Con người hoàn hảo F2 con người “siêu nhân” trong đời thực

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong một tỉ sáu của trương hiền lượng (Trang 44)

B. NỘI DUNG

2.3.2. Con người hoàn hảo F2 con người “siêu nhân” trong đời thực

Khi F1 là những người có đầy đủ về sức mạnh thể chất, người ta mong đợi cho sự ra đời của F2, sẽ là một nhân vật thực sự mang lại những bất ngờ cho đất nước, cứu lấy sự tồn tại cho nhân loại, và chắc hẳn sẽ cho ra một thế hệ F3, F4 khác rất khoẻ mạnh. Nhưng liệu khi F2 ra đời có là một nhân vật kiệt xuất như chúng ta mong đợi không? Khi mà F1 là một thanh niên thiểu năng, những người thân xung quanh anh ta lại toàn người vướng những vết nhơ của xã hội. Chị gái là một “tiểu thư”, bạn gái cũng như vậy. Cha bị thiểu năng, mẹ là đĩ điếm, xã hội lại đầy rẫy những thói ma cô, tham ô,… liệu F2 sinh ra là người như thế nào?

Nhà văn đã khéo léo cho các nhân vật của mình chuẩn bị cho sự ra đời của

“nhân vật kiệt xuất”- một con người hoàn hảo thực sự, không phải là một chuyện dễ dàng. Bởi F1 tuy là một con người có đầy đủ về sức mạnh thể chất nhưng là một thanh niên bị thiểu năng. Không phải cứ mang trong mình một kho tình trùng khổng lồ thì có khả năng sinh sản. Là một thanh niên bị thiểu năng, lại hồn nhiên và trong sáng, Nhất Ức Lục lớn từng đó rồi nhưng vẫn không hiểu biết gì về giới tính con người, thậm chí cậu cũng không biết lúc nào cậu sẽ dậy thì. Mọi chuyện đều một tay chị gái chăm lo, nên cậu càng không biết gì cả. Cậu không biết cảm giác

thích một người con gái là như thế nào. Việc lấy tinh trùng của Nhất Ức Lục để làm thí nghiệm cũng cần phải chỉ bảo. Và chị gái của cậu cũng phải hướng dẫn rất tỉ mỉ để cậu có thể xuất tinh. Chủ nhiệm Lưu nhận ra được điều đó, nên cần có một F2 hoàn hảo ra đời, thì phải bắt tay vào việc đào tạo F1 về giới tính, cho cậu biết thế nào là cảm giác yêu một người.

Trong hoàn cảnh Nhất Ức Lục đang đứng trước mối đe doạ sẽ bị cướp tinh trùng, việc chuẩn bị cho F2 ra đời cũng gặp nhiều khó khăn. Sau lần bị Đỗ Bì lừa không thành công, an toàn của Nhất Ức Lục đã được cảnh giác cao. Nhưng cái khó là có thể chọn ai để có thể dạy cậu những điều cần thiết trước khi quyết định để F2 ra đời. Sau những lần gặp gỡ và nói chuyện tâm sự với San San, Lục Thư cảm thấy San San là người thích hợp nhất có thể giúp em trai mình. San San vốn cũng đã để ý đến Nhất Ức Lục, cô thèm khát được làm tình ngay với cậu thanh niên đó, gặp lúc cô và Vương Thảo Căn đang cần có một đứa con trai mà Vương Thảo Căn thì không thể có được một tinh trùng khoẻ mạnh, nên phải nhờ vào số tinh trùng của Nhất Ức Lục. Thế là vẹn cả đôi đường, vừa thoả mãn dục vọng của San San, cũng có thể giúp Nhất Ức Lục tìm được cảm giác yêu ai đó. Mọi chuyện được sắp xếp theo kế hoạch. Người ta cho San San và Nhất Ức Lục gặp nhau trong một khách sạn bí mật. Hai người có thời gian bên nhau và tâm sự những điều cần nhất. Việc này đối với San San rất dễ dàng thực hiện, nhưng đứng trước sự ngờ nghệch của Nhất Ức Lục khiến cô không khỏi lúng túng.

Sau một lúc nói chuyện, San San nhận ra rằng, con người Nhất Ức Lục rất thật, chất phác và không hoa mĩ khi nói chuyện. Nói chuyện với cậu ta cũng cần có một chút ngờ nghệch như cậu thì may ra mới có thể để cậu mở lòng. Và phương pháp này rất có hiệu quả, Nhất Ức Lục rất hồn nhiên, cười đùa cùng với San San, vì thế San San cũng có cơ hội để hiểu hơn về con người này. Chẳng qua vì trong mắt chị gái, Nhất Ức Lục giống như một đứa trẻ chưa trưởng thành, đó cũng chính là điều mà khiến Nhất Ức Lục mãi mãi dừng lại ở một tâm hồn của một đứa trẻ lên tám. San San sau khi nói chuyện với Nhất Ức Lục đã nhận ra cậu trưởng thành hơn rất nhiều.

