1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp Vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn hiện nay

107 288 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 834 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tàiSinh viên là lực lượng đặc thù của xã hội, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Họ là những người dồi dào về thể chất và trí tuệ, năng động và sáng tạo trong học tập và lao động. Nhưng họ còn thiếu kinh nghiệm sống nên rất cần sự quan tâm của xã hội. Nhận thức được điều đó trong Đảng và nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục trí thức, giáo dục đạo đức cho sinh viên để họ trưởng thành về mọi mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Chính vì vậy mà nhiệm vụ bồi dưỡng thế hệ trẻ là việc làm rất quan trọng và cần thiết nó có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự phát triển của xã hội.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sinh viên là lực lượng đặc thù của xã hội, có vai trò quan trọng trongquá trình phát triển đất nước Họ là những người dồi dào về thể chất và trítuệ, năng động và sáng tạo trong học tập và lao động Nhưng họ còn thiếukinh nghiệm sống nên rất cần sự quan tâm của xã hội Nhận thức được điều

đó trong Đảng và nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc giáodục trí thức, giáo dục đạo đức cho sinh viên để họ trưởng thành về mọi mặtđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội Chính vì vậy mà nhiệm vụ bồidưỡng thế hệ trẻ là việc làm rất quan trọng và cần thiết nó có ý nghĩa chiếnlược lâu dài đối với sự phát triển của xã hội

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Muốn xây dựng chủnghĩa xã hội cần có những con người xã hội chủ nghĩa” Con người xã hộichủ nghĩa theo Người là phải hội tụ đủ cả hai yếu tố “đức” và “tài” Vì vậy,Người luôn chú trọng tới việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau về cảtài và đức, bởi “có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không

có tài thì làm việc gì cũng khó” Xác định đạo đức là gốc của mọi việc, giáodục đạo đức trở thành nhiệm vụ trung tâm của nền giáo dục nước ta

Kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳngđịnh: Thanh niên, sinh viên là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượngxung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyếtđịnh sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, hộinhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội Giáo dục đại học không chỉ cónhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi về chuyên môn nghiệp

vụ, giáo dục đại học còn mang trọng trách giáo dục nên lớp thanh niên sinhviên sống có hoài bão, có lý tưởng, vừa “hồng”, vừa “chuyên”

Trang 2

Điều 2 của Luật giáo dục số 38/2005/QH11 nêu rõ giáo dục đại học cómục tiêu: “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tríthức, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội, hình thành bồi sưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực củacông dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.[58,tr5] Giáo dục đạo đức trong các trường đại học trở thành yêu cầu kháchquan trong quá trình xây dựng nguồn nhân lực cho sự nghiệp cách mạng củađất nước ta

Quá trình giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viênnói riêng không tách rời các quá trình xã hội Một mặt, giáo dục đạo đức chosinh viên góp phần làm nên thành công trong các lĩnh vực của đời sống kinh

tế, văn hoá, chính trị xã hội Mặt khác, chính các quá trình xã hội lại tác độngđến việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Những thành tựu đạt được trong mọilĩnh vực đã tác động tích cực đến sinh viên, tạo điều kiện cho đội ngũ này tiến

bộ trong quá trình xây dựng, phát triển giá trị đạo đức cũng như quá trình rènluyện đạo đức Nhiều sinh viên có lối sống trong sạch, lành mạnh, biết vươntới các giá trị chân, thiện, mỹ, sống có hoài bão, lý tưởng Họ ý thức đượctrách nhiệm của mình trong môi trường học đường và trong xã hội Nhiềusinh viên biết đấu tranh bảo vệ cái đúng, lẽ phải, lên án cái xấu, cái ác, sự lãngphí Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhậpkhiến cho không ít sinh viên chạy theo lối sống thực dụng, sa ngã, hư hỏng,

xa rời thang giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, xa lạ với định hướng giá trịđạo đức cách mạng Điều nguy hiểm hiện nay là đã xuất hiện một bộ phậnthanh niên tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, chạy theo lợi ích vật chất,coi đồng tiền là trên hết Hiện tượng sinh viên phạm vào các tệ nạn xã hội, viphạm pháp luật có chiều hướng gia tăng Một trong các nguyên nhân củanhững biểu hiện yếu kém ấy là do chúng ta chưa thật sự quan tâm giáo dục

Trang 3

đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ trước những biến đổi to lớn của đất nước Nộidung giáo dục đạo đức, lối sống còn thiếu chiều sâu, chưa thiết thực Hìnhthức giáo dục đạo đức, lối sống còn sơ sài, chưa có sức hấp dẫn, lôi cuốnthanh niên Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng, giữa nhà trường, giađình, xã hội còn nhiều hạn chế Việc tăng cường, đẩy mạnh sự nghiệp giáodục, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho sinh viên vừa là yêu cầu của công cuộcđổi mới kinh tế - xã hội, vừa là đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp phát triển conngười và xây dựng một môi trường đạo đức lành mạnh của xã hội.

Các trường đại học thuộc khối Khoa học Xã hội và Nhân văn lànhững trung tâm đào tạo cán bộ công tác tư tưởng, công tác truyền thông,văn hóa, cán bộ nghiên cứu lý luận chính trị, giảng viên các ngành lý luậnchính trị Sinh viên sau khi ra trường thường đảm nhiệm công việc ở lĩnhvực công tác có tính nhạy cảm chính trị cao Họ không chỉ thực hiện nhiệm

vụ bằng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ nghề nghiệp mà còn bằng nhiệthuyết, tình cảm, đạo đức cách mạng Do yêu cầu khách quan đó công tácgiáo dục đạo đức cho sinh viên trở thành yêu cầu của chất lượng giáo dụcđạo đức của khối ngành này

Mặc dù đã có những thành công đáng kể, công tác giáo dục đạo đứccho sinh viên ở các trường thuộc khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân vănvẫn chưa đạt được hiệu quả tương xứng với yêu cầu của xã hội Trong điềukiện đất nước đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế, phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta, việc giáo dục đạođức cho sinh viên cần được đổi mới toàn diện trên cơ sở những kết quảnghiên cứu nghiêm túc, công phu Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi lựa chọn đề

tài "Vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học thuộc

khối Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay"( Qua thực tế tại một số trường đại học ở Hà Nội) làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.

Trang 4

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đạo đức và vấn đề giáo dục đạo đức được nhiều nhà nghiêncứu quan tâm Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết vềđạo đức của các lãnh tụ, các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoàinước như:

Ở nước ngoài:

Có sách “Đạo đức học” của G.Bandzeladze; “Nguyên lý đạo đức mác xít” của A.F Shishkin; “Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường” (Từ góc nhìn của các nhà khoa học Trung Quốc) thông tin khoa học xã hội - chuyên đề HN, 1998; “ Tu dưỡng đạo đức tư tưởng” (Chủ biên GS La Quốc Kiệt, người dịch Nguyễn

của PGS.TS Lê Khanh làm chủ nhiệm đề tài thực hiện từ 2000-2002

- “Sự biến đổi của tháng giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức cho cán bộ quản lý của nước ta ”

của PGS, PTS Nguyễn Chí Mỳ, Nxb CTQG, H.1999

- “Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường”, Thái Duy Tuyên, Hà Nội, 1994.

- “Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị ”,

Nguyễn Quang Uẩn, Hà Nội, 1995

Trang 5

- “Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên”, Mạc Văn Can làm

chủ nhiệm đề tài

- “Giáo dục thanh niên kế thừa nhân cách Hồ Chí Minh để trưởng thành và phát triển”, TS Dương Tự Đam (2008).

- “Giáo dục ý thức đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay”

của TS Võ Minh Tuấn (2003), Học viện Chính trị quốc gia Hồ ChíMinh, Hà Nội

- “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tình hình mới”, Nxb Thanh niên, Hà Nội 2000

- “Giáo dục đạo đức với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” luận án tiến sĩ triết học

của Trần Sĩ Phán, 1999

-“Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” Luận văn thạc sĩ triết học

của Hoàng Anh, 2001

- “Vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho học viên đào tạo sĩ quan quân đội”, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thái Sinh (2003).

- “Đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay

ở Việt Nam-thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ Triết học của

Trang 6

Một số tác giả có các bài viết về mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đứcđồng thời khẳng định các giá trị đạo đức luôn chịu tác động hai mặt từmôi trường kinh tế Qua đó các tác giả cũng đã chỉ ra sự phức tạp củacác vấn đề đạo đức xã hội; đạo đức mới vừa phải đấu tranh với các hệthống đạo đức khác, vừa phải đấu tranh tự đổi mới trong điều kiện nềnkinh tế thị trường hiện nay.

Trong các công trình này, các tác giả đã đưa ra những chuẩn mựcđạo đức, những nguyên tắc và yêu cầu đạo đức Các tác giả cũng thốngnhất khi luận giải việc giáo dục đạo đức phải trên cơ sở của môi trườngkinh tế, văn hoá xã hội nhất định Từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếunhằm nâng cao đạo đức cho từng đối tượng cụ thể

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì vấn

đề giáo dục đạo đức trong sinh viên đang biến động hết sức phức tạp,yêu cầu nâng cao giáo dục đạo đức cho đối tượng là sinh viên trở nênrất cần thiết Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu thêmnhằm có cái nhìn xác thực mới về vấn đề giáo dục đạo đức trong sinhviên các trường khối Khoa học Xã hội và Nhân văn và có những giảipháp thích hợp đúng đắn cho đội ngũ sinh viên hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

* Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:

Trang 7

Làm rõ tầm quan trọng, nội dung, yêu cầu giáo dục đạo đức chosinh viên trong khối trường Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay.

Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức trong sinh viên, nguyênnhân của những thực trạng đó

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả côngtác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong khối các trường Khoa học

Xã hội và Nhân văn hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Vấn đề giáo dục đạo đứccủa sinh viên trong điều kiện hiện nay

Phạm vi nghiên cứu: Các trường đại học thuộc khối Khoa học

Xã hội và Nhân văn

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận

Đề tài dựa trên cơ sở hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng Cộng sản ViệtNam về vấn đề đạo đức, đạo đức sinh viên; các bài nói và viết của cácđồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về đạo đức và xây dựng đạo đức

Phương pháp luận

Chủ yếu sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháplôgíc - lịch sử phân tích - tổng hợp xã hội học

6 Ý nghĩa của đề tài

- Góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về công tác giáo dụcđạo đức và những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức chosinh viên khối trường Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay

Trang 8

- Có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ học tập, nghiên cứu trongviệc giáo dục đạo đức cho sinh viên ở các trường Những giải pháp có ýnghĩa thiết thực để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức trongcác trường đại học và cao đẳng

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,luận văn gồm 3 chương, 8 tiết

Trang 9

Chương 1: TẦM QUAN TRỌNG VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC GIÁODỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN KHỐI TRƯỜNG KHOA HỌC XÃ

HỘI VÀ NHÂN VĂN 1.1 Đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên

1.1.1 Khái niệm đạo đức

Đạo đức là một hiện tượng xã hội, một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, làmột trong những giá trị tinh thần quan trọng của con người, trong sự phát triển,tiến bộ của xã hội Vì vậy, trong suốt quá trình phát triển của lịch sử nhân loại,vấn đề đạo đức luôn được xã hội quan tâm, đặc biệt là các nhà triết học

Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nóthuộc về vấn đề tốt xấu, hơn nữa được xem như đúng-sai Cho đến nay bàn vềđạo đức có nhiều hệ thống lý thuyết tiêu biểu, tiếp cận đạo đức theo cáckhuynh hướng khác nhau

Theo các nhà chủ nghĩa duy tâm khách quan và các nhà thần học:Platon và Hêghen lấy “ý niệm” hoặc “ý niệm tuyệt đối” để giải thích nguồngốc và bản chất của đạo đức với các nhà thần học thì cho đạo đức là cónguồn gốc từ thần thánh Còn theo các nhà chủ nghĩa duy tâm chủ quan thìcoi đạo đức như là năng lực “tiên thiên”của lý trí con người, ý chí hay “thiệný” theo cách gọi của Cantơ là một năng lực có tính nhất thành, bất biến cókinh nghiệm, nghĩa là có trước và độc lập với những hoạt động mang tính xãhội của con người

Khuynh hướng tiếp cận đạo đức của các nhà chủ nghĩa duy vật trướcMác: họ nhìn thấy đạo đức trong mối quan hệ của con người nhưng conngười chỉ là một thực thể trừu tượng, bất biến Con người ở bên ngoài lịch sử,giai cấp, dân tộc và nhân loại

Với quan niệm đúng đắn về đạo đức của chủ nghĩa Mác-Lênin thì đạođức được hình thành và phát triển trong quá trình con người hoạt động, lao

Trang 10

động sản xuất, từ những quan hệ con người với con người trong quá trình hoạtđộng Sự hình thành những phẩm chất đạo đức của con người gắn với tìnhcảm gia đình, với ý thức cộng đồng, giai cấp, dân tộc và nhân loại TrongChống Đuyrinh, Ănghen viết “Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức

đã có từ trước đến nay đề là sản phẩm của tình hình kinh tế xã hội lúc bấygiờ” [9,tr137] Tiếp tục phát triển quan niệm đạo đức của chủ nghĩa Mác -Lênin, G.Bandzeladze cho rằng “đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểuhiện sự quan tâm tự nguyện, tự giác của những con người trong xã hội vớinhau và trong quan hệ với xã hội nói chung Bản chất đạo đức là sự quan tâm

tự giác của những con người đến lợi ích của nhau, đến lợi ích của xã hội”[32,tr104]; Theo từ điển Tiếng Việt thì: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nhữngnguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của conngười đối với nhau và đối với xã hội”[66, tr101]

Các khái niệm về đạo đức đều phản ánh mối quan hệ tương hỗ của conngười một cách trực tiếp hay gián tiếp nhằm mang lại lợi ích cho người khác,cho xã hội trên cơ sở những chuẩn mực, những quy tắc định hướng điều chỉnhcác hành vi của con người hướng tới mục tiêu thống nhất đó là mục tiêu đạođức Vì thế, có thể hiểu khái niệm đạo đức một cách khái quát như sau: “Đạođức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc,chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và tự đánh giá cách ứng xử của con ngườivới nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện với niềm tin cá nhân,bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”.[42,tr8]

Với tư cách là phương thức để điều chỉnh hành vi của con người trongcác mối quan hệ thì đạo đức có 3 chức năng là: nhận thức, giáo dục và chứcnăng điều chỉnh hành vi Các chức năng đều có vai trò, vị trí nhất định và cóquan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau Trong đó chức năng giáo dục

và điều chỉnh hành vi có vai trò quan trọng nhất vì trên cơ sở nhận thức được

Trang 11

chức năng giáo dục đạo đức giúp con người hình thành nhân cách, địnhhướng giá trị và các chuẩn mực đạo đức, điều chỉnh ý thức cho phù hợp vớilợi ích của xã hội Quá trình điều chỉnh hành vi được tiến hành một cách tựgiác của các cá nhân đạo đức trên cơ sở của những chuẩn mực đạo đức xã hội

và nó cần được sự quan tâm đánh giá, khen ngợi, khuyến khích hay phê bìnhcủa dư luận xã hội trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức chung Đây chính làchức năng xã hội hết sức quan trọng của đạo đức Qua đó mới tạo nên sự pháttriển cân đối trong quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội

1.1.2 Giáo dục đạo đức

Giáo dục là một trong những hình thức hoạt động từ lâu đã được loài

người quan tâm Từ trước đến nay có rất nhiều quan niệm về giáo dục như:

- “Giáo dục là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằmhình thành ở người học những quan điểm, niềm tin, những phẩm chất, hành viđạo đức, đồng thời bồi dưỡng tình cảm, năng lực thẩm mỹ và năng lực rènluyện thể chất” [57,tr8]

- Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Giáo dục là hoạt động nhằm tácđộng một cách có hệ thống đến sự phát triển thể chất và tinh thần của đốitượng nào đó làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất vànăng lực theo yêu cầu đặt ra” [66,tr158]

Giáo dục đạo đức là con đường, cách thức cơ bản chủ yếu để hìnhthành những phẩm chất đạo đức cho sinh viên Giáo dục đạo đức góp phầnchuyển những quan niệm đạo đức, những chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức

từ yêu cầu của xã hội thành sự thôi thúc nội tâm của mỗi sinh viên giúp cho

họ nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn và chủ động về nội dung, yêu cầu,quy tắc đạo đức, qua đó góp phần điều chỉnh nhận thức, hành vi của sinh viêncho phù hợp với yêu cầu của xã hội

Trang 12

Trong nhà trường xã hội chủ nghĩa hiện nay, giáo dục đạo đức cho sinhviên là xây dựng và phát triển các phẩm chất đạo đức của mỗi cá nhân, là hìnhthành ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi và thói quen đạo đức củasinh viên sao cho phù hợp với sự phát triển, vì sự tiến bộ của xã hội Giáo dụcđạo đức là mặt quan trọng của giáo dục nhân cách hướng tới sự phát triểntoàn diện, cùng với giáo dục tư tưởng chính trị đó là bộ phận nền tảng củagiáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa Hồ Chủ Tịch đã nói: “Dạy cũng như học,phải biết chú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốcrất quan trọng” [37,tr252].

Trong vấn đề giáo dục con người thì điều quan trọng đầu tiên là giáodục đạo đức Đặc biệt trong tình hình kinh tế hiện nay thì việc giáo dục đạođức cho sinh viên luôn là vấn đề đặt ra, giáo dục đạo đức giúp cho sinh viênbiết lựa chọn những giá trị đạo đức tích cực, biết phân biệt cái thiện, cái ác,tốt, xấu….Giáo dục đạo đức là công việc của toàn xã hội, nhà trường và giađình Trong đó thì giáo dục trong nhà trường giữ vai trò định hướng cho sinhviên Đó là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm phát triển nhâncách sinh viên để hình thành cho họ những chuẩn mực hành vi ứng xử đúngmực trong các mối quan hệ xã hội, qua đó hình thành ý thức, tình cảm, niềmtin và thói quen đạo đức đáp ứng yêu cầu xã hội, qua đó góp phần quan trọngvào việc phát triển đất nước

Giáo dục đạo đức cho sinh viên có thể tiến hành bằng nhiều con đường,cách thức khác nhau thong qua hệ thống những tác động mang tính nghiệp vụ

sư phạm được sự phối hợp từ nhiều lực lượng giáo dục theo những phươngpháp khác nhau Đó chính là sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng, sự quản lý của

bộ máy chính quyền nhà nước và sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội,của gia đình Tất cả những nhân tố đó thông qua hoạt động của sinh viên đểhình thành nên nhân cách của họ Giáo dục đạo đức sẽ giúp cho sinh viên

Trang 13

nhận thức được những giá trị đích thực của cuộc sống hiện tại, đó là tính nhânbản, nhân ái và tính nhân văn sâu sắc Giáo dục đạo đức góp phần to lớn làmnhân đạo hoá môi trường sống của sinh viên, củng cố những phẩm chất vànhững giá trị bền vững Thông qua giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay sẽhình thành nên niềm tự hào dân tộc, yêu hoà bình, độc lập dân tộc, tự do, sẵnsàng đấu tranh, hi sinh bảo vệ tổ quốc và tôn trọng chủ quyền của dân tộckhác Và cũng thông qua giáo dục đạo đức hình thành những tình cảm đạođức tốt đẹp như yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người, tôn trọngcon người, củng cố tình đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.Chính những tình cảm đạo đức là động lực thúc đẩy sinh viên thực hiệnnhững hành vi đạo đức tốt đẹp, thúc đẩy con người vươn lên trong cuộc sống.

