Giọng điệu triết lí chiêm nghiệm

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Vấn đề con người trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng (Trang 68)

B. NỘI DUNG

3.2.2. Giọng điệu triết lí chiêm nghiệm

Trong sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là văn học, điều quan trọng của nhà văn đó là xác định được giọng điệu thích hợp với tác phẩm mà mình sáng tạo nên, và

Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng cũng vậy. Bằng giọng điệu triết lí, chiêm nghiệm, tác giả đã giúp bạn đọc và có lẽ trước hết là giúp chính mình có thể nghiền ngẫm sâu hơn về cuộc sống này, một cuộc sống có quá nhiều thị phi, quá nhiều toan tính.

Tiểu thuyết viết về cuộc sống, với việc khám phá xã hội đương đại, khám phá về thế giới con người như Một tỉ sáu thì có lẽ chất giọng triết lí chiêm nghiệm này sẽ rất thích hợp và mang lại hiệu quả hơn. Thể hiện vấn đề con người bằng giọng điệu triết lí cộng với lối trần thuật đa điểm nhìn, người trần thuật vừa đứng bên ngoài câu chuyện vừa là nhân vật tự nếm trải và chứng kiến câu chuyện.

Trong tác phẩm, với việc thể hiện vấn đề con người bằng phương thức trần thuật đa điểm nhìn, người trần thuật do vậy cũng đa dạng. Có khi người trần thuật là nhà văn hàm ẩn, có khi người trần thuật cũng chính là nhân vật. Thế nên việc thể hiện giọng điệu triết lí chiêm nghiệm cũng rất đa dạng. Nhà văn đã rất khéo léo khi sắp xếp người trần thuật cho tác phẩm của mình nên việc thể hiện giọng điệu sao cho hợp lí cũng là ý đồ của nhà văn. Nhưng có thể nói rằng, trong tác phẩm này, giọng triết lí, chiêm nghiệm chủ yếu là giọng của nhân vật.

Khi nói về cuộc sống, về sự tồn tại, nhân vật của chúng ta không ít lần nói lên tiếng nói của chính mình. Muốn sống một cách vững chắc trong xã hội hiện đại

này cần phải có tiền, có quyền thì lúc đó mới có thể ngóc đầu lên được. Và những gì tồn tại trong xã hội này đều là những thứ hợp lí cả. Xã hội luôn tồn tại những thứ rõ ràng là không đúng nhưng nó vẫn hiển hiện đương nhiên và diễn ra một cách đường hoàng, pháp luật chẳng qua cũng chỉ là cái cớ và con người ta nhận ra đó là điều đương nhiên của xã hội thời @ này: “Chà! Thời buổi bây giờ là như thế mà! Truy quét mại dâm chỉ làm ở cấp thấp thôi, còn cao cấp thì chẳng thể nào quét nổi,cảnh sát chúng tôi cũng bất lực rồi”[20,204]. Những suy nghĩ của nhân vật và chính giọng điệu mang tính chiêm nghiệm, triết lí đã góp phần làm cho tác phẩm có giá trị sâu sắc hơn.

Khi những “tiểu thư” phải lo cơm áo gạo tiền, họ phải bán thân để có được cuộc sống no đủ, thì bên cạnh những nụ cười giả dối với các “đại gia”, trong tâm hồn họ là cả tiếng oán than về cuộc đời đầy tham ô, bị đồng tiền chi phối. Cuộc sống đã đẩy cho những con người ấy phải sa vào bùn lầy của xã hội. Cuộc sống đâu có thể tồn tại mà không phải trả giá điều gì. Tất cả đều có cái giá của nó, và con người phải chấp nhận mà thôi. Sống trong một xã hội mà phần chìm sâu là phần sáng, nó tồn tại rất mơ hồ, còn xã hội đương đại chịu sự chi phối của phần tối, phần làm nên những ngang trái của cuộc đời. Đừng nghĩ rằng “tiểu thư” ăn sung mặc sướng, ở nhà lầu, đi xe hơi, được các đại gia đưa đón là sẽ hạnh phúc. Họ có những nỗi lòng không ai có thể hiểu được và chỉ có bản thân họ mới hiểu tất cả mà thôi. Họ đã rút ra những triết lí cho cuộc sống của mình. Lục Thư đã rút ra một triết lí cho cuộc sống nơi phồn hoa này cho chính số phận của cô cũng như bao cô gái khác rằng: “Có ai muốn làm tiểu thư đâu hả ông? Nhưng lên thành phố mà không làm tiểu thư thì em biết làm gì? Em chả nói với ông rồi, trong thành phố rộng lớn này làm gì có chổ dung thân cho em! Em không làm việc đó thì sao giúp đỡ cho bố và em trai em được?”[20,189].