San San đã giúp Nhất Ức Lục mạnh dạn và tự tin hơn trong quan hệ với người khác giới. Cũng từ đây cô cảm nhận được một cảm giác mà lâu nay cô chưa từng được hưởng thụ. Nếu có thể hiểu được Nhất Ức Lục thì có thể dẫn dắt anh ta vào những quy luật của tự nhiên, đúng như lời của chủ nhiệm Lưu: “Nhất Ức Lục không có bệnh, chính chúng ta mới có bệnh”[20,476], do vậy Nhất Ức Lục là lựa chọn F1 duy nhất, có thể sản sinh ra một thế hệ mới hoàn hảo.

Và con người hoàn hảo F2 đó phải là một “siêu nhân” trong đời thực, là người có thể làm nên một trang lịch sử chói vàng cho Trung Quốc trong tươmg lai. Ngay từ đầu tác phẩm, nhà văn đã hé lộ một bí mật về nhân vật bí ẩn này. Lời giới thiệu đầu tác phẩm báo hiệu cho chúng ta rằng, đất nước Trung Quốc đến năm 2050 sẽ ra đời một “nhân vật kiệt xuất” vĩ đại. “Nhân vật kiệt xuất ấy sẽ có những cống hiến lớn lao trong lịch sử Trung Quốc họ Lục. Con theo họ cha, vậy cha của anh ta đương nhiên cũng họ Lục”[20,6].

Điều đáng chú ý, nhà văn của chúng ta đã cho nhân vật này sinh ra vào một không gian rất thoáng đãng, không khí phải trong lành và rất ít người qua lại. Tất cả chúng chỉ vì muốn một điều là những thói xấu, những thứ cặn bã của xã hội này sẽ không ảnh hưởng đến việc hình thành con người kiệt xuất sau này. Với San San không thành công, sự gặp gỡ với Nhị Bách Ngũ đã làm đơm hoa kết trái, tình yêu nảy nở thật tự nhiên và thuần khiết.

Đến đây Nhất Ức Lục như được quay trở lại thời thơ trẻ, với những niềm vui bất tận. Cuộc sống con người như được thanh lọc hơn. Chàng hí hửng hoà vào trong làn gió, giữa bạt ngàn thảm cỏ xanh um, giữa tiếng kêu của côn trùng trong đêm tối, hít lấy những mùi hương thật kì lạ mà đắm say, mùi của quê hương như hòa vào trong cậu thanh niên này. Thực ra bởi cậu sống ở thành phố đã “quen” với bụi của các loại xe, của những hoá chất, những sóng điện tử nên giờ đây về với thiên nhiên đất trời nơi đây, không gian thật lắng đọng, mùi đó cái mùi “hơi tanh của đất” như làm lắng lại sự trôi chảy của thời gian.

Và tiếng sáo của Nhất Ức Lục cất lên như làm tăng thêm vẻ đẹp trinh nguyên của nó. Cậu thổi tuỳ hứng, thích thì thổi. Tất cả cảnh vật xung quanh như

đang phối hợp cùng tiến sáo ấy. Trong cái khung cảnh nên thơ của đất trời, nhân vật kiệt xuất sẽ hình thành nơi đây, khung cảnh như reo vui cho sự kiện mới này.

Có thể nói rằng, con người hoàn hảo F2 này trong con mắt của nhà văn dường như phải là một con người “siêu nhân”, chỉ có “siêu nhân” may ra mới có thể cứu được tương lai của Trung Quốc trong cái thời công nghệ hiện đại này. Nhân vật này sẽ được sinh ra từ trong một tỉ sáu tinh trùng kia.

Tóm lại, F2 sẽ được hình thành từ sự kết hợp của người cha bị thiểu năng và người mẹ “đĩ điếm”. Toàn bộ chiều dài tác phẩm là câu chuyện liên quan đến những người thân và gia đình của F2. Giữa một xã hội đầy những vấn đề đen tối, một sự kết hợp như vậy liệu có thể cho ra đời một nhân vật hoàn hảo theo quan niệm của nhà văn không? Cho đến cuối tác phẩm nhân vật ấy vẫn chưa ra đời, nhưng tác giả khẳng định, phôi thai sẽ được hình thành và trong tương lai. Con người F2 ấy sẽ là con người đứng ra giải quyết vấn đề nan giải của xã hội Trung Quốc đương đại nói riêng và toàn nhân loại nói chung.