Có được những tình cảm đạo đức sẽ là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúpcho sinh viên phấn đấu đạt tới những giá trị Chân, Thiện, Mỹ Giáo dục đạođức không chỉ hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà còn gắn liềnvới việc hình thành và phát triển tài năng Tài và đức là hai mặt không thểtách rời Tài năng được khẳng định và phát triển trên cơ sở đạo đức Chínhđạọ đức giúp cho tài năng của sinh viên được phát huy và mang lại những giátrị chân chính, chống lại những hành vi lệch lạc, phản đạo đức, gây hoạ chongười khác Tài năng được bộc lộ, phát triển khi nó thực hiện có mục đíchtích cực, chủ động, sáng tạo, tạo ra những giá trị xã hội chất lượng và hiệuquả cao, đó là biểu hiện về mặt đạo đức Đồng thời chính những giá trị đạođức tốt đẹp mà sinh viên có được khẳng định ở kết quả học tập và những hành

vi, hành động sống tốt đẹp

Giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận quan trọng để sinhviên tiếp thu được những giá trị đích thực của cuộc sống Để giáo dục đạo đứcđạt hiệu quả cao trong nhà trường cần phải giải quyết nhiều vấn đề giúp cho

Trang 14

sinh viên có ý thức về những phẩm chất đạo đức, có thái độ tích cực và thóiquen cùng những hành vi tương xứng.

1.2 Nét đặc thù của sinh viên và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên khối trường Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay

1.2.1 Nét đặc thù của sinh viên khối trường Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay

Sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, là bộ phận ưu tú của thanh niên ViệtNam, nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai của đất nước Hiện nay córất nhiều quan niệm khác nhau về sinh viên, nhưng quan niện được nhiềungười trong giới quan khoa học xã hội ủng hộ là quan niệm cho rằng: “Sinhviên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt gồm những người đang trong quátrình chuẩn bị tri thức để trở thành chuyên gia, hoạt động lao động trong mộtlĩnh vực nhất định thuộc các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội hoặc sinh viên lànhững người đang học tập ở các trường cao đẳng, đại học” [24,tr13]

Theo xã hội học và tâm lý học, sinh viên là đại biểu của nhóm xã hộiđặc biệt gồm những người đang chuẩn bị cho hoạt động lao động trong mộtlĩnh vực nghề nghiệp nhất định ở cấp độ xã hội sinh viên là người đangchuẩn bị để ra nhập vào đội ngũ trí thức của xã hội Ở cấp độ cá nhân thì sinhviên là giai đoạn của quá trình trưởng thành về xã hội, chín muồi về thể lực,

sự định hình về nhân cách đang học tập, tiếp thu những tri thức của một lĩnhvực nghề nghiệp nhất định Sinh viên trong xã hội thường ở lứa tuổi từ 17 -

24 tuổi có cùng học vấn, có đặc trưng là học tập để chiếm lĩnh nền văn minhnhân loại và dân tộc, chuẩn bị gia nhập tầng lớp trí thức Lênin đã từng đánhgiá sinh viên là bộ phận nhạy cảm nhất của giới trí thức, là tầng lớp có trình

độ tiên tiến nhất trong hàng ngũ thanh niên Song bên cạnh đó, thanh niên,sinh viên còn thiếu kinh nghiệm sống cần được bổ sung bằng kinh nghiệmcủa thế hệ trước, những người được hun đúc bằng truyền thống cách mạng và

Trang 15

tầm hiểu biết chính trị, xã hội rộng rãi làm cho họ sáng suốt lên Vì vậy, phảiquan tâm để giáo dục rèn luyện thế hệ trẻ trong đó có sinh viên Giáo dục làyếu tố chủ đạo có ảnh hưởng đến việc phát triển nhân cách của sinh viên đếntiến trình phát triển của xã hội.

-Về mặt tâm lý, trong nhóm tuổi sinh viên, sự phát triển trí tuệ đượcđặc trưng bởi sự nâng cao trí tuệ, biểu hiện rõ nét nhất trong việc tư duy sâusắc và rộng mở, có năng lực giải quyết nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khănhơn, cũng như có sự khác biệt rõ nét trong lập luận logic, trong lĩnh vực trithức, trí tưởng tượng, sự chú ý ghi nhớ Họ có tính nhạy bén cao cùng khảnăng giải thích và gắn ý nghĩa cho những ấn tượng cảm tính nhờ vào mặt kinhnghiệm và tri thức đã có trước đây Sự phát triển này cùng với óc quan sáttích cực và nghiêm túc sẽ tạo khả năng cho sinh viên biết cách lĩnh hội mộtcách tối ưu kiến thức của quá trình học tập Họ có những hiểu biết về khoahọc kỹ thuật, năng lực nhận thức phát triển mạnh mẽ Điều đó giúp họ giảiquyết độc lập những vấn đề đặt ra trong cuộc sống sinh viên Đồng thời họcòn mang trong mình khát vọng được cống hiến, họ khao khát vươn lên đểkhẳng định bản thân Đặc biệt trong giai đoạn thanh niên, sinh viên thì khảnăng tự ý thức phát triển cao Họ có thể tự quan sát, tự phân tích đánh giá, tựnhận thức và điều chỉnh về hành động và thái độ đối với bản thân và xungquanh Họ có thể tự đánh giá hoàn thiện bản thân mình trong cuộc sống saocho phù hợp với yêu cầu của xã hội

Về mặt xã hội: Trong giai đoạn này con người ngày càng hiểu biết môitrường xã hội rộng lớn hơn nhiều Ở lứa tuổi này sinh viên đang hình thànhnhững hứng thú và thái độ mới, quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển kỹnăng mới, ứng xử mới Ở độ tuổi sinh là giai đoạn chín muồi về thể lực sangtrưởng thành về phương diện xã hội Đây là thời kỳ phát triển tích cực nhất vềtình cảm đạo đức và thẩm mỹ, hình thành và ổn định tính cách Trong thời kỳ

Trang 16

này sinh viên có kế hoạch riêng cho hoạt động của mình và độc lập trongphán đoán và hành vi Họ xác định được cho mình con đường sống, tích cựcnắm vững nghề nghiệp và bắt đầu thể nghiệm mình trong mọi lĩnh vực củacuộc sống Sinh viên mong muốn xã hội đánh giá và có khả năng đánh giámình, mong muốn tự hoàn thiện.

Tóm lại, sinh viên là sự tiếp nối giữa giai đoạn cuối vị thành niên sangđầu giai đoạn người lớn trưởng thành Ở tuổi này sinh viên có sự phát triểncủa những nhu cầu có tính chất thế giới quan, nhân sinh quan, đạo lý, hoàibão vươn tới lý tưởng Vì vậy, đây là giai đoạn tốt nhất, quan trọng nhấtcho việc giáo dục đào tạo cho sinh viên, đồng thời phải coi trọng giáo dụcđạo đức cũng như đào tạo kiến thức khoa học chuyên ngành Các biệnpháp giáo dục đạo đức chỉ thực sự có hiệu quả khi chúng trở thành cáchoạt động tự trải nghiệm mà mỗi sinh viên tham gia sẽ có cơ hội để thểhiện năng lực của mình, sẽ có điều kiện đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợiích thiết thực của chính họ

Các hoạt động cơ bản của sinh viên:

Hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động nhận thức cơ bản đượcthực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên nhằm nắm vững hệ thống kiếnthức, kỹ năng về một loại nghề nghiệp nào đó làm cơ sở cho hoạt động nghềnghiệp tương lai Hoạt động học là việc chủ đạo của sinh viên, giữ vai trò chủđạo trong việc hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách của người học Cáicốt lõi hoạt động học tập của sinh viên là sự tự ý thức về hoạt động học tậpcủa mình Tự ý thức về động cơ, mục đích, biện pháp học tập, nhận thức vềnhững chuẩn mực xã hội của sinh viên, chịu trách nhiệm trước việc học tập vàtương lai của mình

Trang 17

Ngoài hoạt động học tập là chủ đạo sinh viên còn có những hoạt độngkhác như hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động thể dục thể thao, hoạtđộng chính trị xã hội

Chính những hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên trong nhàtrường làm cho sinh viên lớn lên về mọi mặt đặc biệt là khả năng trí tuệ, tưduy độc lập, sáng tạo ngày càng phát triển, năng lực khái quát hoá, trừu tượnghóa được nâng cao Các thế hệ sinh viên đã có sự đóng góp nhiều cho sựnghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đều thấy nổi bật nên một điều là mối quan

hệ khăng khít giữa tri thức khoa học và phẩm chất đạo đức Nhờ có phẩm chấtđạo đức làm điểm tựa giúp cho sinh viên vượt lên trong học tập và nghiên cứukhoa học cũng như hiểu biết hơn về các vấn đề chính trị xã hội Sinh viên làmột bộ phận của thanh niên Việt Nam, là lớp người được trang bị tri thức,nhạy bén năng động trong tiếp thu cái mới, nhưng họ cũng có những hạn chếnhất định: bồng bột, chủ quan, thiếu thực tế, bốc đồng, chuộng hình thức,bệnh cá nhân và bi chi phối bởi những tác động tiêu cực của cơ chế thị trườngdẫn đến mất phương hướng về chính trị, tha hoá về đạo đức, lối sống vì thế dễ

bị lôi kéo, mua chuộc vào các hoạt động không lành mạnh làm ảnh hưởng đếnbản thân, gia đình, nhà trường và xã hội Xảy ra tình trạng này là do sinh viênvẫn đang ở tuổi chưa chín chắn, đang định hình về nhân cách, thiếu kinhnghiệm về cuộc sống, do đó việc định hướng rèn luyện cho sinh viên biếtkhắc phục những mặt yếu phát huy mặt mạnh của mình trong học tập và đặcbiệt là trong rèn luyện đạo đức để trở thành những con người đủ đức, đủ tàiđáp ứng yêu cầu của xã hội là điều rất cần thiết Vấn đề này còn trở nên quantrọng hơn đối với sinh viên khối trường Khoa học Xã hội và Nhân văn vì sinhviên ở khối này sau này ra trường thường làm trong những lĩnh vực nhạy cảm,

sự tiếp xúc quan hệ và yêu cầu cao của tính tập thể, đoàn kết thì vấn đề giáodục đạo đức lại càng trở nên quan trọng

