B. NỘI DUNG
3.2.1. Giọng hài hước, châm biếm
Hài hước, châm biếm được xem là giọng điệu chủ đạo của tác phẩm Một tỉ sáu. Sự hài hước, châm biếm là khi nhân vật nói lên tiếng nói của chính mình và nhà văn đồng thời cũng lồng ghép quan điểm của mình vào trong đó. Đôi chỗ trong tác phẩm khiến người đọc phì cười vì những sự thật trớ trêu. Hài hước ở đây không phải dùng để cười vui, để giải trí, mà cười để châm biếm, cười trước sự thật của bức tranh xã hội Trung Quốc đương đại để rồi suy ngẫm và hành động.
Sử dụng giọng điệu hài hước, châm biếm nhà văn muốn nhằm vào chính thế giới con người đang tồn tại trong xã hội hiện đại ấy. Một nụ cười mỉa mai cho những sự thật đang tồn tại một cách điềm nhiên. Châm biếm xã hội, những con người chức quyền cao trọng chỉ biết “ngồi mát ăn bát vàng”, giọng điệu trần thuật vừa hài hước vừa châm biếm sâu cay, mang nhiều ẩn ý bên trong lời nói. Đọc Một tỉ sáu ta nhận được một sự mỉa mai đối với xã hội Trung Quốc đương đại, một xã hội sống vì danh lợi, vì đồng tiền.
Với giọng điệu hài hước, châm biếm nhà văn đã cho phép người trần thuật khám phá tất cả bề dọc lẫn bề sâu những góc khuất của xã hội loài người. Sự khinh bỉ mỉa mai cho những nhà sư, miệng Nam mô mà lòng đầy cả một “kho tham lam”,
chỉ thấy “tiền” là sáng mắt, hành động cầm sổ bố thí cung kính chờ đợi, hi vọng
“đại gia” sẽ bố thí cho nhà chùa, ta thấy nó vừa buồn cười vừa có cái gì đó rất đáng châm biếm. Một thực tế của xã hội đương đại, ai cũng sống vì tiền, vì danh lợi. Nhà văn đã dùng giọng điệu vừa hài hước vừa châm biếm để lột tả về hiện thực xã hội một cách sâu sắc nhất.
Ngôn ngữ trần thuật mang sắc thái hài hước châm biếm đôi khi được thể hiện qua câu nói đầy ẩn ý của nhà văn: “Vương Thảo Căn rất không thích nghe người ta nói quan chức Trung Quốc tham ô. Ông cảm thấy những quan chức đó thanh liêm đáo để, đưa cho họ một, hai chục ngàn tệ là họ trả lại gấp trăm lần, đưa tận tay cho ông thứ đáng giá một, hai triệu tệ”[20,15]…Trước mọi hoạt động đang diễn ra của cuộc sống, nhà văn nhận ra những sự thật đang tồn tại, con người sống với nhau chẳng qua cũng chỉ vì danh lợi mà thôi.
Mỉa mai sự dốt nát của “đại gia”, một con người không có lấy một chữ bẻ đôi nhưng lại rất phát triển trong giới kinh doanh, không học hành nhưng vẫn nắm lấy những vị trí trọng yếu của xã hội, liên tục nhận được những danh hiệu danh giá nhất. Tác giả viết: “Nhắc đến chủ nhân sự thật của bệnh viện ấy thì ở thành phố C không ai không biết, không ai không tỏ. Nào là Uỷ viên Chính trị Hiệp thương của thành phố, “đại gia công thương” của giới xí nghiệp, từ “Doanh nhân tiên tiến”, “Doanh nhân tiên tiến xuất sắc” cho đến “Một trong mười doanh nhân hàng đầu của thành phố C”, ông cứ thế lên thẳng một lèo trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường từ bấy đến nay..”[20,11. Một con người không có bằng cấp mà dám để cho làm giám đốc bệnh viện, thử hỏi tính mạng con người có còn quan trọng nữa không? Bao nhiêu người làm kinh doanh đều khó có thể thành công như Vương Thảo Căn, nhưng cứ hễ bất cứ việc gì vào tay ông đều thành công cả. Thì ra, những giám đốc và bí thư Đảng ở nhà máy không phải do kiến thức không bằng ông mà là vì không để tâm suy tính như ông…Từ đó ta có thể thấy rằng, việc sử dụng giọng điệu hài hước, châm biếm, đã nói lên được quan điểm của nhà văn. Hài hước nhưng châm biếm, châm biếm để cho ta thấy được những mặt tối của xã hội.
