hiện đại này Tiêu biểu cho kiểu con người gặp thời đó là Vương Thảo Căn - một nhân vật đặc biệt mang nhiều dấu ấn trong tác phẩm 26 Vương Thảo Căn, nhân vật được mệnh danh là “vị doanh nhân hàng đầu” Bên cạnh đó là những người phụ nữ như: Lục Thư và San San những người đàn bà quyền quý trong. .. bày trong hành trình tìm kiếm con người hoàn hảo Nhà văn đã thành công khi vạch trần bộ mặt của nền kinh tế thị trường, biến tướng của những nhố nhăng trong vòng quay của nền kinh tế ấy Trên con đường tìm kiếm con người hoàn hảo, những dự báo về một tương lai mờ mịt của con người thế hệ mai sau cũng được giải bày Tác phẩm đặt ra những tình huống về bức tranh xã hội Trung Quốc đương đại, về con người trong. .. chính giữa cái xã hội ấy có bao nhiêu con người đang cố gắng chạy đua cho kịp vòng quay của bánh xe trần gian Kiểu con người gặp thời trong Một tỉ sáu, là những kiểu con người đến từ nhiều vùng miền khác nhau, họ tình cờ gặp nhau giữa vòng tròn số phận Tất cả họ đều là những con người gặp nhiều những cảnh éo le trong cuộc sống Vương Thảo Căn và Lục Thư là những người xuất thân nơi thôn quê vất vả, thiếu ... chỉnh đề cập đến vấn đề người, vấn đề dân tộc, tìm hiểu tác phẩm tư liệu viết vấn đề để thấy nét độc đáo sáng tác nhà văn 3.2 Phạm vi nghiên cứu Với đề tài Vấn đề người Một tỉ sáu Trương Hiền Lượng ,... qua đề tài: Vấn đề người Một tỉ sáu Trương Hiền Lượng với hi vọng góp sức vào việc khám phá nét đẹp tác phẩm Lịch sử nghiên cứu vấn đề Số lượng chất lượng sáng tạo nghệ thuật Trương Hiền Lượng. .. tâm lí học…để thấy ngành khoa học có nhìn vấn đề người Đóng góp đề tài Nghiên cứu vấn đề người Một tỉ sáu Trương Hiền Lượng, hi vọng đóng góp số vấn đề việc nghiên cứu văn học Trung Quốc nói