Trang 18

1.2.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên khối trường Khoa học Xã hội và Nhân văn

Hiện nay để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước do Đảng lãnh đạo, nhằm xây dựng xã hội ngày càng giàu mạnh,tốt đẹp thì cúng ta cần phải có nguồn lực con người vững mạnh, đó phải lànhững con người mới, những con người phát triển toàn diện về mọi mặt, trong

đó đức là gốc, là cái nền để sử dụng có ích tài năng của mình giúp mình, giúpđất nước ngày một phát triển như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy Vì có đức màkhông có tài thì không đủ năng lực để giải quyết công việc, có tài mà không

có đức dẫn tới hỏng việc có hại cho cách mạng Với chiến lược phát triển conngười toàn diện thì thế hệ trẻ Việt Nam cần phải được chú ý đầu tiên, bởi lẽ

họ là người chủ tương lai của đất nước và muốn hồi sinh dân tộc phải hồi sinhthanh niên, trong đó đội ngũ sinh viên có vai trò rất quan trọng

Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên đặc biệt là sinh viênkhối trường Khoa học Xã hội và Nhân văn có một ý nghĩa quan trọng hơn cả,khẳng định điều đó vì những lý do sau:

Thứ nhất, giáo dục đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách sinh viên

phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ đất nước ta hiện nay

Sinh viên là lực lượng xã hội có vị trí vai trò quan trọng trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Sinh viên là một lực lượng chính trị -xãhội đặc biệt, họ là lực lượng tinh tuý của thanh niên Thực tiễn đã cho chúng

ta thấy: họ luôn là những người gắn bó với phong trào cách mạng của Đảngbằng nhiệt huyết, bằng lương tâm, bằng những phẩm chất đạo đức của mình.Những phong trào mà sinh viên tham gia luôn mang lại hiệu quả cao nhưphong trào sinh viên tình nguyện, hiến máu nhân đạo…họ đã chứng minhđược mình luôn là một lực lượng chính trị xã hội đặc biệt

Trang 19

Nhưng muốn có trí thức thì không thể không qua đào tạo cơ bản được,

và điều đó được tiến hành trong các trường đại học Với sinh viên, quá trìnhhọc tập tại trường đại học là quá trình tích luỹ tri thức cơ bản, kỹ năng, kỹ xảo

và phương pháp tư duy của nghề nghiệp sau này Vì vậy, hơn bao giờ hết vấn

đề giáo dục đạo đức cho sinh viên càng trở nên cấp thiết, đạo đức giúp cho họ

ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước, biết sống vì mọi người,giúp cho họ đủ nghị lực tránh xa những cám dỗ hư hỏng của cuộc sống, tăngcường ý chí vượt qua khó khăn trong quá trình học tập tu dưỡng bản thân,sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và với cộng đồng Đạo đức đượccoi là động lực, là sức mạnh thôi thúc con người đấu tranh chống lại cái ác,cái xấu đi ngược lại lợi ích xã hội, bảo vệ và phát triển cái tốt, cái thiện làmcho xã hội ngày càng phát triển

Sinh viên là những người năng động, sáng tạo và nhiệt tình trong cácphong trào, nhưng sinh viên còn thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, còn bồngbột trong hành động và xử lý mọi tình huống xảy ra nên việc giáo dục đạođức cho sinh viên còn xuất phát từ chính yêu cầu, mục tiêu hoàn thiện nhâncách cho sinh viên để họ vươn lên nắm bắt tri thức, làm chủ bản thân và gópphần quan trọng trong các hoạt động chung của xã hội

Nhân cách con người nói chung, sinh viên nói riêng, giữa phẩm chấtđạo đức và năng lực bản thân luôn có mối quan hệ khăng khít, trong đó ưutiên hàng đầu là vấn đề đạo đức Trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuậtphát triển như vũ bão, sự cạnh tranh giữa các nước ngày càng mãnh liệt thìhơn bao giờ hết sinh viên phải tìm mọi cách vươn lên nắm lấy trí thức, phảithực sự trở thành người vững chuyên môn, nghiệp vụ, những người có đủ tài;đồng thời sinh viên phải là người có đạo đức trong sáng để giải quyết mọiviệc cách hợp tình, hợp lý

Trang 20

Thứ hai, giáo dục đạo đức góp phần củng cố bản lĩnh chính trị, ý chí

lập thân, lập nghiệp, vươn tới những giá trị nhân văn của thời đại

Sinh viên là những chủ nhân tương lai của đất nước nên họ luôn là đốitượng tấn công của các thế lực thù địch, phản động đang cản trở con đườngxây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Với chiến lược diễn biến hoà bình,chúng đang hàng ngày tác động vào sinh viên trên các mặt tư tưởng, chính trị,lối sống đặc biệt là đạo đức nhằm làm suy giảm niềm tin với Đảng, làm bănghoại về mặt đạo đức với mục đích biến họ thành những người ích kỷ, chỉ biếtmình, quay lưng với sự nghiệp phát triển chung của đất nước mà ông cha ta

đã và đang xây dựng, họ sống thực dụng, lạnh lùng vô cảm sống không cótình nghĩa… Chính vì vậy, bên cạnh việc học chữ thành tài, thì việc giáo dụcđạo đức cho sinh viên càng trở nên cấp thiết hơn

Việc giáo dục đạo đức sẽ giúp cho sinh viên nói chung và sinh viênkhối trường Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng có niềm tin vào chủnghĩa xã hội, vào sự nghiệp xây dựng đất nước, từ đó sinh viên có được quanđiểm đúng đắn, cùng những lý tưởng và hành động cao đẹp Đạo đức giúpcho sinh viên trở thành những con người có ý chí, học tập sáng tạo chăm chỉ,

có tình đoàn kết, biết phấn đấu vì lợi ích chung, có lối sống lành mạnh, tôntrọng kỷ cương phép nước, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái

Và điều quan trọng là sinh viên khối trường Khoa học Xã hội và Nhân vănthường làm việc trong môi trường nhạy cảm với lĩnh vực chính trị xã hội caohơn so với các ngành khác nên việc giáo dục đạo đức giúp cho họ nhận thức

rõ âm mưu của các thế lực thù địch càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết

Thứ ba, giáo dục đạo đức cho sinh viên góp phần hạn chế tác động mặt

trái của kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập đang hàng ngày, hàng giờ tácđộng tới sinh viên

Trang 21

Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển, pháp luật cònnhiều khe hở, những thói hư, tật xấu, tâm lý đòi hỏi hưởng thụ, ích kỷ chỉmuốn thoả mãn nhu cầu cá nhân bằng mọi giá bất chấp lương tâm, danh dựcũng như lòng tự trọng, thì việc giáo dục đạo đức lúc này có tác dụng giúpcho sinh viên nhận thức được hành vi ứng xử của mình Việc giáo dục chosinh viên những quan điểm, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh làm chosinh viên nhận diện được những việc làm phi đạo đức, đấu tranh chống lạinhững hiện tượng tiêu cực, phản văn hoá trong xã hội, hướng sinh viên pháttriển theo hướng lành mạnh, tích cực phòng chống sự băng hoại các giá trịđạo đức của bản thân, tin tưởng vào tương lai Từ đó, giúp họ xác định đúngđắn động cơ học tập của mình, có hứng phấn đấu, rèn luyện để thành tài giúpích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Trong điều kiện mở cửa giao lưu với thế giới bên ngoài vô cùng phứctạp, nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục đạo đức cho sinhviên thì mới có thể giúp họ có đủ nhận thức, bản lĩnh để chống lại những tácđộng tiêu cực, đồng thời góp phần vào việc thực hiện mục đích đào tạo conngười đáp ứng yêu cầu hiện nay của đất nước và thời đại

1.3 Yêu cầu của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học thuộc khối Khoa học Xã hội và Nhân văn

1.3.1 Thống nhất tính mục đích và tính tư tưởng trong nội dung chuẩn mực đạo đức cần giáo dục cho sinh viên khối trường Khoa học Xã hội và Nhân văn

Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng tađược sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng

có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội Mộttrong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một

bộ phận sinh viên đang bị xuống cấp dẫn đến tình tranh bạo lực học đường,

Trang 22

quan hệ thầy trò bị đảo lộn Điều này không những gây hoang mang cho dưluận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhâncách của giới trẻ ngày nay

Vì vậy, chúng ta cần tăng cường giáo dục các giá trị đạo đức nhân văncho sinh viên với hệ thống giá trị đạo đức: Chân, Thiện, Mỹ, Nhân, Trí, Dũng,Trung với nước, Hiếu với dân Như vậy, cái đức, cái thiện, lòng yêu nước,yêu dân là cốt lõi trong giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay

Đối với sinh viên khối trường Khoa học Xã hội và Nhân văn sau quátrình đào tạo, họ sẽ là những cán bộ tri thức trẻ được đào tạo, rèn luyện rất cơbản, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, kỹ năng nghề nghiệp, cótrình độ lý luận chính trị, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đứctốt…đáp ứng sự nghiệp đổi mới của Đảng, của dân tộc

Thực hiện Nghị quyết trung ương VII về công tác thanh niên: Giáo dụcgiá trị đạo đức nhân văn cho thế hệ trẻ Các giá trị đạo đức cần giáo dục chosinh viên khối trường Khoa học Xã hội và Nhân văn gồm các nội dung sau:

Trong quá trình phát triển đất nước, những con người Việt Nam luônhiểu rằng, muốn tồn tại và phát triển thì không còn con đường nào khác làphải chung lòng cùng nhau đóng công sức, trí tuệ, cùng nhau vượt qua thửthách, gian nguy để đưa đất nước tiến lên Phẩm chất con người Việt Nam vớitinh thần đoàn kết cộng động, gắn bó được truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác đã tạo nên sức mạnh không gì ngăn nổi Trong quá trình bảo vệ tổ quốcViệt Nam tinh thần đoàn kết của cả cộng đồng đã đưa đến thắng lợi của cáchmạng Việt Nam Với tinh thần đoàn kết đó đã làm cho dân tộc Việt Nam vữngbước trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội

Có thể khẳng định những giá trị đạo đức của dân tộc đó là những tài sản

vô cùng quý giá mà cha ông ta đã vun đắp, giữ gìn và truyền lại cho thế hệ sau

Trang 23

Giáo dục đạo đức cho thanh niên nói chung và sinh viên khối cáctrường Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng trong giai đoạn hiện nay là rấtcần thiết, phải biết kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống củadân tộc Việt Nam.