Không chỉ dừng lại ở đó, ta còn thấy nhà văn đã tái hiện lại cảnh các quan chức đi họp đại biểu. Chẳng ai chú tâm vào công việc của mình, mọi quan chức trong thành phố này từ lớn đến nhỏ đều mê tín, vừa thấy nực cười vừa thấy khinh bỉ: “Trên diễn đàn bàn giảng Mác – Lê, dưới diễn đàn bàn chuyện quỷ thần, phong thuỷ…nào con trai thi đại học, nào hôn nhân đại sự của con gái, nào đầu tư cổ phiếu và nhà đất, nào chính trị hiệp thương thành phố khoá sau có được làm Uỷ viên nữa hay không, có khi còn hỏi giúp ai đó xem người đó có bị về tội tham nhũng hay không…”[20,18]. Giống như trò chơi con nít vậy, nhưng người ta lại rất tin tưởng thế mới lạ?
Cuộc sống của những con người trong xã hội đương đại giống như một trò đùa. Dường như họ đưa cả chính cuộc sống ra để cá cược với đời. Và nhà văn với giọng điệu châm biếm đã đả kích những con người như thế. Những quan chức nhiều tiền mà lắm thời gian rảnh rỗi, chỉ biết dựa vào việc cầu may, cầu cho thần thánh giúp đỡ, và những thánh thần đáng kính ấy đã cho họ cơ hội để làm giàu
thêm. Ta thấy buồn cười hơn khi nhà văn cho ra một tình huống thật mỉa mai châm biếm, đó là khi Vương Thảo Căn đến chùa xin quẻ thử xem có nên mua bệnh viện hay không. Một “đại gia” lúc nào cũng chỉ muốn khoe trong túi mình có rất nhiều tiền nên chẳng bao giờ ông mang theo tiền mặt cả, chỉ kí séc mà thôi, nhưng là nơi chùa chiền và nhà sư, đưa séc có lẽ hơi bất tiện và nhà văn đã không ngần ngại cho
“đại gia” của mình buông ra một câu hỏi với chất giọng mỉa mai, châm biếm nhưng cũng rất hài hước: “Đại sư phụ, ở đây có máy rút tiền không?”. Chùa là nơi linh thiêng nhưng lại hỏi có máy rút tiền không?, câu hỏi có vẻ thừa trong tình huống ấy, nhưng đó là dụng ý của nhà văn, vừa mỉa mai chê bai nhà sư, vừa nói lên thái độ của nhà văn với những con người trong xã hội Trung Quốc đương đại. Bất kì ở đâu con người ta đều nghĩ đến tiền, tiền là thứ để cho người ta lấy làm mục đích sự sống.
Càng châm biếm và hài hước hơn khi nhà văn đã ví con người giống như những động vật bò cái, ngựa cái, lợn nái. Bởi Vương Thảo Căn vốn chẳng được học hành gì, có được cả một sự nghiệp hoành tráng đó chẳng qua là gặp may. Bây giờ cai quản cả một bệnh viện lớn, dù gì thì cũng là giám đốc, ông phải có cách gì đó để nâng cao danh tiếng của bệnh viện lên. Và cuộc họp trong bệnh viện được mở ra, tất cả các bác sĩ đồng tình việc triển khai nghiệp vụ thụ tinh trong ống nghiệm. Vốn dĩ ông không hiểu gì những chuyện này nên ông nghĩ giống như việc các bác sĩ thú y tiêm vào cơ quan sinh dục của bò cái, ngựa cái, lợn nái. Bây giờ phương pháp này cũng được áp dụng cho con người. Đó là vấn đề mà nhân loại đang gặp phải, việc xã hội phát triển, con người lại ngày càng không có khả năng tự sinh con mà phải nhờ vào thụ tinh nhân tạo, thử hỏi sao không giống với động vật chứ. Bằng giọng điệu hài hước, nhân vật đã khiến cho người đọc cảm thấy một tâm trạng không thoải mái khi đọc Một tỉ sáu và càng hiểu sâu hơn cái mà nhà văn đang muốn nói đến trong tác phẩm này.
Sự thật là con người ngày càng sống chủ yếu cho những toan tính tầm thường. Chính sự tầm thường đã khiến cho họ phải trả giá, trả một cái giá quá đắt khi mà chính họ cũng không thể sinh ra những đứa con một cách tự nhiên. Lối sống vị kỉ, sống đua đòi ăn chơi của các tầng lớp thanh niên đã đưa họ rơi vào khoảng
không của vũ trụ, khoảng không chơi vơi không biết đi về đâu. Giờ đây họ cũng giống như động vật phải thụ tinh nhân tạo, phải đi tìm cho mình một “giống tốt”.