Cuộc sống ấy chẳng ai mong muốn cả, nhưng cũng chỉ vì nỗi lo cơm áo gạo tiền mà thôi. Những triết lí về cuộc sống dường như đã ngấm sâu vào tâm hồn những cô gái ấy, San San cũng như Lục Thư, họ nhìn nhận cuộc sống đó là một thứ không thể lường trước được và làm “tiểu thư” cũng chẳng ai muốn đâu: “Cái câu “cuộc sống đêm đều chỉ vì cơm áo gạo tiền” là hay nhất”; “Dù trời có sinh ra đĩ

thoả đến đâu đi nữa cũng không ai muốn làm gái. Tại sao? Vì đĩ thoả trời sinh thì cũng muốn ngủ với người ra hồn, có phải thế không? Cũng muốn người ta ôm ấp, sờ mó, có phải thế không?”[20,76]. Nhưng xã hội hiện nay nó bạc bẽo lắm “có lúc, so sánh với những bề ngoài là chính nhân quân tử mà bề trong thì hèn kém, đê tiện hơn chúng em thì chúng em nghĩ, làm gái ừ thì làm gái thì sao! Chúng em không tham ô, trộm cắp, càng không phá tán của công, chúng em kiếm tiền nhờ vào thân xác của mình cao thượng hơn cả những kẻ xài tiền nhà nước đến đây đùa cợt, vày vò chúng em”[20,77].

Nhà văn đã cho nhân vật nhận ra sự thật của xã hội bằng chính những triết lí của cuộc sống, với sự chiêm nghiệm về những sự việc xảy ra. Nhân vật bác sĩ Lưu cũng không ngoại lệ khi nhận ra những triết lí ấy, triết lí của xã hội thời @: “Cái người ta quan tâm chỉ là nguy cơ tiền tệ, giá nhà, giá xăng, và sự lên xuống của thực phẩm… đó chính là những việc lặt vặt trong cuộc sống, mà càng quan tâm thì càng nôn nóng, căng thẳng; càng nôn nóng căng thẳng thì tinh trùng càng ít, càng yếu. Cuối cùng đời sống phong phú đấy nhưng tinh trùng trong tinh hoàn lại thiếu hụt, hai cái đó tỉ lệ nghịch với nhau. Khi đời sống vật chất đạt tới mức độ cao nhất trong lịch sử thì tinh trùng trong tinh hoàn sẽ giảm tới mức số không, không thể sinh đẻ gì được nữa ,và loài người chính thức bị tuyệt diệt”[20, 97]. Đó là triết lí cuộc sống, về sự thật tồn tại của loài người trong xã hội đương đại này, một nguy cơ dẫn đến loài người sẽ bị diệt vong, những thứ không thể diễn ra giờ nó đã diễn ra trước mắt, nguy cơ con người bị suy đồi trong tương lai càng phát triển.

Cuộc đời của những cô gái trẻ phải làm nghề “tiểu thư” thật không đơn giản. Từ xa xưa phận hồng nhan là bạc mệnh: “Chà! Lầu xanh nhiều bạc bẽo hồng trần ít ấm êm. Ôi! Nơi nào mới tốt ! Nơi nào mới tốt!”[20,224]. Một tiếng thở dài cho xã hội đương đại Trung Quốc: “Chà! Chả biết cái xã hội này đang biến thành cái thứ gì nữa.[20,231]. Cuộc sống luôn nhận được những thứ mà chính nó không thể nhận ra khi đang tồn tại. Trải qua một khoảng thời gian dài sống cùng năm tháng mới hiểu hết về cuộc đời này. Những thứ đáng quý nhưng chưa hẳn là quý, những thứ bị xem là ô nhục nhưng nó lại đáng quý. Cái sự thật của xã hội loài người cũng đúng thôi, con người chỉ biết sống với dục vọng, giới trẻ ngày càng sa

đoạ, thì tự hỏi việc có một người khoẻ mạnh đúng tiêu chuẩn sẽ tồn tại không? Và những thứ đó giống như cảnh sát Đào nói: “Chẳng phải do xã hội hay chế độ gì cả đâu… Hoá ra là dòng giống chúng ta hỏng rồi, nhân chủng của chúng ta hỏng rồi!”[20,140].

Giọng điệu trần thuật như lột tả ý nghĩ tư tưởng của nhân vật cũng như của tác giả. Giọng triết lí, chiêm nghiệm đã chiếm một phần không nhỏ trong toàn bộ tác phẩm này. Qua đó còn phản ánh những điểm nhìn sáng tạo, sắc sảo có tính lí luận cao và có một cái nhìn bao quát của người trần thuật khi nhìn nhận về vấn đề con người. Giọng điệu triết lí, chiêm nghiệm của người trần thuật không đơn thuần chỉ là tiếng nói của lí trí và tư duy logic, nó phát ra từ chính trong tiềm thức của con người và những con người đó là những con người đầy tâm trạng. Vì thế mà người đọc có thể cảm nhận được một cách sâu sắc dụng ý của Trương Hiền Lượng trong

Một tỉ sáu.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Vấn đề con người trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w