Để kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dântộc sinh viên khối trường Khoa học Xã hội và Nhân văn cần phải phấn đấu,rèn luyện để có những phẩm chất đạo đức phù hợp với các giá trị đạo đức của

xã hội, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, thấm nhuần tư tưởngđường lối chính chị của Đảng và nhà nước, có lòng yêu nước, có lòng nhân áibao dung, yêu thương con người, có tinh thần học hỏi, có chí vươn lên, sángtạo trong lao động

Đối với sinh viên khối trường Khoa học Xã hội và Nhân văn cần hìnhthành đầy đủ những phẩm chất của người công dân nói chung trong các mốiquan hệ với người khác, với xã hội cũng như với chính bản thân mình Đồngthời sinh viên khối trường Khoa học Xã hội và Nhân văn cần thiết phải đượcgiáo dục những phẩm chất đạo đức sau:

- Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tự cường dân tộc, phấn đấu vìdân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏinghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân yêu hoà bình trên thế giớitrong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội

Trang 24

- Biết tôn trọng giá trị đạo đức truyền thống

- Sáng tạo trong lao động

- Tôn trọng tập thể

- Trung thực, thẳng thắn, có tinh thần ham học hỏi,cầu tiến bộ

- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần, kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái

Trên cơ sở những giá trị đạo đức sinh viên cần có trên, Hội sinh viênViệt Nam đã đưa ra mô hình người sinh viên mới: “Có kiến thức vữngvàng, phong phú, có khả năng tiếp cận tri thức của thời đại, thiết tha với lýtưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có hoài bão lớn, có lối sống đẹp,

có sức mạnh truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc, có trách nhiệm caovới cộng đồng”

Đó là những tiêu chuẩn khái quát về sinh viên Việt Nam căn cứ trênnhững phẩm chất đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định

Khi cụ thể những phẩm chất ấy trong đời sống sinh viên thì nội dungcần giáo dục đạo đức cho sinh viên khối trường Khoa học Xã hội và Nhânvăn hiện nay cần phải đạt được những nội dung sau:

Thứ nhất, Giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên.

Con người Việt Nam nói chung, sinh viên nói riêng có truyền thốngyêu nước, truyền thống cách mạng Các thế hệ sinh viên hiện nay sinh ra vàlớn lên trong hoà bình thống nhất họ không phải chứng kiến những cuộcchiến tranh gây ra nhiều đau thương mất mát cho dân tộc nên họ không hiểunhững mất mát mà thế hệ trước phải gánh chịu Chính vì thế, việc giáo dụcnâng cao nhận thức cho sinh viên về lịch sử, về truyền thống cách mạng màcha ông chúng ta đã tạo dựng là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm nâng cao lòng

Trang 25

tự hào dân tộc, bồi đắp thêm hành trang cho sinh viên trước yêu cầu, vànhiệm vụ mới sau khi tốt nghiệp ra trường.

Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trước tiên phải nói tới đó

là lòng yêu nước: Tinh thần yêu nước đã trở thành nguyên tắc đạo đức caonhất, thành lẽ sống và đạo lý làm người của mỗi người dân Việt Nam Yêunước được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời này sang đời khác,trở thành truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta Như Chủ tịch Hồ ChíMinh từng nói “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyềnthống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinhthần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nólướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũcướp nước” Ngày nay trong xây dựng và phát triển đất nước theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa phát huy lòng yêu nước chính là nhằm mục tiêudân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh Sinh viên lànhững người đang ngồi trên ghế nhà trường, nên trình độ nhận thức và giácngộ chính trị còn hạn chế, lập trường giai cấp chưa được rèn luyện và thửthách, lại thiếu thực tế… Vì vậy, giáo dục lòng yêu nước đối với sinh viên là

có ý chí tự lực, tự cường, sự nỗ lực trong học tập, lao động, sáng tạo trong tưduy và hành động, khơi dậy lòng nhiệt tình cách mạng, biết kế thừa và pháthuy các giá trị đạo đức truyền thống, có hoài bão lớn lao và tinh thần vượtkhó vươn lên đang tiềm ẩn trong mỗi một cá nhân sinh viên

Lòng yêu nước sẽ tiếp thêm sức mạnh cho sinh viên tiếp nối sự nghiệpcủa lớp người đi trước, yêu nước đối với sinh viên được thể hiện trong tìnhcảm, trong nhận thức và trong sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhằm pháthuy mọi tiềm năng để đưa đất nước chiến thắng đói nghèo, nhân dân được ấm

no, hạnh phúc, đất nước vươn lên ngang tầm thời đại

Trang 26

Lòng yêu nước trong sinh viên là phải biết đặt lợi ích của dân tộc, đấtnước lên trên lợi ích cá nhân, hết lòng, hết sức đem tài năng, trí tuệ của mìnhphục vụ cho dân, cho nước

Sau giáo dục lòng yêu nước tiếp đến phải giáo dục cho sinh viên chính

là giáo dục lòng nhân ái, bao dung Đây chính là một giá trị đạo đức truyềnthống đặc sắc và vô cùng quý báu thể hiện đạo lý làm người Sinh viên khốitrường Khoa học Xã hội và Nhân văn vốn có đặc điểm nhiệt tình, và đa số là

họ phải sống xa nhà nên thiếu thốn tình cảm nên họ dễ đồng cảm, sẻ chia vớingười khác Đó là cơ sở của chủ nghĩa nhân đạo, thống nhất với mục tiêu xâydựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Ngày nay, việc khuyến khích cái thiện phảigắn liền với việc ngăn chặn cái ác Tình yêu con người thể hiện sự quan tâmtới nỗi bất hạnh của người khác, biết thấu hiểu nỗi đau của dân tộc và nhânloại Trong giai đoạn hiện nay, giá trị truyền thống ấy càng được phát huy vàthể hiện bằng những hành động, những việc làm nổi bật trong sinh viênnhư: quyên góp từ thiện, hiến máu nhân đạo, giúp đỡ những người khókhăn trong cuộc sống…hoà chung với những hoạt động nhân đạo mà xã hội

ta đang phát động

Với đặc điểm tâm sinh lý của tuổi trẻ, sinh viên dễ dàng tiếp thu cáimới mà quên đi quá khứ, một số sinh viên chạy theo tư tưởng sính ngoại lốisống thực dụng, cá nhân theo kiểu phương Tây, các giá trị truyền thống bị lu

mờ trước những giá trị hiện đại, vì lợi ích trước mắt mà quên đi cái lâu dài,đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, cộng đồng Nảy sinh nhiều cáchsống, ứng xử trái với đạo lý truyền thống tốt đẹp, trái với phong tục, tập quáncủa quê hương, của dân tộc Trong bối cảnh xã hội, bùng nổ thông tin hiệnnay, sự đan xen giữa thật và giả đang làm cho nhiều sinh viên mất địnhhướng, sống gấp, sống hưởng thụ, sống trái với lương tâm đạo đức Vì vậy,

mà xã hội ngày càng phát triển thì càng phải giáo dục đạo đức cho sinh viên,

Trang 27

giáo dục cho họ biết phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, khơi dậy trong sinhviên lòng tự hào dân tộc, biết gạn đục khơi trong, nâng niu trân trọng và gìngiữ những giá trị truyền thống, có thái độ tôn trọng biết ơn sự hy sinh của cácthế hệ đi trước vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc và tương lai củachính chúng ta và mai sau

Như vậy, giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên làhình thành trong sinh viên tình cảm yêu quê hương đất nước, trung thành với

tổ quốc, với nhân dân, giúp sinh viên vượt qua những cám dỗ vật chất tầmthường do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường và những phản giá trịvăn hoá ngoại lai trong quá trình thực hiện chính sách mở cửa hiện nay là vấn

đề quan trọng trong việc giáo dục của các nhà trường Chỉ trên cơ sở giữ gìn vàphát huy các giá trị truyền thống dân tộc, sinh viên mới đủ bản lĩnh để đứngvững trước sự đảo lộn định hướng giá trị, coi tiền bạc, sự giàu sang vật chất làgiá trị mục đích mà xem thường các giá trị tinh thần, chuẩn mực đạo đức

Thứ hai, giáo dục lý tưởng cho sinh viên:

Trong cuộc sống của mình, con người không thể sống mà không có lý

tưởng Lý tưởng vừa là mục tiêu cao cả mà con người hướng tới, vừa là độnglực thôi thúc con người hành động thoả mãn các nhu cầu, lợi ích Nếu không

có lý tưởng con người sẽ cảm thấy mình mất phương hướng, thiếu niềm tintrong cuộc sống Để hình thành cho mình lý tưởng mỗi sinh viên phải biếtphân tích, đánh giá, lựa chọn, khái quát hoá hiện thực để xây dựng cho mìnhmột hình mẫu cần vươn tới Hình ảnh đó phải phù hợp với xu thế phát triểnkhách quan của cuộc sống, của thời đại, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức

xã hội và cuộc sống sinh viên cũng như nghề nghiệp sau này của mình

Ý nghĩa cuộc sống của sinh viên không chỉ bó hẹp trong đời sống riêng

tư, đời sống học đường mà phải vươn lên, gắn mình với xã hội, quan tâm tớimọi người, tới tổ quốc, tới nhân dân trở thành lý tưởng và hoài bão lớn Lý