Thái độ của nhà văn vừa châm biếm nhưng cũng đầy xót xa cho số phận của loài người. Tìm đâu ra một con người có thể chất, làm một “người giống” cho công việc thụ tinh này đây? Rất khó có thể có giữa cái xã hội này. Hài hước châm biếm nhưng cũng nói lên sự thất vọng của nhà văn về con người của thực tại.
Bên cạnh đó bằng giọng điệu hài hước châm biếm, nhà văn đã vẽ nên chân dung của những con người có chức quyền nhưng sa đoạ xuống cấp, bề ngoài có thể đánh giá được phần nào con người họ như thế nào. Đó là hình ảnh của một tên giám đốc nơi Lục Thư đến xin việc. Nhìn thấy bộ dạng hám gái của ông ta, ta thấy phì cười và ghê tởm: “Bộ mặt vàng như nghệ, chỉ cần nhìn qua cũng biết ngay là chưa già đã suy, còn quả đầu của ông ta thì ở dạng “địa phương nâng đỡ trung ương”, đỉnh đầu bè bè bong loáng, môi thì thưỡn ra, đầy một mồm răng vàng khè, hôi hám” [20,165]. Lại nói đến những tên bảo vệ trong các khách sạn. Thực hiện việc truy quét gái mại dâm nên hầu như những tên bảo vệ này đều lợi dụng vào việc bắt gái mại dâm để kiếm chút bỏ túi. Chỉ cần trong người ai có giữ những vật chứng có thể bán dâm đều là gái bán dâm cả. Hết mọi lí do có thể đưa ra và bao cao su là vật không ngoại lệ , không cần bắt tại trận. Chỉ cần tìm được trong túi của cô gái có vật ấy thì chắc hẳn là bán dâm thật. Thật nực cười cho những hành động như thế, chỉ cần trong người có giữ thứ đồ đó thì đều là gái mại dâm, vậy thì có bao nhiêu người trên trái đất này không có những vật đó chứ: “Bao cao su có thể làm chứng thế được ư? Theo suy luận của anh thì chúng tôi đang lùng bắt tên yêu râu xanh, mà hai anh đây cũng có của quý, mà bất cứ ai có của quý thì đều có khả năng cưỡng hiếp phụ nữ” [20,203]. Sự lỏng lẻo của pháp luật cũng khiến cho con người ta có thể lách luật. Ai lại đưa ra cái lập luận vô lí như vậy chứ. Cứ hễ có bao cao su trong người đều là gái mại dâm? Hài hước và đầy châm biếm đã giúp nhà văn thành công trong việc đưa ra những tình huống, những mặt trái của xã hội, của con người trong xã hội Trung Quốc đương đại.
Con người ta sống cho đến già cũng không xác định được mục đích sống của mình là gì. Khẩu hiệu của đồn công an “vì nghĩa quên thân, vì dân phục vụ” đầy ẩn
ý sâu xa ở bên trong. Cha của Lục Thư sống đến già một mình thì không chịu được. Biết vậy, Lục Thư và cảnh sát Đào đã bàn ra kế hoạch cưới vợ cho cha, tình huống rất hài hước cũng làm cho người đọc quên đi phần nào sự xáo trộn trong cuộc sống này.
Tóm lại, ta có thể thấy rằng với giọng điệu hài hước, châm biếm, nhà văn Trương Hiền Lượng đã khiến cho người đọc phải suy nghĩ. Một tỉ sáu là giọng điệu của nhà văn, chính điều này đã làm tăng thêm phần độc đáo cho tác phẩm. Thông qua giọng điệu hài hước, châm biếm tác giả lên án những lớp người sống tất cả đều vì “đồng tiền”, mà bỏ quên cả nhân tính, nhân phẩm của mình.
3.2.2. Giọng điệu triết lí chiêm nghiệm
Trong sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là văn học, điều quan trọng của nhà văn đó là xác định được giọng điệu thích hợp với tác phẩm mà mình sáng tạo nên, và
Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng cũng vậy. Bằng giọng điệu triết lí, chiêm nghiệm, tác giả đã giúp bạn đọc và có lẽ trước hết là giúp chính mình có thể nghiền ngẫm sâu hơn về cuộc sống này, một cuộc sống có quá nhiều thị phi, quá nhiều toan tính.
