B. NỘI DUNG
3.2.3. Giọng dung tục đời thường
Giọng điệu trong Một tỉ sáu không chỉ bắt nguồn từ cảm hứng chủ đạo mà còn có mối liên quan với sự di động điểm nhìn trần thuật - yếu tố có tác động lớn đến giọng điệu của nhà văn. Bên cạnh sự tồn tại của giọng điệu hài hước, châm biếm, triết lí chiêm nghiệm thì sự xuất hiện của giọng điệu dung tục và rất đời thường sẽ càng làm tăng thêm hiệu quả thẫm mỹ cho tác phẩm. Một cuốn tiểu thuyết đương đại với vấn đề dung tục đời thường là một sự tồn tại rất bình thường và dường như nó đã trở thành xu thế của văn chương giai đoạn này. Một tỉ sáu đôi khi cũng có những khoảnh khắc cần phải nói năng lễ độ, đó là văn hoá trong giao tiếp. Nhưng ta thấy trong chính tác phẩm này nhà văn đã cho nhân vật của mình nói chuyện rất thoải mái, rất đời thường không cầu kì hoa mỹ. Những cuộc đối thoại hết sức thoải mái, dù là một “đại gia”, một “tiểu thư” danh tiếng, họ chỉ nói những lời hoa mỹ với những trường hợp cần phải thể hiện sự trang trọng nhưng cũng rất ít. Gần như toàn bộ tác phẩm đều được trần thuật với giọng điệu này, vừa đời thường vừa dung tục, gợi đến một sự xuống cấp cho nhân cách của con người.
Vương Thảo Căn nói năng rất thoải mái, mở miệng ra nói là toàn những từ tục tĩu, nó xuất phát từ miệng của một “đại gia” ngoi lên từ ruộng đồng là vậy:
“Ồ, ý ông muốn hỏi còn có thể đ. phải không?... Tôi ấy à xưa nay không quen đ. đàn bà”[20,46]. Trong ý nghĩ của nhân vật cũng vẫn dùng những từ mang tính chất mạnh như thế, với một giọng điệu hết sức tự nhiên: “l. mẹ nó chứ”; “đồ con c”; “tổ cha nó”; “đồ chó đ.”; “đ. mẹ nó”; “đồ trời đánh”… rất thô lỗ trong chính con người này khiến cho người đọc cảm nhận được sự thất học, vô đạo đức của con người này.
Đọc Một tỉ sáu ta không phải suy nghĩ nhiều về từng câu nói trong tác phẩm. Có những đoạn nhà văn miêu tả rất tỉ mĩ nhưng lại dùng thứ giọng điệu rất thường trong cuộc sống. Đặc biệt là khi được gọi đến bệnh viện về việc hiến tinh trùng cho quá trình nghiên cứu của bệnh viện, lớn từng ấy tuổi rồi nhưng Nhất Ức Lục chưa một lần “tự sướng”. Đây là một hiện tượng hiếm thấy trong xã hội hiện đại này, nên Lục Thư phải dạy cho em mình. Những đoạn này đều được nhà văn sử dụng những đối thoại rất chân thực: “kéo chim ra”…hàng loạt những câu nói tương tự đều được sử dụng một cách chuyên nghiệp. Điều này cũng thể hiện một sự phản ánh về xã hội Trung Quốc đương đại. Con người ta quá thoải mái trong cách nói năng giao tiếp. Chính nó là điểm nhấn làm nên sự thành công cho tác phẩm, đưa người đọc đến gần hơn với con người, với cuộc sống.
Một tỉ sáu được kể với một giọng điệu rất đời thường, rất thực tế, gần với cuộc sống của những người hiện đại, không giấu diếm bản chất của chính mình, rất dung tục. Bản chất thật sự của con người là vậy.“Đại gia”, “tiểu thư”, tất cả đều có xuất thân từ nông thôn quê mùa, những câu nói từ cửa miệng ra không ám chỉ ai và cũng không phải là đích danh ai. Với giọng điệu đời thường, nhà văn đã cho nhân vật của mình xích gần lại với cuộc sống, con người trong các mối quan hệ cũng từ đó mà thể hiện một cách sâu sắc hơn.
Ngôn ngữ trần thuật nhờ vậy mà được biểu hiện những sắc thái cảm xúc trong tâm hồn nhân vật. Nhìn đời bằng con mắt quan sát chân thực, cuộc sống có giàu sang bao nhiêu, địa vị có cao bao nhiêu đi nữa, thì bản chất của chính bản thân mình cũng có gốc gác. Và cái gốc gác kia chính là một phần tác động trong việc sử dụng giọng điệu trần thuật đời thường và dung tục. Như vậy, ta có thể thấy rằng, tuy không phải là giọng điệu chủ đạo cho tác phẩm nhưng giọng điệu dung tục đời
thường này cũng là một phần quan trọng trong việc thể hiện vấn đề con người trong
Một tỉ sáu của Trương Hiền Lượng, thể hiện một sự đa dạng trong giọng điệu trần thuật của tác phẩm.
Tóm lại, với việc thể hiện vấn đề con người qua phương thức trần thuật đa điểm nhìn, nên từ đó sẽ kéo theo tác phẩm sẽ có phương thức thể hiện đa giọng điệu. Sự đa dạng và phong phú trong giọng điệu trần thuật là yếu tố tạo nên sự thành công trong việc biểu hiện sắc thái cảm xúc của nhà văn. Tất cả đều được thể hiện qua điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trong chính tác phẩm đó. Đồng thời đó là sự phản ánh con người trong xã hội Trung Quốc đương đại, sự xuống cấp về đạo đức trong chính mỗi con người, nó là một phần làm nên sự nguy vong cho dân tộc.
Với Một tỉ sáu có thể thấy rằng Trương Hiền Lượng đã tõ ra khá thuần thục trong việc phối hợp các phương thức trần thuật đa điểm nhìn, đa giọng điệu. Và với sự phối hợp uyển chuyển ấy, người đọc không chỉ có được một cái nhìn phong phú, đa chiều về thực tại xã hội, về chân dung “con người” trong thực tại ấy, mà còn có được những dự báo về tương lai của xã hội Trung Quốc đương đại nói riêng và nhân loại nói chung để mà suy nghĩ và hành động đúng cách.