Phương thức trần thuật đa điểm nhìn

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Vấn đề con người trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng (Trang 48)

B. NỘI DUNG

3.1.Phương thức trần thuật đa điểm nhìn

Điểm nhìn nghệ thuật (the point of view) là vấn đề cơ bản, then chốt của kết cấu. Điểm nhìn là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. Trong tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần thuật hay giữa điểm nhìn của người trần thuật với những gì anh ta kể là điều đặc biệt quan trọng. Có nhiều người đề xuất cách gọi điểm nhìn là nhãn quan, điểm quan sát, tiêu cự trần thuật…nhưng theo chúng tôi, dùng khái niệm điểm nhìn là phù hợp nhất. Vì điểm nhìn còn thể hiện lập trường tư tưởng của nhà văn. Điểm nhìn nghệ thuật giống như một camera dẫn dắt người đọc vào mê cung văn bản ngôn từ. Khi nghiên cứu điểm nhìn nghệ thuật, người ta chia điểm nhìn thành các loại: điểm nhìn tác giả, điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời gian, điểm nhìn tâm lý, điểm nhìn tư tưởng, điểm nhìn tu từ…Trong nghệ thuật trần thuật, sáng tạo của nhà văn trước hết thể hiện ở cách “ứng xử” với câu chuyện để tạo ra sự đa dạng của các điểm nhìn nghệ thuật.

Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng là tác phẩm có sự phối ghép nhiều điểm nhìn với các hình thức trần thuật khác nhau. Mỗi hình thức trần thuật như vậy, lại gắn với những vấn đề khác nhau mà tác giả đề cập. Mà ở đây nổi bật lên là vấn đề con người trong tác phẩm. Bằng phương thức trần thuật đa điểm nhìn, Trương Hiền Lượng đã xây dựng nhân vật của mình từ nhiều góc độ khác nhau, tạo nên chân dung hoàn chỉnh cho từng nhân vật. Vì thế khi đọc Một tỉ sáu ta có cái nhìn một cách bao quát nhất về con người Trung Quốc đương đại.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Vấn đề con người trong Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng (Trang 48)