Tiểu thuyết viết về cuộc sống, với việc khám phá xã hội đương đại, khám phá về thế giới con người như Một tỉ sáu thì có lẽ chất giọng triết lí chiêm nghiệm này sẽ rất thích hợp và mang lại hiệu quả hơn. Thể hiện vấn đề con người bằng giọng điệu triết lí cộng với lối trần thuật đa điểm nhìn, người trần thuật vừa đứng bên ngoài câu chuyện vừa là nhân vật tự nếm trải và chứng kiến câu chuyện.
Trong tác phẩm, với việc thể hiện vấn đề con người bằng phương thức trần thuật đa điểm nhìn, người trần thuật do vậy cũng đa dạng. Có khi người trần thuật là nhà văn hàm ẩn, có khi người trần thuật cũng chính là nhân vật. Thế nên việc thể hiện giọng điệu triết lí chiêm nghiệm cũng rất đa dạng. Nhà văn đã rất khéo léo khi sắp xếp người trần thuật cho tác phẩm của mình nên việc thể hiện giọng điệu sao cho hợp lí cũng là ý đồ của nhà văn. Nhưng có thể nói rằng, trong tác phẩm này, giọng triết lí, chiêm nghiệm chủ yếu là giọng của nhân vật.
Khi nói về cuộc sống, về sự tồn tại, nhân vật của chúng ta không ít lần nói lên tiếng nói của chính mình. Muốn sống một cách vững chắc trong xã hội hiện đại
này cần phải có tiền, có quyền thì lúc đó mới có thể ngóc đầu lên được. Và những gì tồn tại trong xã hội này đều là những thứ hợp lí cả. Xã hội luôn tồn tại những thứ rõ ràng là không đúng nhưng nó vẫn hiển hiện đương nhiên và diễn ra một cách đường hoàng, pháp luật chẳng qua cũng chỉ là cái cớ và con người ta nhận ra đó là điều đương nhiên của xã hội thời @ này: “Chà! Thời buổi bây giờ là như thế mà! Truy quét mại dâm chỉ làm ở cấp thấp thôi, còn cao cấp thì chẳng thể nào quét nổi,cảnh sát chúng tôi cũng bất lực rồi”[20,204]. Những suy nghĩ của nhân vật và chính giọng điệu mang tính chiêm nghiệm, triết lí đã góp phần làm cho tác phẩm có giá trị sâu sắc hơn.
Khi những “tiểu thư” phải lo cơm áo gạo tiền, họ phải bán thân để có được cuộc sống no đủ, thì bên cạnh những nụ cười giả dối với các “đại gia”, trong tâm hồn họ là cả tiếng oán than về cuộc đời đầy tham ô, bị đồng tiền chi phối. Cuộc sống đã đẩy cho những con người ấy phải sa vào bùn lầy của xã hội. Cuộc sống đâu có thể tồn tại mà không phải trả giá điều gì. Tất cả đều có cái giá của nó, và con người phải chấp nhận mà thôi. Sống trong một xã hội mà phần chìm sâu là phần sáng, nó tồn tại rất mơ hồ, còn xã hội đương đại chịu sự chi phối của phần tối, phần làm nên những ngang trái của cuộc đời. Đừng nghĩ rằng “tiểu thư” ăn sung mặc sướng, ở nhà lầu, đi xe hơi, được các đại gia đưa đón là sẽ hạnh phúc. Họ có những nỗi lòng không ai có thể hiểu được và chỉ có bản thân họ mới hiểu tất cả mà thôi. Họ đã rút ra những triết lí cho cuộc sống của mình. Lục Thư đã rút ra một triết lí cho cuộc sống nơi phồn hoa này cho chính số phận của cô cũng như bao cô gái khác rằng: “Có ai muốn làm tiểu thư đâu hả ông? Nhưng lên thành phố mà không làm tiểu thư thì em biết làm gì? Em chả nói với ông rồi, trong thành phố rộng lớn này làm gì có chổ dung thân cho em! Em không làm việc đó thì sao giúp đỡ cho bố và em trai em được?”[20,189].
Cuộc sống ấy chẳng ai mong muốn cả, nhưng cũng chỉ vì nỗi lo cơm áo gạo tiền mà thôi. Những triết lí về cuộc sống dường như đã ngấm sâu vào tâm hồn những cô gái ấy, San San cũng như Lục Thư, họ nhìn nhận cuộc sống đó là một thứ không thể lường trước được và làm “tiểu thư” cũng chẳng ai muốn đâu: “Cái câu “cuộc sống đêm đều chỉ vì cơm áo gạo tiền” là hay nhất”; “Dù trời có sinh ra đĩ
thoả đến đâu đi nữa cũng không ai muốn làm gái. Tại sao? Vì đĩ thoả trời sinh thì