Như vậy, qua các kiểu nhân vật điển hình trong tác phẩm, ta đã khám phá thêm nhiều điều mới mẻ liên quan đến vấn đề con người trong tác phẩm. Bức tranh đó được nhìn nhận và đánh giá theo quan điểm của nhà văn. Với việc thực hiện hành trình tìm kiếm một con người hoàn hảo trong Một tỉ sáu, Trương Hiền Lượng đã thể hiện rõ quan điểm sáng tạo nghệ thuật của mình, đồng thời nói lên thực trạng đang tồn tại của con người Trung Quốc đương đại. Đó là sự thể hiện khát vọng của nhà văn nói riêng và của dân tộc Trung Hoa nói chung, một khát vọng chiếm lĩnh thế giới.

CHƯƠNG III

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG MỘT TỈ SÁU

3.1. Phương thức trần thuật đa điểm nhìn

Điểm nhìn nghệ thuật (the point of view) là vấn đề cơ bản, then chốt của kết cấu. Điểm nhìn là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. Trong tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần thuật hay giữa điểm nhìn của người trần thuật với những gì anh ta kể là điều đặc biệt quan trọng. Có nhiều người đề xuất cách gọi điểm nhìn là nhãn quan, điểm quan sát, tiêu cự trần thuật…nhưng theo chúng tôi, dùng khái niệm điểm nhìn là phù hợp nhất. Vì điểm nhìn còn thể hiện lập trường tư tưởng của nhà văn. Điểm nhìn nghệ thuật giống như một camera dẫn dắt người đọc vào mê cung văn bản ngôn từ. Khi nghiên cứu điểm nhìn nghệ thuật, người ta chia điểm nhìn thành các loại: điểm nhìn tác giả, điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời gian, điểm nhìn tâm lý, điểm nhìn tư tưởng, điểm nhìn tu từ…Trong nghệ thuật trần thuật, sáng tạo của nhà văn trước hết thể hiện ở cách “ứng xử” với câu chuyện để tạo ra sự đa dạng của các điểm nhìn nghệ thuật.

Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng là tác phẩm có sự phối ghép nhiều điểm nhìn với các hình thức trần thuật khác nhau. Mỗi hình thức trần thuật như vậy, lại gắn với những vấn đề khác nhau mà tác giả đề cập. Mà ở đây nổi bật lên là vấn đề con người trong tác phẩm. Bằng phương thức trần thuật đa điểm nhìn, Trương Hiền Lượng đã xây dựng nhân vật của mình từ nhiều góc độ khác nhau, tạo nên chân dung hoàn chỉnh cho từng nhân vật. Vì thế khi đọc Một tỉ sáu ta có cái nhìn một cách bao quát nhất về con người Trung Quốc đương đại.

3.1.1. Điểm nhìn bên ngoài

Điểm nhìn bên ngoài sẽ thực hiện nhiệm vụ quan sát và miêu tả những đặc trưng bên ngoài của từng nhân vật. Có thể thấy rằng, với điểm nhìn bên ngoài, người trần thuật tập trung vào miêu tả hành động của nhân vật, không bình luận,

đánh giá gì thêm và để cho người đọc tự suy nghĩ. Trong tác phẩm của mình, nhà văn Trương Hiền Lượng đã có sự kết hợp giữa điểm nhìn bên ngoài với người kể chuyện ngôi thứ ba, để có thể quan sát tinh tế từng con người và từng số phận của mỗi nhân vật.

Nhân vật trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng là những nhân vật thuộc nhiều kiểu loại khác nhau. Có thể thấy điểm nhìn xuyên suốt tác phẩm này là điểm nhìn của người kể chuyện ở ngôi thứ ba - tác giả hàm ẩn. Người kể chuyện đứng bên ngoài quan sát và kể lại câu chuyện. Với điểm nhìn này, người kể chuyện đã thể hiện cái nhìn về đời sống, số phận của từng nhân vật, đồng thời tái hiện một cách rõ nét hơn về bức tranh xã hội Trung Quốc đương đại, mà tác phẩm Một tỉ sáu

đã khám phá một cách sâu sắc. Đặc biệt người kể chuyện đã tái hiện lại mọi sự kiện, biến cố của cuộc đời mỗi nhân vật cũng như vận mệnh của nhân loại.