Trang 28

tưởng cách mạng của sinh viên Việt nam hiện nay là “Độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội”, phấn đấu vì một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh” vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội Đây là một

lý tưởng cao đẹp và khoa học

Giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên có nhiều nội dung, Trướchết, giáo dục nhận thức để sinh viên giác ngộ lý tưởng, giúp họ có được lýtưởng cao đẹp, xây dựng cho họ niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và lý tưởngcách mạng, biết biến lý tưởng thành hiện thức, biết cụ thể hoá lý tưởng sốngcủa mình trong học tập, lao động, sinh hoạt Thứ hai, giáo dục tình cảm cáchmạng, giáo dục lòng tin đối với Đảng, với giai cấp công nhân, với nhân dânlao động, với chế độ xã hội chủ nghĩa ….Thứ 3, giáo dục lý tưởng nghềnghiệp qua việc nhận thức đúng đắn, luôn có hoài bão, ước mơ cao đẹp củanhững cán bộ lý luận chính trị, giáo dục, phóng viên báo chí, cán bộ nghiêncứu chính trị, cán bộ hoạt động xã hội, nghệ thuật…đó chính là định hướnghoạt động học tập của sinh viên khối trường Khoa học Xã hội và Nhân văn.Điều này được thể hiện qua việc sinh viên khối trường Khoa học Xã hội vàNhân văn thể hiện yêu tha thiết nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn, đem hếtsức trẻ, lòng nhiệt huyết để lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo nghềnghiệp để tạo cho mình vốn liếng tinh thần để góp sức nhỏ bé của mình vàocông cuộc xây dựng đất nước

Lý tưởng nghề nghiệp của sinh viên khối trường Khoa học Xã hội vàNhân văn được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, dothực tập nghề nghiệp đem lại Vì ý nghĩa đó, giáo dục lý tưởng nghề nghiệpcần được coi trọng trong nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên ở khốitrường Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay

Qua thực tiễn cho thấy, trong mọi loại hình lao động người lao độngphải yêu nghề mới đem lại hiệu quả cao Yêu nghề là một trong những phẩm

Trang 29

chất hàng đầu đặt ra cho mỗi sinh viên khối trường Khoa học Xã hội và Nhânvăn Sự yêu nghề sẽ làm nên sự thành công trong nghề nghiệp của mỗi cánhân, yêu nghề sẽ giúp cho sinh viên các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văntạo ra những tâm huyết với nghề nghiệp của mình, tìm thấy niềm tin, nguồnhạnh phúc trong lao động và đem hết nhiệt huyết của mình với nghề nghiệp.

Truyền thụ lý tưởng cách mạng cho sinh viên không chỉ nhằm giúp họlĩnh hội được các giá trị văn hoá, lịch sử, hình thành và phát triển nhân cáchtheo yêu cầu, mục tiêu của giáo dục mà còn phải nuôi dưỡng, bồi đắp chosinh viên lòng nhiệt tình và phương pháp cách mạng, nhất là những hiểu biết,tiếp cận vấn đề mới trong cuộc sống Chúng ta phải coi việc giáo dục lý tưởngcách mạng là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của giáo dục đạođức, là cơ sở, nền tảng để phát triển con người nói chung và sinh viên nóiriêng Nhận thức được vấn đề này sinh viên bằng nhiệt tình, ý chí, tài năng, trítuệ của mình sẽ được mang phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân làm lẽ sốngcao quý của mình

Giáo dục lối sống cao đẹp, lành mạnh cho sinh viên:

Thanh niên, sinh viên là những chủ nhân tương lai của nước nhà, lànguồn hạnh phúc của mọi gia đình và xã hội Trong công cuộc đổi mới đấtnước, thực tiễn có nhiều biến đổi thì sinh viên là đối tượng cần được quan tâmnhiều hơn, đặc biệt là giáo dục lối sống tốt đẹp cho họ Tại Nghị quyết Trungương 5 khoá VIII đã đề cập “nổi lên trước hết là ở nhận thức, tư tưởng trongđạo đức và lối sống Vì vậy, giáo dục lối sống cao đẹp cho tầng lớp thanh niênnói chung và sinh viên nói riêng là điều cần thiết

Lối sống văn hoá của sinh viên hình thành trên cơ sở tâm lý, nhu cầucủa sinh viên, được phát triển từ môi trường xã hội mới Những yêu cầu vềphát triển học vấn, tri thức nghề nghiệp, lý tưởng, đạo đức, nhân cách tốt đẹpcủa xã hội, bạn bè, thầy cô trong nhà trường chi phối, tác động rất lớn đến đời

Trang 30

sống của sinh viên Nhìn chung sinh viên chúng ta đang hướng tới các giá trịđược coi trọng là: độc lập, tự do và hạnh phúc, ấm no cho gia đình và xã hội.Tuy nhiên nước ta hiện nay đang trong quá trình phát triển kinh tế thị trường

và hội nhập quốc tế rộng rãi cùng với sự bùng nổ thông tin và kinh tế, nhữnghoạt động giao lưu quốc tế, cùng với việc du nhập lối sống tây hoá đang cóảnh hưởng và tác động sâu sắc đến quan niệm, lối sống và các quan hệ xã hộicủa sinh viên Đồng thời sự biến đổi những thang giá trị đạo đức cũng ảnhhưởng rất lớn đến đời sống của sinh viên Có những biến đổi trong quan hệứng xử, định hướng từ gia đình, lại có những biểu hiện tiêu cực trong xã hộicủa những người lớn tuổi như lối sống xa hoa, tham nhũng, ăn chơi trác táng,sống vị kỷ cá nhân làm ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh viên Điều này làmnảy sinh trong sinh viên lối sống ích kỷ cá nhân, thích hưởng thụ, ăn chơi bỏ

bê học hành Nhiều sinh viên trong học tập và cuộc sống luôn muốn đặtquyền lợi của mình lên trên mọi người và để đạt được mục đích của mình họsẵn sang làm bất cứ điều gì dù điều đó có hại cho người khác, họ chỉ biêt sốngcho mình, sống ích kỷ, vô trách nhiệm trước tập thể và cộng đồng Lối sốngnhư vậy đã làm cho một số sinh viên rơi vào tình trạng tha hoá bản thân gây

ra búc xúc cho gia đình, nhà trường và xã hội

Hiện nay trước sự du nhập của lối sống, phim ảnh, văn hoá thiếu lànhmạnh cùng với sự quản lý còn buông lỏng của gia đình, sự thiếu chặt chẽ củanhà trường, các tổ chức xã hội đã tác động và làm ảnh hưởng đến lối sống củasinh viên Do vậy, nhà trường cùng với gia đình và xã hội phải làm rõ nhữngthông tin, những giá trị văn hoá tích cực và tiêu cực, những lối sống cao đẹp

và lối sống hư hỏng để giúp sinh viên đấu tranh loại trừ những ảnh hưởngxấu, giúp sinh viên có ý thức cùng tri thức và năng lực đấu tranh để xây dựngmột đời sống văn hoá tinh thần phong phú, một học đường trong sạch và caođẹp phù hợp với đời sống tinh thần người Việt Nam

Trang 31

Việc giáo dục đạo đức lối sống cao đẹp cho sinh viên sẽ giúp cho họnhận thấy cần thiết phải có lối sống và sinh hoạt trong sáng và lành mạnh điều

đó thể hiện như sau:

- Chân thành trong tình bạn, chung thuỷ trong tình yêu: Sinh viên đang

ở lứa tuổi tự lập, ngoài việc học tập là chính thì tình bạn và tình yêu trở thànhvấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt và đó là vấn đề khá nhạy cảm, tế nhị đốivới lứa tuổi này Chính trong quá trình học tập, sinh hoạt giao tiếp của sinhviên sẽ nảy sinh tình cảm giữa họ Điều quan trọng là nó làm ảnh hưởng lớntới động lực và chi phối hành động của sinh viên đó chính là quan niệm cũngnhư khả năng nhận thức về tình bạn, tình yêu trong sáng

Tình bạn trong sáng chân thành và tình yêu thuỷ chung chính là điểmtựa, là sức mạnh tinh thần giúp sinh viên vươn lên trong cuộc sống Trái lại,nếu tình bạn, tình yêu mà dựa trên những mưu toan tính toán, đùa cợt của cánhân và thách đố của bạn bè thì tất yếu nó sẽ gây ra những ảnh hưởng khôngtốt tới quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên Nhiều khi hậu quả của nógây ra có thể làm tiêu tan tương lai của chính họ và người bị hại khi còn đangngồi trên ghế nhà trường

Vì vậy, nhiệm vụ của giáo dục đạo đức là phải giúp cho sinh viên cóquan niệm, hành động đúng trong việc xây dựng cho mình một tình bạn trongsáng chân thành trên cơ sở của sự tự hợp tác, bình đẳng, hoàn toàn tự nguyện,tin cậy lẫn nhau, đoàn kết cùng giúp đỡ động viên lẫn nhau và một tình yêuthuỷ chung dựa trên sự rung động của trái tim cùng sự minh mẫn, sáng suốtcủa trí tuệ đây sẽ là nền tảng giúp họ khắc phục được những sai lệch trongtình cảm Tình bạn và tình yêu chân chính sẽ tiếp thêm sức mạnh giúp sinhviên vững bước trên con đường phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thànhngười có ích trong cuộc sống và điều này cũng giúp cho họ tự tin hơn trong sựnghiệp sau này

Trang 32

Ngoài tình bạn, tình yêu giáo dục đạo đức còn cần phải giúp cho sinhviên thấy được tầm quan trọng của người thầy, người đã trang bị cho mìnhhành trang bước vào đời Hiện nay, trên giảng đường xuất hiện khá nhiều tìnhtrạng trên bục giảng thầy nói còn sinh viên ở dưới làm việc riêng và tỏ thái độthiếu tôn trọng thầy cô, thậm chí vì một lý do nào đó sinh viên còn làm hạichính thầy cô của mình Điều này chứng tỏ lối sống sai lầm của sinh viên.Cho nên việc giáo dục đạo đức là phải làm sao cho sinh viên luôn phải tôntrọng quan hệ thầy trò, biết ơn những gì mà người thầy đã dạy mình.

Giáo dục đạo đức còn phải giúp sinh viên rèn luyện nhân cách tốt nóđược thể hiện thành những thái độ, tinh thần vươn lên trong học tập đồng thờiđấu tranh chống lại những cái xấu, tiêu cực, trong sinh hoạt và học tập Đồngthời sinh viên cũng phải tham gia đấu tranh chống lại những hiện tượng tiêucực, tệ nạn trong xã hội Đây cũng là một biểu hiện của lối sống lành mạnh,sống có trách nhiệm với chính mình và với cộng đồng Như vậy, giáo dục đạođức lối sống cho sinh viên nói chung và sinh viên khối trường Khoa học Xãhội và Nhân văn nói riêng đang là đòi hỏi khách quan và cũng là một trongnhững nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức trong sự nghiệp giáo dục thế hệtrẻ, đào tạo họ trở thành nguồn nhân lực vừa có đức, vừa có tài biết phát huykhả năng sáng tạo và tri thức của sinh viên góp phần hình thành những nhậnthức đúng đắn, thái độ tích cực và những hành vi đúng mực để hướng đến lốisống cao đẹp, sống văn minh và phát triển bản sắc văn hoá, đạo đức của dântộc, tự miễn dịch với lối sống ngoại lai, lối sống thực dụng tha hoá, sùng báiđồng tiền làm ảnh hưởng đến phẩm chất con người, đồng thời biết chống lạinhững mặt tiêu cực của cơ chế thị trường Đó chính là ước mơ mà còn là yêucầu của cả dân tộc, nhân loại ngày nay và mai sau

Giáo dục bản lĩnh cách mạng cho sinh viên:

Trang 33

Giáo dục cho sinh viên tính cần cù, chịu khó, không ngại khó khăngian khổ để hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà bản thân, gia đình, nhà trường

đã đề ra mà nhiệm vụ chính của sinh viên đó chính là học tập tốt Với sinhviên học tập là hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động khác đều phải phục vụnhiệm vụ học tập là chủ yếu Học tập đó không chỉ là nghĩa vụ đạo đức, nhucầu của bản thân sinh viên để nhằm nâng cao trình độ hiểu biết, hoàn thiệnbản thân mình mà đó còn là đòi hỏi, yêu cầu của xã hội đối với họ

Hiện nay đất nước ta còn nhiều yếu kém so với các nước trên thế giới

vì vậy để mà theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới thì chỉ có nhiệt tình cáchmạng thôi là chưa đủ mà phải cố gắng vươn lên nắm lấy những kiến thức, vănhoá, chiếm lĩnh được những thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ,đây cũng là mục đích quan trọng trong quá tình học tập của sinh viên và nócũng là một trong những nội dung của việc giáo dục đạo đức cho sinh viêntrong giai đoạn hiện nay Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức mới trong họctập của sinh viên là phải giúp họ xác định được đúng mục đích học tập, tạodựng được lòng kiên trì, đức ham mê và tính trung thực trong học tập, trongnghiên cứu khoa học Chỉ khi lập được chí hướng, mục đích đúng đắn thì sinhviên mới có quyết tâm cần cù học tập, kiên trì không mệt mỏi để trở thànhngười có tài, có ích giúp cho bản thân và đất nước phát triển

Sinh viên phải luôn tự rèn luyện, tự tu dưỡng bản thân, nghiêm khắcvới mình Nghiêm khắc với mình tức là dùng những chuẩn mực đạo đức vàquy phạm hành vi đạo đức nhất định để chế ước bản thân không làm điều saitrái với luân thường đạo lý…đồng thời xây dựng cho mình đức tính trungthực, cầu thị không che đậy khuyết điểm sai lầm dũng cảm thừa nhận khuyếtđiểm và nghiêm túc sửa chữa, không dối lừa bản thân và mọi ngươi, khôngthất tín với mọi người Nghiêm khắc với bản thân giúp họ có đủ tự tin và bản

Trang 34

lĩnh làm những việc chính trực, tránh xa những điều nguy hại, không tốt chobản thân và xã hội.

Giáo dục tình yêu thương đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ:

Đoàn kết chính là nhân tố tinh thần hợp thành động lực thúc đẩy quátrình phát triển lịch sử dân tộc Đoàn kết là sức mạnh tổng hợp của cả cộngđồng dân tộc trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nó chính là điều kiện đểbảo tồn dân tộc, nhất là khi có giặc ngoại xâm

Sinh viên là lớp người trẻ trong xã hội có thể xông pha trong công việc

và sau này sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước Với sinh viên rất cầnthiết phải có phẩm chất đạo đức đoàn kết, quan tâm đến mọi người, điều nàygiúp cho sinh viên sống hoà đồng hơn, dễ cảm thông với những khó khăn củangười khác, tạo lập được ý thức vì tập thể, vì xã hội, biết sống cho mọi người,

xa dời lối sống ích kỷ, chỉ biết có mình, bàng quan với mọi đau khổ của ngườikhác Tinh thần đoàn kết sẽ giúp sinh viên cùng nhau tiến bộ không chỉ tronghọc tập mà cả trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

Giáo dục tinh thần hiếu học, tôn trọng thầy cô:

Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo đã hình thành từ nhiều thế hệcủa người Việt Nam Nó là một nội dung trong học thuyết của Khổng Tử vàkhi du nhập vào Việt Nam nó trở thành một nội dung đạo lý của người ViệtNam Nhớ công ơn thầy cô vừa là đạo lý, vừa là nét đẹp truyền thống uốngnước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của người Việt Nam

Hiếu học là một truyền thống trong giáo dục Việt Nam Có thể nói ngay

từ xa xưa con người đã sớm nhận thức được học hành không chỉ là nghĩa vụ

mà là quyền lợi của mỗi cá nhân Giáo dục tinh thần hiếu học luôn đượcĐảng, nhà nước ta quan tâm điều đó được thể hiện ngay trong văn kiện Hộinghị lần thứ hai của Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã nhấn mạnh:

“Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt

Trang 35

chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cũng như cán

bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, năng lực, chuyên môn,nghiệp vụ Ưu tiên xây dựng các trường sư phạm, phát huy truyền thống tôn

sư trọng đạo”

Trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển công nghệ khoa học và quátrình toàn cầu hoá đã tác động không nhỏ đến đời sống sinh viên Đấy cũng làmột thử thách không khỏ đối với cả thầy và trò của các trường đại học Với vịthế là những cán bộ trẻ tương lai trên mặt trận văn hoá, tư tưởng, chính trị củađất nước thì để tiến kịp với những yêu cầu của xã hội thì sinh viên các trườngkhối Khoa học Xã hội và Nhân văn rất cần phải tích cực học tập hơn nữa Mỗisinh viên cần phải có tinh thần ham học hỏi để không ngừng hoàn thiện vàphát triển năng lực của bản thân Họ phải luôn có ý thức ham học hỏi thì mớiđáp ứng được nhiệm vụ của những người cán bộ trong giai đoạn mới

Với sinh viên khối các trường Khoa học Xã hội và Nhân văn thì việcgiáo dục tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo càng trở nên quan trọng vì đa sốnhững người này sau này cũng sẽ trở thành những giáo viên, những người làmcông tác chính trị, tuyên truyền, truyền thông thì việc nắm vững tinh thần hiếuhọc, tôn sư trọng đạo sẽ giúp họ rất nhiều trong công việc sau này

Công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và cho sinh viênkhối trường Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng là một vấn đề chiến lượccon người của Đảng và nhà nước ta, được toàn thể xã hội quan tâm Vấn đềnày ngày càng trở nên quan trọng, bức thiết trước yêu cầu của sự nghiệp đổimới đất nước Vì thế, việc giáo dục đạo đức phải luôn đạt được mục tiêu pháttriển nhân cách cho con người của Đảng và nhà nước nhằm phục vụ cho sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Để những nội dung giáo dục đạo đứctrên đạt được kết quả như mong muốn chúng ta phải chú ý đến những nguyêntắc, yêu cầu sau:

Trang 36

Yêu cầu phải tổ chức và quản lý chặt chẽ công tác giáo dục đạo đứctrong và ngoài nhà trường theo định hướng thống nhất được sự lãnh đạo củaĐảng, phát huy vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, khắcphục mọi biểu hiện “tự do”, “tuỳ tiện” trong công tác giáo dục Gắn việcgiảng dạy với giáo dục, giáo dục tri thức, đạo đức với sự nghiệp cách mạng tưtưởng văn hoá, phải phê phán những xu hướng phi tư tưởng, phi chính trịtrong công tác giáo dục đạo đức.