Trong Một tỉ sáu, với cặp mắt quan sát rất tinh tế, sự bao quát thật tuyệt vời và một trí tưởng tượng sáng tạo, phong phú, người kể chuyện đã dần dần vẽ ra trước mắt bạn đọc một bức tranh sinh động của cuộc sống, của con người và những hoạt động của xã hội. Những tham vọng về tiền tài, danh lợi của những con người ấy đều được nhà văn quan sát một cách rất tinh tế. Một Nhất Ức Lục với chân dung của một cậu thanh niên bị thiểu năng, ngây thơ và ngô nghê. Nhà văn bằng điểm nhìn bên ngoài đã soi chiếu rất kĩ cái dáng dấp bề ngoài của nhân vật này. Nhất Ức Lục sinh ra ở một miền quê nghèo khổ, mẹ mất sớm, người cha suốt ngày chỉ lo cho việc không có tiền để tiêu pha. Nhất Ức Lục lớn lên nhờ vào sự yêu thương của người chị gái Lục Thư.

Qua điểm nhìn của các nhân vật trong tác phẩm, nhà văn đã cho chúng ta thấy được một chàng thanh niên ngây ngô như thế nào, khi sơ ý quệt phải xe của người khác. Nếu là một ai đó lỡ làm như vậy, người ta sẽ bỏ chạy nhưng Nhất Ức Lục vẫn ở đó quan sát chiếc xe và cảm thấy rất có lỗi trong chuyện này. Nhất Ức Lục lúng túng và sợ hãi trước chiếc xe đã bị mình làm xước. Điểm nhìn trần thuật lúc này nhà văn trao cho bác sĩ Lưu, vị bác sĩ cũng lắm duyên nợ với nhân vật. Một bức chân dung về Nhất Ức Lục được định vị bằng con mắt X quang của chuyên gia y học để nhìn nhận.

Chân dung của một vị “doanh nhân hàng đầu” Vương Thảo Căn hiện lên qua sự quan sát rất tỉ mĩ của người kể chuyện. Đó là một “đại gia” xuất thân từ ruộng đồng. Bằng điểm nhìn bên ngoài, nhà văn đã lột tả những biến động của cuộc đời nhân vật. Sự miệt mài trong việc kinh doanh, táo bạo trong mọi tình huống đầu tư đã giúp cho vị “đại gia” này càng ngày tiến thân trên con đường lập nghiệp. Con mắt quan sát của vị hoà thượng thật tinh tường. “Sư nhận ra đại gia ngồi xe Benz lớn chẳng biết được mấy chữ. Đừng có thấy đại gia cả người sặc sỡ, nhưng da ông ta lại khô ráp, đốt ngón tay rất to, khe bàn tay còn toả ra mùi ngoi lên từ ruộng đồng chưa được bao lâu.”[ 20,22].

Đó còn là chân dung của Lục Thư qua nhận xét của bác sĩ Lưu “Thiếu phụ đẹp hơn San San nhiều lắm, lại thanh nhã và điềm đạm hơn San San, vừa hấp dẫn vừa đoan trang”[20,118]. Qua con mắt quan sát của bác sĩ Lưu, hai cô “tiểu thư”

nổi đình nổi đám về danh tiếng ở thành phố C, đã được vẽ lên những nét vẽ rất mềm mại, về nét riêng trong vẻ đẹp bên ngoài của họ: “San San có khuôn mặt hình dưa hấu, còn thiếu phụ có gương mặt hình trứng ngỗng, đầy đặn và phúc hậu, rất giống với khuôn mặt của các mĩ nhân thời xưa”[20,118]. Một sự so sánh rất kín đáo nhưng cũng đủ cho người đọc nhận ra được sự hơn kém về sắc đẹp của San San và Lục Thư. Qua con mắt quan sát của Vương Thảo Căn, San San hiện lên một cách đầy bí ẩn khiến người khác chú ý: “Dung nhan của cô tuy không phải xinh đẹp nhất trong số các chị em, nhưng lại rất thanh tú, đoan trang”[20,70]. Không chỉ riêng miêu tả những nhân vật trên, nhà văn với điểm nhìn bên ngoài đã cho các nhân vật của mình trong Một tỉ sáu hiện lên qua cách nhìn nhận của từng nhân vật trong tác phẩm.

Như vậy nhờ điểm nhìn bên ngoài mà chân dung của các nhân vật hiện lên một cách sinh động, chân thực. Đồng thời qua đó giúp người đọc hiểu hơn phần nào trong con người của các nhân vật. Ta có thể thấy rằng, nhà văn liên tục trao điểm nhìn cho các nhân vật trong tác phẩm, ai cũng có thể quan sát và nhìn nhận vấn đề, ai cũng có khả năng biết hết câu chuyện của từng nhân vật khác.

Như thế, thông qua điểm nhìn của người kể chuyện, các biến cố, các sự kiện của câu chuyện được tái hiện một cách trọn vẹn, chân thực và sinh động. Ngoài ra

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong một tỉ sáu của trương hiền lượng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)