- Giáo dục đạo đức phải gắn liền với đời sống, với sự nghiệp cáchmạng đổi mới

Giáo dục đạo đức cho sinh viên phải làm cho họ nhận thức một cáchsâu sắc những sự kiện kinh tế chính trị, quốc phòng an ninh, văn hoá xã hộicủa đất nước, hiểu được những thành tựu, những chiến công của toàn Đảng,toàn dân đang nỗ lực xây đắp và những trở ngại cần phải vượt qua trong thựctiễn cách mạng của một nền kinh tế theo cơ chế thị trường và quá trình toàncầu hoá còn nhiều hạn chế Do đó, ngay trong những giờ học ở trên lớp sinhviên phải thấu hiểu và cảm thông, hiểu và chia sẻ những ý nghĩa, tình cảm,nguyện vọng của xã hội, mong muốn đóng góp sức mình vào hoạt động nhằmcải biến các mục tiêu kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương và đất nước Yêucầu trong giáo dục đạo đức cho sinh viên tránh việc những hạn chế như giáodục một phía, sinh viên chỉ biết cuộc sống trong nhà trường Chủ tịch Hồ ChíMinh đã từng khẳng định: “giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên

hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội Trường học, đoàn thể thanhniên, gia đình cần phải chú ý đến giáo dục tư tưởng, thái độ, hoạt động và sinhhoạt hàng ngày của thanh niên để kịp thời khuyến khích, uốn nắn, sửa chữa”

1.3.2 Giáo dục đạo đức là nhiệm vụ trọng tâm toàn ngành, của các nhà trường có sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu, sự phối hợp của các

tổ chức trong hệ thống chính trị

Trang 37

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giáo dục đạo đức đối vớisinh viên; thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước, cũng nhưtình trạng xuống cấp đạo đức trong học đường hiện nay đang ở mức báo độnggây nhiều bức xức cho xã hội Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành một số nộiquy, quy chế và quy định về mục đích giáo dục đạo đức, nội dung và biệnpháp thực hiện, kiểm tra đánh giá, tổ chức thực hiện việc giáo dục đạo đứccho học sinh, sinh viên

Tại Quyết định số 50/2007/BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo đã nêu nên mục đích, yêu cầu cần thực hiện đối với các trường họctrong công tác giáo dục học sinh, sinh viên;

Về mục đích giáo dục, các trường phải tăng cường công tác giáo dụcphẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên nhằm hìnhthành, rèn luyện và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống văn minh,tiến bộ, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên

Về yêu cầu: Phải coi công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lốisống cho học sinh, sinh viên trong trường là nhiệm vụ trọng tâm và thườngxuyên của các trường, do Giám đốc, Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo

Các trường phải thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra đánh giáthực trạng lối sống, rèn luyện nhân cách của sinh viên để sớm phát hiệnnhững tiêu cực nảy sinh trong học đường và từ đó đề ra những biện pháp xử

lý thích hợp

Tại lễ khai giảng năm học mới 2011-2012, Chủ tịch nước Trương TấnSang đã gửi thông điệp tới ngành giáo dục như sau: Năm học 2011-2012, có ýnghĩa rất quan trọng, là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toànquốc lần thứ XI Để thực hiện tốt sứ mệnh “nâng cao dân trí, phát triển nguồnnhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xâydựng nền văn hoá và con người Việt Nam” cùng với sự góp sức của toàn xã

Trang 38

hội, ngành giáo dục cần đổi mới căn bản, toàn diện, đẩy mạnh thi đua “dạytốt, học tốt”, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáodục lịch sử, đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm xã hội, năng lực sáng tạo, kỹnăng thực hành, tác phong công nghiệp, xây dựng môi trường giáo dục lànhmạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

Thực hiện đúng chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước, cùng vớiquy định chung của ngành giáo dục các trường đại học khối Khoa học Xã hội

và Nhân văn đã đặc biệt chú trọng công tác giáo dục đạo đức đối với sinhviên Đây không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường, của các nhà lãnh đạo mà đócòn là nhiệm vụ của các tổ chức đoàn thể, của từng cán bộ, giáo viên trongnhà trường Ban giám hiệu các trường đã trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc việc thựchiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho sinh viên nhằm đào tạo cho đất nướcnhững người có đủ “tài” và “đức” góp phần làm tăng lên danh tiếng củanhững ngôi trường có giàu truyền thống lịch sử

1.3.3 Giáo dục đạo đức phải chú ý đến đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên trong quá trình giáo dục, giáo dục trong tập thể

và thông qua tập thể

Sinh viên luôn sống trong môi trường xã hội đó là gia đình, trường lớp,bạn bè, thầy cô, đoàn hội…nhân cách con người được hình thành, hoàn thiệnhơn thông qua những sinh hoạt, học tập trong môi trường tập thể Thông quacác mối quan hệ trong xã hội, sinh viên sẽ bộc lộ những nhân cách, năng lực

và phẩm chất của mình qua hành vi, hoạt động Qua tập thể sinh viên sẽ đốichiếu, so sánh mình với mọi người để từ đó điều chỉnh hành vi, nhân cách củamình theo hướng tốt đẹp hơn Muốn đạt được yêu cầu cao trong giáo dục đạođức thì đòi hỏi phải xây dựng một lối sống tập thể lành mạnh, đoàn kết tạomôi trường giáo dục trong lành để mọi thành viên tiếp nhận được những tácđộng tốt đẹp, tích cực

Trang 39

Tôn trọng nhân cách và đưa ra những yêu cầu hợp lý đối với người học:Yêu cầu trong giáo dục đạo đức phải hết sức tôn trọng nhân cách ngườihọc, luôn đề cao phẩm chất, năng lực, khả năng tư duy, lòng tự trọng, tinhthần ý chí vươn lên trong mỗi sinh viên Nhà trường, giảng viên phải luôn cócái nhìn biện chứng trong quá trình phát triển không định kiến, cố chấp, phảithường xuyên tìm tòi, nâng đỡ những mặt tốt của sinh viên Tạo mọi điều kiện

để sinh viên tự rèn luyện, tự giáo dục

Đặc trưng của sinh viên là họ đang ở vào thời kỳ tuổi thanh xuân, nănglực, phẩm chất đã phát triển mạnh, lại thường xuyên được nâng cao trình độhọc vấn trong nhà trường, ngoài ra nhu cầu giao lưu mở rộng hiểu biết trởthành nhu cầu cần thiết trong đời sống sinh viên Vì vậy, tất cả các loại hoạtđộng giáo dục đạo đức cho sinh viên cần phải tạo được sự thu hút và tham giatích cực của sinh viên qua đó mới hoàn thành được mục đích giáo dục đã đề ra

Như vậy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, có vai trò cực

kỳ quan trọng trong đời sống xã hội và đối với sự hình thành nhân cách củamột con người thì đó là hình thành các phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩnmực và yêu cầu xã hội Đạo đức không phải từ trên trời rơi xuống mà chỉđược hình thành và phát triển thông qua quá trình giáo dục Đối với sinh viênkhối trường Khoa học Xã hội và Nhân văn cần phải tăng cường giáo dục lýtưởng, đạo đức cộng sản chủ nghĩa, truyền thống cách mạng của Đảng, củadân tộc, xây dựng nếp sống, lối sống lành mạnh cho thanh niên, sinh viên,khơi dậy ý thức cho mỗi sinh viên tự lực tự cường, không cam chịu đóinghèo, lạc hậu và tụt hậu, có tinh thần khắc phục khó khăn, xung phong, tìnhnguyện, gương mẫu, dũng cảm, hy sinh vì tương lai dân tộc, luôn sống cónghĩa cử cao đẹp mình vì mọi người, sống hết mình vì cộng đồng và xã hội

Có thể khẳng định giáo dục đạo đức cho sinh viên, là một bộ phận quan trọng

có tính chất nền tảng của công tác giáo dục nói chung trong nhà trường xã hội

Trang 40

chủ nghĩa Mục tiêu của giáo dục đạo đức là hình thành nên những phẩm chấtđạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa Nội dung của giáo dục đạo đức

là góp phần hướng tới sự phát triển con người toàn diện đáp ứng yêu cầu pháttriển kinh tế xã hội của đất nước Để thực hiện được mục tiêu và nội dunggiáo dục đạo đức thì mỗi cơ sở giáo dục phải áp dụng được một hệ thốngphương pháp giáo dục đạo đức thích hợp và có hiệu quả Vì vậy, muốn đề racác biện pháp giáo dục đạo đức có hiệu quả thì cần phải làm sáng tỏ là đánhgiá đúng đắn thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên khối trườngKhoa học Xã hội và Nhân văn Vì vậy, chương II tác giả sẽ tập trung làm rõthực trạng và nguyên nhân của tình trạng suy thoái đạo đức và của công tácgiáo dục đạo đức cho sinh viên Khối trường Khoa học Xã hội và Nhân văntrong những năm gần đây

Ngày đăng: 25/03/2016, 23:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.F.Shishkin, (1961), Nguyên lý đạo đức cộng sản, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý đạo đức cộng sản
Tác giả: A.F.Shishkin
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1961
2. Ban Tư tưởng -Văn hóa Trung ương, (2009), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Tác giả: Ban Tư tưởng -Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2009
5. Bộ giáo dục và đào tạo (1998): Những vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH-HĐH, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH-HĐH
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
8. C.Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
9. C.Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
10. C.Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
11. C.Mác và Ăngghen (1999), Toàn tập, tập 39, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
13. Đảng cộng sản Việt Nam (2004) Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa IX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
14. Đảng cộng sản Việt Nam (2006) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
17. Đảng cộng sản Việt Nam (2011) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
20. Đỗ Kim Thanh (2003), Giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên các trường đại học hiện nay- thực trạng và giải pháp, đề tài cấp bộ, trường Đại học Mỏ-Địa chất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên các trường đại học hiện nay- thực trạng và giải pháp
Tác giả: Đỗ Kim Thanh
Năm: 2003
21. Đỗ Mười (1995): Tri thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tri thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước
Tác giả: Đỗ Mười
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
23. Đỗ Văn Chừng: Tăng cường giáo dục bản lĩnh chính trị cho sinh viên các trường đại học, Kỷ yếu hội thảo Hà Nội 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường giáo dục bản lĩnh chính trị cho sinh viên các trường đại học
24. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, (2007), Định hướng giá trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, Báo cáo khoa học chuyên đề Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng giá trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Năm: 2007
25. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, (2008), Đổi mới nội dung phương thức giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ hội nhập, kỷ yếu khoa học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nội dung phương thức giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ hội nhập
Tác giả: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Năm: 2008
26. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào sinh viên Hà Nội năm học 2010 - 2011, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào sinh viên Hà Nội năm học 2010 - 2011
27. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Chương trình công tác Hội và phong trào sinh viên năm học 2011-2012, HSVVN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình công tác Hội và phong trào sinh viên năm học 2011-2012
29. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:Báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào sinh viên Hà Nội năm học 2009 - 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào sinh viên Hà Nội năm học 2009 - 2010
30. Doãn Thị Chín, (2004), Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay
Tác giả: Doãn Thị Chín
Năm: 2004
31. Đồng Xuân Trường: Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Tuyên giáo 8.2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w